1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hướng dẫn mastercam v9 0 (milling)

120 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 6,85 MB

Nội dung

GIAO DIỆN MASTERCAM 9.0 Sau khi vào Mastercam 9.0, hệ thống sẽ hiển thị màn hình Mastercam 9.0 được chia thành bốn phần : màn hình đồ họa, thanh công cụ, trình đơn screen và phần giao t

Trang 1

PHẦN I:

Những nội dung cơ

bản trong Mastercam 9.0 – phần

Mill

Trang 2

CHƯƠNG 1

MÔI TRƯỜNG MASTERCAM

Mục tiêu chương:

o Bắt đầu chương trình Mastercam – phần Mill

o Hiểu được các trình đơn màn hình và làm thế nào di chuyển từ một màn hình đến màn hình khác

Trang 4

I MỞ CHƯƠNG TRÌNH MASTERCAM MILL V.9

Có hai cách để vào Mastercam Mill V.9 chạy dưới nền Window 98

o Cách 1: Nếu ta có tạo biểu tượng trên màn hình desktop

Nhấn đúp vào nó

o Cách 2: Nhấn vào nút Start sau đó vào Program File chọn

Mastercam Mill V9

II THAY ĐỔI KÍCH CỞ CỬA SỔ

§ Phóng to cửa sổ: Phóng to cửa sổ Mastercam để làm kín màn hình,

nhấn vào nút nhấn Maximize trên thanh title bar

Trang 5

§ Thu nhỏ cửa sổ Để thu nhỏ cửa sổ, nhấn vào nút nhấn Minimize

trên thanh title bar

§ Thay đổi kích cỡ cửa sổ

1 Chọn một điểm trên viền hay góc cửa sổ và điểm này thay đổi thành hình mũi tên hai đầu

2 Nhấn và giữ trái chuột của góc hay viền màn hình

Mastercam

3 Thả nút nhấn chuột ra khi kích cỡ cửa sổ thích hợp

§ Di chuyển cửa sổ

Để di chuyển cửa sổ, vị trí chuột trên thanh công cụ tại đỉnh cửa sổ bao gồm tên trình ứng dụng (hay còn gọi là thanh title bar), nhấn chuột, giữ nút nhấn xuống Di chuyển cửa sổ đến vị trí mới, thả nút nhấn ra

III GIAO DIỆN MASTERCAM 9.0

Sau khi vào Mastercam 9.0, hệ thống sẽ hiển thị màn hình Mastercam 9.0 được chia thành bốn phần : màn hình đồ họa, thanh công cụ, trình đơn screen và phần giao tiếp với người sử dụng

Phần hiển thị đồ họa (Graphics Displays)

Đây là nơi làm việc mà hình vẽ của chúng ta có thể tạo ra, thử lại hay hiệu chỉnh

Thanh công cụ (Toolbar)

Hình 1.4

Trang 6

Thanh toolbar là hàng nút đi qua đỉnh màn hình Các nút nhấn này có biểu tượng hay số để dễ xác định Di chuyển chuột lên trên nút nhấn, để chuột ngừng lại trên biểu tượng và Mastercam sẽ tự động mô tả nút nhấn

Phần Screen Menu

Diện tích này bố trí ở phía trái màn hình gồm trình đơn chính và trình đơn phụ Trình đơn chính thường để chọn chức năng chính của hệ

thống như là Create, Modify hay Toolpaths Trình đơn phụ thường để thay đổi thông số hệ thống như Z depth hay Color mà nó thường thay đổi

bởi người sử dụng Tất cả các lệnh sử dụng trong Mastercam có thể được chọn từ vùng này

Phần System Response

Một hay hai dòng chữ tại cuối màn hình biểu thị trạng thái của lệnh sử dụng Đây là nơi ta sẽ nhận được các thông điệp trả lời từ Mastercam Xem vùng này cẩn thận, nó có thể yêu cầu một vài thông số từ bàn phím

• Chọn một tùy chọn trình đơn

Trong Mastercam, có hai cách để chọn trình đơn từ vùng Screen

Menu

1 Di chuyển chuột vào trong vùng trình đơn Sau đó hộp trình đơn cần chọn được phát sáng, nhấn chuột để kích hoạt lệnh

Trình đơn chính (Main Menu)

Toolbar

Trình đơn phụ (Secondary Menu)

Graphics Displays

Gốc tọa độ

Hình 1.5

Trang 7

Bảng 1.1 Main Menu

Tạo ra đối tượng hình học và vẽ nó trên màn hình Các hình vẽ đó gồm line, arc, circle, rectangle…

Thao tác tập tin như SAVE, GET, CONVERT,

TRANMIT hay RECEIVE

Hiệu chỉnh hình vẽ như Fillet, Trim, Break, và Join Chuyển đổi hình vẽ có sẵn với lệnh mirror, rotate, scale và offset

Xóa một đối tượng hay nhóm đối tượng từ màn hình và

cơ sở dữ liệu của hệ thống

In hay hiển thị hình vẽ, chỉ ra số đối tượng vẽ, phóng to và thu nhỏ, thay đổi số viewport và cấu hình

Xây dựng mô hình khối rắn Tạo ra đường chạy dao NC sử dụng drill, contour, pocket…

Thao tác và tiến hành đường chạy dao Trở lại trình đơn trước đó

Trở lại trình đơn chính

Z: 0.000 Hiển thị và thay đổi chiều sâu làm việc hiện tại

Color:10 Thiết lập màu của hệ thống

Level: 1 Thiết lập lớp (level) hoạt động của hệ thống

Style/width Thiết lập loại đường thẳng và độ rộng đường nét

Trang 8

Groups Chọn một số đối tượng và liên kết chúng lại với nhau

bằng tên

Mask: OFF Thiết lập lớp (level) masking

Tplane: OFF Chọn mặt phẳng dụng cụ

Gview: T Thay đổi góc nhìn hình vẽ Chú ý góc nhìn hình vẽ độc

lập với mặt phẳng vẽ

Trình đơn, lệnh, cấu trúc tùy chọn của Mastercam là một cây xắp

xếp Ví dụ, tạo ra hình chữ nhật sử dụng phương pháp 2 points

Chọn trình đơn Create Trình đơn thay đổi và bây giờ là các trình đơn con của Create Chọn Rectange và trình đơn thay đổi thành trình đơn con của Rectange Chọn 2 points để lệnh được thực hiện:

IV THOÁT KHỎI MASTERCAM

Thoát khỏi Mastercam làm theo trình tự sau:

Ø Bước 1: Đến trang gốc của trình đơn chính

Chọn MAIN MENU à File à Next Menu

Ø Bước 2: Chọn tùy chọn Exit

Ø Bước 3: Xác nhận để thoát khỏi Mastercam

Chọn Yes

Hình 1.6

Trang 9

V SỬ DỤNG PHÍM TẮT TRONG MASTERCAM

Dùng phím tắt trong Mastercam rất cần thiết để tăng tốc độ làm việc Các phím tắt được mô tả bên dưới:

Giá trị mặc định

Trong Mastercam, giá trị mặc định được thiết lập bởi hệ thống (hay được nhập từ người sử dụng trước đó) được chỉ ra trong hộp thoại trong phần đối thoại với ta:

Nếu ta quyết định sử dụng giá trị mặc định, ta không cần phải gõ lại chúng và giá trị đã được chấp nhận theo hai cách :

a) Nhấn phím Enter (↵)

b) Nhấn nút trái chuột

Nếu ta muốn thay đổi giá trị mặc định, ta không cần phải xoá đi giá trị cũ, chỉ cần nhập vào giá trị mới

BACKUP trở lại trình đơn trước đó một cấp và MAIN MENU nhảy tới

trình đơn chính Ta có thể dùng chuột để chọn tùy chọn hay sử dụng phím tắt theo:

BACKUP MAIN MENU

Esc

Nhấn phím Esc liên tục

Alt+0 Thiết lập chiều sâu Z cho Cplane

Alt+1 Thiết lập màu chính

Alt+2 Thiết lập lớp (level) chính

Alt+4 Đặt mặt phẳng dụng cụ

Alt+B Bật tắt thanh công cụ

Enter the radius :0.5

Trang 10

Alt+C Chạy chương trình ứng dụng C-Hook

Alt+D Thông số toàn cục (Global)

Alt+G Chọn thông số lưới

Alt+L Thiết lập loại đường thẳng và độ rộng nét

Alt+M Liệt kê cấp phát bộ nhớ của Mastercam

Alt+N Hiệu chỉnh tên góc nhìn

Alt+P Bật/tắt dấu nhắc Mastercam

Alt+Q Huỷ thao tác trước đó

Alt+R Hiệu chỉnh thao tác trước đó

Alt+S Tô bóng (bật/tắt)

Alt+T Trong trình đơn toolpath, bật/tắt hiển thị đường

chạy dao

Alt+V Hiển thị Mastercam Version và số series SIM Alt+W Đặt các cửa sổ Viewport

Alt+X Đặt màu, level, loại và chiều rộng đường thẳng từ

đối tượng được chọn Alt+Z Đặt lớp nhìn thấy được

Alt+ ’ Tạo ra đường tròn với hai điểm

Alt+Tab Chuyển qua lại giữa các trình ứng dụng

Alt+ - Với đối tượng ẩn, chọn đối tượng bổ sung để làm

ẩn Alt + = Không ẩn đối tượng được chọn

Tab/Shift +Tab Qua lại giữa hai hộp thoại điều khiển

Esc Ngắt hệ thống hay trở lại trình đơn trước đó

Page up/Page down Phóng to hay thu nhỏ

Cussor Arrows Di chuyển hình vẽ

Ctrl+E Trong Operation Manager, mở rộng hay hủy tất

cả các bước gia công

Các phím chức năng của Mastercam

Trang 11

Có 9 phím chức năng đặc biệt sử dụng trong Mastercam Sử dụng lệnh tắt và phím chức năng là cách nhanh nhất để từng bước hoàn thành thao tác và có thể giảm thời gian vẽ

Phím chức năng Alt + phím chức năng

Cân đối hình vẽ trên màn hình

Scale với tỉ lệ 0.8 Bật/tắt vết chuột Thoát khỏi Mastercam Xoá cửa sổ

Hiệu chỉnh file (không dùng) Cấu hình (Configuration) Vẽ trục tọa độ

Hiển thị cửa sổ thực thi

Trang 12

CHƯƠNG 2

TOOL AND TOOL LIBRARIES

(CÔNG CỤ CẮT VÀ THƯ VIỆN CÔNG CỤ )

Mục tiêu chương:

o Định nghĩa dụng cụ cắt trong thư viện

o Tạo ra dụng cụ cắt mới

o Tính toán chế độ cắt cho dao cắt

o Hiệu chỉnh dụng cụ cắt

Trang 13

Bất kỳ một chu trình cắt gọt bao giờ việc chọn dao cắt hay tạo một dao cắt cho việc gia công luôn quan trọng

I CREAT A NEW TOOL – SETTING TOOL PARAMETER

Chức năng này dùng để tạo ra dụng cụ mới và thiết lập thông số cho dao trước khi gia công

Trong hộp thoại Tool Manager, Click chuột phải vào vùng trắng, chọn Creat a New Tool (hình 2.1)

Xuất hiện hộp thoại Define Tool

Hộp thoại Define Tool với 3 trang thể hiện cho phép chúng ta định nghĩa dụng cụ cắt và tính toán chế độ cắt (hình 2.2)

1 Tool Holder: Xác định dụng cụ kẹp a- Holder : chiều dài phần chui lắp vào đầu kẹp dao

b- Overall : chiều dài từ đỉnh dao đến đầu kẹp dao

c- Shoulder : chiều dài phần thân dao

d- Flute : chiều dài phần làm việc của dao

e- Diameter : đường kính dao

f- Arbor diameter : đường kính phần chui

g- Holder dia : đường kính ngoài của đầu kẹp dao

Hình 2.1

Trang 14

h- Tool # : ký hiệu dao được sử dụng trong chương trình NC Ví dụ :

T1, T2, ,T10

- Rough : dùng cho gia công thô

- Finish : dùng cho gia công tinh

- Both : dùng cho cả gia công thô và tinh

k- Profile : biên dạng

- Auto : Mastercam tự động lựa chọn biên dạng mặc định theo từng

loại dao đang được định nghĩa

- Custom : cho phép người dùng chọn loại biên dạng

2- Tool type : loại dụng cụ cắt

Hình 2.3

Hình 2.2

Hình 2.2

Trang 15

Chúng ta có thể lựa chọn loại dụng cụ cắt trong cửa sổ này Ưùng với mỗi loại dụng cụ cắt sẽ có cách thiết lập thông số riêng cho nó

3- Parameters : các thông số của dụng cụ cắt và chế độ cắt

Hình 2.4

Hình 2.5

Trang 16

Trong đó

Rough XY step (%) : tham số này chỉ định tỷ lệ % đường kính dụng

cụ ràng buộc với phôi trong quá trình cắt thô Nói cách khác, nó chỉ định lưựng dư thô trong quá trình cắt thô VD: Dao phay ngón 20mm với giá trị

rough step XY là 60% thì lượng cắt thô sẽ là 12mm

Finish XY step: chỉ định tỷ lệ đường kính dụng cụ với phôi trong

quá trình cắt tinh Nói cách khác, đó là lượng ăn dao tinh VD: Dao phay

ngón 20mm với giá trị finish XY step là 10% thì lượng cắt tinh sẽ là 2mm

Rough Z step: tham số này chỉ định chiều sâu cắt theo phương Z

cho quá trình cắt thô Nó biểu thị dưới dạng % của đường kính dụng cụ

VD: dao phay ngón 20 mm với giá trị rough Z step là 50% thì chiều sâu cắt

thô phương Z là 10 mm

Finish Z step: tham số này chỉ định chiều sâu cắt theo phương Z cho

quá trình cắt tinh Nó biểu thị dưới dạng % của đường kính dụng cụ

VD: dao phay ngón 20mm với giá trị rough Z step là 10% thì chiều sâu cắt thô phương Z là 2mm

Required pilot dia: dùng để chỉ định đường kính của lỗ dẫn hướng

đòi hỏi cho những dụng cụ riêng biệt Lỗ dẫn hướng thường cần cho khoan, ta-rô ren, khoét rộng lỗ hay phay túi

Material: dùng để chọn vật liệu cho dụng cụ Có 6 tuỳ chọn:

o HSS dụng cụ thép gió

o Carbide dụng cụ vật liệu cacbit

o C Carbide vật liệu phủ cacbit

o Ceramic vật liệu ceramic (sứ)

o Borzon vật liệu borzon

o Unknown vật liệu sẽ được định nghĩa

% of matl cutting speed: chỉ thị tốc độ cắt mặc định tỷ lệ % với

tốc độ cắt bề mặt được đề nghị trong cơ sở dữ liệu của Mastercam Tốc độ cắt bề mặt được quyết định chủ yếu nhờ vào vật liệu dụng cụ và vật liệu của phôi được cắt

% of matl feed per tooth: chỉ thị tốc độ cắt mặc định tỷ lệ % với

tốc độ cắt bề mặt được đề nghị trong cơ sở dữ liệu của Mastercam Tốc độ cắt bề mặt được quyết định chủ yếu nhờ vào vật liệu dụng cụ và vật liệu của phôi được cắt

Tool file name: lựa chọn tập tin hình học của dụng cụ sẽ được hiển

thị:

Trang 17

Tool name: dùng để đặt tên cho dụng cụ Ta có thể đưa vào vài

dòng mô tả cho dụng cụ (hình 2.6)

Spindle rotation: chỉ định chiều quay của trục dụng cụ theo cùng

chiều kim đồng hồ (CW) hay ngược chiều kim đồng hồ (CCW)

Coolant: chỉ định chế độ điều khiển dung dịch trơn nguội Có 4 chế

độ sau:

o Off tắt dung dịch trơn nguội

o Mist mở dung dịch trơn nguội dạng sương

o Flood mở dung dịch trơn nguội theo dòng

o Spindle mở dung dịch trơn nguội qua dụng cụ cắt

Dia Offset Number : thông số này được dùng khi có sự hiệu chỉnh

bán kính dao với thiết lập In Control Thông thường giá trị này bằng với Tool Number, tuy nhiên chúng ta có thể nhập một giá trị dương khác

Length Offset Number : thông số này dùng hiệu chỉnh chiều dài

dụng cụ cắt trong chương trình NC Thông thường giá trị này bằng với Tool Number, tuy nhiên chúng ta có thể nhập một giá trị dương khác

Ví dụ : G0G43H1Z10

Feed rate : tốc độ chạy dao theo X, Y

Plunge rate : tốc độ chạy dao theo Z

Retract rate : tốc độ lùi dao

Spindle speed : tốc độ vòng của trục hính

Number of flutes : số rãnh trên dụng cụ cắt

Hình 2.6

Trang 18

Calc Speed / Feed : nút lệnh này dùng để tính toán chế độ cắt,

việc tính toán dựa vào các thông số về dụng cụ cắt, vật liệu làm dụng cụ cắt, vật liệu cần gia công

Save to library : lưu những giá trị tính toán vào thư viện để sau này

sử dụng lại dụng cụ cắt này, chúng ta chỉ cần chọn nó mà không phải tính toán lại chế độ cắt

Jop setup : trở vào hộp thoại chọn phôi

II EDIT A TOOL: Hiệu chỉnh thông số dung cụ cắt.

Edit a tool sử dụng khi ta cần chỉnh sửa các thông số của dụng cụ cắt một cách trực tiếp

Click chuột phải vào dụng cụ cần hiệu chỉnh trong hộp thoại Tool Manager (hình 2.7)

Sau khi vào Edit Tool, xuất hiện trở lại hộp thoại Define Tool, chúng ta sẽ hiệu chỉnh các thông số dao cắt trở lại

Hình 2.7

Trang 19

CHƯƠNG III:

JOB SETUP – CÀI ĐẶT NHỮNG THÔNG SỐ

CHUNG CHO PHÔI

Mục tiêu chương:

o Nắm được các thông số liên quan đến phôi: chuẩn phôi, chuẩn dao, vật liệu phôi…

o Thiết lập được các thông số trên

Trang 20

I JOB SETUP:

Chức năng Job Setup dùng để cài đặt các thông số liên quan đến phôi

Chọn Main menu \ Toolpaths \ Job set up Xuất hiện hộp thoại

Job set up: (Hình 3.1)

Có hai cách khai báo:

Nhập trực tíếp giá trị X, Y, Z vào hộp thoại

Click chuột vào Select orgin, ta chọn chuẩn dựa vào phôi

Hình 3.1

Trang 21

3- Material :

Thông số này cho chúng ta biết loại vật liệu của phôi được chọn hoặc chọn vật liệu cho phôi

Click chuột vào nút … , xuất hiện hộp thoại (Hình 3.3)

Chọn các loại vật liệu được

lưu trữ trong thư viện vật liệu

Material Library, hoặc chúng ta

cũng có thể định nghĩa thêm một loại vật liệu

Click chuột phải vào khoảng trắng trong hộp thoại, ta lựa chọn dao từ trong thư viện dao

Click đúp chuột vào dao vừa chọn, hộp thoại Define Tool xuất hiện với 3 trang để định nghĩa dao và tính toán chế độ cắt (Hình 3.5)

Hình 3.3

Hình 3.4

Trang 22

Click vào nút Calc Speed / Feed để ra lệnh cho hệ thống tính toán

chế độ cắt Kết quả tính toán này sẽ được sử dụng trong chương trình NC mà chúng ta tạo ra sau này (Xem chương Define Tool để có nhiều thông tin hơn)

Khác với Mastercam 8.1, Master cam 9 Có thêm thông số về vùng

an toàn trong khi gia công, tránh được những va chạm do dao hay do chuẩn gây ra

Click chuột vào Safety Zone…, hộp thoại Safety Zone xuất hiện

(hình 3.6; hình 3.7; hình 3.8)

Hình 3.5

Trang 23

Khi chọn vùng an toàn trong khi gia công, ta có thể chọn vùng an toàn dạng hình khối chữ nhật, hay dạng hình cầu, hoặc hình trụ

Hình 3.7 Hình 3.6

Hình 3.8

Trang 24

II- COMMON TOOL PARAMETERS :

Các thông số chung của các Toolpath (Hình 3.9)

1- Tool number (Tool #) : ký hiệu thứ tự của dao đựợc chọn trong

4- Length offset number : vị trí chừa giá trị Offset của dao theo

Trang 25

Tên của dụng cụ cắt được lưu trữ trong Tool Library (thư viện dao)

6- Feed rate : tốc độ chạy dao theo 2 phương X và Y (SX, SY) (mm/phút)

7- Plunge rate : tốc độ chạy dao theo phương Z (SZ) (mm/phút)

8- Retract rate : tốc độ lùi dao (mm/phút)

Tuỳ thuộc vào dụng cụ cắt được lựa chọn và tính toán chế độ cắt ở phần trên, Mastercam sẽ sử dụng kết quả đó cho các giá trị tốc độ này theo đối với là mm/phút Tuy nhiên chúng ta cũng có thể nhập một giá trị tốc độ cắt khác

9- Tool diameter : giá trị đường kính dao

10- Program number (Program #) : là ký hiệu chương trình NC 11- Sequence start (Seq start) : số thứ tự của câu lệnh đầu tiên

trong chương trình NC

12- Sequence increment (seq inc) : giá trị tăng thêm cho mỗi câu

lệnh kế tiếp

13- Corner radius : bán kính đỉnh dao

14- Spindle speed : tốc độ của trục chính

15- Coolant : tưới trơn

Có thể chọn một trong các phương pháp tưới trơn sau :

- Off : không tưới trơn

- Flood : tưới trơn ngập tràn

- Mist : tuới trơn dạng sương mù

- Spindle : tưới trơn dạng dòng chảy theo dao

16- Home Postion : (Hình 3.10)

Thông số này dùng để điều khiển vị trí thay dao cho chương trình

NC

Hình 3.10

Trang 26

Thông số này chỉ sử dụng khi hệ thống của chúng ta có thể hoạt động 4 hoặc 5 trục đồng thời

18- Tool Display : (Hình 3.12)

Chức năng này cho phép hiển thị dụng cụ cắt khi mô phỏng chương trình Chúng ta có các lựa chọn sau :

Animate : Dao cắt sẽ không xuất hiện dọc theo đường chạy dao mà

chỉ xuất hiện tại những điểm đầu và cuối hành trình

Hình 3.11

Hình 3.12

Trang 27

Static : Dao cắt sẽ xuất hiện tại mọi điểm dọc theo đường chạy dao

và sẽ không bị xoá

Interpolate : Dao cắt sẽ xuất hiện tại điểm xác định tương đối bởi

kích thước

Endpoints : Dao cắt chỉ xuất hiện tại điểm cuối của đường viền

được chọn

Run : Tạo ra đường chạy dao toàn bộ chương trình

Step : Tạo ra đường chạy dao từng bước

III NHỮNG THÔNG SỐ KHÁC : (Hình 3.13)

1- Clearance : thiết lập độ cao mà tại đó dụng cụ cắt di chuyển

Trước khi thực hiện chuyển động chạy dao nhanh xuống, hệ thống sẽ di chuyển theo phương X, Y ở chiều cao này rồi mới chạy dao xuống nhanh bằng lệnh G0

2- Retract : mặt phẳng lùi dao

Toạ độ mặt phẳng luì dao nhanh theo 2 phương X, Y Khi dao di chuyển nhanh từ vị trí này sang vị trí khác, trước tiên dao lùi về đến toạ độ

Hình 3.13

Trang 28

3- Feed plane :

Toạ đôï chạy dao nhanh theo phương Z, dao sẽ chạy nhanh G0 xuống đến toạ độ này rồi mới thực hiện tốc độ cắt Sz Feed plane được mặc định theo 2 chế độ :

- Absolute : tuyệt đối (so với cplane)

- Incremental : tương đối

4- Rapid retract :

Nếu thông số này được lựa chọn thì khi không cắt gọt (nghĩa là khi chạy dao với lệnh G0), dao sẽ chạy với vận tốc tối đa mà máy có thể thực hiện được

5- Top of stock :

Toạ độ bề mặt trên cùng của phôi :

- Absolute : tuyệt đối (so với cplane)

- Incremental : tương đối

6- Depth : Toạ độ chiều sâu cần gia công

Các toạ độ này chúng ta có thể thiết lập tuyệt đối (absolute) tương đối so với Cplane, hay tương đối (Incremental) tương đối với đối tượng

- Absolute : tuyệt đối (so với cplane), so với chuẩn thảo chương cần

có giá trị xác định

- Incremental : tương đối, lấy giá trị Z của đối tượng làm chiều sâu

cắt

7- Depth cut : (Hình 3.14)

Chức năng : Hộp thoại này thiết lập giá trị chiều sâu cắt thô, chiều

sâu cắt tinh, số lần cắt thô, số lần cắt tinh bề mặt đáy

- Max rough step : Chiều sâu cắt tối đa khi cắt thô của 1 lát cắt

Hình 3.14

Trang 29

- Finish cuts : Số lần cắt tinh

- Finish step : Chiều sâu cắt tinh

- Keep tool down : Giữ nguyên toạ độ Z khi chuyển từ vị trí kết

thúc cắt thô sang vị trí bắt đầu cắt tinh

- Tapered walls : Tạo thành nghiêng

- Outer wall taper angle : Góc nghiêng thành ngoài

- Island taper angle : Góc nghiêng thành đảo lồi

** Depth cut orther (Hình 3.15)

Thông số này dùng khi gia công nhiều

hốc

- By contour: gia công chiều sâu biên dạng thứ 1 xong rồi mới gia

công các biên dạng tiếp theo, cứ như vậy cho đến khi hết các contour

- By depth: tất cả các contour đều cùng được gia công với một

chiều sâu.( max rough step)

8- Compensation direction: phương pháp phay (hướng cắt)

- Left : hiệu chỉnh bán kính dao trái

- Right : hiệu chỉnh bán kính dao phải

9- Compensation type :

Sự hiệu chỉnh bán kính dao

Chúng ta có thể thiết lập sự hiệu chỉnh bán kính dao khi tạo các quỹ đạo chạy dao bằng chức năng Compensation type Sự thiết lập có thể là trong bộ điều khiển (In control) hay trong máy tính (In computer)

- In control :

Nếu sự thiết lập hiệu chỉnh bán kính dao là In control thì Mastercam

Hình 3.15

Hình 3.16

Trang 30

G42 (right – hiệu chỉnh bán kính dao phải) và G40 (Off – không hiệu chỉnh

bán kính dao) cho việc kết thúc hiệu chỉnh trong chương trình NC khi tạo

quỹ đạo cắt

- In computer :

Nếu sự thiết lập hiệu chỉnh bán kính dao là In computer thì Mastercam sẽ tạo ra quỹ đạo cắt có sự hiệu chỉnh mà không cần đến lệnh G41, G42 hay G40 Nếu sự thiết lập là Left thì dao cắt sẽ di chuyển bên trái biên dạng cần gia công, còn nếu sự thiết lập là Right thì dao cắt sẽ di chuyển bên phải biên dạng cần gia công và nếu sự thiết lập là Off thì tâm dao cắt sẽ di chuyển đúng theo biên dạng cần gia công

Lưu ý : Khi No compensation (off compensation) được chọn cho

contour toolpaths thì : - lead in/out và tapered wall (trong depth cut) không được dùng

10- Tip Compensate :

Thông số này cho phép chúng ta thiết lập sự hiệu chỉnh chiều dài dao theo tâm (Center) hay đỉnh (Tip) của dụng cụ cắt

11- Roll Cutter Around Coner :

Thông số này chỉ có tác dụng khi Cutter Compensation được thiết lập là In Computer Nó được dùng trong trường hợp 2 đường viền giao nhau thành góc nhọn

Nếu sự thiết lập là None hệ thống sẽ giữ cho các giao điểm được

sắc, nghĩa là không làm cùn cạnh sắc

Nếu sự thiết lập là Shap hệ thống sẽ tạo ra những cung bo tại các

giao điểm có góc nhỏ hơn 135o

Hình 3.17

Trang 31

Nếu sự thiết lập là All hệ thống sẽ bo tròn tất cả các góc

12- Linearization Tolerance :

Thông số thiết lập giá trị dung sai chuyển từ những đường cong sang đường thẳng Một giá trị nhỏ hơn sẽ làm cho quỹ đạo gia công chính xác hơn nhưng chúng ta phải chấp nhận một chương trình NC dài hơn và dĩ nhiên thời gian gia công cũng sẽ lâu hơn

IV- TOOL PLANE (Tplane)

Tplane là mặt phẳng dao gồm các loại sau :

1-Tplane Off :

Đây là thiết lập mặc định của hệ thống, khi đó mastercam sẽ vẽ đường chạy dao tương đối theo hướng nhìn Top, nghĩa là nội suy trong mặt phẳng XY (G17)

2- Tplane vuông góc với Cplane :

Khi đó quỹ đạo chạy dao sẽ được nội suy trong mặt phẳng ZX (G18) hay YZ (G19)

3- Tplane song song với Cplane :

Chúng ta có thể sử dụng bất kỳ mặt phẳng nào song song với Cplane để làm Tplane

4- Tplane 3D Contour and Surfaces :

Trong trường hợp này Tplane được thiết lập tương đối với 3D Contour hay Surfaces

V- TOOL ORGIN :

Hình 3.18

Trang 32

Tool Origin là gốc toạ độ của dao, có thể gọi là chuẩn thảo chương Nó được sử dụng để tạo ra quỹ đạo chạy dao Chúng ta có thể chọn Tool Origin tại bất kì toạ độ nào so với chuẩn của hệ thống System Origin (chuẩn tham chiếu khi vẽ) Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy ta nên chọn Tool Origin theo phôi

Hình 3.19

Trang 33

CHƯƠNG IV:

OPERATION MANAGER (QUẢN LÝ THAO TÁC)

Mục tiêu chương:

o -Nắm rõ các chức năng trong Operation Manager

o Giúp kiểm tra lại những Toolpaths trước khi xuất sang máy NC

Trang 34

OPERATION MANAGER (Quản lý thao tác)

Sau khi đường chạy dao (toolpaths) được tạo (xem phần II), chúng có thể được kiểm lại bằng biểu đồ, bộ xử lý xuất (post processor) để tạo ra mã NC trên cơ sở dữ liệu gia công mới và thông tin về dụng cụ Mastercam nhóm những chức năng thao tác này trong hộp thoại

“Operations Manager” Bốn chức năng chứa trong hộp thoại Operations

Manager là:

Regen Path: tạo ra đường chạy dao dựa trên các tham số mới

Backplot: tạo ra backplot của đường chạy dao được chọn trên màn

hình

Verify: thực hiện kiểm tra đường chạy dao

Post: chuyển đổi dữ liệu vị trí đường chạy dao thành chương trình

NC

Highfeed: tính toán feed rates làm giảm thời gian gia công mà

không ảnh hưởng đến độ chính xác

Trình tự mở hộp thoại Operation Manager

1 Chọn Toolpaths à Operations

2 Hộp thoại Operation Manager với dữ liệu các đường chạy dao sẽ xuất hiện như sau: (Hình 4.1)

Hình 4.1

Trang 35

I CHỨC NĂNG BACKPLOT (vẽ lại đường chạy dao trên màn

hình)

Chức năng backplot hiển thị lại đường chạy dao trong chế độ được quy định Trình đơn backplot hiển thị như sau: (Hình 4.2)

1 Chế độ thực thi (Execution mode)

Backplot có thể được thực hiện trong hai chế độ:

Step: dụng cụ di chuyển đi một gia số khi lệnh Step được chọn Ta

cần tiếp tục chọn lệnh Step để hoàn tất đường chạy dao backplot

Run: dụng cụ chạy liên tục cho đến khi kết thúc đường chạy dao NHỮNG TÙY CHỌN KHÁC:

Show path: hiển thị vết của tâm dụng cụ cắt dọc theo đường chạy

dao sau khi backplot

Show tool: hiển thị dụng cụ cắt trong quá trình backplot

Show hold: hiển thị dụng cụ kẹp trong quá trình backplot

Verify: tô vết chạy dao để biểu thị lớp vật liệu bị cắt bỏ

MC8 file: thực hiện backplot các tập tin MC8 theo thứ tự để xem

đường chạy dao trên bản vẽ có sẵn hoặc so sánh với một bản vẽ mới

2 Chế độ Display (hiển thị)

Mastercam cung cấp các thông số khác nhau để hiển thị dụng cụ và đường chạy dao (hình 4.3)

Hình 4.2

Trang 36

3 Chế độ Step (từng bước)

Dụng cụ có thể hiển thị dưới một trong hai chế độ sau:

a- Interpolate: dụng cụ được hiển thị tại một gia số về khoảng cách

và nó chính là độ lớn từng bước được xác định trước đó (nội suy)

b- Endpoints: dụng cụ được hiển thị tại mỗi điểm cuối của đường

chạy dao

c- Tool motion: (sự chuyển động của dụng cụ)

Các thông số hiển thị cho phép ta lựa chọn chế độ hiển thị của công cụ và đường chạy dao Sự chuyển động của dụng cụ có thể được hiển thị trong chế độ hoạt hình hoặc chế độ tĩnh Trong chế độ hoạt hình, dụng cụ sẽ xuất hiện và biến mất tại mỗi điểm dọc theo đường chạy dao Trong chế độ tĩnh, dụng cụ sẽ xuất hiện tại mỗi điểm trên đường chạy dao và sẽ không bị xóa đi

Hệ thống sử dụng chức năng Delay để cho phép chỉ định dụng cụ sẽ hiển thị bao lâu mỗi lần nó hiện trên màn hình Cho Delay = 0.0 đối với tập tin lớn

d- Simulate Axis Substitution: phủ đối tượng lên một hình trụ trục

quay của đường chạy dao (mô phỏng sự thay đổi trục)

e- Erase Toolpath in Repaint: gỡ bỏ đường backplot đã hiển thị từ

màn hình đồ họa khi được refresh (làm tươi)

f- Fit Toolpath: hiển thị toàn bộ đường chạy dao trên màn hình

Hình 4.3

Trang 37

g- Save as Geometry: tạo đối tượng từ các chuyển động của đường

chạy dao backplot

h- Cleanup on Null Tool Change: Chọn chế độ hoạt động để làm

tươi màn hình mỗi khi dụng cụ thay đổi

i- Simulate Rotary Axis mô phỏng chuyển động của trục C làm trục

quay của đường chạy dao

k- Tool Appearance: (sự xuất hiện của dụng cụ) (Hình 4.4)

Nhấp vào nút Tool Appearance ở dưới đáy hộp thoại Backplot

Display Parameters

4 Các thông số dùng để xác

định sự xuất hiện của dụng cụ cắt như

thế nào trong quá trình backplot

a- Show tool: hiển thị dụng cụ

cắt trong khi backplot Có ba chế độ:

Plain: dụng cụ cắt hiển thị

theo một hình dạng phẳng thẳng

Fluted: các rãnh của dụng

cụ được hiển thị

Shaded: dụng cụ cắt được

tô bóng

Hình 4.4

Hình 4.5

Trang 38

b- Spin tool: xoay dụng cụ trong khi backplot

c- Tool holder appearance (dụng cụ kẹp)

d- Show holder: hiển thị dụng cụ kẹp trong khi backplot

e- Stop parameters: (Các tham số dừng)

Ta có thể dừng chức năng backplot tại điểm cho trước bằng cách đặt

thông số trong Stop Parameters Nhấp vào nút Stop Parameter ở dưới đáy hộp thoại Backplot Display Parameters.(Hình 4.5)

f- Colors (màu sắc) và Material (vật liệu) cho dụng cụ và đồ kẹp dụng cụ

Màu hiển thị cho dụng cụ và đồ kẹp dụng cụ có thể được chọn bằng

loại màu sắc hoặc loại vật liệu, cả hai đều là tham số ở trong Tool

appearance và Holder Apperarance

Stop at null tool change: chỉ thị cho hệ thống dừng lại tại mỗi lần

thay đổi dụng cụ và tại lúc không có dụng cụ trong khi thực hiện backplot

Stop at step number: chỉ thị cho hệ thống dừng tại mỗi bước nào

đó

5- Các thông số khác có liên quan:

Color loop hiển thị màu đường dẫn backplot

Show coord hiển thị giá trị tọa độ của đường dẫn backplot

II VERIFY (kiểm tra)

Chức năng Verify là một công cụ kiểm tra vật thể solid NC mạnh

của Mastercam Chức năng này sử dụng tập tin NCI như là đầu vào để hiển thị đường chạy dao và chi tiết hoàn chỉnh dưới dạng khối (solid) Kiểm tra lại đường chạy dao rất quan trọng trong lập trình NC vì những lý

do sau:

- Phát hiện ra được những lỗi tiềm tàng trong chương trình trước khi được chạy thử

- Mô phỏng quá trình gia công bằng đồ họa sinh động

- Rút ra được những thứ cần thiết cho quá trình chạy thử

- Giảm thời gian thiết kế và sản xuất chi tiết

- Giảm giá thành

1 Hộp thoại Standard Turbo: (Hình 4.6)

Trang 39

2 Verify Configuration (Cấu hình Verify)

Nhấp vào nút “Configure” Có năm nhóm tham số: stock shape (hình dạng phôi), display control, miscellaneous (hỗn hợp) và NCI file

selection (Hình 4.7)

Hình 4.6

Cấu hình

Quay lại Gia công Dừng

Từng bước

Nhanh tới

Phần phôi

Thay đổi nguồn sáng

Phóng to thu nhỏ Tốc độ chậm

Tốc độ nhanh

Hình 4.7

Trang 40

2.1- Stock shape: Đường biên của phôi có thể được xác định trong

hình hộp hoặc hình trụ

a- Box boundary: Đường biên hình hộp sử dụng hai điểm: điểm cực

tiểu (min) và điểm cực đại (max) để xác định chiều dài, rộng và cao của hình hộp

Đường biên hộp được xác định bằng ba cách:

- Scan NCI file(s): dùng giá trị tọa độ của tập tin đường chạy dao

được chọn làm đường biên phôi

- Use Job Setup values: sử dụng đường biên phôi đã được xác định

trong job setup

- Pick stock corners: chọn hai điểm từ cửa sổ để xác định đường

biên hộp

b- Cylinder boundary: Đường biên trụ tròn sử dụng hệ trục trụ,

đường kính trụ, cực tiểu Z và cực đại Z để định nghĩa phôi hình trụ.(Hình 4.8)

2.2- Tool display (hiển thị dụng cụ)

Dụng cụ cắt được hiển thị ở ba chế độ: turbo, wireframe (khung dây) và solid (khối) Ba tham số được dùng để dừng dụng cụ tạm thời trong chế độ chạy kiểm tra

a- Turbo (không có dụng cụ): không hiển thị dụng cụ trong quá

trình chạy kiểm tra

b- Wireframe tool: dụng cụ được hiển thị trong chế độ khung dây c- Solid tool: dụng cụ được hiển thị trong chế độ khối

Hình 4.8

Ngày đăng: 11/12/2017, 15:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w