1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Nghệ thuật bao quát của nhà quản trị

6 567 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 201,54 KB

Nội dung

là việc xem xét động tĩnh công việc kinh doanh (thị trờng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu thế biến động của môi trường lớn, tình hình xu thế chuyển biến của nôi bộ doanh nghiệp) để chế ngự m

NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Khái niệm Nghệ thuật kinh doanh (còn gọi là là kinh doanh hoặc thủ đoạn kinh doanh). Là việc xem xét động tĩnh công việc kinh doanh (thị trờng khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu thế biến động của môi trường lớn, tình hình xu thế chuyển biến của nôi bộ doanh nghiệp) để chế ngự một cách có hiệu quả nhất, thực hiện thành công mọi ý đồ và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Cơ sở của nghệ thuật quản trị kinh doanh Nghệ thuật quản trị kinh doanh đựơc tạo lập trên cơ sở của tiềm lực (sức mạnh) tài thao lược kinh doanh (kiến thức thông tin) và yếu tố giữ được bí mật ý đồ (xem sơ đồ 3.10 ) Có nhiều giám đốc hy vọng tìm đựơc toàn bộ nghệ thuật kinh doanh trong sách vở được công bố trên thị trường sách báo, thông tin. Theo chúng tôi đó là một ảo tưởng vì không ai lại tiết lộ nghệ thuật thành công của mình để đối thủ biết mà đối phó khi họ vẫn muốn doanh nghiệp của họ tồn tại và có sức mạnh trên thị trường. Các kiến thức một khi đã được công bố tức là nó đã lạc hậu và khong còn yếu tố bí mật, độc tôn nữa. Hơn thế nữa, công cuộc kinh doanh mỗi nơn mỗi khác, mỗi thời mỗi khác. Cách tốt nhất để lĩnh hội nghệ thuật kinh doanh là nắm các nguyên tắc cơ bản của nó, kết hợp với quan sát kinh nghiệp của các giám đốc khác rồi vận dụng vào thực tế của doanh nghiệp mới hy vọng đem lại kết quả. a. Tiềm lực Sức mạnh của doanh nghiệp là một thực lực cơ bản để tạo cơ sở cho nghệ thuật kinh doanh. Đó là sự trường vốn, đó là sức mạnh của khoa học kỹ thuật và công nghệ mớ, đó là khả năng nắm bắt đựơc thông tin nhanh hơn, sớm hơn và chính xác hơn các đối thủ khác. đó là động thời cũng là sức hút các chất xám từ nơi khác về với doanh nghiệp. b. Kiến thức thông tin Là khả năng nhận biất đựoc các quy luật diễn ra trên mọi mặt của các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể là: - Phải biết tạo thời cơ, nắm đựơc thời cơ, nắm được thời cơ đúng như hàng loạt các câu danh ngôn cổ đã nói. + Thiên thời địa lợi nhân hoà ( thời là chữ đầu tiên ) + Gặp thời một tốt cũng thành công. + Thánh nhân đãi khù khờ. - Biết thêm bạn bớt thù, biết làm ít lợi nhiều: + Giải quyết vấn đề nhanh chóng. + Nắm chắc nguyện vọng và khả năng của thị trường. + Giảm rủi ro kinh doanh tới mức tối đa. + Không đưa đến sự cạnh tranh của các đối thủ mới. - Chuẩn bị chu đáo - Chiến đấu với một phương pháp khoa học. - Độc chiếm thị trường là mục tiêu tối đa. - Kinh doanh là cạnh tranh, là lao tâm khổ tứ. - Bí mật trong kinh doanh, trong ý đồ, trong giá cả, trong phương hướng thị trường, trong công nghệ kỹ thuật. - Việc của một người, không tiết lộ cho hai người, việc làm ngày mai không tiết lộ hôm nay. - Tam nhân bất cơ mật, tam nhập bất cơ binh. CÔNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN CỦA NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH 1. Man thiên quá hải (lợi dụng đêm tối để vượt biển) 2. Không thành kế (mở cửa thành để giữ thành) 3. Tửu kế 4. Tẩu kế 5. Vô trung sinh hữu (không có mà thành có) 6. Nhân kế 7. Kinh tế kế Đó là các kế sách, các mưu kế để tạo ra cái mạnh tuỵệt đối trên cả ba mặt: tiềm lực, kiến thức, thông tin và việc giữ bí mật trong kinh doanh. Về điểm này có thể khai thác kho tàng mưu kế của cả xưa và nay trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây chúng ta thử xem xét một vài trong số hàng trăm mưu kế mà con người thường dùng. 1. Man thiên quá hải (lợi dụng đêm tối để vượt biển) Trong lúc môi trường kinh doanh lộn xộn, phức tạp ai cũng muốn có cơ chế quản lý ổn định để rồi mới làm việc thì xí nghiệp phải nhanh chóng xác định đúng hướng thị trường, lặng lẽ kiên trì thực hiện tạo ra kết quả, vượt qua khó khăn. 2. Không thành kế (mở cửa thành để giữ thành) Nước Nhật thời Minh trị Thiên Hoàng cùng thưồi với Tự Đức nước ta, chủ trương mở cửa đồng thời cho hàng loạt các nước phương Tây vào Nhật nhằm thu hút vốn, tạo việc làm, ăn cắp kỹ thuật và giữ được đất nước. Việt thuê mướn chuyên gia cũng vậy, không nên thuê mướn tuần tự hết nước này đến nước khác; mà nên thuê một lúc một số chuyên gia của một số nước để tránh sự bắt bí của một nước. 3. Tửu kế Dùng miếng ăn, đãi ngộ kinh tế để khai thác đối phương. Xí nghiệp gia công mũ giầycho nước X, theo dự kiến của Sở công nghiệp tỉnh HP phải cố ký hợp đồng với mức 1,2 USD một đôi, khi nước X cử ba nhân viên sang thương thuyết xí nghiệp không sao nắm được ý định của họ. Sau do tình cờ chiêu đãi khách, các nhân viên của nước X quá say và bộ lộ dự kiến đi ký với mức 1,7 USD 1 đôi mũ giầy. Cuối cùng để đảm bảo lợi ích của cả đôi bên xí nghiệp đã ký gia công mỗi đôi là 1,5 USD v.v . 4. Tẩu kế Lượng sức không thể cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường, tốt nhất là ngừng sản xuất cạnh tranh đó, chuyển sang một sản phẩm mới mà các đối thủ khác chưa có ý định đề cập tới. 5. Vô trung sinh hữu (không có mà thành có) Đó là cách nương tựa, sử dụng thế và lực của đối phương, tạo vốn từ tay không. Hai công ty A (bán đồng hồ) và B (sản xuất xà phòng) đều ế ẩm không bán được hàng, dù đồng hồ đã hạ tới mức thấp nhất 260.000đ/chiéc và xà phòng đã bán tới mức lỗ vốn 2.300đ/kg những vẫn không bán được. Cửa hàng C đã tiến hành mua chịu của A và B để bán sản phẩm tho kiếu lô tô xổ số 2.800đ một hộp xà phòng trong đó cứ 1000 hộp có 1 hộp trong đó có thêm một đồng hồ 250.000đ ở bên trong. C đã không mất vốn, lại gỡ cho cả A và B đồng thời thu lãi mỗi lô 1000 hộp xà phòng bột một số lời là (2.800đ - 2.300đ) 1.000 - 250.000 = 250.000đ. 6. Nhân kế Thời xưa quen gọi dưới tên "mỹ nhân kế", sử dụng gái đẹp để mê hoặc, gả bán cho chuyên gia của nước ngoài hoặc của xí nghiệp đối phương để khai thác bí quyết công nghệ (Know-how) mà xí nghiệp thua kém. 7. Kinh tế kế Đó là việc sử dụng các lợi ích kinh tế để đánh vào lòng tham ích kỷ của con người (ví dụ, một chuyên gia nước ngoài giỏi về một lĩnh vực nào đó mà doanh nghiệp cần nắm bí mật), qua đó nắm bắt thông tin mà doanh nghiệp cần. Đây là kế rất thành công trong nền kinh tế thị trường, nhưng nó rất thiếu đức độ cho nên cần thận trọng khi sử dụng v.v . PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Phát triển doanh nghiệp: Là sự mở rộng quy mô doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp có 2 mức độ từ thấp lên cao: 1) là tăng trưởng; 2) là phát triển 1) Tăng trưởng: là sự lớn mạnh của doanh nghiệp nhưng ở mức độ thấp, trong đó cơ cấu doanh nghiệp chưa có sự thay đổi lớn như: - Mở rộng quy mô sản xuất (thêm dây chuyền sản xuất, thêm mạng lưới cung ứng và các điểm bán hàng, tuyển thêm lao động, phát triển thêm một số sản phẩm mới như tính chất công nghệ sản xuất về cơ bản không đổi). - Thâm nhập vào một số thị trường mới. - Có vị trí quan trọng trong số các doanh nghiệp cùng ngành hàng ở khu vực và trong nước. 2) Phát triển: là sự lớn mạnh của doanh nghiệp ở mức độ cao, trong đó có sự biến đổi to lớn về cấu trúc doanh nghiệp (về quy mô, về trình độ công nghệ sản xuất, về thị trường cạnh tranh v.v .) Các hình thức phát triển doanh nghiệp: • Cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. • Mở rộng quy mô sản xuất. • Mở rộng phạm vi thị trường. • Tổ chức lại sản xuất theo hướng đưa công nghệ mới (thực hiện yếu tố kinh tế tri thức). • Mở thêm doanh nghiệp mới. • Sáp nhập thêm các doanh nghiệp khác để mở rộng quy mô (mua, liên kết). • Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. . hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Cơ sở của nghệ thuật quản trị kinh doanh Nghệ thuật quản trị kinh doanh đựơc tạo lập trên cơ sở của tiềm lực (sức. NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 Khái niệm Nghệ thuật kinh doanh (còn gọi là là kinh doanh hoặc thủ

Ngày đăng: 16/10/2012, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w