1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kt sình nang cao 1tiet hk2(1)

3 304 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Họ và tên: . Lớp: . KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH HỌC - LỚP 12 NC Mã đề SH2 Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hoá nhỏ? A. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. B. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. C. Diễn ra trong phạm vi của loài, qui mô nhỏ. D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất dài. Câu 2: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. B. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của: A. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. B. Biến dị, di truyền và phân li tính trạng. C. Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên D. Biến dị, di truyền và giao phối. Câu 4: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. biến dị tổ hợp. B. nguồn gen du nhập. C. đột biến. D. quá trình giao phối. Câu 5: Nguyên nhân chính gây hiện tượng đa hình ở quần thể là: A. ưu thế dị hợp tử. B. tác động của chọn lọc tự nhiên. C. gen có hại thường lặn. D. sự tồn tại alen lặn. Câu 6: Bằng chứng địa lí – sinh vật học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là: A. Sinh vật giống nhau do ở khu vực địa lí như nhau. B. sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa do cách li địa lí. C. trước đây, các lục địa là một khối liền nhau. D. sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lí khác nhau. Câu 7: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì vai trò tăng tần số kiểu hình có lợi là của: A. cách li. B. Đột biến. C. giao phối. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 8: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì chọn lọc tự nhiên tác động vào sinh vật như thế nào: A. Tác động gián tiếp vào kiểu hình. B. Tác động tới kiểu gen thông qua kiểu hình. C. Tác động trực tiếp vào kiểu gen. D. tác động nhanh với alen lặn, chậm với alen trội. Câu 9: Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là A. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp. B. phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện C. phân hoá ngày càng đa dạng. D. thích nghi ngày càng hợp lý. Câu 10: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, cấp độ chủ yếu chịu tác động của chọn lọc tự nhiên là: A. tế bào và phân tử. B. quần thể và quần xã. C. quần xã và hệ sinh thái. D. cá thể và quần thể. Câu 11: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là: A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc. C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen. Câu 12: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B. giao phối. C. chọn lọc tự nhiên. D. các cơ chế cách ly. Câu 13: Trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì A. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. C. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. D. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. Câu 14: Các hợp chất đầu tiên được hình thành trên quả đất lần lượt theo sơ đồ: A. CH → CHO → CHON B. CHON → CH → CHO C. CHON → CHO → CH D. CH → CHON → CHO Câu 15: Ngày nay sự sống không xuất hiện theo con đường hoá học nữa vì: A. Thiếu điều kiện lịch sử, chất hữu cơ tổng hợp ngoài cơ thể sống bị vi khuẩn phân huỷ. B. Quá trình tiến hoá của sinh giới theo hướng ngày càng phức tạp C. Các loài sinh vật đã rất đa dạng phong phú. D. Các chất hữu cơ được tổng hợp theo phương thức sinh học. Câu 16: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho: A. cách li mùa vụ. B. cách li tập tính. C. cách li sau hợp tử. D. cách li trước hợp tử. Câu 17: Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả năng sinh sản của những KG khác nhau trong quần thể. B. qui định chiều hướng, nhịp điệu biến đổi thành phần KG của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá C. phânhoá khả năng sống sót của những cá thể thích nghi nhất. D. làm tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định Trang 1/3 - Mã đề SH2 Câu 18: Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì A. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao. B. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới. C. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen. D. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng. Câu 19: Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là: (đơn vị tiến hoá cơ sở ở các loài giao phối là) A. giao tử. B. quần thể. C. nhễm sắc thể. D. cá thể. Câu 20: Giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa vì: A. nó không làm thay đổi vốn gen của quần thể. B. nó làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. C. Nó thay đổi định hướng vốn gen quần thể. D. Nó làm quần thể thay đổi tần số alen. Câu 21: Theo quan niệm hiện đại kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên là sự A. sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. B. hình thành nên loài mới. C. sự sống sót của những cá thể thích nghi hơn. D. sự phát triển ưu thế của những kiểu hình thích nghi hơn. Câu 22: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào: A. quần thể. B. Cá thể. C. kiểu gen cá thể. D. kiểu hình cá thể. Câu 23: Trong quá trình tiến hoá nhân tố làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể là A. các cơ chế cách ly. B. di nhập gen. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 24: Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì vai trò phát tán và nhân rộng nguyên liệu chọn lọc là của: A. Đột biến. B. giao phối. C. chọn lọc tự nhiên. D. cách li. Câu 25: Nòi và loài phân biệt với nhau bằng A. các đột biến gen lặn B. một số đột biên lớn C. các đột biến NST D. sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ Câu 26: Hiện tượng đa hình cân bằng của quần thể biểu hiện ở: A. quần thể có cả kiểu hình có lợi , có hại hay trung tính. B. Nhiều alen khác nhau có tần số ổn định. C. nhiều kiểu hình ổn định, không kiểu nào ưu thế. D. quần thể có nhiều kiểu hình khác nhau về một tính trạng. Câu 27: Điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau là sự cách li A. di truyền. B. sinh thái. C. địa lí. D. sinh sản. Câu 28: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau: A. chúng cách li sinh sản với nhau. B. chúng sinh ra con bất thụ. C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau. Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Vượn người ngày nay tiến hoá thành loài người B. Loài người và vượn người ngày nay có chung nguồn gốc C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người D. Loài người có nguồn gốc sâu xa từ vượn người ngày nay Câu 30: Điều nào không đúng với sự đa hình cân bằng? A. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về 1 gen hoặc 1 nhóm gen. B. Không có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng 1 alen khác . C. Có sự thay thế hoàn toàn 1 alen này bằng 1 alen khác . D. Các cá thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so vớithể đồng hợp tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh. Câu 31: Hình thành lòai mới theo phương thức lai xa kết hợp lai xa đa bội hóa trong tự nhiên có trình tự : A. Lai xa → thể lai xa → đa bội hóa → thể song nhị bội →cách ly →loài mới. B. Lai xa→con lai xa→thể song lưỡng bội→lòai mới. C. Lai xa → thể lai xa→ thể song lưỡng bội →đa bội hóa →cách ly →loài mới. D. Lai xa → thể song lưỡng bội →đa bội hóa →lòai mới. Câu 32: Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì A. so với đột biến nhiễm sắc thể chúng phổ biến hơn, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sinh sản của cơ thể. B. tần số xuất hiện lớn. C. là những đột biến lớn, dễ tạo ra các loài mới. D. các đột biến gen thường ở trạng thái lặn. Câu 33: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào: A. tổ hợp gen chứa đột biến đó. B. Môi trường. C. tác nhân gây ra đột biến đó. D. Môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó. Câu 34: Nhân tố nào sau đây qui định chiều hướng tiến hoá? A. Sự thay đổi của môi trường B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Quá trình CLTN D. Đột biến của sinh vật Câu 35: Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Trang 2/3 - Mã đề SH2 Câu 36: Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đọan phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là: A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học. C. bằng chứng địa lí - sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử. Câu 37: Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ A. cơ thể. B. phân tử. C. loài. D. quần thể. Câu 38: Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên. C. di nhập gen. D. các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 39: Hình thành lòai bằng con đường địa lí có thể diễn ra theo sơ đồ: A. loài gốc → cách li sinh sản → nòi địa lý → cách li địa lý → loài mới B. nòi địa lý → loài gốc → cách li địa lý → kiểu gen mới → loài mới. C. loài gốc → cách li địa lý → nòi địa lý → cách li sinh sản → loài mới. D. loài mới → cách li địa lý → nòi địa lý→ cách li sinh sản→loài gốc. Câu 40: Nhân tố chủ đạo trong quá trình tiến hóa nhỏ là: A. giao phối không ngẫu nhiên. B. di-nhập gen. C. chọn lọc tự nhiên . D. đột biến. ----------------------------------------------- PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM Câu A B C D Câu A B C D Câu A B C D Câu A B C D 1 11 21 31 2 12 22 32 3 13 23 33 4 14 24 34 5 15 25 35 6 16 26 36 7 17 27 37 8 18 28 38 9 19 29 39 10 20 30 40 Trang 3/3 - Mã đề SH2 . lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì A. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao.

Ngày đăng: 26/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w