1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

De cuong on tập 10 cau tieng viet thuc hanh

8 644 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 79 KB

Nội dung

Bộ 10 câu hỏi môn Tiếng việt thực hành có đáp án dành cho sinh viên đại học hành chính.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Câu 1: "Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc" Hãy phân tích câu nói trên của Bác Hồ.

TV ra đời, hình thành và phát triển cùng tiến trình lịch sử văn hóa VN Cùng chung số phận với đất nước,TV cũng đã từng bị chèn ép, bị tước mất vai trò và vị thế chức năng ngôn ngữ quốc gia trước cách mạng tháng 8/1945.Từ khi nước VN mới ra đời, Tiếng Việt đã thành ngôn ngữ dùng chung, ngôn ngữ phổ thông, ngôn ngữ giáo dục của quốc gia VN đa dân tộc.Tiếng Việt đã hoàn thành xứng đáng chức năng đối nội, đối ngoại, chức năng là: Phương tiện giao tiếp,tư duy,là phương tiện sáng tạo, cố định văn hóa thành văn của VN VN là một dân tộc có hàng nghìn năm lịch sử Trong quá trình hình thành và phát triển để tạo ra diện mạo như ngày nay, dân tộc đã phải trải qua nhiều thăng trầm, nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được bản săc văn hóa của mình.TV là công cụ giao tiếp, công cụ tư duy của dân tộc đã gắn liền với trang sử vẻ vang đó.Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, TV tồn tại trong vị thế song ngữ bất bình đẳng do tiếng Hán làm ngôn ngữ chính còn TV chỉ dùng trong sinh hoạt giao tiếp bình thường của nhân dân.Chữ Nôm - thứ chữ do người Việt sáng tạo ra từ TK13cũng phải trải qua nhiều thăng trầm và bị nhiều gián đoạn Nhìn chung chữ Nôm vẫn vị lép vế bên cạnh chữ Hán và bị xem là thứ chữ "nôm na mách qué" Trong suốt một thời gian dài trong các triều đại phong kiến, TV và chữ Nôm luôn nằm trong vị thế bị chèn ép, bị lấn áp, bị đối sử bất bình đẳng Tình hình càng trở nên nặng nề hơn khi trên đất nước ta, ngôn ngữ và văn

tự có thêm yêu tố mới - tiếng Pháp và ách thống trị của thực dân Pháp cùng với chữ Quốc ngữ (thứ chữ do các cố đạo phương Tây sáng tạo từ cuối TK16).Vào khoảng TK18, chữ Quốc ngữ được dùng nhiều hơn nhưng kèm theo là sự áp đặt của tiếng Phápvà chữ Pháp.Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức trong công báo, các văn bản nhà nước thống trị Nam Kỳ, một phần trong các sứ bảo hộ Trung Kỳ và bán bảo hộ Bắc Kỳ và được sử dụng trong trường học Pháp – Việt Cuối thế kỷ 19, song song với chữ Hán và Nôm, chữ Quốc ngữ cũng bắt đầu xuất hiện trên các loại hình báo chí đầu tiên ở Việt Nam Đến cách mạng tháng 8/1945, nước Việt Nam chính thức dành được độc lập, từ vị thế bị chèn ép, Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ chính thức của quốc gia và đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng mà nó cần phải có Tuy trải qua nhiều biến cố lịch sử, Tiếng Việt vẫn giữ nguyên bản sắc ngôn ngữ của mình đồng thời phát triển phong phú hơn bằng cách thu nạp vào nó những yếu tố ngoại nhập qua sự tiếp xúc, biến đổi những yếu tố đó cho phù hợp với những đặc thù ngôn ngữ của mình Dó đó Tiếng Việt xứng đáng làm phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy của dân tộc Tiếng Việt trở thành công cụ đoàn kết và phát triển đất nước

Tiếng Việt không chỉ là công cụ phát triển văn hóa thành văn mà còn với cấu trúc, chức năng đa dạng đảm nhiệm, Tiếng Việt có thể sánh ngang với các ngôn ngữ lớn của các dân tộc khác trên thế giới Tiếng Việt là di sản văn hóa vô cùng to lớn và quý báu của dân tộc

và đất nước Việt Nam

Vai trò của Tiếng Việt:

Trang 2

- Tiếng Việt đảm nhiệm các chức năng xã hội, thể hiện ở 4 khía cạnh sau:

+ Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp chính thức của nước Việt Nam trong mọi lĩnh vực, là phương tiện giao tiếp chính thức của người Việt Nam Cụ thể là: Tiếng Việt được dùng trong mọi lĩnh vực của quốc gia như chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, đời sống, đặc biệt là trong giáo dục Ngoài ra, Tiếng Việt còn là phương tiện giao tiếp đối ngoại, là ngôn ngữ chính thức của quốc gia được sử dụng trong ngoại giao, quan hệ quốc tế và các lĩnh vực khoa học chuyên sâu

+ Ngay sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, trong nghị định của Bộ quốc gia giáo dục ký ngày 10/9/1946 có viết: "Từ nay, tất cả các khóa học đều dạy bằng Tiếng Việt" Kể từ đó đến nay, Tiếng việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ để dạy và học trong nhà trường Không chỉ những mận non, tiểu học

mà cả các cấp đào tạo Đại học, đào tạo Thạc sỹ, Tiến sỹ đều dùng đến Tiếng Việt

+ Là phương tiện giao tiếp, tư duy quan trọng nhất, Tiếng Việt đã từ lâu trở thành chất liệu sáng tạo nghệ thuật để tạo nên những sáng tác văn học dân gian, văn chương bác học Với sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam và Tiếng Việt, văn học Việt Nam đã phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ với thể loại đa dạng và hiện đại, nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng

+ Tiếng Việt không chỉ là phương tiện kết nối người Việt với người Việt, người Việt với trí thức dân tộc, trí thức nhân loại mà còn là phương tiện kết nối người Việt với bạn bè năm châu Tiếng Việt là ngôn ngữ ngày càng nhiều người nước ngoài học, nghiên cứu, được coi là phương tiện cho cần thiết cho người nước ngoài khi họ muốn tìm hiểu, nghiên cứu hay công tác trong công việc với người Việt Nam Tiếng Việt đã và đang được khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế

- Tiếng Việt thể hiện tư duy tình cảm, văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện ở 2 khía cạnh sau đây:

+ Tiếng Việt thể hiện rõ cách cảm, cách nghĩ của người Việt Nam tức là nói lên sự suy nghĩ cảm xúc bằng Tiếng Việt Ví dụ: Dùng ca dao, dân ca tiếng Việt

Cành tre năm bảy cành tre

Có yêu thì lấy đừng nghe bạn bè

+ Tiếng Việt thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam Ví dụ: Qua hệ thống thanh điệu, ta có thể thấy được một nét văn hóa đó là người Việt Nam rất ưa tính nhạc Như để diễn tả trạng thái nhẹ nhàng, người Việt thường dùng các dấu thanh bằng, thanh huyền

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi

Cần nhấn mạnh rằng Tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong tổ chức và phát triển xã hội ở Việt Nam Xã hội Việt Nam không thể thiếu Tiếng Việt Đó là công cụ góp phần đoàn kết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là nhân tố gắn kết hơn 3 triệu kiều bào ở nước ngoài với quê hương, với đất nước Xã hội Việt Nam không thể thiếu Tiếng Việt trong việc tổ chữc, duy trì và phát triển xã hội trong giữ gìn bản sắc dân tộc, trong hội nhập khu vực quốc tế

Trang 3

Câu 2: Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa tóm tắt văn bản và tóm tắt đoạn văn? Nêu cách tóm tắt đoạn văn có câu chủ đề và đoạn văn không có câu chủ đề.

* Đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa tóm tắt văn bản và tóm tắt đoạn văn:

- Giống nhau: Đây đều là những hình thức rút ngắn về mặt nội dung cũng như hình thức để thuận tiện cho việc trình bày, trích dẫn, thuật lại

- Khác nhau: Tóm tắt văn bản là rút gọn nội dung và hình thức của văn bản chính chỉ giữ lại phần cốt yếu nhất, mục đích nhất định, dựa vào nội dung của toàn bộ văn bản để tóm tắt Tóm tắt đoạn văn là lược bỏ những ý phụ chỉ giữ lại những ý chính nhất của cả đoạn văn, tóm tắt đoạn văn dựa vào câu chủ đề của từng đoạn vặn để tóm tắt

* Nêu cách tóm tắt văn bản có câu chủ đề và đoạn văn không có câu chủ đề:

- Cách tóm tắt đoạn văn có câu chủ để:

+ Đọc kỹ và xác định câu chủ đề

+ Đọc toàn bộ đoạn văn và tóm tắt lại thành 1 câu nêu lên ý chính của cả đoạn văn đó

- Cách tóm tắt đoạn văn không có câu chủ đề:

+ Đọc kỹ và xác định ý của từng câu cụ thể và mối liên hệ giữa các câu, các ý để qua đó tìm ra câu chủ đề của đoạn văn

+ Xác định chủ đề của đoạn văn và viết chủ đề thành một câu ngắn gọn

Câu 3: Tổng thuật văn bản là gì? So sánh tổng thuật văn bản và tóm tắt văn bản?

* Tổng thuật văn bản:

Tổng thuật văn bản là nêu lên những nội dung khái quát, cơ bản, thường là tổng hợp từ một số văn bản có liên quan đến nhau nhằm mục đích nhất định nào đó

* So sánh tổng thuật văn bản và tóm tắt văn bản:

- Giống nhau: Đều rút ngắn độ dài văn bản, đưa dạng chính văn bản về dạng tối giản, giữ lại những nội dung cơ bản nhất, đều nhằm mục đích nhất định (giới thiệu, phân tích )

- Khác nhau: Yêu cầu của tổng thuật văn bản cao hơn so với tóm tắt văn bản

+ Tóm tắt văn bản yêu cầu bám sát nội dung chính văn, thường chỉ thực hiện trong 1 văn bản Tóm tắt văn bản chỉ tóm tắt 1 văn bản

+ Tổng thuật văn bản có cách thể hiện cao hơn, khái quát hơn, đối tượng phức tạp hơn, rộng hơn Tổng thuật văn bản là tổng thuật từ 2 văn bản trở lên

Câu 4: Nêu mục đích, yêu cầu và các bước lập đề cương văn bản.

Đề cương văn bản là những ý tưởng chính về văn bản của người viết được sắp xếp theo một trình tự nhất định Đó chính là quá trình tìm ý và sắp xếp ý trong văn bản Đề cương văn bản còn được gọi là dàn bài hay kết cấu văn bản

* Mục đích lập đề cương văn bản:

- Phác thảo ra nội dung tổng thể làm cho văn bản có định hướng rõ ràng

Trang 4

- Giúp cho người viết chọn lọc, sắp xếp nội dung theo một tuần tự nhất định.

- Tạo cơ sở để chuẩn bị viết văn bản để tránh lạc đề

* Yêu cầu lập đề cương văn bản:

- Đề cương phải phù hợp với các định hướng khi chuẩn bị viết văn bản (viết cho ai? viết để làm gì?)

- Phải đảm bảo tính tuần tự hệ thống chặt chẽ

- Phải đảm bảo tính cân đối, hài hòa, thích hợp với vai trò vị trí của chúng trong tổng thể văn bản

- Phải ngắn gọn, rõ gàng

* Các bước lập đề cương văn bản:

- B1: Xác định thể loại văn bản:

Phải trả lời được câu hỏi: Đề cương này chuẩn bị viết cho văn bản nào? Văn bản hành chính, báo chí hay văn bản khoa học Mỗi loại văn bản phải chú ý tới thể thức, nội dung cần trình bày để đảm bảo tính phù hợp

- B2: Chia nội dung đề cương thành 3 phần: Mở đầu, thân bài, kết luận

Mỗi phần có một vai trò, đặc điểm yêu cầu nhất định

- B3: Xác định rõ nội dung từng phần Cụ thể là:

+ Xác định trọng tâm của văn bản (chủ đề văn bản)

+ Xác định nội dung từng phần

+ Trong phần triển khai (thân bài) phải xác định được các ý lớn, ý nhỏ, các ý chi tiết )

- B4: Sắp xếp các ý theo một hệ thống (2 cách):

Là sắp xếp theo trình tự khách quan (quan hệ nội tại, logic, thời gian, không gian ) hoặc sắp xếp theo trình tự chủ quan (ý chính - ý phụ, ý quan trọng - ý bổ sung, ý lớn - ý nhỏ)

- B5: Trình bày đề cương:

+ Đặt tiêu đề, mục đề cho các phần, các ý trong đề cương, phải đảm bảo tính logic, hài hòa, cân xứng

+ Dùng các kí hiệu theo trình tự từ lớn tới nhỏ, nhất quán từ đầu đến cuối

Câu 5: Trình bày các yêu cầu viết văn bản và hoàn thiện văn bản? Vai trò của đề cương đối với thực hành viết văn bản?

* Các yêu cầu viết văn bản:

- Phải bán sát đề cương Mục đích bám sát là để khỏi lạc đề, lạc trọng tâm

- Phải chú trọng đặc điểm về yêu cầu, chức năng của từng phần trong văn bản

- Phải huy động tri thức, hiểu biết của mình để phát triển các ý thành các ý lớn, ý nhỏ

- Đảm bảo mối liên quan giữa các ý, các phần, đồng thời chú ý tính mạch lạc, tính liên kết giữa các phần làm cho các ý, các phần có sự liên kết chặt chẽ

- Trong quá trình viết có thể điều chỉnh trật tự các ý, có thể bổ sung các ý còn thiều hoặc lược bớt những nội dung trùng lặp không cần thiết

* Yêu cầu hoàn thiện văn bản:

Trang 5

- Kiểm tra nội dung văn bản:

+ Giữa đề cương và nội dung trình bày trong văn bản đã phù hợp với nhau chưa? + Chủ đề của văn bản đã rõ chưa? Các ý trong văn bản đã làm rõ cho chủ đề chưa? + Tính hệ thống, logic giữa các mặt các phần trong văn bản hợp lý chưa?

- Kiểm tra hình thức:

+ Xem xét dung lượng và nội dung của văn bản: Độ dài đã phù hợp với nội dung chưa?

+ Giữa các phần mở bài, thân bài, kết luận đã cân đối chưa?

+ Các phương tiện liên kết đã sử dụng đúng chưa?

+ Có các loại lỗi thường gặp trong khi viết văn bản hay không? Nếu có thì chữa lại cho đúng

* Vai trò của đề cương đối với thực hành viết văn bản:

Đề cương là những ý tưởng chính của người viết được sắp xếp theo một trình tự nhất định Đó chính là quá trình tìm ý và sắp xếp ý Đề cương còn được gọi là dàn bài hay kết cấu

Mục đích lập đề cương:

- Phác thảo ra nội dung tổng thể để có định hướng rõ ràng

- Giúp cho người viết chọn lọc, sắp xếp nội dung theo một tuần tự nhất định

- Tạo cơ sở để chuẩn bị viết tránh lạc đề

Câu 6: Nêu mục đích, nguyên tắc, quy trình xây dựng đoạn văn?

* Mục đích xây dựng đoạn văn (2 mục đích):

- Củng cố lại lý thuyết, rèn luyện khả năng phân tích đoạn văn, dựng đoạn văn, viết đoạn văn hoàn chỉnh

- Giúp thực hành tốt việc sử dụng ngôn ngữ trong nhà trường

* Nguyên tắc xây dựng đoạn văn (3 mục đích):

- Vì đoạn văn là một phần của văn bản cho nên phải làm sao để khi viết đoạn văn, các đoạn không bị rời rạc nhau

- Một đoạn văn phải thể hiện một tiểu chủ đề của văn bản, không nên viết những đoạn văn sai chuẩn mực về hình thức, cấu tạo

- Mỗi đoạn văn phải góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của văn bản

* Quy trình xây dựng văn bản (6 bước):

- B1: Xác định loại văn bản chuẩn bị viết thuộc loại nào?

- B2: Xác định vị trí của đoạn văn trong văn bản?

- B3: Xác định kiểu cấu tạo của đoạn văn: Đoạn văn có câu chủ đề hay đoạn văn không có câu chủ đề

- B4: Xác định cách lập luận trong đoạn văn: Quy nạp, diễn dịch, song hành, móc xích

- B5: Bắt tay vào viết đoạn văn

- B6: Kiểm tra lại văn bản sau khi viết

Trang 6

Câu 7: Yêu cầu của viết câu trong văn bản? Các lỗi thường gặp về câu?

* Yêu cầu của viết câu trong văn bản:

- Yêu cầu về mặt hình thức cấu tạo:

+ Câu phải có hình thức nhất định Khi viết câu phải đúng quy tắc về chính tả

+ Câu phải có cấu tạo ngữ pháp nhất định theo quy tắc của ngữ pháp tiếng Việt hiện nay Khi viết câu trong văn bản cần lưu ý quan hệ ngữ pháp giữa các câu

- Yêu cầu về nội dung, ý nghĩa:

+ Mỗi câu phải có một ý nào đó tức là phải thẻ hiện một tư tưởng tình cảm nào đó để người đọc, người nghe nhận được thông tin

+ Mỗi câu phải hợp vơi ngữ cảnh, vơi logic của khách quan, của xã hội

- Yêu cầu về phong cách văn bản:

+ Mỗi câu phải phù hợp với loại văn bản nghĩa là câu thuộc văn bản nào: Khoa học, hành chính, nghệ thuật, báo chí

+ Mỗi câu phải phù hợp với đối tượng giao tiếp, bối cảnh giao tiếp

* Các lỗi thường gặp về câu:

- Lỗi về cấu tạo ngữ pháp (2 loại):

+ Thiếu thành phần chính của câu

+ Thiếu thành phần phụ trong câu

- Lỗi về dấu câu

- Lỗi về quan hệ ngữ nghĩa (3 loại):

+ Câu sai với thực tế

+ Câu diễn đạt không logic

+ Không biết tách ý nên nghĩa của câu không rõ ràng

- Lỗi về liên kết giữa cá câu

- Lỗi về phong cách

Câu 8: Các kiểu chuyển đổi vị trí và cách diễn đạt trong câu? tách câu? ghép câu?

* Các kiểu chuyển đổi vị trí và cách diễn đạt trong câu

Có 4 kiểu chuyển đổi vị trí và cách diễn đạt trong câu thường gặp:

- Chuyển đổi vị trí của thành phần chính: Chủ ngữ, vị ngữ

- Chuyển đổi vị trí của thành phần phụ trong câu

- Chuyển đổi kiểu câu: Chủ động ↔ bị động, trực tiếp ↔ gián tiếp

- Chuyển đổi cách diễn đạt

* Tách câu, ghép câu, tỉnh lược câu:

- Tách câu là tách một phần nào đó của câu thành câu riêng

- Ghép câu là ghép 2 câu trở lên thành 1 câu

- Tỉnh lược câu là lược bỏ những thành phần đã có ở câu trước không cần lặp lại ở những câu sau để tránh dư thừa

Trang 7

Câu 9: Yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản? Những lưu ý về lựa chọn từ ngữ?

* Yêu cầu của việc dùng từ trong văn bản:

- Dùng từ phải đúng về hình thức và cấu tạo từ Khi viết mỗi t ừ c ó 1 quy tắc về hình thức chữ viết nhất định,chữ viết phải đc ghi chính xác

- Dùng từ phải đúng về nội dung, ngữ nghĩa.Từ ngữ phải có 1 nội dung nhất định,nd đó làm thành nghĩa của từ,nghĩa của từ là cơ sở để cấu tạo ra câu có ý nghĩa mang 1 nội dung thông báo nhất định

+ Từ phải thể hiện chính xác nội dung cần thể hiện,tức là mỗi t ừ nói ra hay viết ra phải rõ ràng và đúng nội dung cần diễn đạt

+ Từ phải phù hợp sắc thái biểu cảm

+ Từ dùng phải đúng phong cách trong văn bản.Từ phải phù hợp với phong cách giao tiếp và phong cách văn bản

- Dùng từ phải đúng về quan hệ kết hợp

- dùng từ phải đảm bảo tính hệ thống trong văn bản

- dùng từ tránh hiện tượng lặp từ ,hư từ,ko cần thiết bệnh sáo dỗng công thức

* Những lưu ý khi lựa chọn từ ngữ

- Sự lựa chọn thường diễn ra với các từ gần nghĩa hay đồng nghĩa.Các từ này có hình thức

âm thanh cấu tạo khác nhau nhưng nội dung ý nghĩa gần nhau hoặc giống nhau.Tuy thế các t ừ ngữ đó vẫn có sắc thái ý ngiã khác nhau,hoặc pham vi ý ngiã khác nhau

- Sự lựa chọn có thể diễn ra với những từ tuy ko gần nghĩa, đồng nghĩa nhưng lại có thể thay thế cho nhau đc trong câu văn, trong vb ở đây cần chọn từ phải phù hợp trong quan hệ kết hợp với những từ xung quanh, vừa diễn tả chính xác nd cần biểu đạt,vừa mang sắc thái tinh tế

và đáp ứng những yêu cầu khác trong việc dùng từ

- sự lựa chọn có thể nhằm thoả mãn 1 nhu cầu phân biệt các mức độ ý ngiã khác nhau or cần phục vụ cho nhip điệu trong câu văn, văn bản.trong truờng hợp này lựa chọn và bố trí sắp xếp với các từ 1 tiếng và các từ 2 tiếng lại là điều cần thiết

Câu 10: Các lỗi dùng từ và chính tả thường gặp:

Trong khi viết có thể gặp nhiều loại lỗi về mặt dùng từ và chính tả.Các lỗi thường gặp gồm:

* Các lỗi dùng từ thường gặp:

- lỗi về nội dung ngữ nghĩa thường gặp:

+ dùng sai từ đồng nghĩa vd:Văn học là dụng cụ đấu tranh giai cấp ( Vũ khí)

+ dùng sai từ hán việt vd: Phu nhân lớp trưởng tôi vừa đi chợ về (vợ)

+ dùng từ ko hợp với logic,vô lí, ko liên quan vd: Ông ấy 3 chân 4 cẳng chạy 1 cách thong thả ( vội vã)

- lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo của từ trong văn bản

- lỗi về kết hợp của từ trong văn bản

- lỗi về phong cách

+ dùng từ ko phù hợp với hoàn cảch nói và viết vd: Trong cuộc họp chi bộ Nam phát biểu: “

về vấn đề này tao xin có ý kiến như sau”

Trang 8

+ dùng từ ko phù hợp với sắc thái biểu cảm trong văn bản

* Các lỗi về dùng chính tả thường gặp

- lỗi viết sai chính tả hiện hành nó được biểu hiện:

+ lỗi do đánh sai vị trí của dấu câu

+ lỗi do ko nắm đc quy tắc phân bố các kí hiệu cùng biểu thị 1 âm

+ lỗi do lẫn lộn các phụ âm đầu và viết sai phụ âm cuối

- lỗi do ko nắm đc quy tắc viết hoa Đó là ko tuân theo quy tắc viết hoa thông dụng nên chỗ đáng viết hoa ko viết hoa,chỗ ko viết hoa lại viết hoa, đó là viết hoa 1 cách tuỳ tiện

- lỗi viết tắt :ko tuân theo quy tắc chung mà viết tắt tuỳ tiện

- lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn:

+ ko phân biệt đc L và N

+ ko phân biệt đc X và S

+ ko phân biệt đc R, G và D

+ ko phân biệt đc Ch và Tr

+ lỗi do viết sai phần vần

+ lỗi do viết sai thanh điệu

Ngày đăng: 09/12/2017, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w