1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

"Cái nóng" Bắc cực

3 254 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 34,5 KB

Nội dung

“CÁI NÓNG” BẮC CỰC Đã lâu chúng ta đều biết rằng, Bắc cực là một vùng biển băng giá. Nhưng giờ đây,những khối băng khổng lồ đang “nóng lên”và tan vỡ ra một phần do khí hậu, một phần do cuộc tranh chấp quyền sở huqux của các nước ven biển. NGUỒN TÀI NGUYÊN – THỎI NAM CHÂM CỰC MẠNH. Trong bối cảnh trái đất ngày càng ấm lên, rất nhiều tảng băng khổng lồ ở vùng Bắc cực sẽ tan ra. Một thông tin mới đây cho biết, Băng ở Bắc cực đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay.Nhờ vậy, nguồn tài nguyên dưới đáy biển, không chỉ là dầu khí mà có cả kim cương và các khoáng sản khác, có thể sẽ dễ khai thác hơn nhiều.Hiện nay, các dàn khoan dầu hiện đại có thễ khoan ở vùng biển sâu tới 3.048m, song chưa có hãng nào thực hiện được ở gần Bắc cực.Chính sự thuận lợi này đã khiến cho nhiều nước muốn giành quyền sở hữu tư cách pháp nhân để khai thác nguồn tài nguyên giàu có tại khu vực ngày càng trở nên nóng bỏng này. Bắc cực được đánh giá là khu vực có nguồn tài nguyên khí đốt và dầu mỏ rất phong phú, chiếm ¼ trữ lượng dầu khí chưa được khai thác của thế giới.Trong khi đó, nguồn dự trữ dầu khí ở những khu vực quan trọng trên toàn cầu đang cạn dần. Chính vì ý nghĩa kinh tế to lớn này càng khiến cho các nước “Sốt sắng” muốn khai thác nó. Theo kế hoạch của LHQ các nước ven biển phải nộp đơn trước ngày 13/5/2009 để xác định ranh giới vốn không rõ ràng bên ngoài vùng biển với tinh thần Công ước về Luật biển năm 1982.Có khoảng 50 nước quanh vùng Bắc cực, nhưng đến nay chỉ có 5 nước ( Mỹ, Ca na Đa, Đan Mạch, Na uy, và Nga) đưa ra tuyên bố tranh giành quyền sở hữu.Có lẽ do thời hạn mà LHQ đưa ra lại càng làm cho cuộc chạy đua trở nên ráo riết, nóng bỏng hơn. Nga, ô xtraay lia,Pháp và Brazin nằm trong số ít các nước tuyên bố chủ quyền. Để khẳng định chủ quyền của mình, ngày 2/8/2007 Nga đã cho người cắm Quốc kỳ xuống đáy Bắc băng Dương ở độ sâu 4.261m, một thành công về công nghệ khoa học mà cho tới nay chưa một quốc gia nào làm được. Theo Công ước về Luật Biển năm 1982, các nước ven biển sở hữu vùng đáy biển cách bờ gần 200 hải lý, nếu nó vẫn thuộc thềm lục địa với độ sâu thoai thoải.Qui định này nhằm xác định ranh giới địa chất rõ ràng đối với vùng biển ngoài thềm lục địa, nhưng có lẽ tình trạng tranh chấp chủ quyền sẽ vẫn xẩy ra. Với cuộc chạy đua vũ trang hiện nay, có thể nói đây sẽ là lần phân chia lãnh thổ lớn nhất và cuối cùng trong lịch sử. “CUỘC CHIẾN” BẮT ĐẦU NÓNG Trong năm nước đã đưa ra tuyên bố giành quyền sở hữu, Nga đang là đối thủ nặng ký và tiến gần đích nhất trong việc thu thập chứng cứ chứng minh rằng đáy biển Bắc cực và SiBe ria dính liền nhau bởi một thềm lục địa. Cụ thể, dãy núi Lomonosov nằm dưới đáy biển Bắc cực là phần nối dài của lục địa Âu- Á. Năm 2001 Nga đã trình lên LHQ những luận cứ ban đầu. Đoàn thám hiểm Nga đang tiếp tục thu thập thêm chứng cứ mới trong khuôn khổ năm Quốc tế Bắc cực 2007 – 2008. Vùng lãnh thổ mà Nga muốn tuyên bố chủ quyền , theo Nhật báo Times của Anh, rộng đến 736.000km2, tức gần một nửa biển Bắc cực mà dưới đáy có thể có trữ lượng dầu khí cực lớn. Tuy nhiên, Đan Mạch cũng cho rằng dãy núi Lomonosov là phần nối dài của đảo Gren Lin. Đảo này tuy hưởng qui chế tự trị nhưng là lãnh thổ của Đan Mạch. Giữa năm 2006 một đoàn thám hiểm mang tên Lorita-1 đã tiến hành những cuộc thu thập dữ liệu ở nhiều vùng Bắc cực mà trong tương lai Đan mạch sẽ tuyên bố chủ quyền, ngoài phần đặc khu kinh tế qui định của LHQ. Vừa qua, một đoàn thám hiểm khác mang tên Lomorg tiếp tục nghiên cứu vế kiến tạo đất thềm biển của Đan Mạch. Ca Na Đa cũng không kém phần long trọng với việc tuyên bố quyền sở hữu một diện tích khá rộng ở Bắc cực , bao gồm cả hành lang Tây Bắc là một đường biển chiến lược giống như Kênh đào Xuyê ở Trung cận Đông. Với hiện tượng Trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính, hành lang này không chỉ thông thoáng trong mùa hè mà sau này có thể sử dụng cả trong mùa đông. Rút ngắn đường biển từ châu Âu sang châu Á 3.700km. Tuy nhiên, việc tuyên bố này đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều nước, đặc biệt là Mỹ. Mỹ cũng đang có một đoàn thám hiểm ỏ Bắc cực đo đạc bản đồ vùng đất băng giá này. Mục đích của đoàn là chứng minh rằng thềm lục địa Alatsxcanoois liền với đáy biển Bắc cực.Liệu đây có phải là tham vọng ? Theo Rob Huebert, chuyên gia Mỹ về Bắc cực , Mỹ sẽ đòi chủ quyền ở Bắc cực đối với những khu vực rộng lớn không kém Nga, Ca Na Đa hay Đan Mạch. Riêng Na Uy chính thức trình lên LHQ những cơ sở tuyên bố chủ quyền đối với ba vùng ở Bắc cực ngoài giới hạn 320km đặc khu kinh tế vào tháng 11/2006. Có thể nói rằng, vùng biển Bắc cực như một khối tài sản khổng lồ chưa được khai thác. Các nhà khoa học ước tính rằng, nơi đây đang dự trữ 10 tỉ m3 vàng, thiếc không hể đến mỏ kim cương, than đá. Đặc biệt là ¼ trữ lượng dầu khí trên thế giới chưa được khai thác. Chính những thuận lợi to lớn này đã khiến cho việc xử lý, tranh chấp lãnh hải vốn đã nóng nay còn nóng hơn bao giờ hết. Nói chung, hướng giải quyết êm xuôi nhất là các nước thỏa hiệp với nhau trước khi trình lên Ủy ban phân giới LHQ yêu cầu phân chia ranh giới biển. Nhưng có lẽ đây chỉ là một ảo tưởng mà thôi, bởi các nước đều muốn giành phần hơn đối với khối tài sản khổng lồ này. CHẠY NƯỚC RÚT Để phân xử những tranh chấp nói trên, LHQ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, cụ thể là UB Phân giới LHQ, thành lập theo UNCLOS. 21 nhà khoa học và luật gia UY Phân giới LHQ sẽ xem xét tờ trình chứng cứ khoa học mà các nước thu thập được nhằm chúng minh rằng một phần đáy biển Bắc cực là phần nối tiếp thềm lục địa của nước mình, nằm ngoài vùng đặc khu kinh tế biển ( 200 Hải lý.). Dựa trên những chứng cứ có giá trị của mỗi nước, UB này sẽ phân định ranh giới thềm biển của mỗi nước. Trên lý thuyết là như vậy nhưng trên thực tế UB Phân giới LHQ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân định ranh giới. Quyền lợi kinh tế ở Bắc cực quá lớn để các nước có thể chống lại những phán quyết của UB, khi cảm nhận quyền lợi “ chưa thỏa đáng.”. Hiện nay, LHQ đang kêu gọi các nước hữu quan từ nay đến năm 2009 hãy đệ trình bằng chứng khoa học để chứng minh đáy biển Bắc cực là một phần dãy tiếp nối với thềm lục địa của nước họ. Cính vì lẽ đó mà các nước đang “ Chạy nước rút”. Sau khi Nga và Ca Na Đa đưa đoàn thám hiểm đến Bắc cực, nay đến đoàn thám hiểm của Đan Mạch gồm 45 nhà nghiên cứu đến khu vực đang “ sôi động” này để vẽ bản đồ vùng biển sâu quanh đảo Gron Len. Theo thông báo của chính phủ Đan Mạch các kết luận của đoàn thám hiểm có thể cho phép Đan Mạch chứng minh rằng: Mạch núi ngầm Lomonosov kéo dài từ GronLen tới XiBia ( Nga ) là phần kéo dài của đảo GronLen thuộc Đan Mạch. Đọng thái này có thể dẫn tới viecj Đan Mạch tuyên bố chủ quyền với khu vực băng giá này. Dư luận cho rằng, ngoài Nga, Đan Mạch, các nước Na Uy, Ca Na Đa, Thụy Điển và Phần Lan đều sẵn sàng tranh chấp quyền lợi ở vùng Bắc cực. Mỹ cũng cho biết, sẽ cử đoàn 20 nhà khoa học đến Bắc cực để khảo sát địa hình đáy biển. Sưu tầm: “Thế giới trong ta” Tháng 11/ 2008. . CỰC MẠNH. Trong bối cảnh trái đất ngày càng ấm lên, rất nhiều tảng băng khổng lồ ở vùng Bắc cực sẽ tan ra. Một thông tin mới đây cho biết, Băng ở Bắc cực. “CÁI NÓNG” BẮC CỰC Đã lâu chúng ta đều biết rằng, Bắc cực là một vùng biển băng giá. Nhưng giờ đây,những khối

Ngày đăng: 27/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w