Là một phần của xã hội, các công ty hầu như không thể thích ứng ngay lập tức với những thay đổi đang diễn ra trên thế giới. Các tổ chức bị mắc kẹt trong tư duy mang tính tập thể có liên quan đến các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu như sự nghèo đói và ô nhiễm.
Trang 1SƠ LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT CHỮ U PHÂN TÁCH
Otto Scharmer bị mê hoặc bởi hiện tượng này khi ông còn là một giảng viên tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và do đó ông quyết định viết cuốn sách mang tính đột phá với tiêu đề “Lý thuyết U” (2009)
Qua lý thuyết U, ông cố gắng cung cấp một vài ví dụ tham khảo để mọi người tách rời bản thân khỏi cách suy nghĩ lối mòn bình thường của họ Ông giải thích theo cái cách mà một
cá nhân có thể đóng góp cho những giải pháp khả thi phù hợp với những gì mà xã hội thực
sự cần
Lý thuyết U nói về tinh thần lãnh đạo cá thể và một lối suy nghĩ và nhìn nhận khác.
PRESENCING LÀ GÌ?
Theo Otto Scharmer có hai cách để học hỏi: Học từ quá khứ và học từ tương lai
Cách học từ tương lai diễn ra bằng cách tập trung vào những khả năng có thể xảy đến trong tương lai mà bỏ qua được sự sợ hãi về chính tương lai bất định đó
Otto Scharmer đề cập đến điều này như là “presencing”; Sự kết hợp của từ "presence" (tạm dịch: thực tại) và "sensing" (tạm dịch: sự cảm nhận)
Nói tóm lại, “presencing” có nghĩa là việc nhận ra tiềm năng trong tương lai hoàn toàn phụ thuộc vào một tập thể được cấu thành bởi những cá nhân khác nhau
MÔ HÌNH LÝ THUYẾT U LÀ GÌ?
Lý thuyết U, được đồng phát triển bởi Otto Scharmer và được thể hiện dưới dạng hình chữ
U di chuyển từ phía bên trái sang phải của U
Một cá nhân sẽ phải mở rộng tầm tư duy với những ý tưởng mới đầu tiên và họ nên tránh không bị cản trở bởi suy nghĩ và cảm xúc
Không phải chỉ khi chướng ngại vật xuất hiện thì những mong muốn thay đổi mới trỗi dậy một cách mãnh liệt hơn
Từ điểm này trở đi, lý thuyết về phía bên phải từ từ hoạt động theo hướng đi lên hướng tới
sự tái hòa nhập và chấp nhận những ý tưởng mới và sáng tạo
Cũng từ điểm này, những ý tưởng mới có thể được sử dụng trong thực tế
Trang 2HỢP TÁC
Bằng cách liên kết các lực lượng và phối hợp tốt ở mọi cấp độ trong tổ chức, mọi người có khả năng từ bỏ những lối tư duy truyền thống: ý tưởng, những thói quen hay thậm chí là danh tính bản thân Theo Otto Scharmer, điều này dẫn đến những ý tưởng và giải pháp mới có thể đóng góp cho môi trường làm việc và cho cả tương lai
LẮNG NGHE
Một điều kiện tiên quyết để thiết lập “presencing” chính là lắng nghe Scharmer đã chia lắng nghe thành bốn mức:
1 Tải xuống thông tin (Downloading)
Khi truyền tải những thông tin mà người ta đã quen thuộc, người ta chỉ nghe để xác nhận lại những gì họ đã biết
2 Nghe thực tế (Factual listening)
Mọi người chỉ lắng nghe một cách chăm chú khi thông tin họ nghe được khác với những gì
họ biết
Thông tin mới này được bổ sung vào tệp thông tin đã biết
Trang 33 Nghe thấu cảm (Empathic listening)
Bằng cách thông cảm và nhìn qua góc nhìn của người khác, mọi người mới có thể hiểu và tôn trọng đối phương
4 Nghe theo bản năng (Generative listening)
Mọi người lắng nghe để sáng tạo mà không đưa cái tôi của họ vào trong kết quả Bằng cách kết nối trực giác của họ với môi trường xung quanh, họ mới chạm tới những suy nghĩ
và ý tưởng thuần khiết
THỰC HÀNH THEO ĐỊNH HƯỚNG
Trong thực tế các nhà quản lý sử dụng Lý thuyết chữ U như một công cụ quan trọng để khuyến khích nhân viên đối diện với các tình huống cụ thể một cách khác và để có một tâm trí cởi mở đối với những suy nghĩ khác lạ và mới mẻ
Một số đặc trưng cụ thể của Lý thuyết chữ U liên quan đến thực tiễn:
1 Cả giám đốc điều hành và nhân viên đều có thể tập trung hơn vào những thành công mà họ đạt được
2 Đổi mới và cải tiến trở thành một lý tưởng chung của doanh nghiệp và trở thành một bộ phận không tách rời của chính sách
3 Khi đó, sự phát triển cá nhân và sự phát triển của tổ chức được thúc đẩy
và đều mang tầm quan trọng ngang nhau và điều này tạo ra sự kết nối
và tương tác tự nhiên giữa con người và tổ chức
4 Các công nghệ xã hội được triển khai và đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột Điều này sẽ dẫn đến sự tôn trọng nhiều hơn giữa các bên
CÁCH TIẾP CẬN TOÀN DIỆN CỦA LÝ THUYẾT CHỮ U
Lý thuyết chữ U có một cách tiếp cận toàn diện có thể được tìm thấy trong Phật giáo, Đạo giáo và Hồi giáo Sufi Điều quan trọng là phải vượt qua cả cái tôi của bản thân và bắt đầu tìm kiếm "cái tôi chân chính" Lý thuyết chữ U cho phép mọi người trong các tổ chức thoát khỏi cách tiếp cận hiện tại dựa trên quá khứ và tập trung nhiều hơn vào tương lai Điều này cũng cho phép họ có một cái nhìn phản biện về bản thân kết quả là họ sẽ có niềm tin vào trực giác riêng của họ, cũng như của người khác