1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuần 28, tiết 107, Luyện tập về cách tránh lối diễn đạt...

3 2,8K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 60,5 KB

Nội dung

- Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc-hiểu văn bản, tránh lối viết câu có nhiều cách hiểu không mong muốn II.. Các câu diễn đạt với nhiều cách hiểu: - Xe không được rẽ trái.. + hà

Trang 1

Tiết 107, Làm văn:

LUYỆN TẬP VỀ CÁCH TRÁNH LỐI DIỄN ĐẠT

CÓ NHIỀU KHẢ NĂNG HIỂU KHÁC NHAU

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Nhận biết một số cách diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau

- Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc-hiểu văn bản, tránh lối viết câu có nhiều cách hiểu không mong muốn

II PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo- Thiết kế bài dạy

III PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- Tổ chức cho HS thảo luận, đàm thoại, kết hợp làm bài tập

IV TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn ở nhà của HS

2.Bài Mới:

HĐ1 GV hướng dẫn HS luyện tập, bài tập 1.

GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 Các nhóm thảo luận

Theo các yêu cầu SGK

+ Tìm xem mỗi câu, có những cách hiểu nào ?

GV nhận xét và đính hướng cách viết câu tránh lối

câu mơ hồ

1 Bài tập1.

a Các câu diễn đạt với nhiều cách hiểu:

- Xe không được rẽ trái + Xe không ( chở gì ) thì được rẽ trái ( xe có tải hay không tải )

+ Xe ( thì ) không được rẽ trái ( luật đi đường, chỉ được rẽ phải )

- Chiếc xe đạp nặng quá + ( hành động đạp: nặng-nhẹ) / ( Chiếc xe ( này thì) đạp nặng quá )

+ ( khối lượng xe: nặng nhẹ) / ( Chiếc xe đạp ( này thì) nặng quá )

- Máy nổ tắt liên tục + ( hoạt động của máy: tắt-nổ liên tục) /( máy nổ rồi lại tắt liên tục )

+ ( hoạt động tắt của một loại máy ) / ( máy nổ thì tắt liên tục )

- Người thợ lặn lội trên dòng sông đầy rác thải.

+ ( hành động lội của người thợ lặn) /( người thợ lặn ấy lội trên dòng sông đầy rác thải ) + ( hành động lặn lội của người thợ) /(người thợ ấy lặn lội trên dòng sông đầy rác thải )

- Đôi chân không nhúng xuống nước.

+ ( đôi chân (trần-không mang giày dép)- nhúng xuống nước) + ( hành động không được nhúng nước) / ( đôi chân thì không nhúng nước)

- Anh chàng mặc áo sơ mi trắng trợn tròn mắt nhìn cô.

+ ( Màu sắc của chiếc áo sơ mi)/ ( anh chàng mặc áo sơ mi trắng (thì) trợn tròn mắt nhìn

cô ) + ( Hành động trắng trợn của anh chàng mặc áo sơ mi)/ ( Anh chàng mặc áo sơ mi kia trắng trợn tròn mắt nhìn cô.)

- Có một chiếc xe lăn trên con đường sỏi.

+ ( Chỉ tên gọi của một chiếc xe-xe lăn)/ (có một chiếc xe lăn (ở ) trên con đường sỏi)

Trang 2

+ Qua việc tìm hiểu các nghĩa của các câu trên, thử

nhận xét chúng có chung đặc điểm ngữ pháp nào ? Hãy

xác định đặc điểm đó?

+ Yêu cầu HS tự rút ra cách sửa để mỗi cau xhỉ được

hiểu theo một nghĩa.

HĐ2 GV hướng dẫn HS làm bài tập2

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 Các nhóm thảo luận

Theo các yêu cầu SGK

+Mỗi câu trong bài tập có những cách hiểu nào?

+ Hãy xác định đặc điểm chung về từ vựng của các câu

trên?

+ HS nêu cách sửa, để mỗi câu chỉ còn một cách hiểu

HĐ3 GV hướng dẫn HS làm bài tập 3

-GV yêu cầu HS đọc bài tập 2.Thực hiện theo các yêu

cầu SGK

GV có thể minh hoạ một số câu thơ:

+ ( Hành động lăn của chiếc xe)/ ( có một chiếc xe( đang) lăn trên con đường sỏi)

- Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.

+ ( Đối tượng hát (cả nhà) )/ ( cả nhà hát (đang) say sưa theo tiếng đàng vĩ cầm ) + ( tính chất hát say sưa )/ ( cả nhà ( đang) hát say sưa theo tiếng đàng vĩ cầm )

b Đặc điểm ngữ pháp chung của các câu trên: cùng một yếu tố nhưng có thể hiểu khi thì thuộc

về chủ ngữ, theo khả năng khác thì thuộc về vị ngữ

c HS tự sửa mỗi câu chỉ có một cách hiểu.

2 Bài tập2

- Tôi không đi đâu

+ Nhất định không đi ( Tôi không đi đâu nhé) + Nơi nào cũng không đi ( Tôi không đi đâu cả)

- Thằng bé có thể bơi qua sông

+ Sự kiện thằng bé có thể qua sông- khả năng dự đoán + Năng lực của thằng bé có thể bơi được qua sông

- Bây giờ thì nó phải lên đường rồi

+ Thời điểm buộc nó lên đường ( - Bây giờ thì nó (buộc) phải lên đường rồi) + Dự đoán sự kiện đã xãy ra ( - Bây giờ thì nó (hẳn) phải lên đường rồi)

- Anh ấy nói nghe có được không?

+ Đối tượng nghe, có nghe anh ấy nói ( anh ấy nói, anh có nghe được không) + Lời anh ấy có hay không ( anh ấy nói nghe có hay không)

- Gã định đoạt tài sản thừa kế của cả hai chị em.

+ Hành động chiếm tài sản của gã ( Gã (có ý) định/ đoạt tài sản thừa kế của cả hai chị em) + Quyền quyết định, định đoạt tài sản thuộc về gã

- Chị lấy sách cho tôi.

+ Hành động (cho),(biếu) / (Chị lấy sách (tặng) cho tôi) + Hành động giúp đỡ, dùm / Chị lấy dùm sách cho tôi

- Đằng ấy có chuyện gì không ?

+ Chỉ địa điểm, nơi chốn/ (Ở phía ấy có chuyện gì không ?) + Chỉ đối tượng giao tiếp được hỏi / ( Bạn có (việc) chuyện gì không?)

b Các từ vựng nêu trên tạo ra nhiều cách hiểu do có hiện tượng đồng âm hay đa nghĩa

c Cách sửa: HS tự sửa theo cách riêng

3 Bài tập 3.

- Nếu tách câu thơ ra khỏi chỉnh thể bài thơ, có thể hiểu “đâu” là một từ phủ định, có thể chấp nhận được Nhưng ở trong chỉnh thể bài thơ thì câu: “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, từ đâu là

Trang 3

- Người đâu gặp gỡ làm chi/ ….hay không

- Sự đâu sóng gió bất kì/ Hiếu tình khôn dễ hai bề vẹn

hai

- Dùng dằng nửa ở nửa về/ Nhạc vàng đâu đã tiếng

tiếng nghe gần gần

từ phiếm chỉ, phiếm định: cá ở đâu đó đớp động dưới chân bèo Thủ pháp lấy cái động để tả cái tĩnh

- Tương tự câu thơ: “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, từ đâu được hiểu là từ phiếm chỉ: ở đâu

đó có tiếng lãng xa vãn chợ chiều, nó phù hợp với mạch thơ hơn

3 Củng cố và dặn dò: có ý thức viết câu đúng chỉ hiểu một nghĩa; Và hiểu đúng từng loại câu trong văn bản VH

Ngày đăng: 27/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w