1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

10 tình huống đấu thầu điển hình

4 643 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 37,34 KB
File đính kèm Tinh huong dau thau 1 - up 09.12.2012.rar (33 KB)

Nội dung

Trả lời: HSMT đã có quy định về việc đánh giá năng lực kinh nghiệm đối với trường hợp nhà thầu liên danh, theo đó, tỷ lệ % phân công công việc của các thành viên trong liên danh là căn c

Trang 1

Tình huống 1 : Nhà thầu liên danh X và Y tham gia gói thầu A với tỷ lệ

phân công công việc trong thỏa thuận liên danh là X (40%), Y (60%) Sau quá trình đánh giá, nhà thầu XY trúng thầu, tuy nhiên sau khi ký hợp đồng, nhà thầu có văn bản gửi chủ đầu tư về việc thay đối khối lượng công việc của từng thành viên liên danh, cụ thể X sẽ thực hiện 60% và Y sẽ thực hiện 40%, trong trường hợp này, chủ đầu tư xử lý như thế nào?

Trả lời: HSMT đã có quy định về việc đánh giá năng lực kinh nghiệm đối

với trường hợp nhà thầu liên danh, theo đó, tỷ lệ % phân công công việc của các thành viên trong liên danh là căn cứ để tổ chuyên gia đánh giá nhà thầu đối với các tiêu chí trong HSMT đưa ra Trường hợp nhà thầu thay đổi % công việc của từng thành viên liên danh thì chủ đầu tư cần đánh giá lại năng lực kinh nghiệm, phân bổ thực hiệc về nội dung kỹ thuật theo % công việc dự kiến thay đổi, trường hợp không đáp ứng sẽ không được tiếp tục thực hiện hợp đồng, trường hợp vẫn đáp ứng thì không được thay đổi đơn giá/giá dự thầu đã đề xuất trước đó, đảm bảo tiến

độ của gói thầu, dự án

Tình huống 2 : HSMT quy định nhà thầu nộp 01 bản gốc và 04 bản chụp

HSDT, tại lễ mở thầu, nhà thầu chỉ nộp 01 bản gốc và 01 bản chụp HSDT Tổ chuyên gia đánh giá nhà thầu không đạt tại bước kiểm tra tính hợp lệ của HSDT do thiếu bản chụp Hỏi việc đánh giá như vậy đúng hay chưa

Trả lời: Việc kiểm tra tính hợp lệ của HSDT chỉ là bước kiểm tra các thành

phần quan trọng của HSDT mà nhà thầu đã nộp theo yêu cầu của HSMT, tại bước đánh giá tính hợp lệ mới là bước để xem xét việc nhà thầu đạt hoặc không đạt Đối với tình huống trên, việc nhà thầu thiếu bản chụp HSDT không phải là tiêu chí để loại nhà thầu, nhà thầu đã cung cấp bản gốc và được đánh giá là hợp lệ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 của Nghị định 63

Tình huống 3 : HSMT quy định nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính đã

được kiểm toán trong 03 năm (2014, 2015, 2016), trong quá trình đánh giá HSDT,

tổ chuyên gia xét thấy nhà thầu chưa cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán, tổ chuyên gia đã có văn bản gửi bên mời thầu về việc yêu cầu nhà thầu làm

rõ, cung cấp bổ sung báo cáo tài chính đã kiểm toán Sau khi làm rõ, nhà thầu không cung cấp được báo cáo đã kiểm toán, trong trường hợp này bên mời thầu đánh giá nhà thầu như thế nào?

Trả lời: Các tổ chức, đơn vị thuộc diện phải kiểm toán được nêu tạiĐiều 37

của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011 và Điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 hướng dẫn Luật Kiểm toán độc lập, theo đó, trường hợp nhà thầu không thuộc đối tượng tại các Điều nêu trên thì không phải

Trang 2

kiểm toán theo quy định và được tiếp tục đánh giá tại các nội dung khác của HSMT, trường hợp nhà thầu thuộc diện phải kiểm toán và sau khi làm rõ, nhà thầu không cung cấp được báo cáo kiểm toán thì nhà thầu được đánh giá không đáp ứng yêu cầu của HSMT

Tình huống 4 : Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, gói thầu xây lắp

có giá gói thầu dưới 05 tỷ chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu, trong quá trình tiếp nhận HSDT, nếu phát hiện có nhà thầu không thuộc diện doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ thì có được loại nhà thầu hay không?

Trả lời: Bên mời thầu phải tiếp nhận tất cả các HSDT của các nhà thầu đã

mua hoặc nhận HSMT, kể cả trường hợp nhà thầu chưa mua HSMT, việc xem xét HSDT của nhà thầu có hợp lệ hay không được thực hiện tại bước đánh giá tính hợp

lệ của HSDT

Tình huống 5 : Gói thầu đóng thầu vào ngày 19/6/2017, HSMT quy định

nhà thầu phải có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực X (pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực X có quy định phải có giấy phép hoạt động), nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu theo đúng quy định, tuy nhiên khi đánh giá HSDT, giấy phép hoạt động của nhà thầu hết hiệu lực vào ngày 20/6/2017, tổ chuyên gia đánh giá nhà thầu không đáp ứng do giấy phép hết hiệu lực, hỏi tổ chuyên gia đánh giá như vậy đúng hay sai

Trả lời: Bên mời thầu cần xem xét năng lực kinh nghiệm chung của nhà thầu

trong lĩnh vực X và yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu chứng minh tính đáp ứng về giấy phép, trường hợp cần thiết yêu cầu nhà thầu cam kết về việc cấp giấy phép gia hạn cho bên mời thầu trước thời điểm ký kết hợp đồng (nếu nhà thầu được đề nghị trúng thầu) Trường hợp nhà thầu không cam kết thì nhà thầu sẽ bị loại

Tình huống 6 : Nhà thầu A là doanh nghiệp quy mô nhỏ, khi tham dự các

gói thầu xây lắp quy mô lớn đều bị đánh giá không đáp ứng năng lực và kinh nghiệm do chưa thực hiện gói thầu nào có giá trị quy mô tương đương gói thầu đang xét với tư cách là nhà thầu chính, hỏi: Như vậy nhà thầu A sẽ không bao giờ thực hiện được các gói thầu quy mô lớn để tham dự các gói thầu có tính chất và quy mô tương tự

Trả lời: Nhà thầu A cần tích cực tham gia các hợp đồng thầu phụ để tích lũy

kinh nghiệm, khi đánh giá năng lực kinh nghiệm của nhà thầu, bên mời thầu cần xem xét, đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu đã thực hiện các công việc tương tự

Trang 3

trước đây với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc liên danh) hoặc với

tư cách là nhà thầu phụ (đối với trường hợp thầu phụ thì chỉ xét phần công việc nhà thầu đã ký với nhà thầu chính)

Tình huống 7 : HSMT quy định thời điểm đóng thầu là 9 giờ 00 phút ngày

20/11/2017, thời điểm mở thầu là 9 giờ 30 phút ngày 20/11/2017, thời gian có hiệu lực của HSDT là 120 ngày Trong đơn dự thầu của nhà thầu X ghi thời gian có hiệu lực của HSDT là 125 ngày kể từ 9 giờ 30 phút ngày 20/11/2017 có hợp lệ hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Khoản 42 Điều 4 Luật Đấu thầu số 43, thời gian

có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong HSMT, từ thời điểm đóng thầu đến hết 24 giờ của ngày đóng thầu được tính 01 ngày

Việc đánh giá tính đáp ứng của thời gian có hiệu lực của HSDT được xem xét tại hai thời điểm là thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời điểm kết thúc thời hạn

có hiệu lực Đối với tình huống này, nhà thầu chỉ đáp ứng thời điểm kết thúc thời hạn (dài hơn so với thời hạn kết thúc quy định của HSMT) Tại thời điểm bắt đầu

có hiệu lực, thời gian có hiệu lực bắt đầu từ 9 giờ 30 phút (tức là thiếu 30 phút so với thời điểm đóng thầu) Vì vậy thời gian có hiệu lực của HSDT nhà thầu X là không hợp lệ

Tình huống 8 : Đối với hợp đồng trọn gói, trong HSMT có yêu cầu nhà thầu

phải phân tích đơn giá chi tiết theo Mẫu nêu tại HSMT, trong quá trình đánh giá HSDT, tổ chuyên gia xét thấy nhà thầu chưa cung cấp mẫu phân tích đơn giá chi tiết và loại nhà thầu vì không nộp đơn giá chi tiết, hỏi cách đánh giá của tổ chuyên gia như vậy có đúng không?

Trả lời: Hợp đồng trọn gói là hợp đồng được thanh toán theo 1 lần hoặc

nhiều lần, tổng giá trị thanh toán đúng bằng giá ký kết hợp đồng, không phụ thuộc vào đơn giá chi tiết do nhà thầu chào (nếu có), vì vậy, đối với hợp đồng trọn gói, HSMT không yêu cầu nhà thầu phải phân tích đơn giá chi tiết, trường hợp có quy định và nhà thầu không nộp thì nhà thầu vẫn được tiếp tục đánh giá các nội dung khác mà không loại nhà thầu ở nội dung này Trường hợp nhà thầu có chào đơn giá chi tiết và bên mời thầu xét thấy có đơn giá bất thường, nếu cần thiết, bên mời thầu

sẽ yêu cầu nhà thầu làm rõ theo quy định tại Chương I của các mẫu HSMT

Tình huống 9 : Đấu thầu quốc tế, HSMT quy định, đối với hàng hóa trong

nước phải chào bằng đồng Việt Nam, các hàng hóa ngoài nước được chào theo

Trang 4

đồng USD hoặc EUR, trường hợp có nhà thầu A chào hàng hóa trong nước theo đồng USD thì bên mời thầu phải xử lý thế nào?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đối với hàng hóa sản xuất

trong nước, nhà thầu phải chào bằng Việt Nam đồng, trong trường hợp nêu trên, bên mời thầu cần quy đổi giá trị của các hàng hóa này về đồng Việt Nam và có văn bản gửi nhà thầu về việc quy đổi của bên mời thầu, trường hợp nhà thầu không chấp nhận thì được đánh giá không đạt

Tình huống 10 : Trong quá trình thương thảo hợp đồng, nhà thầu được đề

nghị trúng thầu và bên mời thầu đã thực hiện thương thảo về giá, giá sau khi thương thảo thấp hơn giá đề nghị trúng thầu, chủ đầu tư xét thấy hiệu quả kinh tế nên đã chấp nhận kết quả sau khi thương thảo, giá ký hợp đồng thấp hơn giá đề nghị trúng thầu trước khi thương thảo, hỏi trong tình huống này, quá trình thực hiện đã tuân thủ quy định của Luật đấu thầu hay chưa?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 19 của Nghị Định, nội dung thương thảo

hợp đồng không bao gồm thương thảo về giá, nhà thầu được đề nghị trúng thầu và bên mời thầu không được phép thương thảo về giá

P/S: Trên đây là 10 tình huống đấu thầu thường gặp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, anh/chị có tình huống cần giải đáp xin vui lòng gửi Email đến

hộp thư: tuvandauthau88@gmail.com để chúng tôi hỗ trợ tư vấn 24/7 MIỄN PHÍ

giải đáp các tình huống

Xin cảm ơn!

Ngày đăng: 09/12/2017, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w