LỊCH SỬ GD-ĐT CAM LÔ.

3 245 0
LỊCH SỬ GD-ĐT CAM LÔ.

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CAM LỘ CHẶNG ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN. ( Bài viết nhân dịp kỷ niệm ngày Cam Lộ giải phóng 2/4/1972 -2/4/2009) Cho đến thời điểm này, tính từ ngày quê hương được giải phóng năm 1972, Giáo dục Cam Lộ đã trải qua chặng đường gần 40 năm. Bốn mươi năm chỉ là một khoảnh khắc của thời gian, nhưng 40 năm ấy là đã gần 1/2 thế kỷ các thế hệ cán bộ quản lý ngành, cùng các thầy giáo, cô giáo gắn bó với sự nghiệp trồng người trên địa bàn huyện Cam Lộ, chứng kiến những đổi thay lớn lao của sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở một vùng quê nghèo khó nhưng hiếu học này. Dõi theo dòng thời gian, với bao biến thiên của lịch sử, Giáo dục Cam Lộ cũng đã có những bước chuyển mình, đóng góp phần công sức không nhỏ cho sự nghiệp chung của cả nước. Ngày 02/4/1972 Cam Lộ được hoàn toàn giải phóng và đến ngày 1/5/1972 bước chân của đoàn quân vệ quốc đã tiến về giải phóng thêm một nửa quê hương Quảng Trị. Từ đó, nền giáo dục Cách mạng được xác lập và đảm đương nhiệm vụ ở vùng mới giải phóng. Phòng giáo dục Cam Lộ cũng chính thức được thành lập, đóng tại thôn Thượng Viên, xã Cam Thành cũ. Trong bộn bề khó khăn, nhưng chỉ sau 2 năm giải phóng, giáo dục Cam Lộ phát triển với tốc độ nhanh. Là một vùng giáp ranh, vừa trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc, tất cả hầu như bị san bằng, đổ nát; mọi chuyện bắt đầu từ con số 0 nên sự nghiệp giáo dục cũng đối mặt với bao cam go, thử thách. Lúc này, văn phòng cơ quan chỉ có 1 đ/c phụ trách cùng một vài đ/c khác từ phòng văn hoá thông tin tăng cường sang, đội ngũ CBGV đứng lớp còn rất mỏng, cả huyện chỉ tuyển chọn được 25 anh chị em có trình độ lớp 5 để bồi dưỡng nghiệp vụ phạm. Sau này được Ty giáo dục Vĩnh Linh và các tỉnh Miền Bắc chi viện vào thêm. Với niềm khát khao của nhân dân mong muốn con em mình sớm được cắp sách tới trường, các cấp uỷ Đảng và chính quyền đã thể hiện quyết tâm chỉ đạo xây dựng phong trào giáo dục huyện nhà, đồng thời được toàn xã hội hưởng ứng và chăm lo, giáo dục Cam Lộ từ trong hoang tàn đổ nát của chiến tranh cũng dần ươm hoa kết trái. Hơn bao giờ hết, ngành giáo dục được đảm nhận một sứ mệnh lịch sử cao cả, có ý nghĩa mang tầm chiến lược trong sự nghiệp trồng người. Đó là đào tạo cả một thế hệ vừa học, vừa bảo vệ thành quả cách mạng, đấu tranh giải phóng miền Nam và lao động tái thiết quê hương. Những lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hoá, giáo dục mầm non và phổ thông được mở ra. Hàng loạt vấn đề như xây dựng trường lớp, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cấp tốc, tuyên truyền mở mang dân trí đến việc lo cái ăn, nơi ở . được tổ chức khẩn trương, tận tâm, tận lực, với niềm phấn chấn và nhiệt tình cao độ, thấm đẫm chất anh hùng ca cách mạng. Một thế hệ cán bộ làm công tác giáo dục dày dạn kinh nghiệm, giàu đức hy sinh, không nề hà gian khó đã trực tiếp về ăn ở với dân, bám chắc cơ sở để chỉ đạo phong trào, giáo viên thường trực với trường với lớp, tận tuỵ với công việc, tất cả vì học sinh thân yêu của mình. Mọi chuyện họ tự lực làm lấy, từ những trang giáo trình, giáo án không có tài liệu nào tham khảo ngoài cái tâm, cái lực của người thầy, người cô. Họ đã thổi bùng lên ngọn lửa tri thức làm sáng lòng con trẻ. Lực lượng ngày càng được tôi luyện, phát triển và trưởng thành. Với nỗ lực và quyết tâm chung của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân mà nồng cốt là lực lượng của ngành giáo dục, mạng lưới trường lớp được mở rộng, từng bước đi vào hệ thống chính quy. Chỉ sau 2 năm giải phóng, giáo dục Cam Lộ phát triển với tốc độ nhanh: Năm học 1973 - 1974, các xã trong huyện đều tổ chức khai giảng cho các trường tiểu học mặc dầu ít lớp và ít học sinh vì phần lớn số dân đi sơ tán xa chưa hồi hương được. Lúc này ngành BTVH cũng tiến hành mở các lớp BTVH cấp 1, cấp 2 cho cán bộ huyện và xã theo học. Năm học 1974 - 1975 quy mô trường lớp đã có bước phát triển, gồm ba trường tiểu học và một trường phổ thông cấp 2 của huyện đặt tại thôn Thượng Viên cũng được khai giảng. Lúc đó mở được lớp, được trường cũng là một chiến công lớn lao bởi cái gì cũng khó, cái gì cũng thiếu. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào mùa xuân lịch sử năm 1975 đã kết thúc thắng lợi "cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" của nhân dân ta, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất đi vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 30 năm chiến tranh để lại những hậu quả hết sức nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta trong cả nước nói chung, Quảng Trị nói riêng trong đó có Cam Lộ phải khắc phục khó khăn, quyết tâm xây dựng lại cuộc sống hoà bình hạnh phúc cho nhân dân. Trong tình hình mới, mặc dầu toàn Đảng toàn dân đang tập trung lực lượng khai hoang, phục hoá, rà gỡ bom mìn, đẩy mạnh sản xuất để ổn định cuộc sống. Bao nhiêu công việc bộn bề, nhưng công tác giáo dục Cam Lộ cũng được cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm. Ngành học phổ thông đã có 3 trường tiểu học ở Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa với số lượng 230 học sinh, đến năm học 1976 - 1977, sau khi dân sơ tán trở về, đã được tổ chức thêm 5 trường ở Cam Tuyền, Cam thanh, Cam Thuỷ, Cam giang, Cam Hiếu với 850 học sinh; Năm học 1977 - 1978 mở thêm trường cấp 2 ở Cam Chính để học sinh vùng Cùa có điều kiện học tập; số lượng học sinh của 2 trường cấp 2 là 375 em. Cùng với phổ thông, ngành BTVH cũng được tổ chức: Một trường cấp 1 được mở tại làng Quật xá với 3 lớp 3,4,5 cho cán bộ, thanh niên, dân quân theo học gồm 35 học viên; năm học 1977 - 1978 phát triển thêm 3 trường cấp 1, BTVH ở các xã Mò Ó, Hướng Hiệp, Ba Lòng và Tân Lâm gồm 75 học viên. Năm 1978 do yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH trong cả nước, Cam Lộ được sát nhập với Gio Linh, Vĩnh Linh thành huyện Bến Hải. Trong giai đoạn này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện đang tập trung toàn lực rà gỡ bom mìn, khai hoang phục hoá, đẩy mạnh sản xuất, xây dựng HTX và tiếp tục động viên lực lượng toàn dân, toàn quân chống trả âm mưu phá hoại biên giới của bọn phản động quốc tế và các thế lực thù địch hết sức nghiêm trọng. Song hoạt động của ngành Giáo dục cũng được đẩy mạnh, mạng lưới trường lớp của chúng ta lúc này đã có sự phát triển tương đối đồng bộ ở cả 3 ngành học: mầm non, phổ thông và BTVH. 8 xã đều có trường PTCS, ngoài ra còn có 3 trường tiểu học ở các xã: Ba Lòng, Mò Ó ở Hướng Hiệp và Tân Lâm với tổng số học sinh là 4500 em. Toàn huyện có 1 trường BTVH cấp 1-2 dành cho cán bộ chủ chốt của huyện đến học, số lượng 150 học viên; cùng với trường BTVH huyện, các trường PTCS phải thực hiện một hội đồng hai nhiệm vụ: vừa giảng dạy chương trình phổ thông vừa giảng dạy các lớp BTVH cho các xã với mục đích xoá mù chữ cho nhân dân và nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ cơ sở ở xã và thôn. Cam Lộ lúc này chưa có trường Phổ thông cấp 3 mà chỉ có trường cấp 3 vừa học vừa làm của Vĩnh Linh chuyển vào đặt tại nông trường Tân Lâm. Năm 1980 trường BTVH cấp 1+2 của huyện đã chuyển qua trường cấp 3 phổ thông lao động, tiền thân của trường THPT Cam Lộ hiện nay. Về ngành học mầm non cũng được tổ chức đều khắp ở các xã. Mỗi xã đều có trường mẫu giáo, mỗi HTX, tập doàn sản xuất đều có 1 nhà trẻ. Toàn huyện có 9 trường mẫu giáo và 18 nhà trẻ tạo điều kiện cho các mẹ tham gia lao động sản xuất và các phong trào hoạt động xã hội khác. Năm 1981, do yêu cầu của tình hình mới, địa giới hành chính cấp huyện lại có sự chia tách, từ Bến Hải, Cam Lộ sát nhập với Đông Hà thành 1 đơn vị Thị xã mở rộng. 10 năm hội nhập Đông Hà cũng là 10 năm vẫn còn gian khó. Hậu quả của trận lụt năm 1983 rồi cơn bão năm 1985 kế tiếp đã gây thiệt hại hết sức nặng nề không dễ khắc phục trong một sớm một chiều, làm cho đời sống của nhân dân vốn đã khó khăn nay lại càng nhân lên gấp bội. Thời điểm đó, tình hình đời sống giáo viên nói chung cũng ở vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, ở một số tỉnh cũng như trên địa bàn tỉnh, thị xã đã có tình trạng giáo viên rời bỏ nhiệm sở tìm nghề khác kiếm sống. Thế nhưng giáo dục Đông Hà vẫn quyết tâm "Dù khó khăn đến đâu cũng phải ra sức dạy tốt - học tốt". Đối với Cam Lộ, ngành học, bậc học được cũng cố và phát triển: Ngành học mầm non có 19 nhà - nhóm trẻ với 375 cháu 91 lớp mẫu giáo với 1946 cháu Ngành học phổ thông: Có 9 trường PTCS ở 9 xã và 1 trường tiểu học với 217 lớp - 7546 học sinh. Hàng năm các trường học của Cam Lộ vẫn có trên 35 học sinh giỏi các cấp, trong số đó có trên phân nửa là học sinh giỏi tỉnh. Cùng với ngành học phổ thông, ngành học BTVH cũng được duy trì tốt. Các trường PTCS vẫn thực hiện một hội đồng hai nhiệm vụ, mỗi xã có một chuyên trách BTVH. Toàn huyện có 12 lớp BTVH cấp 2, 15 lớp cấp 1 với tổng số học viên là 450 người và một trường bổ túc văn hoá cấp 3 giành cho con em trong huyện đến học. Riêng xã Cam Thanh có phong trào BTVH mạnh nhất huyện, là đơn vị đầu tiên được công nhận xoá mù chữ cho toàn dân và phổ cập tiểu học cho thanh thiếu niên. 2 Qua 15 năm hội nhập với Bến Hải, rồi Đông Hà, trong tình hình vừa khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại, vừa đối mặt với thiên tai xảy ra liên tiếp và những lúng túng vấp váp buổi đầu trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế mới, ngành giáo dục Cam Lộ vẫn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, tập trung tìm mọi biện pháp nhằm tạo nên sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu đào tạo con người mới XHCN, chuẩn bị cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống lao động sản xuất, xây dựng quê hương, chú trọng nâng cao trình độ văn hoá cho cán bộ và nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương, cũng như sự nghiệp cách mạng chung theo yêu cầu chuyển đổi của cơ chế quản lý mới, lại vừa phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Năm 1991, một mốc lịch sử đặc biệt được đánh dấu: Huyện Cam Lộ được chính thức lập lại. Cùng lúc này, Phòng Giáo dục Cam Lộ cũng được thành lập. Đối mặt với thực tế, hầu như mọi thứ đều phải bắt tay làm lại từ đầu. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn mới mẻ, đội ngũ cán bộ vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất thiết bị từ văn phòng cơ quan đến các trường học còn quá nghèo nàn, xuống cấp; văn phòng cơ quan cũng đôi ba lần thay đổi địa điểm và mãi cho đến nay vẫn chưa được xây dựng mới, các mô hình điển hình của các ngành học chưa có được bề dày về kinh nghiệm hoạt động. Nhưng vượt lên trên tất cả, được sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ Huyện uỷ, UBND Huyện và Sở GD - ĐT, Giáo dục Cam Lộ tiếp tục phát huy truyền thống giáo dục trước đó, từng bước ổn định và đi vào hoạt động, đưa phong trào giáo dục huyện nhà ngày càng đi lên. Bằng tấm lòng "yêu người, yêu nghề" và ý thức trách nhiệm cao nhất, tập thể cơ quan đã đoàn kết, quyết tâm chỉ đạo giương cao ngọn cờ "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", trăn trở tìm hướng đi ngắn nhất cho sự nghiệp giáo dục của quê hương. Có thể nói rằng, từ khi mới thành lập và đặc biệt trong gần 20 năm đổi mới, cùng với thành tựu chung của huyện, sự nghiệp GD - ĐT Cam Lộ cũng đã có những bước phát triển cơ bản tạo nên diện mạo mới của giáo dục Cam Lộ hôm nay: Từ quy mô phát triển các ngành học và hệ thống mạng lưới trường lớp đến việc đầu tư xây dựng CSVC - KT trường học, huy động, duy trì số lượng và vấn đề đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ đảm bảo chất lượng và hiệu quả GD-ĐT. Nhìn lại chặng đường gần 40 năm phấn đấu và trưởng thành, chúng ta có thể tự hào khẳng định rằng giáo dục Cam Lộ đã thực sự khởi sắc trong vườn hoa của giáo dục Quảng Trị: Từ góc độ tham mưu đề ra chủ trương, giải pháp giáo dục đến tổ chức, quản lý, điều hành đẩy nhanh tốc độ phát triển về hệ thống và quy mô trường lớp, xây dựng CSVC, mối gắn kết phối hợp liên ngành và công tác XHH giáo dục, v.v . văn phòng cơ quan đã từng bước đổi mới lề lối làm việc, cải tổ công tác hành chính. Xây dựng một tập thể đoàn kết, có lập trường chính trị, tư tưởng và chuyên môn vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh. Công tác hành chính và hoạt động của các tổ chuyên môn tích cực và có hiệu quả. Chi bộ và công đoàn cơ quan trong sạch vững mạnh. Văn phòng cơ quan thực sự là bộ máy lãnh đạo và chỉ đạo mọi hoạt động giáo dục trên địa bàn góp phần quyết định vào kết quả của sự nghiệp giáo dục trong những năm qua. Đi lên từ truyền thống tốt đẹp của ngành gắn với quá khứ hào hùng của quê hương, mỗi một chúng ta càng tự hào và vững tin hơn vào sự nghiệp đổi mới. Mọi giá trị tinh thần sẽ được phát huy và tạo nên sức mạnh thúc đẩy mỗi chúng ta luôn nhìn về phía trưóc để tiếp tục cuộc hành trình đến tương lại đầy tươi sáng . Cam lộ, ngày 1 tháng 3 năm 2009 Trần Đình Trung - pgd Cam Lộ 3 . chức thêm 5 trường ở Cam Tuyền, Cam thanh, Cam Thuỷ, Cam giang, Cam Hiếu với 850 học sinh; Năm học 1977 - 1978 mở thêm trường cấp 2 ở Cam Chính để học sinh. công tác giáo dục Cam Lộ cũng được cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm. Ngành học phổ thông đã có 3 trường tiểu học ở Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa với số

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan