1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tuần 28. Ông già và biển cả

31 219 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 874 KB

Nội dung

Hình tượng Santiago: là lời khẳng định tầm vóc và giá trị đích thực của con người → Dù phải trải qua những thử thách ghê gớm, sự vùi dập thân phận của cuộc đời nhưng Santiago vẫn

Trang 1

Ong gia

va bien

ca

Ernest Hemingway

Trang 2

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

I GIỚI THIỆU

II PHÂN TÍCH

1 Ý nghĩa nhan đề

2 Biểu tượng con người

3 Hình tượng thiên nhiên

4 Mối quan hệ giữa các nhân vật

5 Nghệ thuật tạo “khoảng trống” & ĐTNT

III TỔNG KẾT

Trang 3

I Gioi thieu

Trang 4

I GIỚI THIỆU Tóm tắt tác phẩm

 Lão Santiago 84 ngày không câu được

cá, hay mơ về thời trai trẻ, bé Manôlin

không được đi theo.

 Ngày 85 đi câu, không có Manôlin.

 Cá cắn câu, kéo lão ra khơi.

 Ngày 86 biết đó là con cá kiếm.

 Ngày 87 giết con cá, chiến đấu với đàn

cá mập, về lều, ngủ, mơ về thời trai trẻ.

Trang 5

II Phan tích

1 Ý nghĩa nhan đề

 Hai hình ảnh đối lập: ông già >< biển cả.

 Tuy là cuộc chiến không cân sức, nhưng

con người nhỏ bé bằng ý chí và nghị lực của riêng mình đã chiến đầu vô cùng dũng cảm, cuối cùng chiến thắng mọi khó khăn và thử thách do thiên nhiên tạo ra.

Trang 6

2 Biểu tượng con người

Trang 7

2 Biểu tượng con người

2.1 Hình tượng Santiago thể hiện thân

phân phận bi đát của con người

 Santiago: một con người già nua, cô độc, kém

may mắn

 Santiago: một mình chiến đấu với cá kiếm

khổng lồ, với ngày nắng gắt, đêm giá lạnh,

những cơn đói khát… và sự cô đơn.

 Santiago: một mình chiến đấu với đàn cá mập

hung ác, với vận rủi của chính mình.

→ Santiago là biểu tượng của thân phận con người bơ vơ, đơn độc, xa lạ giữa cuộc đời;

dấn thân để thực hiện khát vọng, khẳng định sự tồn tại của chính mình

Trang 8

2.2 Hình tượng Santiago: là lời khẳng định tầm vóc và giá trị đích thực của con người

 Santiago: một con người không bị khuất

phục trước số phận nghiệt ngã.

 Santiago: một con người với nghị lực phi

thường

 Santiago: biểu tượng cho khát vọng

sống của con người

→ Santiago đã khẳng định sự tồn tại của chính

mình bằng những hành động phi thường vươn tới những khát vọng lớn lao và cao cả của đời mình

Trang 9

2 Biểu tượng con người

2.2 Hình tượng Santiago: là lời khẳng định tầm vóc và giá trị đích thực của con người

→ Dù phải trải qua những thử thách ghê gớm, sự vùi dập thân phận của cuộc đời nhưng

Santiago vẫn là người chiến thắng.

→ Ông lão đánh cá đã từ trong thất bại, mất mát vươn lên trên số phận bi thảm; vẫn kiêu hãnh và bất khuất trong cuộc chiến đấu với

thiên nhiên với số phận.

→ Tóm lại, Santiago là một hình tượng bất tử trong văn học thế giới, là biểu tượng đẹp về con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn

nghiệt ngã.

Trang 10

3 Hình tượng thiên nhiên

3.1 Hình ảnh con cá kiếm

Tác giả không trực tiếp miêu tả hình dạng

con cá mà thông qua những lần nó đối mặt với ông lão Santiago, tác giả đã dần dần

hoàn thiện bức tranh về con cá kiếm:

+ Lần 1: “ …Hai bên sườn nó, nước chảy xuống ròng ròng, thân hình nó bóng

loáng trong ánh nắng Đấu và lưng con

cá màu tím thẫm, ánh mặt trời làm nổi rõ những đường vằn màu hoa cà trên mình

nó Mũi nó dài bằng chiếc côn đánh bóng gạt và nhọn hoắc như 1 lưỡi kiếm…”

Trang 11

3.1 Hình ảnh con cá kiếm

Tác giả không trực tiếp miêu tả hình dạng

con cá mà thông qua những lần nó đối mặt với ông lão Santiago, tác giả đã dần dần

hoàn thiện bức tranh về con cá kiếm:

+ Lần 3 : “…Ông lão trông thấy cái đuôi con cá kiếm dựng đứng trên mặt nước, to cao hơn

một cái lưỡi hái lớn, với một màu tím nhạt…

Cánh vi trên sống lưng nó xếp lại, trong khi

những bộ vi to lớn hai bên sườn thì xòe rộng ra…”

Trang 12

3.1 Hình ảnh con cá kiếm

Tác giả không trực tiếp miêu tả hình dạng

con cá mà thông qua những lần nó đối mặt với ông lão Santiago, tác giả đã dần dần

hoàn thiện bức tranh về con cá kiếm:

+ Lần 5: “Nó tung mình nhảy vọt lên khỏi mặt nước, như muốn phô bày hết vẻ đẹp và giương oai lần cuối Trong giây lát, trông nó như treo lơ lửng giữa khoảng không, phía trên ông lão và con thuyền Rồi nặng nề, nó gieo mình xuống biển, đánh ầm một cái thật lớn làm bắn nước tung tóe trùm kín khắp người ông lão và chiếc thuyền…”

Trang 13

3.1 Hình ảnh con cá kiếm

Tác giả không trực tiếp miêu tả hình dạng

con cá mà thông qua những lần nó đối mặt với ông lão Santiago, tác giả đã dần dần

hoàn thiện bức tranh về con cá kiếm:

Một cái gì đó hùng vĩ, mạnh mẽ, oai hùng toát lên từ những trang mô tả về

con cá kiếm Nó mang trong mình sức

mạnh của chính nó và cũng là sức mạnh của biển cả, của thiên nhiên hùng vĩ và bao la.

Trang 14

3.1 Hình ảnh con cá kiếm

Tác giả đặc biệt miêu tả đến thân hình và

cái đuôi của con cá:

+ “…Nó rướn mình lên, rồi chậm chạp bơi đi, chiếc đuôi vĩ đại vung vẩy trong không khí ”

+ “…Mình nó dài thượt, rộng bè, màu bạc lóng lánh có những đường vằn đỏ thẫm Dưới nước trông nó như vô tận…”

+ “…Ông lão thấy nó lù lù như một cái bóng

đen sẫm Cái bóng đó lướt qua dưới đáy

thuyền lâu đến nỗi ông lão không sao tin được là nó có thể dài như thế…”

+ “…Nó nhô lên mãi gần như bất tận ”

Trang 15

3.1 Hình ảnh con cá kiếm

 Đối với ông lão con cá còn là một người anh

em, ông đánh giá cao về sức mạnh của nó, ông xem con cá là một con người, một đối thủ ngang tài ngang sức

 Tác giả đã dành cho con cá kiếm sự trân

trọng, ưu ái xem nó như một người bạn.

→ Con cá là niềm tin, là hy vọng, là vận may

mà biển cả dành tặng cho ông lão Con cá là hình ảnh của sức mạnh, của cái đẹp hùng vĩ,

vô biên của thiên nhiên.

Trang 16

3 Hình tượng thiên nhiên

Trang 17

4 Mối quan hệ giữa các nhân vật

Trang 18

4 Mối quan hệ giữa các nhân vật

Quan hệ (1) Ông lão và ông lão

 tâm lí và đời tư của ông lão: một con người dũng cảm, khả năng chịu đựng lớn.

Quan hệ (2) Ông lão và thằng bé

 thể hiện nốt phần đời tư của ông lão (tuổi tác, hoàn cảnh sống, thể trạng…) và diện tiếp xúc chỉ gói gọn trong tình cảm của ông giành cho chú bé Ma-nô- lin.

Trang 19

4 Mối quan hệ giữa các nhân vật

Quan hệ (3) Ông lão và du khách:

Santiago bị ruồng bỏ bởi mọi người ngư dân khác, ông không trò chuyện với bất cứ ai

Quan hệ (4) Ông lão và biển cả (cá

kiếm + bầy cá mập)

lòng dũng cảm, ý chí, nghị lực…

của con người.

Trang 20

4 Mối quan hệ giữa các nhân vật

 Quan hệ (4) Ông lão và biển cả (cá kiếm + bầy cá

mập)

• Thiên nhiên vừa là môi trường thử thách, vừa

cưu mang, vừa đối nghịch với con người Càng xa

bờ, ông lão càng cô độc Chính nỗi cô độc đó đã tước đoạt con cá, bào mòn tuổi tác, thể lực của

Santiago.

• Quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm:

+ Quan hệ giữa người chinh phục và kẻ bị chinh phục Ông lão bắt cá để kiếm sống, để khẳng định tay nghề và danh hiệu ngư dân của mình.

Trang 21

4 Mối quan hệ giữa các nhân vật

+ bầy cá mập)

+ Quan hệ giữa người chinh phục và

kẻ bị chinh phục Ông lão bắt cá để kiếm sống, để khẳng định tay nghề và danh

hiệu ngư dân của mình.

+ Đấu tranh ngang tài ngang sức.

“ Cá ơi, tao yêu và trọng mày lắm”

“ Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng

dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng

hơn mày, người anh em ạ”.

Trang 22

4 Mối quan hệ giữa các nhân vật

+ bầy cá mập)

+ Quan hệ giữa hai cái đẹp

Cái đẹp gặp cái đẹp  chỉ một cái đẹp tồn tại.

mình xa lánh và bị mọi người xa lánh Ràng buộc duy nhất giữa Santiago và xã hội chỉ

là chú bé và thiên nhiên (đại dương).

Trang 23

4 Mối quan hệ giữa các nhân vật

Tính đa nghĩa của tác phẩm toát lên ở chỗ: mỗi một nhân vật của tác phẩm tự thân đã

mang nhiều diện mạo Ông lão làm nghề đánh

cá nhưng lại vươn ra ngoài để hành động Ông lão mong muốn hành động, luôn vươn lên để

tự khẳng định mình, khẳng định giá trị tồn tại của con người, ngay cả khi hết sức, già nua vì đối với Santiago : không hành động đồng

nghĩa với chết

Trang 24

5 Nghệ thuật tạo “khoảng trống” và

nghệ thuật độc thoại nội tâm

5.1 Nghệ thuật tạo “khoảng trống”

 Loại bỏ để tạo khoảng trống trong tác phẩm

là thao tác Hêmingway thực hiện nguyên lí

tảng băng trôi

 Khoảng trống được để lại ở tất cả các cấp

độ hình thức văn bản:

+ Cấp độ nhân vật + Cấp độ ngôn ngữ

“Ta đã di chuyển được nó ông lão nói Ta đã di

chuyển được nó rồi”.

Trang 25

5.1 Nghệ thuật tạo “khoảng trống”

+ Cấp độ ngôn ngữ

→ loại bỏ mạch tư duy liên tục của nhân vật chỉ

giữ lại những suy nghĩ mang tính cốt lõi, giàu sức gợi.

“cái quá tốt đẹp thì chẳng bền”

“…lão thấy trong ánh nắng, những tia nước từ

sợi dây bắn ra Thế rồi sợi dây thoát đi mất…”

→ “…lão thấy trong ánh nắng, những tia nước từ

sợi dây bắn ra Lão sợ sợi dây câu đứt nên buông dây ra Thế rồi sợi dây thoát đi mất…”

Trang 26

5.1 Nghệ thuật tạo “khoảng trống”

Trang 27

5.2 Độc thoại nội tâm

 “Mày giết con cá không phải để tồn tại, để kiếm ăn, lão nghĩ Mày giết nó chỉ vì lòng kiêu hãnh và bởi vì mày là một người câu cá Mày yêu nó khi nó còn sống và ngay

cả khi nó chết Nếu mày yêu nó thì sẽ chẳng có tội khi giết nó Còn gì khác nữa?”

 “Nhưng mày thích giết con cá kiếm, lão nghĩ Nó sống bằng những con cá y như mày(…) Nó đẹp cao thượng và chẳng biết sợ bât cứ thứ gì

được nó”

 “Ngoài ra, lão nghĩ, vạn vật sát hại mình y hệt như thể nó nuôi sống mình”

Trang 28

5.2 Độc thoại nội tâm

Những đối thoại trong dòng nội tâm này → sự dằn vặt, trở trăn của ông lão trước việc giết con cá kiếm

Sự đan xen lời dẫn chuyện của người tường thuật:

“… chúng ta được đầy may mắn và lão nghĩ Sau đấy lão xót xa cho con cá khổng lồ vì chẳng có gì để ăn và dẫu cho sự quyết tâm bắt bằng được con cá của lão có mạnh đến đâu chăng nữa thì không vì thế mà nỗi buồn trước sự nhọc nhằn của con cá trong lòng lão nguôi

ngoai Bao nhiêu người sẽ xâu xé mày lão nghĩ Nhưng liệu họ có đủ tư cách để ăn thịt mày không?

“Mình không hiểu những vấn đề ấy, lão nghĩ”

Trang 29

5.2 Độc thoại nội tâm

• Trong câu “Ta đã giết con cá, người

anh em” → ông lão là một người biết phân tích tình hình và ý thức rõ công việc nhọc nhằn của mình.

• “Con cá là vận may của ta” → khẳng định những gì dân làng chài đánh giá về ông

lão trước đó là không đúng Ông lão vẫn gặp may, vẫn xứng đáng là con người

đúng nghĩa.

Trang 30

III Tong ket

nghiệp sáng tác, tuy tác phẩm không dài.

 Là tác phẩm mà nhà văn nào cũng muốn viết được một lần trong đới.

để nhà văn thi thố nghệ thuật sử dụng

độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết, kết

hợp một cách nhuần nhuyễn với lời nủa trực tiếp và những “đối thoại môt chiều”.

Trang 31

III Tong ket

 Là tác phẩm có nhiều lớp ý nghĩa: trước

tiển đó là một bản anh hùng ca ca ngợi

con người và sức lao động của con người, qua đó toát lên lòng thông cảm và yêu

thương vô bờ bến của nhà văn đối với

những con người nghèo khổ.

 Con cá kiếm khổng lồ cũng biểu hiện cái đích mơ ước của con người muốn đạt tới trong cuộc đời nhưng không thực hiện nổi, thể hiện nổi niềm của tác giả.

Ngày đăng: 12/12/2017, 13:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w