1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

KLTN CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG(final)

72 398 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,52 MB
File đính kèm KLTN-CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG(final).pdf.zip (1 MB)

Nội dung

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất cả về thể chất và trí tuệ. Lứa tuổi các em có mối liên quan chặt chẽ với những năm tháng ngồi học trên ghế nhà trường phổ thông. Môi trường học tập, chế độ học tập, lao động, nghỉ ngơi và vui chơi ở trường và gia đình, các hoạt động ngoại khóa và việc chăm sóc sức khỏe đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh tật của các em 9. Hiện nay, cận thị học đường chiếm tỷ lệ cao trong lứa tuổi học sinh và trở thành vấn đề sức khỏe của cộng đồng nhiều quốc gia trên thế giới 5. Châu Á đang là nơi có tỷ lệ mắc cận thị học đường cao nhất thế giới. Theo ước tính của Kovin Naidoo ở tổ chức ICEE (International Center for Eye Care Education), đến năm 2020 tật khúc xạ và nhu cầu kính sẽ chiếm 70% dân số toàn cầu (5,3 tỷ người) trong đó cận thị chiếm tỷ lệ 33% (3 tỷ người) 10. Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của nhiều nhà nghiên cứu, trong những năm gần đây tỷ lệ cận thị gia tăng rất nhanh và là nguyên nhân chính gây giảm thị lực học sinh Việt Nam 13. Theo nghiên cứu của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam (2008), tỷ lệ mắc cận thị học đường trong các trường học rất cao là 26,14% trên tổng số học sinh 21. Đến năm 2014, PGS.TS. Đỗ Như Hơn, phó chủ tịch hội Nhãn Khoa Việt Nam, công bố tỷ lệ mắc tật khúc xạ học sinh ở nước ta là từ 10%15% ở học sinh nông thôn và từ 40% 50% ở học sinh thành thị và ước tính cả nước hiện có khoảng 3 triệu học sinh cần đeo kính 15. Bệnh cận thị có số lượng học sinh mắc ngày càng nhiều và độ tuổi mắc ngày càng nhỏ là điều rất đáng lo ngại. Cận thị làm cho không nhìn thấy vật ở xa và gây nhiều tác hại như: hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh; hạn chế các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe; hạn chế sự lựa chọn ngành nghề trong cuộc sống; hạn chế một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày của học sinh và hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm; dễ bị tai nạn trong lao động, sinh hoạt. Tuổi học sinh là giai đoạn hết sức quan trọng. Ở giai đoạn này trẻ em dễ bị tác động rất nhiều bởi các yếu tố bất lợi. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức cao, do đó học sinh cần tăng cường học tập cả về cường độ lẫn thời gian. Các phương tiện học tập, làm việc cũng như giải trí ngày càng đa dạng phong phú hơn như tivi, máy tính, mạng Internet…đòi hỏi sử dụng mắt liên tục trong nhiều giờ ở cự ly gần đã làm cho tần suất mắc các tật khúc xạ nói chung và bệnh cận thi nói riêng gia tăng 8. Để hạn chế sự gia tăng của cận thị, việc xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh là hết sức cần thiết. Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả trong nước và nước ngoài đã đề cập và phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với cận thị học đường như cường độ học tập ngày càng lớn, việc thực hiện vệ sinh trong học tập chưa tốt... Các nhà nghiên cứu cũng chỉ rõ cần có sự can thiệp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành Y tế Giáo dục, các cấp các ngành khác có liên quan và gia đình để hạn chế các yếu tố nguy cơ gây tật khúc xạ học đường đặc biệt là cận thị trong học sinh phổ thông 30. Trường Tiểu học Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội được biết đến là trường có khối lượng học sinh đông nhất trong số các trường Tiểu học thuộc quận Hoàng Mai và cũng là một trong số trường có tỷ lệ học sinh mắc cận thị cao. Chính vì vậy, tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường Tiểu học Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2017” với 2 mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng cận thị học đường của học sinh trường Tiểu học Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2017. (2) Xác định một số yếu tố liên quan đến thực trạng cận thị học đường của học sinh ở địa bàn nghiên cứu .

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG

THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH CÔNG, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NĂM 2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nôi, 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ HÀ PHƯƠNG

THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Ở HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỊNH CÔNG, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NĂM 2017

Chuyên ngành: Y tế công cộng

Mã ngành: 52 72 03 01

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: Th.S.Nguyễn Thị Huyền Trang

Hà Nội, 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Phòng công tác sinh viên và các Thầy Cô trường Đại học Thăng Long đã giúp tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn tới các Thầy Cô Bộ môn Y tế Công cộng trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S.Nguyễn Thị Huyền Trang đã nhiệt tình hướng dẫn tôi từ xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng công cụ đến thực hiện

và phân tích kết quả để hoàn thành bài khóa luận

Xin cảm ơn các anh chị và các bạn sinh viên khoa Y tế Công Cộng trường đại học Thăng Long đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu tại thực địa

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè của tôi đã luôn ở bên hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Hà Nội, tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hà Phương

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

do chính bản thân tôi thực hiện Tất cả số liệu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu có điều gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn

Tác giả của khóa luận

Nguyễn Thị Hà Phương

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Ký tự đầy đủ

ICEE Tổ chức Giáo dục chăm sóc mắt Quốc tế

(International Center for Eye Care Education)

(World Health Organization)

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số khái niệm về cận thị học đường 3

1.1.1 Một số khái niệm về cận thị học đường 3

1.1.2 Phân loại cận thị 3

1.2 Tình hình bệnh cận thị học đường hiện nay 4

1.2.1 Tình hình bệnh cận thị học đường trên thế giới 4

1.2.2 Tình hình bệnh cận thị học đường tại Việt Nam 5

1.3 Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường 6

1.3.1 Các yếu tố liên quan có tính chất gia đình, bẩm sinh và di truyền 6

1.3.2 Các yếu tố liên quan do điều kiện vệ sinh trường học và thực hiện vệ sinh trong học tập 6

1.4 Một số giải pháp phòng chống cận thị học đường 9

1.4.1 Can thiệp vào các yếu tố liên quan gây cận thị học đường 10

1.4.2 Can thiệp điều trị bệnh cận thị học đường 11

1.4.3 Truyền thông, giáo dục sức khỏe học đường 11

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 13

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.1.2 Địa điểm 13

2.1.3 Thời gian nghiên cứu: 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu: 13

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 13

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 13

2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 14

2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu 15

2.4 Một số tiêu chí đánh giá 17

2.5 Sai số và biện pháp khống chế 17

2.6 Xử lý và phân tích số liệu 17

2.7 Đạo đức nghiên cứu 18

Trang 7

2.8 Hạn chế của đề tài 18

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19

3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 19

3.2 Thực trạng mắc cận thị của đối tượng nghiên cứu 19

3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng cận thị 22

3.3.1 Các yếu tố tại trường học liên quan đến cận thị 22

3.3.2 Các yếu tố tại nhà liên quan đến cận thị 25

3.3.3 Các yếu tố học thêm liên quan đến cận thị 27

3.3.4 Các yếu tố sử dụng mắt cho các hoạt động nhìn gần liên quan đến cận thị 28

3.3.5 Các yếu tố sử dụng mắt cho các hoạt động nhìn xa liên quan đến cận thị 35

3.3.6 Kiến thức, thực hành của các đối tượng nghiên cứu và tình trạng cận thị 37

CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN 41

4.1 Tình trạng cận thị học đường ở nhóm đối tượng nghiên cứu 41

4.2 Cận thị học đường và một số yếu tố liên quan 43

KẾT LUẬN 49

KHUYẾN NGHỊ 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC 57

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu 15

Bảng 2.2 Sai số và cách khắc phục 17

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 19

Bảng 3.2 Tỷ lệ mắc cận thị theo giới 20

Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc cận thị theo khối 20

Bảng 3.4 Tuổi chuẩn đoán mắc cận thị 20

Bảng 3.5 Thực trạng cận thị thành viên trong gia đình 21

Bảng 3.6 Một số yếu tố tại trường học 22

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa các yếu tố tại trường học và tình trạng cận thị 23

Bảng 3.8 Một số yếu tố học tại nhà 25

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa các yếu tố học tại nhà và tình trạng cận thị 26

Bảng 3.10 Tình trạng học thêm của đối tượng nghiên cứu 27

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tình trạng học thêm và tình trạng cận thị 27

Bảng 3.12 Tần suất, thời gian xem tivi của đối tượng nghiên cứu 28

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tình trạng xem Tivi và tình trạng cận thị 28

Bảng 3.14 Tình trạng đọc sách/ báo/ truyện của đối tượng nghiên cứu 29

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa tình trạng đọc sách/ báo/ truyện và tình trạng cận thị 30

Bảng 3.16 Tình trạng sử dụng máy tính/ điện thoại của đối tượng nghiên cứu 31

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tình trạng sử dụng máy tính/ điện thoại và tình trạng cận thị 32

Bảng 3.18 Tình trạng chơi game của các đối tượng nghiên cứu 33

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tình trạng chơi game và tình trạng cận thị 34

Bảng 3.20 Tình trạng hoạt động thể lực, giải trí ngoài trời của các đối tượng nghiên cứu 35

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa tình trạng hoạt động thể lực, giải trí ngoài trời và tình trạng cận thị 36

Bảng 3.22 Kiến thức về tình trạng cận thị của các đối tượng nghiên cứu 37

Bảng 3.23 Mối liên quan giữa kiến thức về tình trạng cận thị 38

Bảng 3.24 Thực hành với cận thị học đường của đối tượng nghiên cứu 39

Bảng 3.25 Mối liên quan giữa thực hành và tình trạng cận thị 40

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mắc cận thị chung 19 Biểu đồ 3.2 Mức độ cận thị mắt trái, mắt phải 21

Trang 10

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất cả về thể chất và trí tuệ Lứa tuổi các em có mối liên quan chặt chẽ với những năm tháng ngồi học trên ghế nhà trường phổ thông Môi trường học tập, chế độ học tập, lao động, nghỉ ngơi và vui chơi ở trường và gia đình, các hoạt động ngoại khóa và việc chăm sóc sức khỏe đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh tật của các em [9]

Hiện nay, cận thị học đường chiếm tỷ lệ cao trong lứa tuổi học sinh và trở thành vấn đề sức khỏe của cộng đồng nhiều quốc gia trên thế giới [5]

Châu Á đang là nơi có tỷ lệ mắc cận thị học đường cao nhất thế giới Theo ước tính của Kovin Naidoo ở tổ chức ICEE (International Center for Eye Care Education), đến năm 2020 tật khúc xạ và nhu cầu kính sẽ chiếm 70% dân số toàn cầu (5,3 tỷ người) trong đó cận thị chiếm tỷ lệ 33% (3 tỷ người) [10]

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của nhiều nhà nghiên cứu, trong những năm gần đây tỷ lệ cận thị gia tăng rất nhanh và là nguyên nhân chính gây giảm thị lực học sinh Việt Nam [13] Theo nghiên cứu của Viện khoa học Giáo dục Việt Nam (2008), tỷ lệ mắc cận thị học đường trong các trường học rất cao là 26,14% trên tổng số học sinh [21] Đến năm 2014, PGS.TS Đỗ Như Hơn, phó chủ tịch hội Nhãn Khoa Việt Nam, công bố tỷ lệ mắc tật khúc xạ học sinh ở nước ta là từ 10%-15% ở học sinh nông thôn và từ 40% - 50% ở học sinh thành thị và ước tính cả nước hiện có khoảng 3 triệu học sinh cần đeo kính [15] Bệnh cận thị có số lượng học sinh mắc ngày càng nhiều và

độ tuổi mắc ngày càng nhỏ là điều rất đáng lo ngại

Cận thị làm chokhông nhìn thấy vật ở xa và gây nhiều tác hại như: hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh; hạn chế các hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe; hạn chế sự lựa chọn ngành nghề trong cuộc sống; hạn chế một số hoạt động sinh hoạt hàng ngày của học sinh và hạn chế một phần kết quả học tập do mắt chóng bị mỏi, do nhìn bảng không rõ, viết và đọc chậm; dễ bị tai nạn trong lao động, sinh hoạt

Tuổi học sinh là giai đoạn hết sức quan trọng Ở giai đoạn này trẻ em dễ bị tác động rất nhiều bởi các yếu tố bất lợi Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của xã hội đòi hỏi con người phải có kiến thức cao, do đó học sinh cần tăng cường học tập cả về cường độ lẫn thời gian Các phương tiện học tập, làm việc cũng

Trang 11

2

như giải trí ngày càng đa dạng phong phú hơn như tivi, máy tính, mạng Internet…đòi hỏi sử dụng mắt liên tục trong nhiều giờ ở cự ly gần đã làm cho tần suất mắc các tật khúc xạ nói chung và bệnh cận thi nói riêng gia tăng [8]

Để hạn chế sự gia tăng của cận thị, việc xác định các yếu tố nguy cơ gây bệnh

là hết sức cần thiết Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả trong nước và nước ngoài

đã đề cập và phân tích mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với cận thị học đường như cường độ học tập ngày càng lớn, việc thực hiện vệ sinh trong học tập chưa tốt Các nhà nghiên cứu cũng chỉ rõ cần có sự can thiệp và phối hợp đồng bộ giữa các ngành Y tế - Giáo dục, các cấp các ngành khác có liên quan và gia đình để hạn chế các yếu tố nguy cơ gây tật khúc xạ học đường đặc biệt là cận thị trong học sinh phổ thông [30]

Trường Tiểu học Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội được biết đến là trường có khối lượng học sinh đông nhất trong số các trường Tiểu học thuộc quận Hoàng Mai và cũng là một trong số trường có tỷ lệ học sinh mắc cận thị cao

Chính vì vậy, tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường Tiểu học Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội năm 2017” với 2

Trang 12

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số khái niệm về cận thị học đường

1.1.1 Một số khái niệm về cận thị học đường

Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ

Mắt cận thị là mắt mà ảnh của một vật ở vô cực hội tụ trước võng mạc Cận thị xảy ra khi không có sự cân bằng giữa lực hội tụ của mắt và chiều dài của trục nhãn cầu, tức là cận thị có thể do độ hội tụ của hệ thống thấu kính của mắt quá lớn hoặc

do trục của nhãn cầu dài hơn bình thường (trường hợp này chiếm đa số) Điều này khiến cho người bị cận thị chỉ có thế nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa [35]

Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều [20]

Bệnh cận thị đã xuất hiện từ rất lâu và cận thị học đường cũng đã có từ rất sớm Tuy nhiên, cận thị học đường mới chỉ bắt đầu gia tăng nhanh chóng vào đầu thế kỷ XX và tăng rất nhanh vào những thập kỷ gần đây [10]

1.1.2 Phân loại cận thị

Cận thị được chia làm 2 loại:

- Cận thị học đường: là loại cận thị mắc phải trong lứa tuổi đi học, độ cận thị

≤ - 6D, là cận thị do sự mất cân xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội

tụ của mắt làm cho ảnh của vật được hội tụ ở phía trước của võng mạc, nhưng chiều dài trục nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt chỉ tăng ít và không kèm theo những tổn thương bệnh lý khác [3]

- Ở mắt cận thị học đường, các tia sáng song song đi từ một vật ở xa sau khi

bị khuất triết sẽ được hội tụ ở phía trước võng mạc bất kể mắt có điều tiết hay không [1] Trên thực tế, sự điều tiết ở mắt cận thị học đường sẽ làm cho mắt bị mờ hơn Cận thị học đường thường gặp do trục trước sau nhãn cầu quá dài hoặc các thành phần khúc xạ quá mạnh [34]

Trang 13

4

- Cận thị bệnh lý: là cận thị mà chiều dài trục nhãn cầu và độ hội tụ của mắt vượt quá giới hạn bình thường Có thể gặp các loại cận thị bệnh lý như: cận thị có kèm theo những thoái hoá ở đĩa thị và hắc võng mạc và cận thị bệnh lý do biến dạng giác mạc và thể thuỷ tinh: giác mạc hình chóp, thể thuỷ tinh hình cầu trong các hội chứng bẩm sinh [34]

1.2 Tình hình bệnh cận thị học đường hiện nay

1.2.1 Tình hình bệnh cận thị học đường trên thế giới

Việc nghiên cứu vấn đề cận thị trên học sinh chỉ được bắt đầu vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XIX Trước đó, cận thị được coi là một bệnh di truyền, tiến triển và ác tính nên đối với cận thị, các nhà nghiên cứu coi như một bệnh rất khó phòng và chữa được [14]

Ngày nay, việc nghiên cứu, điều tra về cận thị học đường được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm Ở khu vực Đông Nam Á, Tổ chức y tế thế giới phối hợp với Trường đại học Junten Do (Nhật Bản) đã tổ chức hội nghị liên Quốc gia về phòng chống mù loà từ ngày 6 - 10 tháng 3 năm 2000 tại Hà Nội với chủ đề chính là tật khúc xạ Tại hội nghị này, các đại biểu đã đi sâu thảo luận vấn đề cận thị học đường và đề ra tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh thống nhất [13]

Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng 2,3 tỷ người bị tật khúc xạ Do thời gian ảnh hưởng rất dài (cận thị thường bắt đầu từ 7 tuổi) nên nếu tính theo “số người x năm bệnh” thì cận thị học đường là gây giảm thị lực và mù lòa cao nhất trong các bệnh về mắt (cao gấp 2 lần mù lòa do đục thủy tinh thể) [26]

Châu Mỹ: Morgan (2005) khám 14.075 trẻ em tuổi từ nhà trẻ đến học sinh lớp 4 của 70 trường trong 5 bang phía Tây Nam nước Mỹ thấy tỷ lệ cận thị là 4,5% [48] Châu Âu:

- Ba Lan: Czepita (2008) công bố tỷ lệ cận thị chung ở học sinh là 13,9% ở thành thị và 7,5% ở nông thôn [45]

- Bắc Ai Len: Amanda N Frencb (2012) công bố tỷ lệ cận thị ở học sinh từ

12 – 13 tuổi là 46,5% [40]

Châu Á được coi là khu vực có tỷ lệ cận thị vào loại cao nhất thế giới và có

xu hướng gia tăng

Trang 14

Châu Phi: tại Ethiopia theo nghiên cứu của Assefa W (2012) nghiên cứu trên

8 trường tiểu học tại thị trấn Gondar đã công bố tỷ lệ cận thị là 9,4% [44]

Tỷ lệ cận thị ở một số nước Đông nam Á như Singapore, Đài Loan chiếm tới

80 - 90% ở tuổi 17-18 [42]

Kết quả điều tra của nhiều nhà nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới cho thấy, thực trạng mắc cận thị đang gia tăng nhanh chóng, tỷ lệ mắc cận thị học đường năm sau cao hơn năm trước rất rõ rệt

1.2.2 Tình hình bệnh cận thị học đường tại Việt Nam

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của các nhà nghiên cứu tại nhiều tỉnh, thành phố thì trong những năm gần đây tỷ lệ cận thị gia tăng rất nhanh

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002 tỉ lệ bị cận thị là 17,2% và đến năm

2006 tăng lên là 38,88% [36] Theo công bố của Lê Thị Thanh Xuyên (2006) cho thấy tỷ lệ cận thị học đường tại thành phố Hồ Chí Minh đang có xu hướng gia tăng một cách đáng báo động [36]

Một nghiên cứu của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007) trên 5.536 học sinh tiểu học và trung học cơ sở cũng cho thấy, tỷ lệ học sinh tiểu học bị cận thị

là 5,52%, ở trung học cơ sở là 14,38% [18]

Theo điều tra tại Hà Nội (2000) của Hà Huy Tiến, tỷ lệ cận thị của học sinh nội thành Hà Nội là 31,95%, ngoại thành là 11,75% [32] Hà Nội (2009), nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Ngọc cho thấy tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 18%; trung học cơ sở là 25,5% và trung học phổ thông là 49,7% [24] Tỷ lệ hiện mắc cận thị ở học sinh tiểu học Hà Nội năm học 2011-2012 cao hơn so với năm học 2010-

2011 (27,8% so với 21,4%) [17]

Tại Trà Vinh, kết quả của nghiên cứu: “Thực trạng vệ sinh học đường và bệnh, tật học đường tại trường tiểu học của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm

Trang 15

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, cận thị học đường hiện đang là một vấn đề y

tế công cộng ở nước ta vì có số lượng người mắc rất lớn Tỷ lệ mắc cận thị học đường cao đã ảnh hưởng rất lớn đến học tập, phát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống

1.3 Một số yếu tố liên quan đến cận thị học đường

Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu các tác giả đều thống nhất có 2 nguyên nhân phát sinh bệnh chính là di truyền và yếu tố môi trường, lối sống Yếu tố môi trường, lối sống thường gặp là khoảng cách nhìn bị thu hẹp, quá ngắn, các điều kiện vệ sinh cho hoạt động thị giác không đảm bảo (sử dụng mắt nhìn gần quá nhiều, điều kiện chiếu sáng không đảm bảo )

1.3.1 Các yếu tố liên quan có tính chất gia đình, bẩm sinh và di truyền

Cận thị liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu của mắt nên di truyền cũng là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng của cận thị Nhiều nghiên cứu đã đưa ra

tỷ lệ: nếu cả cha và mẹ đều bị cận thị thì tỷ lệ trẻ mắc phải là 33-60% Nếu cha hoặc

mẹ bị cận thị thì tỷ lệ là 23-40% Hầu hết nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cha mẹ không

bị cận thị thì chỉ có khoảng 6-15% khả năng con sẽ bị cận thị Có hơn 24 gen có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị [7]

1.3.2 Các yếu tố liên quan do điều kiện vệ sinh trường học và thực hiện vệ sinh

trong học tập

Các nhà Giáo dục đã tính toán rằng, trong suốt quãng thời gian ngồi học trên ghế nhà trường phổ thông lien tục từ lớp 1 đến lớp, học sinh phải ngồi trên ghế nhà trường để học tập liên tục gần 15.000 giờ, nếu như trong suốt thời gian đó các em phải ngồi học trong những phòng học không đủ tiêu chuẩn vệ sinh, thực hiện vệ sinh trong học tập không tốt sẽ rất dễ phát sinh các bệnh như cận thị học đường, cong vẹo cột sống [6]

Trang 16

7

Vệ sinh chiếu sáng

Chiếu sáng có một vị trí quan trọng trong vệ sinh học đường Chiếu sáng không đủ sẽ ảnh hưởng xấu tới các quá trình sinh học của cơ thể Một số nghiên cứu cho thấy chiếu sáng tồi có khả năng dẫn tới giảm cường độ trao đổi chất Các chức năng thị giác tỷ lệ thuận với cường độ chiếu sáng như: thị lực (khả năng phân biệt các vật của mắt), thời gian nhận biết (thời gian nhỏ nhất để nhận biết vật), cảm nhận sáng tối (khả năng phân biệt giữa các cường độ chiếu sáng khác nhau)

Từ năm 2000, Bộ Y tế đã ban hành qui định về vệ sinh trường học, trong đó yêu cầu về chiếu sáng “phải đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux” [5], [17] Hiện nay, quy định về chiếu sáng tại phòng học của Bộ Khoa học và Công nghệ (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008) và của Bộ Xây dựng (Quy chuẩn xây dựng Việt nam QCXDVN 05 : 2008/BXD) là ≥ 300 lux [2]

Năm 2007, dự án chiếu sáng hiệu quả trường học đã khảo sát thực trạng chiếu sáng lớp học trước khi cải tạo 405 lớp học thuộc 135 trường tiểu học trên 27 tỉnh thành Kết quả cho thấy 100% các phòng học được khảo sát đều không đủ sáng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114: 2005 [29]

Theo một điều tra của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường tại Hải Phòng, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh về quy hoạch, thiết kế, xây dựng trường học thì có từ 1/4 đến 3/4 các cơ sở trường học không đạt yêu cầu Tỷ lệ lớp không đạt yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên là 32,1% và không đạt về chiếu sáng nhân tạo là 27,6% [22]

Bàn ghế và tư thế ngồi học

Nhiều nghiên cứu cho thấy kích thước bàn ghế ở trường không phù hợp với nhân trắc học sinh góp phần tạo lên tư thế xấu, gây đau mỏi lưng và tạo nên khoảng cách nhìn quá gần gây mệt mỏi cho thị giác

Tại Hà Nội, điều tra của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Y Hà Nội

và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ở một số quận, huyện của Hà Nội trong năm học

2004 - 2005 cho thấy 100% bàn ghế của học sinh không đúng kích thước, bàn ghế cao hơn tiêu chuẩn cho phép và tình trạng này đều xảy ra ở ba cấp học từ tiểu học đến trung học phổ thông [11]

Trang 17

8

Kết quả nghiên cứu của các tác giả như Hà Huy Tiến (2000) ở Hà Nội [32]

Lê Thị Song Hương (2004) ở Hải Phòng cho thấy có nhiều yếu tố nguy cơ giữa cận thị học đường với việc học sinh không thực hiện đúng vệ sinh trong học tập Trong

đó, đặc biệt liên quan chặt chẽ với học sinh có thói quen cúi đầu thấp khi học, chơi điện tử ≥ 2giờ/ ngày, có thời gian học ≥ 9giờ ngày, có thói quen thường xuyên nằm học ở nhà, không chơi thể thao và lớp học có cường độ chiếu sáng < 100 lux [16]

Cường độ học tập, áp lực học tập

Trong chương trình học tập tại các trường phổ thông hiện nay, học sinh phải học cả 3 buổi, do đó mắt phải làm việc liên tục Thêm vào đó, thời gian biểu bố trí không hợp lý làm cho mắt trẻ phải làm việc bằng mắt trong tư thế nhìn gần quá nhiều, thời gian hoạt động ngoài trời và nghỉ ngơi thư giãn cho mắt quá ít Nghiên cứu của Hà Huy Tiến và Nguyễn Thị Nhung tại Hà Nội (1998 - 1999) cho thấy thời gian học mỗi ngày của học sinh tiểu học là 522 phút (8,7 giờ), trung học cơ sở 636 phút (10,6 giờ) và trung học phổ thông là 814 phút (13,6 giờ) [32]

Tiếp xúc nhiều với các trò chơi, giải trí

Hiện nay, thói quen giải trí bằng những trò chơi đòi hỏi mắt phải liên tục làm việc nhìn gần như trò chơi điện tử làm mắt phải điều tiết nhiều khiến tình trạng trẻ

bị cận thị gia tăng Do hình ảnh di chuyển liên tục và các em phải ngồi gần màn hình máy tính nên độ cận thị càng tăng lên nhanh chóng Ngoài ra, nhiều loại sách

in cho trẻ em đọc như các loại truyện tranh, sách báo in chữ quá nhỏ cũng làm cho mắt phải điều tiết liên tục gây tăng gánh nặng cho mắt Việc quá tải trong các hoạt động cần nhìn gần như học tập, làm việc, giải trí, máy tính đã góp phần làm cho tỷ

lệ cận thị trong học sinh gia tăng nhanh chóng [11], [18], [21]

Do công tác phòng chống cận thị học đường chưa tốt

Thực tế cho thấy hoạt động tuyên truyền về chăm sóc bảo vệ mắt trong trường học chưa được quan tâm đúng mức Có tới 63,2% giáo viên được hỏi cho biết chưa hề dạy cho học sinh về nội dung này; 85,4% ý kiến giáo viên cho biết trong trường học không hề tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng chống cận thị Thực tế trên đã dẫn tới tình trạng có nhiều học sinh không biết mình bị cận thị, tỷ lệ này ở thành phố Hồ Chí Minh là 80%, Đà Nẵng là 50%, Bắc Ninh

là hơn 80% [21]

Trang 18

9

Chất lượng hoạt động của y tế trường học chưa cao, học sinh bị mắc cận thị nhẹ chưa được phát hiện sớm để có chế độ điều trị thích hợp, chỉ đến khi học sinh nhìn quá kém thì bố mẹ và thầy cô giáo mới biết, khi đó đưa trẻ đi khám thì đã mắc cận thị nặng [11]

Hiểu biết về cận thị của cha mẹ, học sinh và giáo viên cũng là vấn đề cần hết sức lưu ý Kết quả nghiên cứu ở một số trường tiểu học Hà Nội (2003) cho thấy chỉ

có 21,2% học sinh, 25,3% cha mẹ học sinh và 33,3% giáo viên hiểu đúng về tác hại của cận thị [21]

Hầu như trong tất cả các trường học chưa có các phương tiện, tài liệu phục

vụ cho việc phát hiện sớm và tuyên truyền phòng chống các bệnh về mắt cho học sinh [21] Nghiên cứu của Hoàng Văn Tiến (2006) cũng đã phân tích, một trong những nguyên nhân làm cho cận thị ở trẻ em ngày càng gia tăng là do chương trình học quá nặng và phải chịu sức ép về thành tích cho nên giáo viên chỉ lo hoàn thành chương trình và kết quả học văn hóa, chưa quan tâm đến việc phòng chống cận thị cho học sinh [33] Các bậc cha mẹ thường chỉ quan tâm đến kết quả học tập của con, ít quan tâm đến việc rèn luyện sức khỏe ở nhà và ở trường vì vậy chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc phòng chống cận thị cho trẻ

Các khó khăn, tồn tại nêu trên đã dẫn đến sự gia tăng các bệnh ở lứa tuổi học đường như cận thị, cong vẹo cột sống và đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và đến việc học tập rèn luyện của học sinh

1.4 Một số giải pháp phòng chống cận thị học đường

Đã có nhiều nghiên cứu và sử dụng các giải pháp phòng chống cận thị học đường trên thế giới và ở Việt Nam Trước thực trạng đáng báo động về sự gia tăng nhanh chóng của cận thị học đường, trong những năm gần đây việc nghiên cứu và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để phòng chống cận thị học đường đã trở thành cấp thiết và được các ngành, các cấp và toàn xã hội rất quan tâm Tuy nhiên, trong 3 giai đoạn của chương trình can thiệp phòng chống cận thị học đường, ở hầu hết các địa phương ở nước ta mới chỉ đang tiến hành ở giai đoạn 1 Hiện nay, ngành Mắt Việt Nam đang tích cực triển khai những hoạt động ở giai đoạn 2 của chương trình can thiệp khúc xạ Nhiều tỉnh đã tích cực thực hiện các hoạt động phòng chống cận thị học đường như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh

Trang 19

10

Bình, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh … Những hoạt động này đã nhận được

sự ủng hộ và tạo điều kiện của các Bộ, ngành và toàn xã hội [18]

Nhiều cuộc hội thảo quốc gia về chăm sóc mắt học đường và phòng chống cận thị học đường đã được tổ chức Các cuộc hội thảo đã đưa ra nhiều khuyến cáo

và thống nhất, để góp phần nhanh chóng hạn chế sự gia tăng nhanh chóng của cận thị học đường hiện nay, cần sự quan tâm vào cuộc không chỉ của ngành Mắt mà rất cần sự tham gia tích cực của các cấp, các ban, ngành có liên quan và của toàn xã hội, cần gấp rút triển khai các dự án can thiệp phòng chống cận thị học đường tại cộng đồng [4]

1.4.1 Can thiệp vào các yếu tố liên quan gây cận thị học đường

Chính vì việc can thiệp vào nguyên nhân gây cận thị học đường rất khó khăn

và chưa tìm được những can thiệp có hiệu quả rõ ràng nên nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và tập trung can thiệp vào các yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ với cận thị học đường

Việc can thiệp để đảm bảo các yếu tố vệ sinh trường lớp học cũng được nhiều nhà nghiên cứu tiến hành Trong đó, việc thực hiện đúng các tiêu chuẩn 27 vệ sinh về diện tích trường, lớp, chiếu sáng lớp học, chiều cao bàn ghế phù hợp với học sinh là việc rất quan trọng trong phòng ngừa các bệnh trường học nói chung và cận thị học đường nói riêng

Thực hiện tốt các tiêu chuẩn vệ sinh trường lớp và các yếu tố vệ sinh trong học tập: việc đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh trong học tập và các biện pháp giúp học sinh thực hiện đúng vệ sinh trong học tập cũng mang lại những hiệu quả tích cực trong phòng chống cận thị học đường Khi ngồi học ở trường và ở nhà, nhiều

em có thói quen cúi gằm mặt, nghiêng đầu, áp má lên bàn học khi đọc, viết và thậm chí nằm học nên việc thầy cô giáo và cha mẹ học sinh phải thường xuyên nhắc nhở

là rất cần thiết Học sinh cần thực hiện đúng tư thế ngồi học như góc cúi của đầu so với phương thẳng đứng là 25 độ, góc giữa đầu và thân là 35 độ, góc giữa thân và đường thẳng đứng là 10 độ, góc khuỷu tay là 90 độ, góc thân đùi là 115 độ Khi học ngồi thẳng lưng, hai chân khép, hai bàn chân để ngay ngắn sát nền nhà, đầu cúi 10-

15 độ Khoảng cách từ mắt đến sách vở trên bàn học là 25 cm đối với học sinh tiểu

Trang 20

và tăng cường các hoạt động ngoài trời như ngoại khóa, tích cực rèn luyện thể dục thể thao đã có tác động tích cực với việc phòng chống cận thị học đường

1.4.2 Can thiệp điều trị bệnh cận thị học đường

- Tăng cường dinh dưỡng cho mắt: Chế độ ăn cần thay đổi đa dạng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các thức ăn giàu vitamin A, vitamin C như rau xanh, hoa quả có màu vàng đỏ, gan động vật, trứng… Đồng thời bổ sung những thuốc và vi chất cần thiết cho mắt như vitamin A, vitamin B2, vitamin C, vitamin E, kẽm, selen, luteine và zeaxanthine …

- Nghỉ ngơi, thư giãn cho mắt: không đọc sách hoặc làm việc bằng mắt ở khoảng cách gần liên tục quá lâu Sau khoảng 45 - 60 phút học bài, đọc sách hoặc

sử dụng máy vi tính cần cho mắt nghỉ ngơi 5 - 10 phút bằng cách nhắm mắt, xoa nhẹ vùng mi mắt và nhìn ra xa với khoảng cách trên 5m

- Đeo kính: khi bị cận thị, thị lực giảm sẽ làm cho các hoạt động học tập, rèn luyện và sinh hoạt của học sinh gặp nhiều khó khăn Vì vậy, việc đeo kính phân kỳ

là một giải pháp cực kỳ quan trọng để giúp các học sinh cận thị có được thị lực tốt đảm bảo chủ động và tự tin tham gia tốt chương trình học tập và các hoạt động khác tại nhà trường, xã hội và gia đình

- Điều trị bằng phẫu thuật: đã có rất nhiều nghiên cứu về phẫu thuật để điều trị cận thị trên thế giới Ở Việt Nam hiện nay đã áp dụng nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị cận thị Người bị cận thị có thể được phẫu thuật để khỏi mang kính, tuy nhiên phẫu thuật chỉ được thực hiện cho những người từ 18 tuổi trở lên

1.4.3 Truyền thông, giáo dục sức khỏe học đường

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe học đường có vai trò rất quan trọng trong phòng chống cận thị học đường Việc áp dụng truyền thông giáo dục sức khỏe học đường đến nhiều đối tượng đã bước đầu đem lại hiệu quả trong phòng chống cận thị học đường

Trang 21

12

Tại nước ta, mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe học đường tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe về các bệnh thường gặp tại trường học của học sinh, cung cấp kiến thức phòng chống cận thị học đường Phân tích thực trạng vệ sinh trường học và kiến nghị lãnh đạo các cấp

có thẩm quyền thực hiện đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh học đường đã quy định Vận động phụ huynh tích cực quan tâm chăm sóc sức khoẻ học sinh Nghiên cứu và

đề xuất cụ thể các tiêu chuẩn mua sắm, sửa chữa bàn ghế; bố trí ánh sáng, bảng Tìm hiểu, phân tích các yếu tố nguy cơ và đưa ra những biện pháp can thiệp phòng chống cận thị học đường [11],[ 38]

Trang 22

13

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh tiểu học từ khối 2 đến khối 5 của trường Tiểu học Định Công, quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội

2.2 Phương pháp nghiên cứu:

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích

2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu

 Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu được tính theo công thức ước tính một tỉ lệ trong quần thể

n = Z2 (1-α/2)

p(1-p)

d2n: là cỡ mẫu cần điều tra

p: là tỷ lệ đối tượng mắc cận thị học đường là 22,2% (theo ngiên cứu của Chu Văn Thăng cùng các cộng sự về thực trạng cận thị học đường ở học sinh thành phố

Đà Lạt và huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2013) [28]

Z(1-α/2): Hệ số tin cậy Với độ tin cậy 95%  Z(1-α/2) = 1,96

d : Sai số chấp nhận được Lấy d = 0,05

Trang 23

+ Điều chỉnh và hoàn thiện bộ công cụ: chỉnh sửa, bổ sung nội dung và hoàn thiện

- Quy trình thu thập thông tin

+ Giới thiệu, giải thích cho đối tượng nghiên cứu về nội dung nghiên cứu + Thu thập đầy đủ thông tin nghiên cứu dựa theo phiếu phỏng vấn được thiết

kế sẵn

+ Kiểm tra đầy đủ thông tin được thu thập trước khi chào hỏi và cảm ơn đối tượng nghiên cứu

Trang 24

15

2.3 Các biến số, chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1 Biến số, chỉ số nghiên cứu

Tỷ lệ % đối tượng mắc cận thị theo giới, khối

Hỏi Phiếu

hỏi

Tuổi chẩn đoán mắc cận thị

Tỷ lệ % đối tượng chẩn đoán mắc cận thị theo nhóm tuổi <6 tuổi và ≥6 tuổi

Mức độ cận thị Tỷ lệ % mức độ cận

thị mắt trái, mắt phải Tình trạng cận thị

thành viên trong gia đình

Tỷ lệ % đối tượng có thành viên trong gia đình bị cận

Yếu tố vệ sinh trường học, học tập:

Mối liên quan giữa tình trạng chiếu sáng (đủ sáng/ thiếu sáng); kích thước bàn ghế (thấp/ cao/ phù hợp); tư thế ngồi học (đúng

tư thế/ sai tư thế); biểu hiện sau khi học (mờ mắt/ mỏi mắt/ mỏi vai/ bình thường) và việc thầy cô giáo nhắc nhở với cận thị học đường

Trang 25

- Mối liên quan giữa hoạt động cần nhìn xa với cận thị học đường ( tần suất và thời gian hoạt động thể lực, giải trí ngoài trời)

Yếu tố liên quan hiểu biết, thực hành:

- Mối liên quan giữa kiến thức của ĐTNC với cận thị học đường (sự hiểu biết về biểu hiện, nguyên nhân, tác hại và cách phòng chống cận thị)

- Mối liên quan giữa thực hành của ĐTNC với cận thị học đường ( có ý thức báo bố mẹ khi thấy mờ mắt, khám mắt định

kỳ, bổ sug dưỡng chất cho mắt)

Trang 26

1 Sai số nhớ lại khi trả lời câu hỏi Chỉ hỏi thông tin trong vòng 6 tháng trở

lại

2

Sai số kỹ thuật trong cách đặt câu

hỏi và phỏng vấn của người thu

thập số liệu

Thống nhất về cách hỏi giữa những người thu thập số liệu để có được kết quả

đồng đều, chính xác nhất

3 Sai số trong phân tích, nhập số

2.6 Xử lý và phân tích số liệu

 Kiểm tra lại toàn bộ các phiếu điều tra thu thập được

 Nhập liệu: xây dựng bộ nhập liệu và nhập toàn bộ số liệu thu thập được bằng phần mềm epi data 3.1

 Làm sạch số liệu: Sau khi hoàn tất nhập liệu, các số liệu được làm sạch bằng cách xem xét lại toàn bộ và hiệu chỉnh các sai sót trong quá trình nhập liệu

 Phân tích số liệu: Các số liệu sau khi thu thập, được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm StataSE 12

 Các thuật toán thống kê Y học được sử dụng:

+ Mô tả:

Biến định lượng: Trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị min-max

Biến định tính: Tần suất và tỷ lệ %

Trang 27

18

+ Kiểm định và so sánh:

Kiểm định với biến định tính: Test  2 được sử dụng để so sánh tỷ lệ %, các

so sánh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Sử dụng Fisher exact test có hiệu chỉnh khi trên 20% số ô có giá trị mong đợi <5)

+ Các yếu tố liên quan được đánh giá thông qua sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến và tính tỷ suất chênh OR với khoảng tin cậy 95% (95% CI) Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 được sử dụng để đánh giá mối liên quan có ý nghĩa trong thống kê phân tích

- Số liệu được trình bày bằng bảng và biểu đồ minh họa

2.7 Đạo đức nghiên cứu

- Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu

- Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu

- Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe cộng đồng, không sử dụng cho các mục đích khác

- Nghiên cứu thực hiện thông qua Bộ môn Y tế công cộng trường Đại học Thăng Long và sự cho phép của trường Tiểu học Định Công

- Bảo mật thông tin cá nhân cho đối tượng nghiên cứu

2.8 Hạn chế của đề tài

- Nghiên cứu có những hạn chế của một nghiên cứu mô tả cắt ngang, đó là tất cả các yếu tố nghiên cứu đều được xác định cùng tại một thời điểm, khó xác định chính xác yếu tố căn nguyên

- Không tổ chức khám thị lực phát hiện ra cận thị

- Thông tin thu thập dựa trên phiếu điều tra do vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân người trả lời nên có thể có sai số

Trang 28

 Tỷ lệ đối tượng nam nữ gần như tương đương nhau (49,8% và 50,2%)

 Tỷ lệ đối tượng hầu như giảm theo cấp học, cao nhất ở đối tượng khối 2 (30,2%); thấp nhất ở khối 5 (17,7%)

3.2 Thực trạng mắc cận thị của đối tượng nghiên cứu

Trang 29

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trang 31

22

3.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng cận thị

3.3.1 Các yếu tố tại trường học liên quan đến cận thị

Bảng 3.6 Một số yếu tố tại trường học (n=265)

- Tình trạng bị chói mắt khi nhìn lên bảng: 30,6% đối tượng thỉnh

thoảng/thường xuyên bị mắc phải tình trạng này

- 4,5% đối tượng đánh giá tình trạng bàn ghế chưa phù hợp với chiều cao của cơ thể

- 22,3% đối tượng ngồi sai tư thế, 11,7% đối tượng cảm thấy mỏi mắt/ mờ mắt sau khi học xong

- 21,5% đối tượng không được thầy cô giáo nhắc nhở về việc ngồi đúng tư thế; 36,6% đối tượng không được thầy cô giáo nhắc nhở về thực trạng cận thị học đường

Trang 32

48 23,3 158 76,7

0,48 (0,26-0,88)

(0,64-3,78) 0,33 Bình thường 38 22,2 133 77,8 0,61

(0,32-1,17) 0,14 Thầy cô

Trang 33

Nhận xét:

 Nguy cơ mắc cận thị ở đối tượng thấy tình trạng chiếu sáng tại lớp học là thiếu sáng/ tối bằng 2,47 lần (95%CI: 1,26-4,84) so với đối tượng cảm thấy tình trạng chiếu sáng là phù hợp, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05

 Nguy cơ mắc cận thị ở đối tượng không bao giờ có hiện tượng chói mắt khi nhìn lên bảng chỉ bằng 0,25 lần (95%CI: 0,13-0,46) so với đối tượng thường xuyên/ thỉnh thoảng cảm thấy bị chói mắt khi nhìn lên bảng, mối liên quan có ý nghĩa thống

kê với p<0,05

 Nguy cơ mắc cận thị ở đối tượng ngồi đúng tư thế chỉ bằng 0,48 lần (95%CI: 0,26-0,88) so với đối tượng ngồi sai tư thế, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05

 Chưa tìm thấy mối liên quan giữa nguy cơ mắc cận thị và tình trạng bàn ghế ngồi học tại lớp; các biểu hiện sau khi học; thầy cô nhắc nhở về việc ngồi đúng tư thế

và tình trạng cận thị p>0,05

Trang 34

 Có 5,3% đối tượng không có góc học tập riêng tại nhà

 15,1% đối tượng sử dụng đèn trần; 84,9% sử dụng đèn bàn tại nơi học tập cá nhân

 Đa số đối tượng sử dụng bàn ghế rời khi học tập tại nhà (73,6%)

 21,5 đối tượng không được bố mẹ nhắc nhở về việc ngồi đúng tư thế; 29,4% đối tượng không được bố mẹ nhắc nhở về tình trạng cận thị học đường

 Thời gian trung bình tự học/ngày tại nhà là 1,6 ± 0,5 giờ/ngày Tỷ lệ đối tượng dành ≥2 giờ để tự học ở nhà cao hơn với 54,7%

Trang 35

(0,21-1,23) 0,13 Bàn ghế tự

đóng

0,74 (0,3-1,81) 0,5 Thời gian trung

- Nguy cơ mắc cận thị ở đối tượng không được bố mẹ nhắc nhở về tình trạng cận thị chỉ bằng 0,44 lần (95%CI: 0,22-0,87) so với đối tượng được nhắc nhở, mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,05

- Chưa tìm thấy mối liên quan giữa nguy cơ mắc cận thị và tình trạng có góc học tập riêng; nguồn chiếu sáng được sử dụng; loại bàn ghế phục vụ cho việc học; thời gian trung bình tự học/ngày; được bố mẹ nhắc nhở về việc ngồi đúng tư thế p>0,05

Trang 36

27

3.3.3 Các yếu tố học thêm liên quan đến cận thị

Bảng 3.10 Tình trạng học thêm của đối tượng nghiên cứu (n=265)

>2 giờ - 3 giờ 27 17,6

Nhận xét:

_ Có 57,7% đối tượng học thêm bên ngoài

_ Thời gian trung bình học thêm/tuần là 3,4 ± 1,1giờ/tuần; phần lớn đối tượng

có thời gian học thêm >3 giờ/tuần với 52,3%

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa tình trạng học thêm và tình trạng cận thị (n=265)

đi học thêm và thời gian trung bình học thêm/tuần

Ngày đăng: 14/12/2017, 10:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Mắt Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2010), Nhãn khoa lâm sàng, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhãn khoa lâm sàng
Tác giả: Bộ môn Mắt Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2010
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 1. Trong nhà, Quyết định số: 2981/2008/QĐ-BKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 7114: 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ecgônômi. Chiếu sáng nơi làm việc. Phần 1. Trong nhà
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ
Năm: 2008
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Khuyến cáo của Hội thảo Quốc gia “Công tác Chăm sóc mắt trong hệ thống trường học” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo của Hội thảo Quốc gia “Công tác Chăm sóc mắt trong hệ thống trường học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
5. Bộ Y tế (2000), Quyết định số: 1221/2000/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế “Về việc ban hành Quy định về vệ sinh trường học” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số: 1221/2000/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế “Về việc ban hành Quy định về vệ sinh trường học
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2000
6. Võ Thị Minh Chí (2008), Một vài suy nghĩ về thị lực của học sinh và biện pháp phòng ngừa, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Công tác chăm sóc mắt học sinh trong hệ thống trường học” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về thị lực của học sinh và biện pháp phòng ngừa", Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Công tác chăm sóc mắt học sinh trong hệ thống trường học
Tác giả: Võ Thị Minh Chí
Năm: 2008
8. Trần Văn Dần (9/1999), Một số nhận xét về tình hình sức khỏe và bệnh tật của học sinh trong thập kỷ 90, Tài liệu tập huấn về công tác y tế trường học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nhận xét về tình hình sức khỏe và bệnh tật của học sinh trong thập kỷ 90
9. Trần Văn Dần ( 1988), Một số suy nghĩ về vấn đề môi trường ở các trường học và sự liên quan của môi trường với sức khỏe-bệnh tật của học sinh, Chính sách và xã hội học y tế, Viện chiến lược và chính sách y tế,, 55-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số suy nghĩ về vấn đề môi trường ở các trường học và sự liên quan của môi trường với sức khỏe-bệnh tật của học sinh
10. Nguyễn Chí Dũng (2009), Hướng dẫn quốc gia về khám sàng lọc tật khúc xạ ở học sinh, Nhãn khoa (13), 88-96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn quốc gia về khám sàng lọc tật khúc xạ ở học sinh
Tác giả: Nguyễn Chí Dũng
Năm: 2009
11. Vũ Quang Dũng (2008), Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ, yếu tố nguy cơ và hiệu quả của một số giải pháp phòng chống tật khúc xạ học đường tại tỉnh Thái Nguyên, Đề tài cấp Bộ, mã số B2006-TN05-04 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng tật khúc xạ, yếu tố nguy cơ và hiệu quả của một số giải pháp phòng chống tật khúc xạ học đường tại tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Vũ Quang Dũng
Năm: 2008
13. Nguyễn Xuân Hiệp, chủ biên (2000), Hội nghị liên hiệp quốc lần thứ 3 về phòng chống mù lòa tổ chức tại Việt Nam, Nhãn khoa (3), 97-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị liên hiệp quốc lần thứ 3 về phòng chống mù lòa tổ chức tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Xuân Hiệp, chủ biên
Năm: 2000
14. Ngô Như Hòa (1966), Tình hình cận thị trên học sinh Việt Nam, Nhãn Khoa ( 2), 79-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình cận thị trên học sinh Việt Nam
Tác giả: Ngô Như Hòa
Năm: 1966
15. Đỗ Như Hơn (2014), Công tác phòng chống mù lòa năm 2012-2013 và phương hướng hoạt động năm 2014, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2014, Hà Nội, 6-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác phòng chống mù lòa năm 2012-2013 và phương hướng hoạt động năm 2014
Tác giả: Đỗ Như Hơn
Năm: 2014
16. Lê Thị Song Hương (2004), Nghiên cứu bệnh, tật học đường liên quan đến Ecgonomi và các giải pháp cải thiện tại thành phố Hải Phòng, Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường; sản phẩm 1B, tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài KC.10-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh, tật học đường liên quan đến Ecgonomi và các giải pháp cải thiện tại thành phố Hải Phòng
Tác giả: Lê Thị Song Hương
Năm: 2004
18. Ngô Thị Khánh (2008), Chăm sóc mắt học đường và các định hướng chiến lược của Tổ chức ORBIS Quốc tế nhằm hỗ trợ Chương trình phòng chống mù lòa tại Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia Công tác chăm sóc mắt học sinh trong hệ thống trường học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăm sóc mắt học đường và các định hướng chiến lược của Tổ chức ORBIS Quốc tế nhằm hỗ trợ Chương trình phòng chống mù lòa tại Việt Nam
Tác giả: Ngô Thị Khánh
Năm: 2008
20. Nguyễn Văn Lơ và cộng sự (2012), Thực trạng vệ sinh học đường và bệnh, tật học đường tại trường tiểu học của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2012, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng vệ sinh học đường và bệnh, tật học đường tại trường tiểu học của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2012
Tác giả: Nguyễn Văn Lơ và cộng sự
Năm: 2012
21. Nguyễn Đức Minh (2008), Nhận thức – Thái độ - hành vi chăm sóc mắt của học sinh, giáo viên, phụ huynh và thực trạng tật khúc xạ của học sinh phổ thông, Hội thảo Quốc gia “Công tác Chăm sóc mắt trong hệ thống trường học” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức – Thái độ - hành vi chăm sóc mắt của học sinh, giáo viên, phụ huynh và thực trạng tật khúc xạ của học sinh phổ thông", Hội thảo Quốc gia “Công tác Chăm sóc mắt trong hệ thống trường học
Tác giả: Nguyễn Đức Minh
Năm: 2008
22. Trịnh Thị Bích Ngọc (2009) (2009), Điều tra dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh Hà Nội năm 2009, Kỷ yếu Hội nghị Nhãn khoa toàn quốc 2009, Đà Nẵng 09- 12/9/2009, 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra dịch tễ học tật khúc xạ ở học sinh Hà Nội năm 2009
Tác giả: Trịnh Thị Bích Ngọc (2009)
Năm: 2009
23. Nguyễn Ngọc Ngà, Đặng Anh Ngọc (2010), Tật cận thị ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở Hải Phòng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ y học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tật cận thị ở học sinh tiểu học, trung học cơ sở Hải Phòng, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp can thiệp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ngà, Đặng Anh Ngọc
Năm: 2010
24. Nguyễn Ngọc Ngà, Đặng Anh Ngọc (2007), Phân tích một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 25 năm hoạt động của Viện Y học Lao động, Nhà xuất bản Y học,423-424 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở
Tác giả: Nguyễn Ngọc Ngà, Đặng Anh Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
25. Phạm Văn Tần, Phạm Hồng Quang (2011), Cận thị ở học sinh và yếu tố ảnh hưởng tại bốn trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh năm 2010, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 73(2), tr. 112- 116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cận thị ở học sinh và yếu tố ảnh hưởng tại bốn trường trung học cơ sở thành phố Bắc Ninh năm 2010
Tác giả: Phạm Văn Tần, Phạm Hồng Quang
Năm: 2011

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w