ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II - TIẾNG VIỆT 9 CÂU 1. Chia theo mục đích nói: .Câu phân loại theo mục đích nói: STT KIỂU CÂU CHỨC NĂNG DẤU HIỆU VÍ DỤ 1 Câu nghi vấn Dùng để hỏi +Có từ nghi vấn: ai, sao, hay, có…chưa +Dấu chấm hỏi +Bạn có đi không? +Bao nhiêu bạn học bài? 2 Câu cầu khiến Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo +Có từ cầu khiến: hãy, đừng chớ, đi , thôi… +Dấu chấm than, có khi +Các bạn hãy cố học! +Nhanh lên nào! dấu chấm 3 Câu cảm thán Dùng để trực tiếp bộc lộ cảm xúc +Có từ cảm thán +Dấu chấm than +Ôi, lũ về! +Lo thay! 4 Câu trần thuật Dùng để kể, tả, thông báo, nhận định, miêu tả… +Không có đặc điểm hình thức các câu trên +Dấu chấm +Bằng lăng có màu tím thẩm. +Bàn này cũ rồi. 5 Câu phủ định Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (P.Đ miêu tả) Phản bác một ý kiến, một nhận định (P.Đ bác bỏ) Có từ phủ định: không, chẳng, chưa, không phải… +Nam không thuộc bài. +Không phải, Nam thuộc bài 2. Chia theo cấu tạo: a/ Câu đơn: hai thành phần: có CN-VN b/ Câu ghép: Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành.Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.Cách nối vế câu:Có 2 cách: a) Dùng từ nối - Nối bằng một quan hệ từ - Nối bằng một cặp quan hệ từ - Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi với nhau (cặp từ hô ứng). b) Không dùng từ nối: giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm. .*Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa mật thiết với nhau. Những quan hệ thường gặp là: nguyên nhân, lựa chọn, điều kiện (giả thiết), tương phản, tăng tiến, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích… Mỗi quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để xác định chính xác quan hệ giữa các vế câu. *CÁC CÂU KHÁC ST KHÁI NIỆM VÍ DỤ T 1 a. ĐN:Câu rút gọn: là câu lược bỏ một số thành phần câu nhằm muc đích: làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ b. Cách dùng: khi rút gọn không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai, hiểu không đầy đủ nội dung, không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã *-Bao giờ anh đi Sài Gòn? -Ngày mai (RG CN và VN) *-Ai cuốc đất? -Bác Ba. (RG VN) *-Bạn học môn gì thế? -học toán. (RG CN) 2 b.ĐN:Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ b.Tác dụng: +Nêu thời gian , nơi chốn xảy ra sự việc +Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng +Bộc lộ cảm xúc +Gọi đáp +Mùa xuân. Đất trời bừng sức sống. +Cháy ! Cháy! +Trời ơi ! Lũ lại về . +Lan ơi! Dậy con. 3 Thêm trạng ngữ cho câu: + Để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân…diễn ra sự việc +TN có thể đứng đầu, cuối , giữa câu +Công dụng: làm nội dung câu đầy đủ, chính xác, nối các câu, các đoạn làm cho bài văn, đoạn văn mạch lạc +Ngày mai, trên con đường này, hai bên đường, những nhà máy sẽ mọc lên 4 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động a.Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người khác b.Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được một hoạt động của người vật khác hướng vào c.Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm liên kết các câu thành một mạch văn thống nhất d.Có hai cách chuyển đổi câu chủ động *CCĐ: Con mèo vồ con chuột *CBĐ: Con chuột bị con mèo vồ thành câu bị động +Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, thêm bị hoặc được sau từ (cụm từ) ấy +Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu, đồng thời lượt bỏ từ chỉ chủ thể hoạt động *CCĐ: Chúng em thả diều ngoài đồng *CBĐ: +Diều được chúng em thả ngoài đồng +Diều được thả ngoài đồng 5 Dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu: Dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường (gọi cụm chủ-vị) làm thành phần câu hoặc cụm từ. Có các trường hợp mở rộng câu: +Mở rộng chủ ngữ +Mở rộng vị ngữ +Mở rộng cụm danh từ +Mở rộng cụm động từ +Lúa mọc lên// rất nhanh +Ông tôi// tóc đã bạc +Gió làm cây //ngã +Nói cho đúng thì cô ấy// rất siêng năng +Mở rộng cụm tính từ PHẦN TẬP LÀM VĂN: 1 .Phép phân tích và tổng hợp a.Phép phân tích:trình bày từng bộ phận, từng phương diện của vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng, có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu…lập luận giải thích, chứng minh b.Phép tổng hợp: lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp 2. Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống: là bàn một vấn đề về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề suy nghĩ Yêu cầu nội dung: nêu rõ sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích đúng, sai, lợi hại, chỉ nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết Yêu cầu hình thức:có bố cục ba phần mạch lạc, luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lời văn chính xác, sinh động 3. Nghị luận về tư tưởng đạo lí: là bàn một vấn đề về tư tưởng đạo đức, lối sống của con người. Yêu cầu nội dung: làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạolí bằng giải thích, chứng minh, so sánh…để chỉ ra chỗ đúng, sai của tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng người viết Yêu cầu hình thức: có bố cục ba phần, luận điểm đúng đắn, lời văn chính xác, sinh động 4. Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích: Là trình bày nhận xét đánh giá của mỉnh về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể Nhận xét đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát Nhận xét đánh giá phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục Bài có bố cục rõ ràng, lời văn chuẩn xác, gợi cảm 5. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: Là trình bày nhận xét đánh giá của mỉnh về nội dung nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh…phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng Yêu cầu: có bố cục rõ ràng, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK II - TIẾNG VIỆT 9 CÂU 1. Chia theo mục đích nói: .Câu phân loại theo mục đích nói: STT . không, chẳng, chưa, không phải… +Nam không thuộc bài. +Không phải, Nam thuộc bài 2. Chia theo cấu tạo: a/ Câu đơn: hai thành phần: có CN-VN b/ Câu ghép: Câu ghép là những câu do 2. Không có phân tích thì không có tổng hợp 2. Nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống: là bàn một vấn đề về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề