1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ đề Cán bộ và công tác cán bộ Bài dự thi tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về CAND

121 471 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 115,28 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp xây dựng, giáo dục, rèn luyện và phát triển lực lượng Công an nhân dân trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng vai trò của cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân là tài sản tinh thần vô giá, là kim chỉ nam trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta và thế hệ mai sai một hệ thống tư tưởng quý báu, đồ sộ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân Việt Nam.Nghiên cứu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, có thể thấy xuyên suốt và nhất quán đó là chiến lược “trồng người”, mà trước hết là chiến lược xây dựng người cán bộ cách mạng. Người căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà”. Bởi lẽ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa mục tiêu, lý tưởng cách mạng và chiến lược “trồng người” có sự tác động qua lại biện chứng với nhau. Chính vì vậy, sinh thời, cùng với Đảng, Người đã dày công huấn luyện, giáo dục, rèn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ cách mạng nói chung và đội ngũ cán bộ công an cách mạng nói riêng luôn tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và dan tộc, tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các thời kỳ. Cũng từ đó, tư tưởng của Người về cán bộ và công tác cán bộ nói chung và cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân nói riêng được hình thành và phát triển sâu sắc, toàn diện.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp xâydựng, giáo dục, rèn luyện và phát triển lực lượng Công an nhân dân trưởngthành, lớn mạnh về mọi mặt Trong đó, Người đặc biệt coi trọng vai trò củacán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán

bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân là tài sản tinh thần vô giá, là kim chỉnam trong công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sựnghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta,Anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của các lực lượng vũ trangnhân dân Việt Nam Người đã để lại cho chúng ta và thế hệ mai sai một hệthống tư tưởng quý báu, đồ sộ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó có tưtưởng về cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân Việt Nam

Nghiên cứu toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HồChí Minh kính yêu, có thể thấy xuyên suốt và nhất quán đó là chiến lược

“trồng người”, mà trước hết là chiến lược xây dựng người cán bộ cách mạng.Người căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm nămthì phải trồng người Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộtốt cho nước nhà” Bởi lẽ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa mục tiêu, lýtưởng cách mạng và chiến lược “trồng người” có sự tác động qua lại biệnchứng với nhau Chính vì vậy, sinh thời, cùng với Đảng, Người đã dày cônghuấn luyện, giáo dục, rèn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ cáchmạng nói chung và đội ngũ cán bộ công an cách mạng nói riêng luôn tuyệtđối trung thành với Tổ quốc và dan tộc, tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ qua các thời kỳ Cũng từ đó, tư tưởng của Người về cán bộ vàcông tác cán bộ nói chung và cán bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân nóiriêng được hình thành và phát triển sâu sắc, toàn diện

Trang 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ nói chung và cán

bộ và công tác cán bộ Công an nhân dân nói riêng là sự vận dụng và phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của ngành công an mà cán bộ vàcông tác cán bộ Công an nhân dân vừa có điểm chung, vừa có nét đặc thù sovới cán bộ và công tác cán bộ nói chung

Thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công annhân dân đã trở thành ngọn đuốc soi đường, chỉ lối, định hướng cho lực lượngCông an nhân dân từng bước được xây dựng, trưởng thành; đáp ứng đượcmọi yêu cầu, hoàn thành xuất sắc mọi nghiệm vụ, góp phần không nhỏ và sựthành công của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh của Tổ quốc

Ngày nay, trước những biến đổi sâu sắc của tình hình quốc tế và khuvực, trong đó có nhiều yếu tốt tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến cán bộ vàcông tác cán bộ Công an nhân dân Đặc biệt là việc các thế lực thù địch vàbọn tội phạm sẵn sàng sử dụng mọi âm mưu, hành động chống phá chúng ta

về mọi mặt; không ngừng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”; “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa”, xâm nhập nội bộ phá hoại, “phi chính trị hóa” lựclượng vũ trang nhân dân với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảoquyệt hơn Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minhnói chung và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ Công annhân dân nói riêng là một vấn đề cấp bách đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ Công

an nhân dân Việt Nam; là cơ sở để thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng “lựclượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại” mà Đảng ta đã đề ra

Trang 3

Câu 1: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của người cán bộ, chiến sỹ Công an? Đồng chí cần phải làm gì để xứng đáng với vị trí, vai trò đó?

1.1 Vị trí của người cán bộ, chiến sỹ Công an:

Khi đề cập người cán bộ công an, Hồ Chí Minh quan niệm: “Công ancủa ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làmviệc” Người nhấn mạnh, cán bộ công an là người đi đầu, tiên phong trongviệc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước

Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, song từ những quan niệm của

Hồ Chí Minh về cán bộ công an nêu trên, có thể khái quát: Cán bộ công an là

“con người cụ thể”, được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, làm việc trongngành công an, nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ Đảng, phục vụ Nhà nước,phục vụ Tổ quốc

Nói đến vị trí của người cán bộ công an, Hồ Chí Minh đã có cách thứcxác định đúng đắn, rất độc đáo, sáng tạo, vừa đánh giá đúng bản chất, vị thếcủa người cán bộ công an vừa mang tính toàn diện, thuyết phục, đi vào lòngngười, cụ thể:

- Đối với Đảng, Chính phủ:

Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đãđánh giá đúng đắn, khách quan, toàn diện vị trí của người cán bộ, chiến sĩcông an trong mối tương quan với Đảng, Chính phủ Trong tư tưởng Hồ ChíMinh, trước hết, cán bộ công an có một vị trí rất quan trọng, là bộ phận cấuthành, nhân tố hạt nhân không thể tách rời của bộ máy Công an nhân dân; làlực lượng vận hành hoạt động của bộ máy Công an nhân dân, đặt dưới sự lãnhđạo trực tiếp, toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 4

Bên cạnh đó, theo Hồ Chí Minh, người cán bộ công an “là ngườichuyên trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng và Chính phủ chotốt” Như vậy, cán bộ công an có vị trí như “sợi dây chuyền của nhà máy”,một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong việc đề ra đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến sựnghiệp giữ gìn trật tự, an ninh thông qua việc cán bộ công an làm tốt công táctham mưu với Đảng và Nhà nước Khi Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương,chính sách, cán bộ công an trước tiên phải là người gương mẫu thực hiện,đồng thời là lực lượng đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước đến với nhân dân qua công tác tuyên truyền, vận độngnhân dân, tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực thi đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Qua đó, cán bộ công

an cũng là người nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân để đưatới Đảng và Chính phủ

Qua cách tiếp cận như vậy, Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy vị trí củangười cán bộ công an trong mối tương quan với Đảng và Nhà nước một cáchtoàn diện Cán bộ công an không chỉ giữ vị trí là bộ phận cấu thành, khôngthể tách rời, nhân tố hạt nhân vận hành bộ máy công an mà còn là lực lượngchuyên trách, một mắt xích quan trọng, “sợi dây chuyền”, cầu nối quan trọngkhông thể thiếu để thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước

- Đối với nhân dân:

Trong mối tương quan với nhân dân, HỒ CHÍ MINH cho rằng, cán bộcong an giữ vị trí vừa là người lãnh đạo, chỉ huy, hướng dẫn, giúp đỡ vừa làngười đày tớ thật trung thành của nhân dân

Trước hết, theo Hồ Chí Minh, cán bộ công an giữ vị trí là người “đàytớ” thật trung thành của nhân dân Thể hiện quan điểm này, HỒ CHÍ MINH

đã phân tích rõ ràng, đầy đủ: “Làm công an không phải làm “quan cách

Trang 5

mạng” Làm công an là để giữ trật tự an ninh cho nhân dân, xem xét tìm tòi

âm mưu phản động làm hại nhân dân Từ Chủ tịch nước đến giao thông viêncũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa” Vìgiữ vị trí là người đày tớ của nhân dân, cho nên HỒ CHÍ MINH thường xuyêncăn dặn cán bộ công an “đối với nhân dân, phải kính trọng lễ phép”, hết lònghết sức phụng sự nhân dân, vì nhân daan mà chiến đấu, hướng tới mục tiêugiữ vững an ninh cho nhân dân, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc chonhân dân

Không chỉ xác định cán bộ công an là người “đày tớ” thật trung thànhcủa nhân dân, HỒ CHÍ MINH còn khẳng địn: Cán bộ công an còn là ngườilãnh đạo, chỉ huy, hướng dẫn nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, anninh Đây là một tư tưởng hết sức độc đáo, sáng tạo thể hiện giá trị nhân vănsâu sắc Theo Hồ Chí Minh, cán bộ công an có vị trí là người lãnh đạo, hướngdẫn, chỉ huy nhân dân trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, bởi lẽ giữ gìntrật tự, an ninh, trước hết là nhiệm vụ của công an, song nền an ninh củachúng ta phải dựa vào nhân dân Nhân dân là một chủ thể quan trọng quyếtđịnh thành công hay thất bại của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh Tuy nhiên,nhân dân chỉ phát huy được vai trò, sức mạnh to lớn của mình thông qua sựlãnh đạo, hướng, chỉ huy của cán bộ công an Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ huy, tổchức, hướng dẫn của cán bộ công an, nhân dân mới có phương pháp, cáchthức phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, giúp đỡ công an giữ gìn trật tự, an ninhthật hiệu quả, an toàn

- Trong mối tương quan giữa cán bộ công an với cán bộ bên ngoài lực lượng Công an nhân dân:

Hồ Chí Minh đã có phương pháp xác định vị trí của cán bộ công antoàn diện, trên nhiều khía cạnh Người không chỉ xác định vị trí của người cán

bộ công an trong mối tương quan với Đảng, Chính phủ, nhân dân mà còn xác

Trang 6

định vị trí của cán bộ công an trong mối tương quan với cán bộ bên ngoài lựclượng Công an nhân dân:

Hồ Chí Minh đã có phương pháp xác định vị trí của cán bộ công antoàn diện, trên nhiều khía cạnh Người không chỉ xác định vị trí của người cán

bộ công an trong mối tương quan với Đảng, Chính phủ, nhân dân mà còn xácđịnh vị trí của cán bộ công an trong mối tương quan với cán bộ bên ngoài lựclượng Công an nhân dân

Hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được tầm quan trọng củaviệc xác định đúng vị trí của người cán bộ công an so với vị trí của cán bộ ởcác cơ quan, đoàn thể khác bên ngoài lực lượng Công An Nhân Dân TheoNgười, việc xác định đúng vị trí của cán bộ công an là một trong những biệnpháp quan trọng nhằm đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, một căn bệnh hếtsức nguy hiểm, ung nhọt cần loại bỏ trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xãhội

Hồ Chí Minh luôn quan niệm rõ ràng, đầy dủ, công tâm, công minhtrong việc xác định vị trí của cán bộ công an trong mối tương quan với cán bộkhác bên ngoài lực lượng Công An Nhân Dân Người tuyệt đối không thiên

vị, đặt vị trí của cán bộ của cơ quan, đơn vị, tổ chức này hay cơ quan, đơn vị,

tổ chức khác quan trọng hơn Bởi lẽ, cán bộ của mỗi cơ quan, đoàn thể khácđều có chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau Cho nên, Hồ Chí Minh cho rằng,người cán bộ công an với người cán bộ ở các cơ quan, đơn vị, đoàn thể khácđều có vị trí ngang bằng nhau, là người “đồng chí” không phân biệt hơn, kém

và đều là “người đày tớ thật trung thành của nhân dân”, phải hết lòng hết sứcphụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc

Như vậy, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định, trên cơ sở vận dụngsáng tạo phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã cóphương pháp, cách thức xác định vị trí của cán bộ công an toàn diện, đầy đủ,sâu sắc, đúng đắn, khách quan, khoa học

Trang 7

1.2 Vai trò của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân:

Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, bên cạnh việc tập trung xácđịnh một đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng được một chính ĐẢngvững mạnh, đủ sức tập hợp và lãnh đạo đông đảo quần chúng nhân dân để đitới giành thắng lợi, Hồ Chí Minh cũng luôn chú trọng đến việc xác định vaitrò của người cán bộ nói chung và cán bộ Công An Nhân Dân nói riêng

Khi bàn về vai trò của người cán bộ công an, Hồ Chí Minh cho rằng:Trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh, cán bộ công an giữ vai trò “nòngcốt”, “tiên phong”

Cán bộ công an có vai trò nòng cốt trong sự nghiệp giữ gìn trật tự, anninh được Hồ Chí Minh lý giải: Sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh tuy có sựtham gia của nhiều lực lượng, cơ quan, đơn vị, song giữ gìn trật tự, an ninhtrước hết là nhiệm vụ của công an Công an nhân dân là lực lượng chuyêntrách, chịu trách nhiệm trước Đảng, Chính phủ, nhân dân về sự nghiệp giữ gìntrật tự, an ninh Công an nhân dân được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng,giao phó trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh Cán bộ công an là người trựctiếp tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan, đơn vị,đoàn thể khác Cán bộ công an là người tham mưu với Đảng và Chính phủ đề

ra chủ trường, đường lối, chính sách, pháp luật có liên quan đến an ninh, trật

tự Cán bộ công an trực tiếp đề ra chủ trương, biện pháp, cách thức phòngngừa, phát hiện, đấu tranh với các thế lực thù địch và bọn tội phạm để bảo vệnhân dân, bảo vệ Đảng, Chính phủ

Như vậy, cán bộ công an là một nhân tố quan trọng, lực lượng giữ vaitrò đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh Cán bộcông an là thanh bảo kiếm bảo vệ Đảng, bảo vệ Chính phủ, bảo vệ nhân dân

Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ công an giữ vai trò nòng cốt trong sựnghiệp giữ gìn trật tự, an ninh

Trang 8

Xuất phát từ vai trò nòng cốt của mình, đòi hỏi người cán bộ công anphải phát huy vai trò tiên phong trong mọi công việc Chỉ khi phát huy vai tròtiên phong thì cán bộ công an mới xứng đáng với vai trò nòng cốt, hoàn thànhtốt trọng trách giữ gìn trật tự, an ninh đã được Đảng, nhân dân tin tưởng giaophó Cho nên, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đãnhiều lần nhắc nhở cán bộ công an phải phát huy vai trò tiên phong, công anphải đi trước các cơ quan, đơn vị, đoàn thể khác Vai trò tiên phong của cán

bộ công an được thể hiện qua việc luôn gương mẫu, không ngừng cố gắng,không ngại khó khăn, gian khổ trước kẻ thù

Nói đến vai trò của người cán bộ công an, tuy có nhiều cách tiếp cậnkhác nhau, nhưng dù ở cách thức nào cũng hết sức đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu

HỒ CHÍ MINH cho rằng: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có người, mà trong

số người muốn lên chủ nghĩa xã hội thì cán bộ là ddaafu tiên và cốt cán”.Trong số những người cán bộ đó, người cán bộ công an là lực lượng tiênphong nhất, cần đi trước các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể khác: “Công an đibước trước”

1.3 Đồng chí cần phải làm gì để xứng đáng với vị trí, vai trò đó?

- Nhận thức rõ vị trí, vai trò của người cán bộ, chiến sỹ Công an nhândân

- Có những hành động thiết thực, cụ thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm

vụ của bản thân và của đơn vị nơi công tác

- Không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tài năng, phong cách, nềntảng tư tưởng, chính trị, giữ gìn ý thức tổ chức kỷ luật theo tấm gương Chủtịch Hồ Chí Minh vĩ đại

- Không ngừng cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện đế có những phâmchất cần thiết cần phải có đối với người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dântheo lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 9

- Chấp hành tốt kỷ cương, kỷ luật của Đảng, của Ngành, của đơn vịcông tác; suốt đời hy sinh, phấn đấu vì sự nghiệp cách mạng, tuyệt đối trungthành với Đảng, với chế độ và nhân dân.

- Suốt đời phấn đấu, hi sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhànước, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; tận tụy phục vụ nhândân

Trang 10

Câu 2: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh người cán bộ, chiến sỹ Công an phải có những phẩm chất nào? Vì sao Hồ Chí Minh lại yêu cầu cán bộ, chiến sỹ Công an phải có những phẩm chất đó?

2.1 Những phẩm chất cần có của người cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

- Bản lĩnh chính trị vững vàng:

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến việc xâydựng lực lượng Công an nhân dân vững mạnh về chính trị và xây dựng ngườicán bộ công an có bản lĩnh chính trị vững vàng

Theo Hồ Chí Minh, bản lĩnh chính trị vững vàng của người cán bộ công

an thể hiện rõ nét ở chỗ luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Chính phủ, chế

độ và Tổ quốc trong mọi tình huống, mọi điều kiện, hoàn cảnh dù đó là hoàncảnh khó khăn nhất Vì vậy, trong suốt quá trình lãnh đạo, giúp đỡ lực lượngCông an nhân dân từng bước xây dựng và phát triển về mọi mặt, Hồ ChíMinh luôn đặt ra một yêu cầu cốt yếu đối với người cán bộ công an là phảituyệt đối trung thành Trong tác phẩm Tư cách người công an cách mệnh, HồChí Minh chỉ rõ: cán bộ công an “đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trungthành” Nhấn mạnh vấn đề này, Hồ Chí Minh cho rằng, trung thành là mộttrong những tiêu chí rất quan trọng, tiêu chí đầu tiên để tuyển chọn cán bộ,chiến sĩ công an

Trung thành, theo Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ công an phải phục tùng

sự lãnh đạo tuyệt đối, nhất quán của Đảng từ trên xuống dưới, nhất định phảinhư thế Phục tùng sự lãnh đạo của Đảng là biểu hiện rõ nét của lòng trungthành của cán bộ, chiến sĩ công an Sự trung thành với Đảng của cán bộ, chiến

sĩ công an phải thống nhất trong tư tưởng và hành động Cán bộ công an phảiluôn nhận thức đầy đủ “còn Đảng còn mình” Bởi lẽ, Đảng lãnh đạo là nhân

Trang 11

tố hàng đầu đảm bảo công an luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ: “Đảng có lãnhđạo chính trị đúng, thì chuyên môn mới đúng” Sự lãnh đạo đúng đắn củaĐảng là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối, giúp cán bộ, chiến sĩ công an hoànthành tốt nhiệm vụ, đấu tranh đập tan mọi âm mưu, hành động của các thế lựcthù địch và bọn tội phạm Còn cán bộ công an “nếu thoát ly đường lối chínhtrị của Đảng, thì dù khéo mấy cũng không kết quả” Cho nên cán bộ công anphải tuyệt đối loại bỏ tư tưởng cho rằng các đồng chí lãnh đạo Đảng không cóchuyên môn, nghiệp vụ công an nên không lãnh đạo được công an Đảng,Chính phủ của ta là Đảng và Chính phủ của nhân dân Do vậy, cán bộ công antrung thành với Đảng, với Chính phủ cũng đồng thời là trung thành với nhândân.

- Lập trường tư tưởng rõ ràng, vững chắc:

Cán bộ công an là lực lượng nòng cốt, tiên phong bảo vệ Đảng, bảo vệChính phủ, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân Cho nên theo Hồ Chí Minh phảiluôn có lập trường tư tưởng vững chắc, rõ ràng

Hồ Chí Minh cho rằng, lập trường tư tưởng vững chắc, rõ ràng là mộttiêu chí, yêu cầu không thể thiếu của người cán bộ công an Theo HỒ CHÍMINH, lập trường tư tưởng vững chắc, rõ ràng của cán bộ công an đó chính làviệc cán bộ, chiến sĩ công an thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa Trong

Bài nói tại Trường Công an Trung ương, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Còn về

phần cán bộ công an thì phải như thế nào? Trước hết cán bộ phải có tư tưởng

xã hội chủ nghĩa, lập trường phải rõ ràng, vững chắc đã” Tư tưởng xã hội chủnghĩa theo Người chính là nội dung của chủ nghĩa Mác – Lênin được vậndụng sáng tạo vào trong điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ra Đó làmỗi cán bộ, chiến sĩ công an hãy nghĩ đến lợi ích chung, lợi ích của toàn dântrước Có tư tưởng xã hội chủ nghĩa là cơ sở, điều kiện để tiến lên chủ nghĩa

xã hội Tư tưởng về xã hội chủ nghĩa của cán bộ, chiến sĩ công an phải thôngsuốt, rõ ràng, toàn diện

Trang 12

Muốn vậy, theo Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sĩ công an phải thườngxuyên tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa cánhân

Bởi lẽ, chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm của tư tưởng xã hội chủnghĩa, đối lập hoàn toàn với tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là lười biếng, là hủhóa, so sánh, suy bì hơn thiệt Thực tế cho thấy, chủ nghĩa cá nhân và đấutranh chống chủ nghĩa cá nhân là vấn đề được Hồ Chí Minh quan tâm từ rấtsớm Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, vào ngày 15 – 10 – 1948trên báo Sự thật, Người đã có bài viết Chủ nghĩa cá nhân để chỉ ra biểu hiện,tính chất, mứ độ nguy hiểm và phương pháp đấu tranh chống chủ nghĩa cánhân cho cán bộ, đảng viên thấy rõ Riêng với lực lượng Công An Nhân Dân,

là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Người có sự quan tâm đặc biệt Trong Bàinói tại Trường Công an Trung ương ngày 28 – 1 – 1958, Người khẳng định:

Để tiến lên chủ nghĩa xã hội trước hết cán bộ phải có tư tưởng xã hội chủnghĩa, muốn vậy phải chống chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá nhân: “Là so bìđãi ngộ: lương thấp, cáo, quần áo đẹp, xấu, là uể oải, muốn nghỉ ngơi, hưởngthụ, an nhàn” Để giúp cán bộ, chiến sĩ công an hiểu rõ ràng, rành mạchhownt hế nào là chủ nghĩa cá nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát: “Tómlại cái gì trái với đạo đức cách mạng đề là chủ nghĩa cá nhân” Bằng cảmquan chính trị, phẩm chất thiên tài của một vị lãnh tụ vĩ đại, Chủ tịch Hồ ChíMinh đánh giá đúng tính chất nguy hiểm của chủ nghĩa cá nhân là ung nhọt,

kẻ thù của tương tưởng xã hội chủ nghĩa, cần kiên quyết đấu tranh loại bỏ.Người nói với cán bộ Công an nhân dân: “Chủ nghĩa cá nhân như vi trùng đẻ

ra nhiều bệnh khác: sợ khó, sợ khổ; tự do chủ nghĩa; vui thì làm, khoongt híchkhông làm … Công an là bộ máy giữ gìn chính quyền chống thù ngoài địchtrong, mà còn chủ nghĩa cá nhân là còn có địch ở bên trong, địch ở trong conngười mình Kẻ địch ấy lại không thể lấy súng bắn vào được” Người tiếp tụcnhấn mạnh: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều cái xấu, thiên hình vạn trạng Vídụ: lười biếng, hủ hóa, suy tính tiền đồ, cho rằng ngành công an gian khổ, vất

Trang 13

vả nhiều mà ít được ai biết, ít được huân chương; đòi hỏi đãi ngộ, so bì lươngthấp lương cao; công thần địa vị: cho rằng ở trong Đảng lâu năm mà khôngđược đề bạt bằng người vào Đảng ít năm hơn; không an tâm công tác; ở công

an tthif muốn sang ngành khác; có quyền hạn một chút là thiếu dân chủ, chỉtay năm ngón; đối với nội bộ thì suy bì, ganh tị, không đoàn kết với nhau,v.v Còn có thể nêu ra nhiều ví dụ nữa, nhưng tóm lại cái gì trái với đạo đứccách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân”

Để mỗi cán bộ, chiến sĩ công an có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đấutranh quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh đã nêu ra những phươngpháp đấu tran chống chủ nghĩa cá nhân hết sức hiệu quả:

Trước hết, Người cho rằng, cán bộ công an phải đấu tranh quét sạchchủ nghĩa cá nhân một cách thường xuyên, liên tục Bởi lẽ, “Tư tưởng cộngsản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại Lúa phải chăm bón rất khónhọc thì mới tốt được Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lu bù Tưtưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được Còn tư tưởng cá nhânthì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ… Chủ nghĩa cá nhân không phảichống lại một lần mà hết được Trong lớp này, các cô các chú kiểm thảo thànhkhẩn là điều tốt, ttieesn bộ Nhưng không phải kiểm thảo xong là gột rửaheetst chủ nghĩa cá nhân Ví như ruawtr mặt thì phải rửa hàng ngày Vì vậykiểm thảo ở đây không phải là ong, là đủ mà còn phải tiếp tục luôn luôn phêbình, tự phê bình, kiểm thảo trong mọi việc.”

Hai là, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải không ngừng tu dưỡng,thấm nhuần đạo đức cách mạng; cố gắng phấn đấu, vươn lên, khắc phục khókhăn Người nói: “Không phải chỉ muốn không là được Miệng nói tiến lênchủ nghĩa xã hội, nhưng tư tưởng còn không thông và hành động còn khôngđúng thì không tiến lên được Trước hết cán bộ phải có tư tưởng xã hội chủnghĩa, lập trường phải rõ ràng, vững chắc đã” Trong bài nói tại lớp nghiêncứu khóa I và lớp bổ túc khóa VI Trường Công an Trung ương, chủ tịch Hồ

Trang 14

Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là chống tư tưởng

xã nhân chủ nghĩa (so bì, hưởng thụ) Đã là cuộc đấu tranh gian khổ, gay gothì phải chống tư tưởng uể oải, mệt mỏi, sợ khổ, chống tư tưởng tự do chủnghĩa, thích thì làm, không thích thì không làm

Ba là, cán bộ công an “phải đề cao tính tổ chức, đề cao kỷ luật Chốngchủ nghĩa ba phải; trái phải, phải dứt khoát, phải rõ ràng, không được nểnang Can đảm bảo vệ chính nghĩa, dũng cảm tự phê bình và phê bình Xácđịnh toàn tâm toàn ý, 100% phục vụ nhân dân Có như thế mới khắc phụcđược khuyết điểm, phát huy được ưu điểm Còn so sánh địa vị, còn con bìhưởng thụ thì chỉ có 50% phục vụ nhân dân còn 50% là phục vụ cá nhânmình” “Công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong người cònkhó khăn hơn Vì vậy phải nâng cao kỷ luật, tính tổ chức, chống ba phải, nểnang Công tác phải đi sâu và thiết thực Làm việc phải có điều tra, nghiêncứu, không được tự kiêu, tự đại”

- Có phẩm chất đạo đức cách mạng

Đánh giá đúng tầm quan trọng của đạo đức và sự cần thiết phải có đạođức cách mạng đối với cán bộ, HỒ CHÍ MINH nhiều lần khẳng định: “Cán bộlấy đức làm cốt cán”, “đạo đức là gốc của người cách mạng” Trong tác phẩm

Di chúc để lại cho Đảng và nhân dân ta, Người căn dặn: “Mỗi đảng viên vàcán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm kiêmchính, chí công vô tư”

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn coitrọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nềntảng của người cách mạng Người đã thực hiện một cách mẫu mực những tưtưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềđạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từngđối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác lànhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giao đoạn

Trang 15

nhất định Cho nên, khi đề cập đến chuẩn mực đạo đức của Người cán bộcông an có điểm chung, không nằm ngoài chuẩn mực đạo đức của người cán

bộ nói chung đó là: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; cần, kiệm, liêm, chính, chícông vô tư; trung với nước, hiếu với dân… Đồng thời, do tính chất, nhiệm vụ,chuyên môn, nghiệp vụ của ngành công an có những đặc thù riêng, cho nênNgười đã nhấn mạnh tới một số chuẩn mực đạo đức của người cán bộ công

an Đó là lý do vì sao, trong tác phẩm Tư cách người công an cách mệnh, viếtnăm 1948, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở và yêu cầu người cán bộ công an phảiluôn rèn luyện tư cách đạo đức:

“Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính

Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành

Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép

Đối với công việc, phải tận tuỵ

Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo”

+ Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính:

Cần trước hết là thái độ đối với công việc, không nền hà việc lớn, việc

bé, bất kỳ công tác gì cũng đều phải siêng năng, nâng cao năng suất lao động

Cần hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa trung bình và thái độ làm việc cầm chừng,

lề mề, chậm chạp, hành chính, quan liêu Yêu cầu cần trong hành động là phải

nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn chủ động, sáng tạo trongcông việc; chịu khó học tập, suy nghĩa, tìm tòi mọi cách khắc phục khó khănnhằm hoàn thành nhanh nhất công việc với chất lượng và hiệu quả cao nhất;chống lười biếng, ngại khó, ngại khổ, làm việc qua loa, tắc trách, thiếu tínhchủ động trong công việc, để công việc dây dưa, kéo cào, mà chất lượng vàhiệu quả thấp

Trang 16

Kiệm là không lãng phí thời gian, của cải của mình và nhân dân Kiệm

là yêu cầu đạo đức chung đối với mọi con người Công an càng phải tiết kiệm,

vì lãng phí, xa hoa chính là những thói xấu mà kẻ địch dễ lợi dụng Từ khôngtiết kiệm sẽ dễ dẫn đến mắc các khuyết điểm, cán bộ công an không thực hiệntốt chức trách của mình và dễ sa vào các hiện tượng tiêu cực Vì vậy, tiếtkiệm không chỉ là giữ gìn các giá trị vật chất mà còn giữ gìn phẩm chất cánbộ

Liêm là không tham ô và luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân Liêm là trong sạch, không tham lam Liêm phải đi đôi với kiệm cũng như kiệm phải đi đôi với cần Có cần mới có liêm được, vì xa xỉ mà sinh ra tham

lam: tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều

là “bất liêm” Hồ Chí Minh chỉ rõ: Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, tổn hạikinh tế của Chính phủ cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hơnnữa

Chính là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.

Việc phải ở đây là những việc đúng, phù hợp với chủ trương, chính sách củaĐẢng và pháp luật của Nhà nước, lợi ích của quần chúng, đạo đức của xã hội

Việc trái là những hành vi ngược lại với đạo lý, pháp luật Chính nghĩa là

không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn,

tức là tà Đối với người cán bộ công an, chính là phải có bản lĩnh vững vàng,

ủng hộ cái đúng, cái thiện, biết tôn trọng lẽ phải, làm theo lẽ phải, đấu tranhbảo vệ lẽ phải; đối với những điều ác, điều trái thì dù có lợi cho bản thân cũngkhông làm, không đồng tình và kiên quyết đấu tranh; chống những biểu hiệnbàng quan, vô trách nhiệm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dámđấu tranh

Cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cần mà không kiệm thì sản xuất không phát triển, thành quả lao động sẽ bị hao phí, mất mát Kiệm hỗ trợ làm tăng thêm hiệu quả cho cần Cần, kiệm là cơ sở để

Trang 17

thực hiện liêm, chính Những người liêm, chính là những người biết cần, kiệm.

- Đối với đồng sự phải thân ái, giúp đỡ:

Hồ Chí Minh đề cao và rất coi trọng đạo đức nghề nghiệp của ngườiCông an nhân dân Đạo đức của người công an trước hết là đạo đức làmngười, biểu hiện ở lòng thương yêu, quý trọng, nâng đỡ con người, thấu tìnhđạt lý, sống với nhau có nghĩa, có tình, có lòng nhân ái, thân ái giúp đỡ đồngđội, đồng chí, đồng sự Đồng đội, đồng chí là những người cùng công tác,cùng chung chí hướng, cùng phấn đấu cho lý tưởng, sự nghiệp bảo vệ an ninh,trật tự của Tổ quốc; mở rộng ra là những người cùng chung vai gánh sức vớilực lượng công an trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh Tổ quốc Cơ sở bềnvững cho tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau chính là cùng chung mục đích, lýtưởng chiến đấu

Theo Hồ Chí Minh, thân ái, giúp đỡ gắn liền với việc hướng dẫn,truyền đạt tri thức, kinh nghiệm nghề nghiệp cho đồng đội; thể hiện ở việccấp trên quan tâm, giúp đỡ cấp dưới về mọi mặt để vững tin, một lòng, một dạhoàn thành nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, thân ái giúp đỡ không phải là

“chén chú chén anh, che giấu khuyết điểm” mà là để giúp nhau nhận rõ thànhtích, khuyết điểm để thật thà sửa chữa Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phánkiểu đoàn kết, thân ái, giúp đỡ một chiều, né tránh đâu tranh, phê bình, hoặcxuê xoa bỏ qua, bao che, dung túng những thói hư, tật xấu trong nội bộ.Người kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của thói ích kỷ, cánhân chủ nghĩa, chia rẽ, bè phái, địa phương cụ bộ, hoặc thái độ “dĩ hòa viquý” Người chỉ ra phương thuốc hiệu nghiệm để khắc phục, chữa trị các “cănbệnh” đó là cần phải luôn nêu cao tự phê bình và phê bình với tinh thần thân

ái và lập trường cách mạng, phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân

- Đối với chính phủ, phải tuyệt đối trung thành:

Trang 18

Chính phủ của ta là Chính phủ của nhân dân, có nhiệm vụ tổ chức thựchiện các chủ trương, đường đối, chính cách của Đảng Do vậy, trung thànhvới Chính phủ cũng có nghĩa là trung thành với Đảng, với nhân dân Công annhân dân là công cụ chuyên chính sắc bén của Nhà nước sã hội chủ nghĩa, cónhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng vàtài sản của nhân dân Do vậy, tuyệt đối trung thành với Chính phủ là mộttrong những yêu cầu hàng đầu, không thể thiếu trong phẩm chất của ngườiCông an nhân dân.

Nhiệm vụ của lực lượng công an là bảo vệ chính quyền dân chủ nhândân; đây là nhiệm vụ có tính chính trị rất cao Vì vậy, cán bộ, chiến sĩ Công

an nhân dân không chỉ phải chăm lo rèn luyện và thực hành kỹ năng chuyênmôn mà còn phải chăm lo nâng cao nhận thức chính trị cho mình Chủ tịch

Hồ Chỉ Minh đã phân tích: “Muốn làm người cán bộ hoàn toàn thì cán bộchuyên môn phải hiểu chính trị, cán bộ chính trị phải hiểu chuyên môn Nếuchỉ hiểu một bên là cán bộ què”.

Mỗi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đều có ý nghĩachính trị quan trọng, mỗi thắng lợi trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tựđều đem lại lợi thế chính trị cho lực lượng cách mạng; mỗi sự sơ suất, sai lầmcũng đều để lại hậu quả chính trị xấu, ảnh hưởng không tốt tới uy tín củaĐảng, của chính quyền cách mạng Vì vậy, sự trung thành với Đảng và Chínhphủ không chỉ phản ánh sự trung thành thuần túy, là lương tâm, trách nhiệm

mà còn phản ánh nhãn quan chính trị nhạy bén của mỗi cán bộ, chiến sĩ Công

an nhân dân

Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân dù công tác ở bất kỳ đâu đều phảithấy rõ sự gắn bó chặt chẽ giữa công tác công an và đường lối chính trị củaĐảng Hồ Chí Minh luôn nhắc nhỏ: “Công tác công an phải gắn chặt vớiđường lối chính trị của Đảng Nếu thoát ly đường lốì chính trị của Đảng, thì

dù khéo mấy cũng không kết quả” Nắm vững và nghiêm túc thực hiện chủ

Trang 19

trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước là biểuhiện cao nhất của lòng trung thành vối Chính phủ của lực lượng Công an nhândân.

- Đối vói nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.

Là Công an nhân dân, mang bản chất nhân dân, vì vậy kính trọng, lễphép vối nhân dân luôn là quan điểm, thái độ cách mạng, nguyên tắc xử thếcủa người công an cách mạng

Sự kính trọng, lễ phép của công an đối với nhân dân có nhiều nội dung

cụ thể, sâu sắc Trước hết là phải vì lợi ích của nhân dân mà phục vụ với tinhthần phải đặt lợi ích nhân dân lên trên hết, thức cho dân ngủ, gác cho dân vuichơi, lấy niềm hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình Bởi dân cầntrông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi íchchung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc), do đó quan tâm đến đời sốngquần chúng thì quần chúng sẽ theo ta, ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả,nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt các mặt công tác

Công an cần phải lễ phép với nhân dân: Lễ phép là cách xưng hô đúngmực, là thái độ hòa nhã, khiêm tốn trước nhân dân, biết kính trên nhườngdưới, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân Công an phải thực sự đoàn kết vớinhân dân, gần gũi nhân dân để động viên nhân dân tự nguyện tham gia côngviệc theo nghiệp vụ, chuyên môn của ngành Nhân dân không những ủng hộ,giúp đỡ mà còn kiểm tra việc làm của mỗi cán bệ, chiến sĩ công an, góp phầngiáo dục, rèn luyện tư cách đạo đức cho mỗi ngưòi chiến sĩ công an cầnchống mọi biểu hiện của tư tưỏng quan liêu, hách dịch, coi mình là “quancách mạng” muốn làm gì cũng được; ngược lại, phải có thái độ cầu thị, lắngnghe dân, phải khuyến khích cho dân phê bình công an Trong quan hệ vớidân phải thực sự dân chủ, phải có phương pháp công tác, đi đường lối quầnchúng

Trang 20

Kính trọng, lễ phép với nhân dân không phải chỉ dừng lại ở thái độ,cách xử sự, quý trọng, tôn kính nhân dân mà sự kính trọng, lễ phép đó phảibiến thành hành động cụ thể Thông cảm, chia sẻ khó khăn, vất vả của nhândân, đồng thời phải tích cực hoạt động, tìm mọi cách để giúp nhân dân vượtqua khó khăn, vất vả đó, mang lại hạnh phúc cho nhân dân Đó mới chính là

sự kính trọng, lễ phép thực sự mang đúng nghĩa của nó

Lời dạy “đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép” của Hồ Chí Minhvối Công an nhân dân vừa là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa

là những kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống, từ thực tiễn hoạt động bền bỉ, gianlao của Người Dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ vối nhân dân, hết lòng hếtsức phục vụ nhân dân vừa là đưòng lối, là biện pháp rất cơ bản, vừa là nhâncách, lẽ sống, lý tưởng của Công an nhân dân

- Đối với công việc, phải tận tụy.

Người luôn yêu cầu cán bộ công an phải toàn tâm, toàn ý với công việc.Xuất phát từ đối tượng đấu tranh của lực lượng công an là bọn phản cáchmạng và bọn tội phạm hình sự nguy hiểm, bọn chúng dùng trăm phương ngàn

kế để phá hoại ta, phá hoại được chút nào là hay cho chúng chút ấy nên yêucầu tận tụy vối công việc là điều không thể thiếu đối với cán bộ, chiến sĩ công

an Bồi lẽ, không tận tụy, không tập trung cho công việc thì không thể nắmbắt và dự đoán được tình hình, động thái và hoạt động phản cách mạng củacác thế lực thù địch cũng như những hành vi vi phạm pháp luật của bọn tộiphạm; càng không thể cảnh báo nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác, tăngcường các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội củađất nước Mặt khác, công tác công an cũng thường liên quan đến sinh mệnhchính trị, tính mạng và tài sản củạ nhân dân, do vậy, nếu không tận tụy, kháchquan trong công việc dễ dẫn đến làm sai, làm oan người vô tội

Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở thái độ của cán bộ cộng an đối vớicông việc, không nên suy bì, tị nạnh lương cao, lương thấp, tính thán tiền đồ

Trang 21

hơn thiệt Làm người công an là phải toàn tâm, toàn ý, hết lòng, hết sức chocông việc Làm công tác công an phải luôn xác định rõ không có việc nàosang, việc nào hèn, phải thực sự cầu thị, dốc lòng tận tụy, nhẫn nại; có kỷ luậtcao, luôn xây dựng ý thức chăm lo đổi mới, cải tiến phương pháp làm việc,hình thành tác phong làm việc chu đáo, nền nếp, cẩn thận, có tính khoa học vàhiệu quả thiết thực Chiến sĩ công an là người cán bộ cách mạng gương mẫu,cần phải luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ đạo đức nghềnghiệp trước Đảng, trước dân ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo:

Cương quyết, khôn khéo là hai yêu cầu, hai nội dung, hai mặt của mộtvấn đề có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động, bổ sung qua lại lẫnnhau:

Cương quyết với địch được hiểu là ý chí sắt đá, thái độ cứng rắn, không

gì có thể lay chuyển về mục tiêu chung của cách mạng; là người trước ngãxuống người sau đứng lên, một người bai thì trăm ngàn người nổi dậy, thà hysinh chứ không lùi bước trước bất cứ một kẻ thù nào; cương quyết không đểđịch phá hóa, bọn tội phạm làm hại dân, làm hại cho cách mạng; cương quyếtgiữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, không thỏa hiệp, không nhânnhượng, không để bọn tội phạm mua chuộc, dụ dỗ trước những “viên đạn bọcđường”; không lau lòng, gục ngã Cương quyết với địch còn được Hồ ChíMinh quan niệm là một thái độ quyết đoán, hoàn toàn trái ngược với sự nhútnhát, do dự; chỉ có cương quyết thì địch mới không lấn tới, không hung hăng,dọa nạt được; có như vậy thì người cán bộ, chiến sĩ công an mới giành đượcthắng lợi trước kẻ thù Có thể nói, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh,cương quyết đối với địch là một thứ vũ khí sức mạnh tinh thần vô địch củangười cán bộ, chiến sĩ công an trong quá trình đấu tranh với địch

Còn khôn khéo là một cách ứng xử thông minh, nhanh nhẹn, linh hoạt,

sáng tạo của người cán bộ, chiến sĩ công an với địch, là cách thức đánh địch

Trang 22

đạt hiệu quả nhất mà địch không phòng, chống nổi, để địch không thể làm tổnhại cho ta, là làm sao ta để địch chủ quan, không phòng bị, sơ hở trước sự tấncông của ta, là nghệ thuật, cách thức đánh địch Song, cách cư xử khéo léo vớiđịch, theo Hồ Chí Minh, cần phân biệt vối sự khéo léo trong cư xử với nhândân, Người từng nói: “Gặp trường hợp nguy hiểm, nếu công an khéo léo thìđược dân giúp ngay Khéo đây không phải là cái lối khéo bề ngoài, mà khéo

có nghĩa là phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”

Sự cương quyết và khôn khéo với địch không thể tách rời nhau, cươngquyết phải trên cơ sở khôn khéo, ngược lại sự khôn khéo là để giữ vững được

sự cương quyết, là cách thức, phương pháp thực hiện sự cương quyết

Như vậy, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thực tiễn công tác đấutranh với địch, lực lượng công an phải luôn giữ vững được nguyên tắc: “Đốivới địch phải cương quyết, khôn khéo” Đây là nghệ thuật ứng xử mà Hồ ChíMinh đã chỉ dạy ngành công an trong công tác đấu tranh đối phó với địch

Nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức cách mạng đối với người cán

bộ, chiến sĩ công an, Hồ Chí Minh căn dặn: “Nói tóm lại là những đạo đức và

tư cách mà người công an cách mệnh phải có, phải giữ cho đúng Những điều

đó, chẳng những nên luôn luôn nêu trên báo mà lại nên viết thành ca dao chomọi người công an học thuộc, nên viết thành khẩu hiệu dán tại những nơi cácanh em công an thường đến (bàn giấy,nhà ăn, phòng ngủ, v.v.)

Thực tế minh chứng rõ, Hồ Chí Minh luôn đặc biệt coi trọng giáo dục,thuyết phục bằng biện pháp nêu gương Người là tấm gương đạo đức sángngời để mỗi cán bộ, chiến sĩ công an học tập và làm theo Cho nên, không chỉdừng lại ở việc yêu cầu cán bộ công an phải có đạo đức cách mạng, Hồ ChíMinh còn cho rằng: “Mỗi cán bộ công an phải cố gắng gương mẫu trong họctập, trong công tác, gương về đạo đức cách mạng”, gương mẫu trong lời nóiviệc làm, thái độ Bởi lẽ, hơn ai hết Hồ Chí Minh thấu hiểu, nhiệm vụ của cán

bộ công an hết sức khó khăn, vất vả, thầm lặng, phải thường xuyên đối diện

Trang 23

với kẻ thù nguy hiểm, song đồng thời cũng phải tiếp xúc, vận động, tổ chức,giáo dục nhân dân tham gia giữ gìn trật tự, an ninh, cho nên phải “gươngmẫu”, Cán bộ công an có gương mẫu trong học tập, công tác và tu dưỡng, rènluyện đạo đức thì nhân dân mới tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ, làm theo công an.

Có gương mẫu như vậy, cán bộ công an mới xứng đáng là người cách mạng

Từ những yêu cầu và sự chỉ dạy cụ thể, Hồ Chí Minh khẳng định: “Nóitóm lại là những đạo đức và tư cách mà người công an cách mệnh phải có,phải giữ cho đúng” Đó là tư tưởng khái quát của Hồ Chí Minh về đạo đứccách mạng của người cán bộ, chiến sĩ công an Thực tiễn cho thấy, trong suốtquá trình từng bước xây dựng và trưởng thành, mỗi cán bộ, chiến sĩ công anluôn ghi nhớ, quán triệt và thực hiện nghiêm túc lời chỉ dạy của Chủ tịch HồChí Minh về việc không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng trongmọi điều kiện, hoàn cảnh để luôn xứng đáng là người cán bộ công an cách

mạng “vừa hồng vừa chuyên”.

- Chuyên môn, nghiệp vụ giỏi

Không dừng lại ở việc đưa ra những yêu cầu về chính trị, tư tưởng,phẩm chất đạo đức của cán bộ công an, Hồ Chí Minh đồng thời cũng đòi hỏicán bộ, chiến sĩ công an phải có tài năng, chuyên môn, nghiệp vụ giỏi Bởi lẽ,

sự nghiệp giữ gìn trật tự, an ninh rất cần nhưng cũng rất khó Các thế lực thùđịch và bọn tội phạm không từ một thủ đoạn nào để chống phá chúng ta Chonên, cán bộ, chiến sĩ công an phải có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi mới có thểhoàn thành tốt mọi nhiệm vụ

Đưa ra những yêu cầu về phẩm chất, tài năng, chuyên môn, nghiệp vụgiỏi của cán bộ công an, Hồ Chí Minh không chỉ tập trung trong một bài nói,bài viết hay trong một thời điểm nhất định mà nội dung này được Ngườithưòng xuyên quan tâm, nhắc đi nhắc lại nhiều lần Thực tế cho thấy, Hồ ChíMinh không bàn cụ thể hoặc đưa ra những tiêu chuẩn về tài, trí, trình độchuyên môn và sự hiểu biết nghiệp vụ của người công an Song, Người đã nêu

Trang 24

ra những tiêu chí chung, đó là: “Phải nắm vững đường lối chính sách củaĐảng và Chính phủ”, phải làm cho công tác công an gắn chặt với đường lốichính trị của Đảng, đi đúng đường lối chính trị, tuyệt đối không được thoát lyđường lối chính trị của Đảng; phải có kế hoạch chu đáo, phải dự đoán trướcđược diễn biến của tình hình để có chủ trương, biện pháp bảo vệ tốt; giữ gìnthật tốt an ninh, trật tự và nhất định phải đánh trúng địch, đánh địch phải nhưđánh rắn, phải đánh dập đầu “Về công tác: Phải đi sâu, phải thiết thực, phảiđiều tra nghiên cứu, không được chủ quan, tự túc tự mãn”; “Làm việc phải cóđiều tra, nghiên cứu, không được tự kiêu, tự đại Phải toàn tâm toàn ý phục vụnhân dân”; phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ nhục hình Sử dụng nhục hình làcán bộ kém tài; phải trao đổi kinh nghiệm giữa các lực lượng trong ngành vàtổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn cần thiết để phục vụ công tác, thammưu cho Đảng, Nhà nước những chính sách, biện pháp nâng cao an ninh, trật

tự xã hội; “phải cảnh giác, phải biết trấn áp kẻ địch bên trong và kẻ địch bênngoài”; phải tổ chức được toàn dân, đoàn kết được nhân dân: “Vấn đề quantrọng nhất là giáo dục, tuyên truyền cho dân, để quản lý tốt tai, mắt, miệng,mũi, của dân, làm thế nào dân giúp công an để phát hiện địch và giấu địchnhững điều của ta Nói cho địch là phải nói dối, nói cho ta thì nói thật Mắt đểphát hiện địch Tai cũng vậy Tổ chức tốt quần chúng để giấu không cho địchbiết và bảo vệ ta”, công an phải có thiên la, địa võng; Công tác công an liênquan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, đặc biệt là ở những vùng biên giới,hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào các tôn giáo, cho nêntheo Hồ Chí Minh, cán bộ công an “phải nắm vững chính sách đối với đồngbào thiểu số, điều đó rất cần thiết”; phải luôn giữ được bản lĩnh cách mạng,

“đối với địch, chớ nên hoang mang, cần phải hết sức trấn tĩnh, trấn tĩnh làbước đầu thắng địch Cố nhiên, trấn tĩnh rồi còn phải đi sâu xét kỹ” Có nhưvậy, mới “làm tròn nhiệm vụ của người Công an nhân dân của một nước đânchủ nhân dân”

Trang 25

Đối với một số lực lượng công an có nhiệm vụ đặc thù như công ancảnh vệ, Người chỉ rõ hơn, cụ thể hơn: Người bảo vệ phải biết đánh địch, phảibiết võ giỏi, phải khỏe, phải bắn súng giỏi, bơi giỏi, chèo thuyền giỏi và phảibiết trèo cây nữa; phải biết giữ bí mật; phải biết bảo vệ được Bác nhưngkhông xô đẩy đồng bào Vì vậy, muốn bảo vệ tốt, phải có kỹ thuật, phải giữvững được bí mật và phải có thái độ tốt đối với đồng bào Còn đối với ngườicán bộ tình báo, do công việc mang nhiều đặc thù nghề nghiệp, đòi hỏi sựthận trọng, bí mật và sự cảnh giác cao độ là yếu tô sống còn, Hồ Chí Minh đãchỉ ra bốn đức tính ắt phải có của công an tình báo là bí mật, cẩn thận, khônkhéo, kiên nhẫn và cần phải tuyệt đối tẩy sạch những chứng bệnh khoekhoang, ba hoa, cẩu thả, hấp tấp, lộ bí mật, làm việc luộm thuộm, sơ xuấthoặc bằng bàn giấy Những đức tính này vừa là tiêu chuẩn cơ bản vừa mang ýnghĩa sống còn đôi với công tác tình báo và đối với bản thân mỗi người cán

bộ tình báo trong mọi điều kiện, hoàn cảnh

Muốn vậy, theo Hồ Chí Minh, cán bộ, chiến sĩ công an phải “gươngmẫu trong học tập”, không ngừng học tập, nâng cao trình độ, “học gì làm việcđó” đó là một nguyên tắc Chỉ thông qua học tập, nâng cao trình độ, cán bộchiến sĩ công an mới không ngừng nâng cao được tài năng, qua đó sử dụng tàinăng của mình để phục vụ tốt cho sự nghiệp cách mạng, đáp ứng được yêucầu bảo vệ Đảng, Tổ quốc và nhân dân trong mọi điều kiện, hoàn cảnh Đấutranh đập tan mọi âm mưu, hành động chống phá của các thế lực thù địch vàbọn tội phạm

Mặc dù yêu cầu cán bộ công an phải có tài năng, chuyên môn, nghiệp

vụ giỏi, song Hồ Chí Minh cũng đồng thời căn dặn cán bộ công an phải luônkhắc ghi: “Nếu tự tư tự lợi, lập trường không vững, tư tưởng không thông, thìtài giỏi gì cũng vô dụng”

- Phong cách làm việc dân chủ, quần chúng, tận tụy, khoa học

Trang 26

Hồ Chí Minh luôn quan tâm tối phong cách làm việc của cán bộ Công

an nhân dân Theo Người, cán bộ công an phải có phong cách làm việc dânchủ, quần chúng, tận tụy, khoa học

- Phong cách làm việc dân chủ: Trong Thư gửi Hội nghị cồng an toầnquốc (ngày 15-11-1950), Người đã chỉ rõ: “Lề lối làm việc phải dân chủ Cấptrên phải thường kiểm tra cấp dưới Cấp dưới phải phê bình cấp trên Giúpnhau kinh nghiệm và sáng kiến, giúp nhau tiến bộ Tự phê bình và phê bìnhnhau theo tinh thần thân ái và lập trường cách mệnh” Theo Người, công anphải luôn coi trọng dân chủ rộng rãi, mọi việc phải bàn bạc để mọi ngườitham gia góp ý kiến vào công việc chung, có mở rộng dân chủ thì mới pháthuy được trí tuệ của tập thể mới giúp cấp trên đề ra đường lối, chính sáchđúng đắn và chỉ đạo thực hiện đầy đủ Ngoài ra, cách làm việc của ngườiCông an nhân dân còn phải đảm bảo sự kết nối với nhân dân; dựa vào nhândân, lắng nghe phản hồi của nhân dân Qua công tác phê bình và tự phê bình,

“phải hoan nghênh nhân dân phê bình công an, để đi đến hiểu công an, yêucông an, và giúp đỡ công an” Cán bộ công an đã biết khuyến khích, hoannghênh nhân dân phê bình thì cũng phải ghi nhớ rõ: “Trong 10 lần phê bìnhcũng có lần đúng, có lần không đúng Đúng thì nhận, không đúng thì giảithích”

Người còn nhắc nhở: dân chủ phải là dân chủ thực sự chứ không phảidân chủ hình thức Muốn có dân chủ thực sự thì phải thực hiện tốt tự phêbình Dân chủ phải đi đôi với tập trung, tập trung phải trên cơ sở dân chủ vàphải làm đúng nguyên tắc “lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách” Người nói:

“Không nên hiểu lầm dân chủ Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi Nhưngkhi đã quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là đểbàn cách thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thựchiện” Việc đã bàn bạc xong thì phân công nhau mà làm Dân chủ phải đi đôivới kỷ luật, đó là kỷ luật tự giác nghiêm minh Trong kỷ luật phải chú ý

Trang 27

“thưởng - phạt” Phải thưởng phạt cho công minh, cho kịp thời Kỷ luật phảibình đẳng, không có ngoại lệ với bất kỳ ai Người chức vụ cao, càng được rènluyện lâu năm, nếu phạm kỷ luật thì thi hành kỷ luật càng phải nghiêm khắc.

“Phải đề cao tính tổ chức, đề cao kỷ luật Chống chủ nghĩa ba phải; trái phải,phải dứt khoát, phải rõ ràng, không được nể nang”

- Tác phong quần chúng: Hồ Chí Minh nhắc nhở công an phải: gần gũinhân dân, dựa vào lực lượng của nhân dân, xa rời nhân dân thì dù tài tình mấycũng không làm gì được Phải làm sao cho dân yêu mến, phải nhớ rằng, dân làchủ, dân như nước, mình như cá, lực lượng bao nhiêu là ở dân hết Phải làmdân giúp đỡ và “đi dân nhớ, ở dân thương” Phải thực hiện “óc nghĩ, mắttrông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, bám sát thực tiễn Hồ Chí Minhđòi hỏi cán bộ Công an nhân dân phải huy động hết các giác quan, dồn hếtsức lực, tâm trí để làm công tác cho tốt Cán bộ công an phải có “óc nghĩ” thìmới hiểu biết sâu rộng và nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhànươcs, nghĩa là có nhận thức và giác ngộ chính trị cao; có “óc nghĩ” mới tìmđược cách mà thực hiện nhiệm vụ của mình sao cho hiệu quả nhất Hồ ChíMinh đòi hỏi Công an nhân dân phải kết hợp “óc nghĩ” với “mắt trông, tainghe, chân đi, miệng nói, tay làm”, nghĩa là phải thâm nhập thực tế, chịu khóquan sát, nghe ngóng để biết tình hình Quá trình đó thì phải nói đi đôi vớilàm, qua thực tiễn mà kiểm nghiệm lý luận, dùng lý luận mà cải tạo thực tiễn.Mọi tư tưởng, ý định, sáng kiến phải được thể hiện bằng hành động cụ thểtrong thực tiễn, tránh nói suông, nghĩ suông, tránh áp đặt ý chí chủ quan,nhưng đồng thời làm việc phải có kê hoạch, có định hướng, có mục đích Đó

là cả một quá trình thông nhất biện chứng trong tác phong mà người Công annhân dân phải có, một tấc phong thực sự nâng động, sáng tạo Người chỉ rõ,cán bộ, chiến sĩ công an “phải dựa vào dân, không được xa rời dân”; “phảiđoàn kết nhân dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớncủa nhân dân”; “phải đi đường lối quần chúng thì nhân dân mới tin yêu, giúp

Trang 28

công an và công an mới thành công được” “Phải đoàn kết nội bộ, đoàn kếtvới nhân dân và với các ngành khác”.

- Làm việc phải tận tụy Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểucông tác của lực lượng Công an nhân dân là hết sức gian khổ, thường xuyênphải đối diện với nguy hiểm và thầm lặng, không phải lúc nào cũng được lênbáo, đài phát thanh Công việc của cán bộ công an toàn diện, nhiều nội dung,nhiều hoạt động, từ công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý đốìtượng, giáo dục nhân dân; tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ; bảo vệĐảng, Chính phủ, bảo vệ nhân dân; xây dựng chủ nghĩa xã hội cho nên, HồChí Minh thường xuyên yêu cầu cán bộ công an: “Đối với công việc, phải tậntụy” Nghĩa là người cán bộ công an phải thật sự chăm chỉ, chịu khó, hết lònghết sức đối với công việc được giao Chỉ có tân tụy với công việc, hết lòng,hết sức vì công việc thì cán bộ công an mới hoàn thành tốt mọi nhiệm vụđược giao

- Làm việc phải khoa học: Người dạy: “Phải đi sâu xét kỹ Phải kiênquyết tránh bắt bừa, mớm cung, dùng nhục hình”; “tác phong phải thật kháchquan, thiết thực, phải tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tổng kết và traođổi kinh nghiệm giữa các ngành công an”

Phải xem xét, đối chiếu, so sánh những ý kiến, khác nhau để lựa chọncái đúng, không nhầm lẫn đúng với sai Đó là nghệ thuật phát hiện, phân tích,đánh giá đối tượng đấu tranh; chủ động và triệt để khoét sâu vào điểm yếu củađốỉ tượng, cô lập, phân hóa các đối tượng sao cho đúng Đó là nghệ thuậtđánh giá đúng lực lượng của ta nắm vững tình hình lực lượng hiện tại đồngthời thấy được khả năng phát triển, thường xuyên xây dựng và củng cố quyếttâm, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cuộc đấu tranh

Phải dựa vào kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắm chắc,hiểu thấu vấn đề mới đi đến yết định đúng đắn Như Hồ Chí Minh đã chỉ rõ,

Trang 29

muốn lãnh đạo đúng trước hết “phải quyết định mọi vấn đề một cách chođúng”.

Làm việc “phải phân công cụ thể, công an làm gì? Các ngành có liênquan phải làm gì?” Trong kế hoạch đó phải xác định mục đích rõ ràng,chương trình đặt ra phải sát hợp: “Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn Nhiềuđích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào” Kế hoạch một thì biện phápphải mười, hai mươi thì mới có thể thực hiện thắng lợi

- Có tinh thần cố gắng, trách nhiệm

Hồ Chí Minh luôn đề cao tinh thần cố gắng, trách nhiệm của người cán

bộ Theo Người, cán bộ công an phải luôn có tinh thần cố gắng, vươn lên đểvượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với sựtin cậy của Đảng và nhân dân Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ công an phải thấyrõ: “Là Đảng, Chính phủ hết sức chăm sóc Các cô các chú phải xứng đángvới lòng tin cậy của Đảng và Chính phủ” Cán bộ công an phải có tinh thần cốgắng, vươn lên khắc phục khó khăn, gian khổ không chỉ trong công việc màcòn phải “cố gắng học tập chính trị và kỹ thuật” Hồ Chí Minh từng nói:Muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa, trước hết phải có những con ngưòi xã hội chủnghĩa, trong đó cán bộ công an là lực lượng tiên phong, đi đầu, đi trước cácngành khác, cho nên phải cố gắng Sự nghiệp cách mạng là công việc khókhăn, đòi hỏi nhiều công sức Hồ Chí Minh từng so sánh sự nghiệp cách mạngnhư đào một con kênh, muốn đào con kênh càng rộng, càng sâu thì càng tốnnhiều công sức để so sánh với sự khó khăn của việc xây dựng chủ nghĩa xãhội cho cán bộ công an thấy rõ để cố gắng Mặt khác, xuất phát từ tính chấtcông tác nghề nghiệp của ngành công an là phải thường xuyên đối diện vớinhững khó khăn, nguy hiểm, gian nan, vất vả, nhiều hy sinh thầm lặng, khôngphải thường xuyên được lên báo, lên đài phát thanh mới là vẻ vang, công táccông an rất cần và cũng rất khó “Vì vậy, công việc của công an ngày càngnhiều, công an càng phải cố gắng nhiều”

Trang 30

Đề cập đến tinh thần trách nhiệm của cán bộ công an, Hồ Chí Minh đãyêu cầu cán bộ công an: “Phải luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm Cónhư vậy mới xứng đáng là người cán bộ được Đảng và nhân dân tín nhiệm”.Quan điểm của Hồ Chí Minh về tinh thần trách nhiệm của cán bộ công an rấttoàn diện, từ tinh thần trách nhiệm đốỉ với công việc; tinh thần trách nhiệmđối với Đảng, nhân dân; tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượngCông an nhân dân vững mạnh, tinh gọn, thiết thực, tránh hình thức, bàn giấy;tinh thần trách nhiệm trong học tập, nâng cao trình độ

Cán bộ công an phải có tính thần trách nhiệm xây dựng lực lượng Công

an nhân dân vững mạnh Hồ Chí Minh nói: “Đối với nhân dân, đối với Đảng,với cách mạng xã hội chủ nghĩa, trách nhiệm của công an rất lớn, rất nặng nề.Cho nên phải xây đựng một bộ máy công an rất tốt, rất chắc chắn Ai phải xâydựng? Mỗi một cán bộ công an đều có trách nhiệm vào đấy Ai cũng tiến bộ,cũng khắc phục được khuyết điểm, phát huy được líu điểm, thì toàn bộ bộmáy công an sẽ tốt” Cán bộ công an phải nhận thức rõ trách nhiệm của mìnhthông qua những hành động cụ thể, góp phần xây dựng bộ máy công an tốt,chắc chắn, tinh gọn, thiết thực, hiệu quả, tránh lãng phí, trong đó có việc xâydựng hình ảnh của lực lượng Công an nhân dân Tránh hiện tượng “Con sâu

bỏ rầu nồi canh” Tuyệt đốì loại bỏ tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm, coi việcxây dựng lực lượng công an là công việc chung, trách nhiệm của lãnh đạo,của Đảng và Chính phủ

Cán bộ công an phải có trách nhiệm trong công việc Trách nhiệmtrong công việc của người cán bộ công an thể hiện ở sự tận tụy, tinh thần cốgắng, phấn đấu, vươn lên khắc phục khó khăn, làm tròn nghĩa vụ của mộtngười công an cách mạng Việc công an hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình làmột biểu hiện rõ nét cán bộ công an có tinh thần trách nhiệm trong công việc

“Công an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân Các cô, các chú phải cốgắng làm tròn nhiệm vụ của người Công an nhân dân của một nước dân chủ

Trang 31

nhân dân” Ngưòi nhấn mạnh: “Một điểm nữa là tất cả cán bộ, đảng viên,đoàn viên thanh niên lao động phải nâng cao tinh thần trách nhiệm Như Bác

đã nói ỏ trên, nhiệm vụ của các cô, các chú rất nặng nề Muốn làm tròn nhiệm

vụ nặng nề và vẻ vang đó, phải luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm Cónhư vậy mới xứng đáng là người cán bộ được Đảng và nhân dân tín nhiệm”

Cán bộ công an phải có tinh thẩn vươn lên trong học tập, xây dựngphẩm chất đạo, đức, lối sống Không chỉ khẳng định cán bộ công an phải cótinh thần, trách nhiệm trong việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân, HồChí Minh còn khẳng định, cán bộ công an phải có tinh thần vươn lên tronghọc tập, xây dựng phẩm chất đạo đức, lối sông Người yêu cầu mỗi cán bộ,chiến sĩ công an phải không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn, vất vả.Nhấn mạnh vấn đề này, Hồ Chí Minh khẳng định: “Mỗi cán bộ công an phải

cố gắng, gương mẫu trong học tập, trong công tác, gương mẫu về đạo đứccách mạng”

Cán bộ công an phải có tinh thẩn phục vụ nhân dân Người chỉ rõ:

“Công an phải có tinh thần phục vụ nhân dân” Cán bộ cồng an cần nhận thức

rõ vị trí, vai trò của mình trong mối tương quan đối với nhân dân Trong tưtưởng của mình cần phải hiểu được, công an là người đày tớ thật sự trungthành của nhân dân, cho nên phải có tinh thần phục vụ nhân dân, phải kínhtrọng, lễ phép với nhân dân

- Có ý thức tổ chức, kỷ luật tốt

Kỷ luật theo Hồ Chí Minh là sức mạnh Cho nên, đối với người cán bộcông an, Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu phải nâng cao kỷ luật, tính tổchức, chống ba phải, nể nang Thể hiện rõ tư tưởng này, Hồ Chí Minh phântích: “Công an đánh địch bên ngoài đã khó, đánh địch bên trong người cònkhó khăn hơn Vì vậy phải nâng cao kỷ luật, tính tổ chức, chống ba phải, nểnang” Trong Thư khen các chiến sĩ và cán bộ của các đơn vị tiếp quản Thủ

đô, Hồ Chí Minh cũng không quên căn dặn: “Chớ vì có thành tích mà chủ

Trang 32

quan, phải luôn luôn cảnh giác và giữ kỷ luật chặt chẽ” Trong Bài nói tại Đạihội chiến sĩ thi đua Công an nhân dân vũ trang, Hồ Chí Minh nói: “Hội nghịchúng ta có 224 đại biểu, số đảng viên và đoàn viên là bao nhiêu? Có baonhiêu người chưa phải đảng viên, đoàn viên? Bác thấy các chú trẻ trung, bâygiờ lại là chiến sĩ thì các chú phải cố gắng mà vào Đảng, vào Đoàn Khôngphải thần tiên, mà phải cố gắng học tập, công tác, giữ gìn kỷ luật”.

Đối với người cán bộ, chiến sĩ công an do công tác chuyên môn thườngxuyên đối diện với nhiều nguy hiểm và có nhiều bí mật, cho nên phải coitrọng k’ luật và chấp hành tốt kỷ luật là một đòi hỏi phảilnộ luôn thực hànhcho tốt Cán bộ công an phải luôn giũ vững kỷ luật công tác, kỷ luật của cơquan, đơn vi giữ vững kỷ luật đảng; giữ vững kỷ luật từ trên xuống dưới, từdưới lên trên; mỗi cán bộ công an phải gương mẫu trong giữ gìn kỷ luật

Vì kỷ luật là rất quan trọng, là sức mạnh, cho nên Hồ Chí Minh luôncăn dặn công an phải thi hành cho đúng, cho nghiêm Đối với những trườnghợp cán bộ vi phạm kỷ luật thì phải kịp thời phát hiện sớm, trường hợp nhẹthì nhắc nhỏ, giáo dục, thuyết phục để đồng chí, đồng đội có cơ hôi sửa chữa,tiến bộ Trường hợp vi phạm nặng hơn nếu cần thiết cần phải đưa ra khỏingành công an Đặc biệt, trường hợp cán bộ công an ăn tiền, cần bắt và phảilàm án ngay Trong Thư gửi đồng chí Hoàng Hữu Nam, tháng 12-1946,Người nhấn mạnh: “Việc công an ăn tiền, nên bắt và làm án ngay”

- Gần dân, thân dân, trọng dân, lễ phép với nhằn dán và vì nhân dân

Kế thừa và phát triển sáng tạo những giá trị tư tưởng - lý luận tốt đẹpcủa dân tộc, đặc biệt là truyền thống trọng dân, thân dân, kính dân, khoan thưsức dân, “nước lấy dân làm gối” của dân tộc ta; vận dụng và phát triển sángtạo quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh yêu cầu,cán bộ công an phải luôn có tư tưởng và hành động gần dân, thân dân, kínhtrọng lễ phép với nhân dân và vì nhân dân

Trang 33

Cán bộ công an phải gần dân Lý giải tại sao cán bộ công an phải gầndân, trong buổi Nói chuyện tại Hội nghị công an toàn quốc lẩn thứ 10, tháng1-1956, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Phải gần gũi nhân dân, dựa vào lực lượngcủa nhân dân, xa rời nhân dân thì tài tình mấy cũng không làm gì được Nhândân có hàng triệu tai mắt Nếu công an biết dựa vào nhân dân, thì nhân dân sẽ

là người giúp việc rất đắc lực của công an Muốn làm tròn nhiệm vụ, công anphải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và của Chính phủ, hết lòngphục vụ nhân dân và dựa vào nhân dân” Trong một lần khác, Người chỉ rarằng: “Chống bọn xâm lược và bọn phá hoại là nhiệm vụ của quân đội, củacông an nói riêng và toàn dân nói chung; là nhiệm vụ mà quân đội và công anphải dựa vào nhân dân mới hoàn thành được tốt Ví dụ: Một vạn công an thìchỉ có hai vạn tai, hai vạn mắt, hai vạn tay chân, nhưng nhân dân có hàngtriệu tai, hàng triệu mắt, hàng triệu tay chân Cho nên chúng ta phải dựa vàodân để hoạt động Khi tổ chức được dân, đoàn kết được dân thì việc gì cũnglàm được” Người nói: “Làm công an thì phải làm cho dân tin, dân yêu, dânủng hộ Có dựa vào nhân dân thì công an mới hoàn thành được tốt nhiệm vụcủa mình Nhân dân có hàng triện tai mắt thì kẻ địch khó mà che giấu được.Nếu trong công tác, các cô, các chú được dân ủng hộ, làm cho dân tin, dânphục, dân yêu thì nhất định các cô, các chú thành công”

Để tăng cường mối quan hệ với nhân dân, Hồ Chí Minh cho rằng:

“Phải làm thế nào cho được lòng dân, phải thực sự giúp đỡ dân trong côngviệc chứ không phải là lối ngoại giao qua loa Có như thế thì người dân mớitích cực trỏ lại giúp đỡ công an Bác lấy một thí dụ: Công an có bao nhiêungười? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ítlắm bên cạnh lực lượng nhân dân Năm vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5vạn đôi bàn tay Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệucặp mắt và đôi tai mới được, muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xarời dân, nếu không thể thì sẽ thất bại Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thànhcông nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi

Trang 34

hoàn toàn” Trong Bài nói chuyện với bộ đội, công an vằ cán bộ trước khi vàotiếp quản Thủ đô, Hồ Chí Minh căn dặn: “Về xuôi phải làm gương mẫu trongmọi việc, tùy hoàn cảnh của mình mà gần gũi, giúp đỡ nhân dân”.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, gần dân để cán bộ công an thân dân, họcdân, lắng nghe ý kiến phê bình, góp ý của dân; gần dân là cơ sở để cán bộCông an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ; để động viên nhân dân tự nguyêntham gia công việc theo nghiệp vụ, chuyên môn của ngành Nhân dân khôngnhững ủng hộ, giúp đỡ mà còn kiểm tra việc làm của mỗi cán bộ, chiến sĩcông an, góp phần giáo dục rèn luyện tư cách đạo đức cho mỗi người chiến sĩcông an

Cán bộ công an phải thân dân, nghĩa là cán bộ công an có mối quan hệgắn bó mật thiết, gần gũi với dân Theo Hồ Chí Minh, cán bộ công an có thândân thì mới hiểu dân, mới có thể biết được việc lớn, việc nhỏ của dân để giúp

đỡ dân Cán bộ công an có hiểu dân mới có thể trọng dân Cán bộ công anphải thân dân, vì lực lượng công an có nguồn gốc từ nhân dân, mang tínhnhân dân và tính dân tộc Trong bức thư gửi đồng chí Hoàng Mai vào tháng 3-

1948, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trên báo, cần thường xuyên làm cho anh chị emcông an nhận rõ công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ vàdựa vào nhân dân mà làm việc” Để tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịtvới nhân dân, theo Hồ Chí Minh: “Công an phải có tinh thần phục vụ nhândân, là bạn dân” “Công an phải luôn luôn giúp đỡ, tổ chức, giáo đục nhândân, làm cho mọi người dân đều là người giúp việc của mình, làm thành mạnglưới Công an nhân dân Như thế công tác mới có kết quả Hồi kháng chiến, bộđội cũng thế, nhất là du kích, đều luôn luôn được nhân dân ủng hộ mà giànhđược thắng lợi Nhất là công an biên phòng, ở những nơi đồng bào thiểu số,phải chú ý đến phong tục tập quán của đồng bào, luôn giúp đỡ giáo dục đồngbào, làm cho đồng bào tin yêu, phục cán bộ thì đồng bào sẽ hết sức giúp đỡ,

có khi hy sinh cả cho ta Đối với những đơn vị biên thùy hay ở các đảo, việc

Trang 35

ấy phải hết sức chú ý; phải giúp đỡ dân, ngày thường tìm mọi cách giáo dục

họ, giúp đỡ, tổ chức họ Muốn làm như thế, phải nắm vững chính sách đối vớiđồng bào thiểu số, điều đó rất cần thiết”

Không những vậy, cán bộ công an còn “phải đoàn kết, đoàn kết chậtchẽ, đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân và dân phải làm đầy đủ chính sách dântộc, phải làm cho khéo” Bởi lẽ, “dân có mến, yêu, tin công an thì mái giúpcông an chuyên chính với địch để tiến lên chủ nghĩa xã hội”

Cán bộ công an phải trọng dân Nghĩa là cán bộ công an phải nhận thức

rõ vị trí, vai trò to lớn của nhân dân trong sự nghiệp cách mạng nói chung vàtrong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự nói riêng Cán bộ công an phải có hànhđộng thiết thực, cụ thể đế phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp bảo

vệ an ninh trật tự Cán bộ công an phải tổ chức quần chúng, giáo dục quẩnchúng, học hỏi quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, việc gì cũng bànbạc với quần chúng, thì dù vấn đề khó khăn mấy cũng sẽ giải quyết được hết.Người luôn căn dặn cán bộ công an: “Nếu công an ta biết giữ gìn và biết dựavào nhân dân, làm cho nhân dân cũng biết cách giữ gìn, không để sơ hở thìnhất định địch không làm gì được” Người tiếp tục nhắc nhở: “Trong khángchiến, ta không có mỏ than to, bây giờ ta có mỏ Hồng Gai, có nhiều máy, cóhàng vạn công nhân thế nào địch cũng tìm cách phá hoại Công an phải dựavào công nhân mà bảo vệ mỏ than của ta” “Nhân dân ta có hàng chục triệungưòi, có hàng mấy chục triệu tai mắt, tay, chân Nếu biết dựa vào nhân dânthì việc gì cũng xong” Công an nhân dân phải trọng dân, bởi lẽ: “Giữ gìn trật

tự, an ninh trước hết là việc của công an, bộ đội, cảnh sát Nhưng chính quyền

ta là chính quyền dân chủ, bất kỳ việc to việc nhỏ đều phải dựa vào lực lượngcủa nhân dân để phụng sự lợi ích của nhân dân Việc giữ gìn trật tự, an ninhcàng phải dựa vào sáng kiến và lực lượng của nhân dân”

Lễ phép với nhân dân Lễ phép là cách xưng hô đúng mực, là thái độhòa nhã, khiêm tôn trước nhân dân, biết kính trên nhường dưới, biết lắng nghe

Trang 36

ý kiến của nhân dân, “phải thực sự trung thành, tôn kính, thương yêu dân”.

Hồ Chí Minh quan niệm, nhân dân giữ vai trò là “ông chủ” của Nhà nước,Nhà nước ta là Nhà nưóc của dân, do dân, vì dân, bao nhiêu quyền bính đềuthuộc về nhân dân; nhân dân giữ vai trò quyết định mọi vấn đề hệ trọng củađất nước, làm công tác chính quyền, ở công an hay ở quân đội, đều là “đàytớ” của nhân dân Theo Người, “làm công an không phải làm “quan cáchmạng” Làm công an để giữ trật tự an ninh cho nhân dân Từ Chủ tịch nướcđến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dânkhông cần đến nữa” Cho nên, từ tư tưởng đến hành động, cán bộ công anphải “kính trọng, lễ phép” với nhân dân Kính trọng, lễ phép với nhân dânkhông phải chỉ dừng lại ỏ thái độ, cách xử sự, quý trọng, tôn kính với nhandân mà sự kính trọng, lễ phép đó phải biến thành hành động cụ thể Thôngcảm, chia sẻ khó khăn, vất vả của nhân dân, đồng thời phải tích cực tìm mọicách để giúp nhân dân vượt qua khó khăn, vất vả đó, mang lại hạnh phúc chonhân dân

Cán bộ công an phải vì dân Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng,

từ tư tưởng đến hành động, Hồ Chí Minh đều hướng tới mục tiêu vì nước, vìdân Do đó, Người luôn luôn khẳng định, giữ vững an ninh cho nhân dân làmục tiêu cao nhất của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự Theo Người, nhànước ta là nhà Nước của dân, do dân và vì dân Cho nên, cán bộ Công annhân dân phải vì dân Trước hết là phải vì lợi ích của nhân dân mà phục vụvới tinh thần phải đặt lợi ích nhân dân lên trên hết, thức cho dân ngủ, gác chodân vui chơi, lấy niềm hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống của mình Bởi vìnhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi íchriêng và lợi ích chung, lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc), do đó quan tâmđến đời sống quần chúng thì quần chúng sẽ theo ta, ta được lòng dân thì takhông sợ gì cả, nếu không được lòng dân thì ta không thể làm tốt các mặtcông tác Làm công an là để giữ trật tự, an ninh cho nhân dân, xem xét, tìm tòi

âm mưu phản động làm hại nhân dân “Ở nông thôn cải cách ruộng đất, trong

Trang 37

bọn địa chủ có người yên phận làm ăn, nhưng cũng có bọn còn ngoan cố âmmưu phá lúa, giết trâu, đốt nhà của nông dân Công an phải chú ý bảo vệ nôngdân” “Chính quyền nhân dân có hai lực lượng để bảo vệ nó: đó là quân đội

và công an Làm công tác chính quyền, ở công an hay ỏ quân đội, đều là làmđày tớ cho nhân dân cả, vì chính quyền dân chủ có nghĩa là chính quyền dongưòi dân làm chủ Làm công an không phải làm “quan cách mạng” Làmcông an là để giữ trật tự an ninh cho nhân dân, xem xét tìm tòi âm mưu phảnđộng làm hại nhân dân” “Công an nhân dân hoàn toàn khác công an đế quốc.Công an đế quốc là nanh vuốt của đế quốc để hà hiếp áp bức đa số nhân dân Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên trách thi hành chínhsách, phương châm của Đảng và Chính phủ cho tốt Công an nhân dân phảithực sự phục vụ nhân dân”

Lời dạy “đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép” của Hồ Chí Minhvới Công an nhân dân vừa là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa

là những kinh nghiệm rút ra từ cuộc sống, từ thực tiễn hoạt động bền bỉ, gianlao của Người Trong tư duy Hồ Chí Minh, gần dân, thân dân, trọng dân, lễphép với nhân dân và vì nhân dân có mối quan hệ biện chứng với nhau.Người cho rằng, cán bộ công an phải gần dân, thân dân thì mới có thể hiểudân để trọng dân, trọng dân mới có thể lễ phép với nhân dân và cao hơn hếtthảy đó là có gần dân, thân dân, trọng dân, lễ phép với dân thì cán bộ công anmới thật sự vì dân mà làm việc, vì dân mà chiến đấu, bao nhiêu quyền lợi, baonhiêu lợi ích đều hướng tới nhân dân Đây vừa là đưòng lối, biện pháp, vừa lànhân cách, lẽ sống, lý tưởng của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân

- Đoàn kết; thân ái, giúp đỡ đồng chí, đồng đội

Đoàn kết; thân ái, giúp đỡ đồng chí, đồng đội là một yêu cầu quantrọng cần phải có đối với ngưòi cán bộ, chiến sĩ công an Đây là một trongnhững nội dung được Hồ Chí Minh dành nhiều thời gian quan tâm

Trang 38

Đoàn kết là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta, là cội nguồncủa mọi thắng lợi Điều này đã được khẳng định trong suốt mấy nghìn nămlịch sử xây dựng, đấu tranh và phát triển của nước ta Vì vậy, Người nhắcnhở: “Nội bộ công an từ cấp cao cho đến nhân viên phải đoàn kết nhất trí”.Theo Người, cán bộ công an không chỉ phải đoàn kết một lòng trong nội bộngành mà còn có trách nhiệm trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đểtoàn dân cùng tham gia sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước; phốĩhợp với quân đội để làm mạnh hơn lực lượng vũ trang, bảo vệ chính quyềnnhà nước và các lợi ích của dân tộc, của nhân dân, ngoài ra còn phải phối hợpcông tác với các cơ quan, ban ngành khác Người nhấn mạnh: “Đoàn kết là rấtcần thiết, đoàn kết nội bộ ngành công an, đoàn kết với các ngành khác, đoànkết vói nhân dân Có thế thì công tác mới làm được”; “Nhiệm vụ của công anlà: bảo vệ nhân dân, giữ gìn trật tự trị an, tẩy trừ những kẻ gian tế Muốn làmtròn nhiệm vụ nặng nề mà vẻ vang ấy, công an cần phải đoàn kết nhân dân, tổchức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng rộng lớn của nhân dân”; “Công

an với quân đội và các ngành khác cũng phải thực sự đoán kết” Công an vàquân đội là hai cánh tay của nhân dân, của Đảng, của Chính phủ, của vô sảnchuyên chính Vì vậy, càng phải đoàn kết chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau,

ra sức phát triển ưu điểm, khắc phục những tư tưởng không đúng

Có thể nói, tư tưởng xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ nội bộ công an(giữa cán bộ vởi chiến sĩ, giữa chiến sĩ vôi chiến sĩ) và đoàn kết chặt chẽ giữacông an với nhân dân, dựa vào lực lượng to lớn của nhân dân; đoàn kết trongphối hợp công tác giữa công an với các ban ngành khác của Chủ tịch Hồ ChíMinh là tư tưởng hết sức đúng đắn, độc đáo và sáng tạo trong điều kiện lịch

sử của đất nước ta Cho đến hôm nay, tư tưởng này vẫn còn nguyên giá trịthời sự, tạo ra cơ sở căn bản để xây dựng lực lượng Công an nhân dân ViệtNam ngày càng vững mạnh, trưởng thành, phát triển, hoàn thành những trọngtrách to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó

Trang 39

Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cảnh báo cần chú ý phân biệtđoàn kết với bao che, bao biện cho nhau, hay đổ lỗi cho cán bộ khác: “Đoànkết không phải là “chén chú chén anh”, là anh A giấu lỗi cho anh B Trongnội bộ phải thực hành dân chủ, phải luôn luôn tự kiểm thảo để đi đến đoànkết Phê bình và tự phê bình phải từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên Phêbình trên công tác cách mạng, phê bình để tiến bộ, không phải để xoi mói”.

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy Công an nhân dân có điểmhết sức độc đáo, đó là: đoàn kết phải trên cơ sở phê bình, tự phê bình: “Cấpdưới phải phê bình cấp trên Giúp nhau kinh nghiệm và sáng kiến, giúp nhautiến bộ Tự phê bình và phê bình nhau theo tinh thần thân ái và lập trườngcách mệnh” Không những thực hiện phê bình trong nội bộ cán bộ, chiến sĩcông an với nhau mà còn phải trên cơ sở khuyến khích nhân dân phê bìnhcông an: “Công an với dân phải đoàn kết nghĩa là phải khuyên khích cho dânphê bình công an Trong 10 lần phê bình cũng có lần đúng, có lần khôngđúng Đúng thì nhận, không đúng thì giải thích”

Theo Hổ Chí Minh, đoàn kết là cơ sở để thực hiện thân áí, giúp đỡ giữacác cán bộ, chiến sĩ công an với nhau, là cơ sở để thực hiện nghiêm túc lờicăn dặn của Người: “Đối với đổng sự, phải thân ái giúp đỡ” Đó lá sự đúc kết,

kế thừa truyền thống đoàn kết, nhân áí của dân tộc trong tư tưởng Hồ ChíMinh, là một nội dung có ý nghĩa nhân văn sâư sắc về tự phê bình vả phêbình Lời dạy của Người hàm chứa những nội dung tư tưởng thân ái, biết cáchgiúp đỡ đổng đội thông qua tự phê bình và phê bình để cùng nhau khắc phụckhuyết điểm, trở thành một phương châm hoạt động mang tính cách mạng vàkhoa học., “Đồng sự” là đồng đội, đồng chí cùng công tác trong một dơn vị,rộng hơn, đó chính là toàn thể cán bộ, chiến sĩ công an cùng chiến đấu cho sựnghiệp bảo vệ an ninh, trật tự Khi nói “đối với đồng sự”, Hồ Chí Minh muốnnói đến mối quan hệ của mỗi thành viên trong một tổ chức, nhân tố tạo nênsức mạnh của tổ chức Bởi vì, tổ chức và cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ vóinhau Tổ chức mạnh sẽ tạo điều kiện cho từng cá nhân phấn đấu tốt và ngược

Trang 40

lại, từng cá nhân phấn đấu tốt là điều kiện để xây dựng tổ chức đoàn kết, vữngmạnh Tổ chức là nơi tạo sự liên kết, sự hợp đồng giữa những cá nhân, do vậyyêu cầu phải có những cá nhân tốt thì tổ chức mới mạnh Do đó, vì lợi íchchung, vì mục tiêu chung của tập thể mà các cá nhân phải thường xuyên tudưỡng, rèn luyện mình để gắn bó, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ Đoànkết, thân ái giúp đỡ nhau chính là nhằm xây dựng tổ chức, đơn vị vững mạnh,đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng, đồng thời qua đó mà nâng caosức mạnh của từng người.

Lời dạy “Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ” của Người dành chocán bộ, chiến sĩ công an hàm chứa nhiều giá trị tư tưởng sâu xa; là phươngchâm xử thế thấm đượm truyền thống nhân văn và tính khoa học, cách mạng.Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiên sĩcông an luôn ghi lòng tạc dạ và thực hiện nghiêm túc lời dạy của Người, đó làmột nét đẹp trong truyền thống đạo đức của lực lượng Công an nhân dân./

2.2 Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, chiến sỹ Công an phải có những phẩm chất đó, là vì:

- Hồ Chí Minh nhận thức rõ những phẩm chất đó là rất quan trọng, vô

cùng cần thiết, là những phẩm chất không thể thiếu của người cán bộ, chiến

sỹ công an nhân dân Việt Nam

- Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra và đánh giá cao vị trí, vai trò của ngườicán bộ, chiến sỹ công an Để xứng đáng với vị trí, vai trò của mình, theo chủtịch Hồ Chí Minh cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân phải có những phẩm chấtcần thiết

- Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu, sự nghiệp bảo vệ anninh, trật tự là vô cùng vất vả, không phải lúc nào cũng được lên mặt báo, đàiphát thanh, các thế lực thù địch và bọn tội phạm không từ bỏ mọi âm mưu,thủ đoạn chống phá chúng ta về mọi mặt

Ngày đăng: 10/12/2017, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w