- Triển khai thực hiện Chỉ thị 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên tới
Trang 1PHÒNG GD&ĐT PHÚ BÌNH
TRƯỜNG TH TT HƯƠNG SƠN
Số: …/BC-THHS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hương Sơn, ngày 01 tháng 4 năm 2016
BÁO CÁO Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” Năm học 2015- 2016
I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1 Đặc điểm chung:
* Đội ngũ: Đơn vị có tổng số 45 cán bộ, giáo viên trong đó: 38 đ/c trong
biên chế, hợp đồng trong biên chế: 6, HĐ mùa vụ:1 đ/c
Nữ: 41/45 = 91,1%
Dân tộc: 01
Trình độ: Đại học: 15 đ/c; Cao đẳng: 23 đ/c; Trung cấp: 07đ/c
Cơ cấu tổ chức của nhà trường năm học 2015- 2016:
- Trường có 1 chi bộ đảng gồm 33 đ/c Tỷ lệ 73,3%
- Ban giám hiệu: 01 đ/c
- Ban chấp hành công đoàn: 03 đ/c
- Chi đoàn: 14 đ/c
- Có 3 tổ chuyên môn, 1 tổ văn phòng
* Học sinh:
lớp
Số học sinh
Nữ Học sinh
dân tộc
Khuyết tật Con gia đình
hộ nghèo
* Cơ sở vật chất:
Trường Tiểu học TT Hương Sơn đã đạt chuẩn Quốc gia từ tháng … năm 20… và được công nhận lại tháng 11/2014
Trang 2Trường được công nhận đạt chất lượng giáo dục mức độ ….tháng 5/2015 Tổng diện tích nhà trường: 12 544m2 ( bình quân 14,1 m2/ HS)
Có đủ các khối phòng:
a) Khối phòng học: số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng: Tổng số phòng học: 26 (04 lớp học nhà cấp 4)
b) Khối phòng phục vụ học tập:
- Phòng Âm nhạc; 0
- Phòng Mĩ thuật; 0
- Phòng học ngoại ngữ; 0
- Phòng Tin học; 0
- Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật học hoà nhập; 0
- Thư viện; 1
- Phòng thiết bị giáo dục; 1
- Phòng truyền thống và hoạt động Đội 1
c) Khối phòng hành chính quản trị:
- Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng; 2
- Văn phòng; 1
- Phòng y tế học đường; 1
- Phòng thường trực, bảo vệ ở gần cổng trường; 1
d) Khu bếp ăn đảm bảo điều kiện vệ sinh, đúng quy chuẩn;
e) Khu đất làm sân chơi, sân tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường Sân chơi bằng phẳng và có cây bóng mát Sân tập phù hợp và đảm bảo an toàn cho học sinh;
g) Khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; khu chứa rác và
hệ thống cấp thoát nước đảm bảo vệ sinh
h) Khu để xe riêng cho học sinh, giáo viên và nhân viên
Môi trường, cảnh quan đảm bảo luôn Xanh – Sạch – Đẹp
2.Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi:
Trang 3Trường ở trên địa trung tâm của huyện Phú Bình, tỉnh TN Trường xây dựng được khối đoàn kết nội bộ, có phong trào dạy và học tốt được phụ huynh học sinh
và các cấp lãnh đạo tin cậy
CBGV – NV nhà trường đều có nhận thức đúng đắn về thực hiện phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, có trách nhiệm cao trong quá
trình thực hiện
Trường có tập thể cha mẹ học sinh nhiệt tình, luôn luôn ủng hộ phong trào Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên phối hợp với nhà trường trong mọi hoạt động
* Khó khăn:
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học của nhà trường Điều kiện kinh tế của đa phần phụ huynh nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nên có phần ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường
II CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO
1 Công tác chỉ đạo:
- Ban chỉ đạo quán triệt văn bản chỉ thị, đề ra phương pháp và hình thức tổ
chức thực hiện phù hợp với điều kiện nhà trường
- Tổ chức phổ biến mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua “ Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tới cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh
- Nhà trường luôn phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn triển khai phong trào thi đua lồng ghép với nội dung hoạt động của từng bộ phận theo chủ đề, chủ điểm
2 Tổ chức thực hiện:
- Thành lập ban chỉ đạo có sự tham gia của trưởng ban đại diện Hội cha mẹ học sinh
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên:
- Cung cấp thông tin tài liệu tuyên truyền về phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Trang 4- Tiếp tục tìm hiểu nội dung hỏi đáp về công tác xây dựng THTT- HSTC theo sổ tay trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Triển khai thực hiện Chỉ thị 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 của Bộ GDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên tới từng phụ huynh (Qua nội dung họp phụ huynh )
- Có kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm cùng các đợt thi đua trong năm học
III KẾT QUẢ THỰC HIỆN (Theo 6 nội dung)
Nội dung 1: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
1.1 Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ có cây xanh thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi.
- Trường có hàng rào bao quanh, cổng, biển trường theo quy định của Điều
lệ Trường Tiểu học Trường có quy định và các giải pháp đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho học sinh: Xây tường rào, trồng cây xanh
- Khuôn viên nhà trường sạch sẽ, có cây xanh thoáng mát, lớp học đủ ánh sáng, được trang trí phù hợp và gần gũi, thân thiện với thiên nhiên Trường có sân chơi an toàn
- Nhà trường có đủ 100% phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu), có phòng Tin học, phòng học được quét dọn, lau chùi sạch sẽ, có bảng chống lóa, đủ bàn ghế chắc chắn, phù hợp với lứa tuổi học sinh theo quyết định 1221/2000/QĐ-BYT, ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế
- Có nhân viên y tế với đủ cơ số thuốc theo quy định; có đủ nước uống – nước lọc tinh khiết, nước sạch thuận tiện, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, ăn uống cho học sinh
1.2 Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân trong trường và ở địa phương( Tối đa 5 điểm)
- Tổ chức học sinh các lớp lớn (3, 4, 5) trồng cây, vào dịp đầu xuân theo lịch được phân công cụ thể
- Tổ chức cho học sinh các lớp chăm sóc cây trồng (vườn hoa, cây cảnh) thường xuyên theo lịch được phân công cụ thể
Trang 5- Không có hiện tượng học sinh xâm phạm cây và hoa trong trường và nơi công cộng
1.3 Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Có đủ nhà vệ sinh riêng cho giáo viên và học sinh (riêng nam, nữ)
- Nhà vệ sinh an toàn, thuận tiện, đảm bảo đủ nước sạch và thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ
- Nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường
1.4 Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh.(5 điểm)
- Trường, lớp có chương trình, kế hoạch và lịch phân công học sinh tham gia
vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường khu vệ sinh
- Học sinh được tổ chức và tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh
- Trường, lớp có kế hoạch định kì kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường, khu vệ sinh và cá nhân
Nội dung 2: Dạy và học hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
2.1 Thầy cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh
- Giáo viên gần gũi, tôn trọng học sinh
- GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh trong lớp
- GV rèn cho học sinh khả năng tự học, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lẫn nhau
- GV thực hiện dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
Trang 6- Trường có tổ chức học 2 buổi/ngày với 9 buổi/tuần
2.2 Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao
- Học sinh được khuyến khích tham gia vào quá trình học tập một cách tích
cực, chủ động, sáng tạo và hợp tác
- Học sinh được tạo cơ hội, tạo hứng thú, tích cực đề xuất sáng kiến trong học tập
- Học sinh chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, hoạt động
- Học sinh tham gia xây dựng các góc học tập, khuyến khích sưu tầm và tự làm dụng cụ học tập cho lớp học
* Học sinh đạt giải trong các sân chơi trí tuệ cấp TP, Tỉnh, Quốc gia năm học 2015 - 2016:
Môn thi Các giải đạt được ở cấp TP
Các giải đạt được ở cấp
gia
TA/mạng(IOE)
Toán TV/mạng
Toán TA/mạng
Đá cầu
Nghi thức Đội
và PTS giỏi
Ngày hội nói
Tiếng Anh
Tổng số giải
Nội dung 3: Rèn luyện kĩ năng (KN) sống cho học sinh
3.1 Rèn luyện khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
Trang 7- Học sinh được giáo dục các kĩ năng sống: Các KN giao tiếp, quan hệ giữa các cá nhân: KN tự nhận thức; các KN ra quyết định, suy xét và giải quyết vấn đề;
KN đặt mục tiêu; KN ứng phó, kiềm chế; KN hợp tác và làm việc theo nhóm
- Học sinh được trải nghiệm các KN sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục NGLL như “Chúng em học làm chiến sĩ”,
“ Hội thi văn nghệ” Thi đấu cầu lông, kéo co…
3.2 Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác.
- Học sinh được rèn luyện KN sống thông qua việc biết tự chăm sóc sức khỏe: biết giữ gìn vệ sinh, biết sống khỏe mạnh và an toàn
- Học sinh được rèn luyện KN sống thông qua rèn ý thức chấp hành tốt luật
lệ giao thông: rèn luyện cách tự phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác
3.3 Rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Học sinh được giáo dục KN sống thông qua rèn luyện và thực hiện các quy định về cách ứng xử có văn hóa, đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau
- Học sinh được giáo dục KN sống thông qua rèn luyện và thực hiện các quy định về chống bạo lực trong trường và phòng tránh các tệ nạn xã hội
- Không có hiện tượng kì thị, vi phạm về giới, bạo lực trong trường học
Nội dung 4: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
4.1 Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
- Có kế hoạch tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao của lớp, của trường thiết thực và tạo điều kiện khuyến khích học sinh tham gia
* Kết quả có tổ chức tập luyện cho học sinh tham gia và đạt giải;
+ Về tham gia Hội thi TDTT cấp huyện: Đạt giải Ba đôi nam môn Đá cầu + Tổ chức Hội thi văn nghệ, kéo co, cầu lông cho học sinh ở tất cả các khối lớp nhân dịp kỷ niệm ngày 20/11
Trang 8- Nhà trường có tổ chức giới thiệu cho học sinh, giáo viên một số làn điệu dân ca của địa phương và dân tộc
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao (gắn với truyền thống văn hóa địa phương) của lớp, của trường theo đúng kế hoạch với sự tham gia chủ động, tích cực và tự giác của học sinh
4.2.Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Thực hiện sưu tầm và phổ biến các trò chơi dân gian cho học sinh (gắn với truyền thống văn hóa địa phương)
- Tổ chức hợp lí các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực, phù hợp với lứa tuổi
- Học sinh tham gia tích cực, hứng thú vào các trò chơi dân gian, các hoạt động vui chơi giải trí tích cực theo kế hoạch học tập và hoạt động của lớp, trường
Nội dung 5: Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương
5.1 Mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè(5điểm).
- Chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử, cách mạng; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương
- Có kế hoạch cụ thể và tổ chức cho học sinh chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động tham quan, tìm hiểu các công trình hiện đại, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng
- Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu các công trình hiện đại, di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, làng nghề của địa phương với bạn bè và tổ chức
Trang 95.2 Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
- Có chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực công tác giáo dục văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục NGLL với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi
- Có kế hoạch phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương trong việc phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cuộc sống và cộng đồng ở địa phương và khách du lịch
- Thực hiện phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả việc phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cho cuộc sống và cộng đồng ở địa phương và khách du lịch
Nội dung 6: Về tính sáng tạo trong việc chỉ đạo phong trào và mức độ tiến bộ của trường trong thời gian qua.
6.1 Có sự sáng tạo trong việc tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua
- Đã lập Ban chỉ đạo, lập kế hoạch thực hiện, tổ chức phát động phong trào thi đua với các thành viên trong trường Ban đại diện Cha mẹ học sinh và lồng ghép với các cuộc vận động : “Hai không” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
- Đã triển khai thực hiện Chỉ thị 71/2008/CT-BGDĐT ngày 23/12/2008 của
Bộ GDĐT về tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên
- Đã tổ chức lấy ý kiến học sinh, cha mẹ học sinh đóng góp xây dựng trường (qua hộp thư góp ý, qua Ban đại diện cha mẹ học sinh )
- Đã liên hệ với chính quyền địa phương, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể quần chúng, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, văn nghệ sĩ, cơ quan thông tin đại chúng
để tổ chức thực hiện phong trào thi đua
IV ĐÁNH GIÁ CHUNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Trang 101 Đánh giá chung:
* Ưu điểm:
- Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
đã góp phần thực sự làm thay đổi nhận thức, hành động của các lực lượng giáo dục để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện
- Nội dung của phong trào gắn với các nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và từng nhà trường nói riêng
- Phong trào được mọi người đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia
- Phong trào được thực hiện và đánh giá theo giai đoạn giúp các cơ sở có điều kiện từng bước giải quyết những khó khăn
- Nhà trường đã triển khai theo kế hoạch và gắn với cuộc vận động Học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vân động “Hai không”; Cuộc vận động “Mồi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” thực hiện có hiệu quả tạo môi trường thân thiện, học sinh tích cực
- Giáo viên, học sinh, phụ huynh tích cực tham gia
- Các hoạt động trọng tâm: Đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng môi trường ngày càng thuận lợi hơn, sạch đẹp hơn Chú ý tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống…, tổ chức các hoạt động…
* Hạn chế:
- Công tác phối hợp liên ngành Giáo dục với văn hóa thể thao và du lịch – Học sinh còn nhỏ, việc tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương còn gặp khó khăn
- Chưa tổ chức bình chọn giáo viên tiêu biểu trong phong trào thi đua
2 Bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất:
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng, phối hợp chặt chẽ với các
tổ chức đoàn thể
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động…nhằm nâng cao nhận thức của các lực lượng giáo dục
- Tham quan học tập điển hình tiên tiến Động viên khen thưởng kịp thời