Tiết 57 mẫu nguyên tử Bo

3 562 4
Tiết 57 mẫu nguyên tử Bo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiết 57 theo ppct Ngày soạn: 3-3-2009 MẪU NGUYÊN TỬ BO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được mẫu nguyên tử Bo. - Phát biểu được hai tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử. - Giải thích được tại sao quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô lại là quang phổ vạch. 2. Kĩ năng: - Giải thích được tại sao quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô lại là quang phổ vạch. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, yêu thích bộ môn 4. Trọng tâm: - Hai tiên đề của Bo II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Hình vẽ các quỹ đạo của êlectron trong nguyên tử hiđrô trên giấy khổ lớn. 2. Học sinh: Ôn lại cấu tạo nguyên tử đã học trong Sgk Hoá học lớp 10. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ. 1.Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang? a.Tia lửa điện b.Hồ quang c.Bóng đền ống. d.Bóng đền pin. 2.Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây: a.Ánh sáng đỏ. B.Ánh sáng lục, c.Ánh sáng lam, d.Ánh sáng chàm. Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu mô hình hành tinh nguyên tử Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản - Giới thiệu về mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho (1911). Tuy vậy, không giải thích được tính bền vững của các nguyên tử và sự tạo thành quang phổ vạch của các nguyên tử. - Trình bày mẫu hành tinh nguyên tử của Rơ-dơ-pho. - Ở tâm nguyên tử có 1 hạt nhân mang điện tích dương. + Xung quanh hạt nhân có các êlectron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoặc elip. + Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. + Q hn = Σq e → nguyên tử trung hoà điện. I. Mô hình hành tinh nguyên tử - Mẫu nguyên tử Bo bao gồm mô hình hành tinh nguyên tử và hai tiên đề của Bo. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiều các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản - Y/c HS đọc Sgk và trình bày hai tiên đề của Bo - Năng lượng nguyên tử ở đây gồm Wđ của êlectron và thế năng tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân. - Bình thường nguyên tử ở trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất: trạng thái cơ bản. - Khi hấp thụ năng lượng → quỹ đạo có năng lượng cao hơn: trạng thái kích thích. - HS đọc Sgk ghi nhận các tiên đề của Bo và để trình bày. II. Các tiên đề của Bo về cấu tạo nguyên tử 1. Tiên đề về các trạng thái dừng - Nguyên tử chỉ tồn tại trong 1 số trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trong các trạng thái dừng thì nguyên tử không bức xạ. - Trong các trạng thái dừng - Trạng thái có năng lượng càng cao thì càng kém bền vững. Thời gian sống trung bình của nguyên tử ở trạng thái kích thích (cỡ 10 -8 s). Sau đó nó chuyển về trạng thái có năng lượng thấp hơn, cuối cùng về trạng thái cơ bản. - Tiên đề này cho thấy: Nếu một chất hấp thụ được ánh sáng có bước sóng nào thì cũng có thể phát ra ánh sáng có bước sóng ấy. - Nếu phôtôn có năng lượng lớn hơn hiệu E n – E m thì nguyên tử có hấp thụ được không? r 0 : tên quĩ đạo K 4r 0 : tên quĩ đạo L 9r 0 : tên quĩ đạo M 16 r 0 : tên quĩ đạo N 25 r 0 : tên quĩ đạo O 36 r 0 : tên quĩ đạo P - Không hấp thụ được. của nguyên tử, êlectron chỉ chuyển động trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là quỹ đạo dừng. - Đối với nguyên tử hiđrô r n = n 2 r 0 r 0 = 5,3.10 -11 m gọi là bán kính Bo. n: nguyên dương 2. Tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử - Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng (E n ) sang trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn (E m ) thì nó phát ra 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu E n - E m : ε = hf nm = E n - E m - Ngược lại, nếu nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng E m thấp hơn mà hấp thụ được 1 phôtôn có năng lượng đúng bằng hiệu E n - E m thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao hơn E n . Hoạt động 4 (10 phút): Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản Dãy Banmen gồm có 4 vạch H α :đỏ: chuyển từ M-L H β :lam: chuyển từ N-L H γ :chàm:chuyển từ O-L H σ :tím: chuyển từ P-L III.Quang phổ phát xạ và hấp thụ của nguyên tử Hydro -Khi electron chuyển từ mức cao về mức năng lượng thấp thì phát phô tôn có năng lượng hoàn toàn xác định hf = E cao - E thấp Mỗi phô tôn ứng với bước sóng xác định c f λ = ứng với vạch màu nhất định. -Khi electron hấp thụ năng lượng thì chuyển từ mức thấp sang mức cao hf = E thấp - E cao . Sóng ánh sáng đơn sắc bị hấp thụ, làm trên quan phổ liên tục có vạch tối. O N P K M L Lyman Pasen Banme Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản -Hai tiên đề của Bo? Hoạt động 6 (5 phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản - Nêu câu hỏi và bài tập về nhà. - Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau. - Ghi câu hỏi và bài tập về nhà. - Ghi những chuẩn bị cho bài sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM . . . V. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Trạng thái dừng là trạng thái: a.có năng lượng hoàn toàn xác định. b.có thể tính toán chính xác năng lượng của nó. c.năng lượng nguyên tử không thay đối được. d. nguyên tử có thể tồn tại trong thời gian xác định mà không bức xạ năng lượng. 2.Trong quang phổ vạch của nguyên tử hydro, các vạch trong dãy Banme được tạo thành do e chuyển từ các quĩ đạo bên ngoài về quĩ đạo: a. K b.L c.M. d.N . Tiết 57 theo ppct Ngày soạn: 3-3-2009 MẪU NGUYÊN TỬ BO I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Trình bày được mẫu nguyên tử Bo. - Phát biểu được hai tiên đề của Bo về. Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. + Q hn = Σq e → nguyên tử trung hoà điện. I. Mô hình hành tinh nguyên tử - Mẫu nguyên tử Bo bao gồm

Ngày đăng: 27/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan