1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ

72 1,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 639,62 KB

Nội dung

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓKHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH

THẠNH TP HỒ CHÍ MINH

Ngành: Thú Y

Khoá: 2002-2007 Lớp: TC Thú Y 2002 Họ và tên: ĐỖ THỊ XUÂN HƯƠNG

Tháng 10/2007

Trang 2

KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH

TP HỒ CHÍ MINH

Tác giả

ĐỖ THỊ XUÂN HƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác Sỹ nghành

Thú Y

Giáo viên hướng dẫn

TS NGUYỄN VĂN KHANH

Tháng 10 / 2007

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực tập: Đỗ Thị Xuân Hương

Tên luận văn:” KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Đã hoàn thành xong luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày

Giáo viên hướng dẫn

TS Nguyễn Văn Khanh

Trang 4

LỜI CẢM TẠ

Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

Cha mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ tôi nên người, cho tôi có được ngày hôm nay

Bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khanh đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và làm đề tài

BSTY: Võ Khắc Trâm, Lê Trí Thông, La Hồng Đạo đã tận tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Chân thành cảm ơn

Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học

Toàn thể cô, chú, anh chị công tác tại Trạm Thú y Bình Thạnh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin cảm ơn

Tất cả những bạn bè thân yêu đã hỗ trợ, chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: ” Khảo sát bệnh trên đường hô hấp ở chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận Bình Thạnh Thành Phố Hồ Chí Minh”

Thời gian thực hiện từ ngày 9/4/2007 đến 9/8/2007

Phương pháp khảo sát: những chó đến khám và điều trị đều có một hồ sơ bệnh án

riêng để dễ dàng trong quá trình theo dõi Việc chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu lâm sàng là chính, tuy nhiên cũng có một số trường hợp kết hợp với các chẩn đoán khác như: X-quang, phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, xét nghiệm máu…

Kết quả khảo sát: chúng tôi tiến hành khảo sát trên 1249 chó mang đến khám và

điều trị tại Trạm Thú y Bình Thạnh Kết quả ghi nhận như sau:

-Có 254 chó có biểu hiện bệnh hô hấp chiếm tỉ lệ 20,34% Nhóm chó từ 2 đến 6 tháng tuổi chiếm tỉ lệ bệnh cao nhất 26,67% Chó ngoại nhiễm bệnh hô hấp cao hơn chó nội Tỉ lệ chó đực và chó cái nhiễm bệnh hô hấp là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê

-Ba triệu chứng xuất hiện thường xuyên trong bệnh hô hấp ở chó là: thay đổi tần số hô hấp, chảy dịch mũi và ho

-Tỉ lệ chó mắc bệnh ở đường hô hấp trên cao hơn trên phổi Trong đó thường gặp nhất là bệnh viêm thanh khí quản

-Phân lập được 6 loại vi khuẩn có trong dịch mũi chó bị bệnh hô hấp, trong

đó Staphylococcus spp chiếm tỉ lệ cao nhất

-Tỉ lệ chó khỏi bệnh sau điều trị chiếm 73,62%.Trong đó, hiệu quả điều trị bệnh đường hô hấp trên chiếm tỉ lệ 80,50% cao hơn hiệu quả điều trị trên phổi chỉ chiếm 62,10%

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích 2

1.3 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1.Đặc điểm sinh lý của chó 3

2.2 Sơ lược cấu tạo hô hấp trên chó 4

2.3 Sơ lược về quá trình hô hấp trên chó 6

2.4 Một số nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp 7

2.4.1 Vi sinh vật 7

2.4.2 Ký sinh trùng 10

2.4.3 Tân bào 10

2.4.4 Dị tật bẩm sinh 10

2.4.5 Tổn thương 10

2.4.6 Chất kích ứng 10

2.4.7 Ngoại vật 11

2.5 Một số yếu tố ảnh hương đến hô hấp 11

2.5.1 Yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng 11

2.5.2 Yếu tố thời tiết 11

2.6 Một số bệnh hô hấp thường gặp 11

2.6.1 Bệnh đường hô hấp trên 11

2.6.2 Bệnh ở phổi 13

2.6.3 Bệnh giun tim trên chó 16

2.6.4 Bệnh truyền nhiễm 17

2.7 Một số phương pháp điều trị trên chó 19

Trang 7

2.8 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu bệnh hô hấp trên chó 20

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 22

3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát 22

3.2 Đối tượng khảo sát 22

3.3 Dụng cụ khảo sát 22

3.4 Nội dung khảo sát 22

3.5 Phương pháp tiến hành 23

3.5.1 Khảo sát tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp chung 23

3.5.2 Điều tra hỏi bệnh 23

3.5.3 Chẩn đoán lâm sàng 24

3.5.4 Chẩn đoán phòng thí nghiệm 24

3.5.5 Các chẩn đoán khác 24

3.6 Ghi nhận kết quả điều trị 25

3.7 Công thức tính 25

3.8 Phương pháp xử lý số liệu 26

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27

4.1.Tình hình chó nhiễm bệnh hô hấp 26

4.1.1 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp trên chó khảo sát 26

4.1.2 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo giống, tuổi, giới tính 27

4.1.2.1 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo giống 28

4.1.2.2 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo tuổi 29

4.1.2.3 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo giới tính 31

4.2 Một số triệu chứng lâm sàng trên chó bị bệnh hô hấp 33

4.3 Các dạng bệnh hô hấp thường gặp 35

4.4 Tỉ lệ chó có biểu hiện hô hấp ghép với các triệu chứng khác 36

4.5 Kết quả phân lập vi khuẩn và thực hiện kháng sinh đồ 38

4.5.1 Kết quả phân lập vi khuẩn 38

Trang 8

4.5.2 Kết quả kháng sinh đồ 39

4.6 Hiệu quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận Bình Thạnh 41

4.6.1 Hiệu quả sử dụng kháng sinh 41

4.6.2 Tỉ lệ khỏi bệnh sau điều trị 42

4.7 Bệnh tích đại thể, vi thể và một số hình ảnh liên quan đến bệnh hô hấp 44 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50

5.1 Kết luận 50

5.2 Đề nghị 51

Chương 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 4.1 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp trên chó khảo sát 27

Bảng 4.2 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo giống, tuổi, giới tính (a) Bảng 4.3 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo giống 29

Bảng 4.4 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo tuổi 30

Bảng 4.5 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo giới tính 32

Bảng 4.6 Một số triệu chứng lâm sàng trên chó bệnh hô hấp (n=254) 34

Bảng 4.7 Tỉ lệ các dạng bệnh hô hấp trên chó 36

Bảng 4.8 Tỉ lệ chó có biểu hiện hô hấp kèm theo triệu chứng khác 37

Bảng 4.9 Các vi khuẩn phân lập được trong dịch mũi chó bệnh 39

Bảng 4.10a Kết quả kháng sinh đồ (b) Bảng 4.10b Kết quả kháng sinh đồ (c) Bảng 4.11 Hiệu quả sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh hô hấp (d) Bảng 4.12 Hiệu quả điều trị bệnh hô hấp 43

Trang 10

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo giống 29

Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo tuổi 31

Biểu đồ 4.3 Tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp theo giới tính 33

Biểu đố 4.4 Tỉ lệ khỏi bệnh sau điều trị theo thời gian 44

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1 Chó chảy dịch mũi có màu vàng, đục 35

Hình 4.2 Chó chảy máu mũi 36

Hình 4.3 Chó bị động kinh 38

Hình 4.4 Phổi bị viêm, có nhiều đốm trắng 46

Hình 4.5 Phổi xuất huyết rất nặng, xuất huyết ruột 46

Hình 4.5a Phổi xuất huyết rất nặng 47

Hình 4.6 Viêm phổi, tương dịch lan rộng, tích dịch phù (hình vi thể-100X) 47

Hình4.7 Chó bị giun tim 48

Hình 4.8 Sừng hoá gan bàn chân ở chó 48

Hình 4.9 Hình X-quang phổi bị viêm, có vùng đục trên phổi 49

Hình 4.10 Hình X-quang phổi bị viêm, tim lớn 49

Trang 12

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chó là loài vật thông minh, nhạy bén, dễ huấn luyện nên từ rất sớm chúng đã được nhanh chóng thuần hóa để trở thành loài vật có ích cho con người Từ thời xa xưa, chó chỉ được huấn luyện với mục đích giữ nhà cửa để phòng trộm cắp, giữ gia súc chăn thả trên đồng để đề phòng thú hoang hay dùng với mục đích đi săn Với chiếc mũi và đôi tai thính, sau này chó còn được dùng với nhiệm vụ trinh sát, truy tìm dấu vết tội phạm, tìm lại những món đồ đã mất… Đời sống con người ngày càng cao, ngoài ăn ngon, mặc đẹp con người còn tìm cho mình những thú vui tiêu khiển, và nuôi chó là sở thích được nhiều người lựa chọn, bởi vì chó là một người bạn thông minh và trung thành

Do chó có nhiều lợi ích như thế nên số lượng chó nuôi ngày càng nhiều Song theo đó, tỉ lệ bệnh trên chó cũng tăng theo Một trong những bệnh được nhiều người quan tâm là bệnh trên đường hô hấp vì tỉ lệ mắc bệnh này khá cao Bệnh xảy

ra với nhiều nguyên nhân, phải điều trị kéo dài và liên tục đi kèm với chăm sóc, nuôi dưỡng tốt thì chó mới chóng khỏi Nếu điều trị không dứt khoát, bệnh có thể lây lan và gây tử vong Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn

Văn Khanh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này: “ KHẢO SÁT BỆNH TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP Ở CHÓ VÀ GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI TRẠM THÚ Y QUẬN BÌNH THẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

Trang 13

1.2 MỤC ĐÍCH

Tìm hiểu bệnh đường hô hấp trên chó để đưa ra biện pháp chẩn đoán và điều trị có hiệu quả

1.3 YÊU CẦU

-Khảo sát tỉ lệ nhiễm bệnh trên đường hô hấp của chó

-Theo dõi triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

-Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ

-Khảo sát bệnh tích đại thể và vi thể

-Ghi nhận kết quả điều trị

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CHÓ

2.1.1 Thân nhiệt:

Nhiệt độ bình thường ở chó 38-390C

2.1.2 Tần số hô hấp

-Chó non:18-20lần/phút

-Chó trưởng thành:16-18lần/phút

-Chó nhỏ con:15-35lần/phút

-Chó lớn con:10-40 lần/phút

-Chó già:14-16 lần/phút

2.1.3 Nhịp tim

-Chó non:110-120lần/phút

-Chó trưởng thành:90-100lần/phút

-Chó nhỏ con:có thể lên đến 200 lần/phút

-Chó lớn con:70-200 lần/phút

-Chó già:70-80 lần/phút

2.1.4 Tuổi thành thục sinh dục và thời gian mang thai

-Chó đực :7-9 tháng tuổi

-Chó cái:9-10 tháng tuổi

-Chó mang thai:58-63 ngày

2.1.5 Tuổi trưởng thành trung bình 1 năm

2.1.6 Chu kì lên giống

-Chó thường lên giống mỗi năm 2 lần

Trang 15

-Thời gian động dục trung bình là 12-20 ngày

-Thời điểm thuận lợi nhất để phối giống 9-13 ngày kể từ khi có biểu hiện động dục đầu tiên Ngoài ra chó còn biểu hiện hành kinh giả

2.1.7 Số con trong lứa tuổi cai sữa

-Tùy theo từng giống chó và tuổi chó mẹ, thông thường là 3-15 con/lứa -Cai sữa trên chó là 8-9 tuần tuổi

2.2 SƠ LƯỢC CẤU TẠO HÔ HẤP TRÊN CHÓ

2.2.1 Mũi

Gồm lỗ mũi, hốc mũi, xoang mũi Hai ống trên sống mũi, phía trước có lỗ mũi ngoài, phía trong có lỗ mũi trong Biểu mô niêm mạc mũi là biểu mô trụ giả kép có lông rung và xen kẽ nhiều tế bào đài Trong hốc mũi có những cơ quan cảm giác có khả năng phản ứng vơí các hóa chất trong không khí và tạo cho chó có cảm giác về mùi Niêm mạc mũi có chức năng giữ lại và đưa ra ngoài những bụi bẩn trong không khí nhờ dịch nhờn và các tế bào có lông rung, đồng thời nó sưởi ấm không khí nhờ có nhiều mạch máu và tăng độ ẩm cho không khí nhờ các tuyến (Lâm Thị Thu Hương-2002)

Trang 16

lọc sạch bụi và vi sinh vật trước khi vào phổi Các phản xạ như ho, hắt hơi có tác dụng loại trừ các sản vật kích thích ra khỏi cơ thể

2.2.4 Khí quản

Là ống dẫn khí lớn ở ngoài phổi bắt đầu từ sụn nhẫn của thanh quản đến ngã ba chia đôi thành hai phế quản gốc đi vào hai lá phổi Cấu tạo của khí quản là những vòng sụn hình chữ C ghép liên tục nhau nên khí quản và phế quản luôn mở không bị xẹp xuống hay phồng lên theo các động tác hít thở Niêm mạc khí quản có nhiều tuyến tiết dịch nhày Màng niêm khí quản được lót bằng biểu mô trụ giả kép có lông rung, xen kẽ có nhiều tế bào đài, lông rung di động theo hướng ra ngoài Khi bụi và vi khuẩn theo hô hấp lọt vào khí quản sẽ bị dính vào chất nhày, phản xạ sặc và ho nhằm tống các vật lạ lọt vào đường hô hấp (Lâm Thị Thu Hương, 2002 )

2.2.5 Phế quản

Là hai nhánh tận cùng của khí quản, được coi là phế quản gốc, có cấu tạo gần giống khí quản, mỗi phế quản đi vào một lá phổi Khi đi sâu vào phổi nó sẽ tiếp tục chia thành nhiều nhánh, càng lúc càng nhỏ dần và phức tạp Không khí đi qua đường hô hấp từ mũi đến nhánh phế quản, không tiến hành sự trao đổi khí với

cơ thể mà không khí chỉ được sưởi ấm lọc sạch bụi bẩn và giữ hơi nước, vùng này được gọi là vùng không hô hấp hay gọi là vùng vô hiệu

2.2.6 Phổi

Về mặt cấu tạo: phổi gồm một sườn chống đỡ, bộ phận dẫn khí và các cấu tạo hô hấp Phổi được cấu tạo bởi hai túi xốp có thành mỏng và đàn hồi nằm trong lồng ngực Ngực chó tương đối rộng và những thành bên của ngực uốn cong nhiều nên mặt sườn của hai lá phổi lồi Phổi bên phải to được chia làm 4 thùy: thuỳ đỉnh, thùy tim, thùy hoành cách mô, thùy trung gian (thùy lẽ hay thùy Azygos) Phổi trái nhỏ hơn có 3 thùy: thùy đỉnh, thùy tim, thùy cách mô Phổi được bao bọc bởi màng phổi gồm lá thành và lá tạng

Trang 17

-Lá tạng bao ngoài phổi, ngăn cách với các thùy phổi

-Lá thành phủ mặt trong xoang ngực

2.3 SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TRÊN CHÓ

2.3.1 Tình trạng hệ hô hấp bình thường

Hô hấp là sự trao đổi khí liên tục giữa cơ thể sống và môi trường xung quanh Trong cơ thể luôn có sự oxy hóa chất dinh dưỡng để sản xuất nhiệt, công, các sản phẩm chế tiết Oxy kết hợp với carbon và hydro trong chất sống của cơ thể Sản phẩm cuối cùng của trao đổi là CO2, H2O và một số hợp chất khác, sau đó sẽ

bị thải ra ngòai cơ thể (Lâm Thị Thu Hương, 2002) Ngoài ra, hô hấp còn tham gia vào quá trình phát âm nhờ sự vận chuyển không khí qua thanh quản Khi hít vào không khí sẽ qua mũi, họng vào khí quản, phế quản, rồi đến phế nang Khi vào hệ hô hấp không khí sẽ được hâm nóng và lọc sạch bụi nhờ vào hệ thống mạch quản ở niêm mạc mũi, các lông, rồi mới vào phế nang và khi thở ra không khí đi theo chiều ngược lại

Các phản xạ ho, hắt hơi có tác dụng loại trừ sinh vật ra khỏi cơ quan hô hấp Trong điều kiện bệnh lý, hàng rào bảo vệ cơ thể bị yếu hoặc không còn hiệu lực, nên sự hoàn chỉnh của hệ hô hấp bị giảm như: phù, hẹp, co thắt phế quản, u bướu, thủy thủng

Các trường hợp này đều dẫn đến hiện tượng rối loạn trong quá trình trao đổi khí của cơ thể, hậu quả là giảm lượng O2 nhưng thừa CO2 trong máu, kích thích trung khu hô hấp làm tăng tần số và cường độ hoạt động tim, gây tăng áp lực và tăng tuần hoàn máu Đây là phản ứng tích cực của cơ thể để chống lại sự thiếu dưỡng khí khi bị bệnh hô hấp

2.3.2 Tình trạng hệ hô hấp bất thường

Tình trạng hệ hô hấp bất thường do cơ thể con vật trong điều kiện bệnh lý, hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy yếu hoặc không còn hiệu lực, sự hoàn chỉnh của

Trang 18

đường hô hấp bị giảm như bệnh viêm đường hô hấp hoặc các trường hợp bệnh làm giảm diện tích hô hấp của phổi Các trường hợp biến động làm rối loạn trao đổi khí của cơ thể, dẫn đến hậu quả giảm lượng oxy ở mô, thiếu dưỡng khí đưa đến rối loạn trao đổi chất ở mô bào hoặc quá trình cung cấp O2 và bải thải CO2 cùng các sản phẩm bài tiết qua đường hô hấp không an toàn sẽ làm tích tụ các sản phẩm và dần dần đầu độc cơ thể

Nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn hô hấp là do vi sinh vật và các yếu tố khác: nhiệt độ, ẩm độ, thời tiết giao mùa, sự thông thoáng, khí độc trong chuồng hoặc do thức ăn mốc, quá bụi, quá mịn…, mà chó hít phải vào đường hô hấp, gây tác động trực tiếp lên niêm mạc hô hấp, gây phản ứng tiết dịch dẫn đến quá trình viêm, làm thay đổi tổ chức hóa học của cơ quan hô hấp, đưa đến rối loạn trao đổi khí, sẽ ảnh hưởng đến họat động hô hấp Ngoài ra các nguyên nhân từ một quá trình bệnh lý khác của cơ thể cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp, ví dụ: thiếu vitamin A làm cho tổ chức biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền, từ đó làm cho chó dễ mắc bệnh đường hô hấp hoặc đã mắc bệnh thì bệnh càng nặng hơn Bệnh tim mạch cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp (Nguyễn Như Pho, 2004 )

2.4 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP

2.4.1 Vi sinh vật

 Vi khuẩn

Staphylococcus: là loại cầu khuẩn Gram+, có hơn 20 loại Staphylococcus nhưng chỉ có 3 loại gây bệnh là S.aureus, S.epidemidis, S.saprophytidis.Vi khuẩn có

khả năng tồn tại trong cơ thể động vật, có sức đề kháng cao Khi sức đềø kháng của

cơ thể yếu hay nhiễm trùng trên da sẽ gây hiện tượng sưng mủ, ung nhọt trên da hay niêm mạc, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu dẫn đến các nhiễm trùng khác trên thú như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản (Trần Thị Bích Liên, 2001)

Trang 19

Streptococcus pneumoniae (Diplococcus pneumoniae): là loại cầu khuẩn

Gram+ thường cư trú đường hô hấp Khi sức đề kháng của cơ thể giảm thì vi khuẩn bắt đầu gây bệnh ở người và động vật Tỉ lệ nhiễm bệnh ở động vật non cao hơn động vật trưởng thành Vi khuẩn có thể gây bệnh viêm phổi, viêm phế quản, áp xe

phổi, viêm màng phổi, thường kết hợp với bệnh do Mycoplasma, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm gây tử vong cao Ngoài ra, Streptococcus pneumoniae còn

là nguyên nhân gây viêm xoang mũi, viêm tai giữa, viêm màmg não, viêm nội tâm mạc và viêm khớp (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2001)

Klebsiella: là trực khuẩn Gram -, thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacter varogenes có vỏ tế bào lipopolysaccharides Vi khuẩn có khả năng

sinh nội độc tố và ngoại độc tố gây sốt, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu và nhiễm độc máu Vi khuẩn có thể xâm nhập vào phổi gây viêm hoại tử, xuất huyết,

nếu không được điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong là 40-90% Ngoài ra, Klebsiella

còn gây viêm xoang, viêm tai giữa

Bordetella bronchiseptica: là trực khuẩn Gram-, vi khuẩn có khả năng gây

bệnh thường là có capsule và thuộc type B Khi sức đề kháng của cơ thể yếu thì vi khuẩn sẽ nhân lên nhiều lần ở biểu bì hô hấp, tấn công chủ yếu vào hệ thống lông rung của biểu mô đường hô hấp, nhanh chống sản xuất độc tố làm mất chức năng của lông rung, giảm chức năng làm sạch tạo cơ hội cho các vi khuẩn khác xâm nhập vào hệ hô hấp.Vi khuẩn này còn là nguyên nhân gây viêm khí quản ở chó hoặc kết hợp với virus gây bệnh trên đường hô hấp như viêm mũi, viêm hầu, viêm xoang , viêm tai giữa, viêm khí phế quản và viêm màng phổi

E.coli: là trực khuẩn Gram-, không bào tử di động nhờ những lông xung

quanh cơ thể E.coli là vi khuẩn cộng sinh có sẵn trong đường ruột nhưng có thể

gây bệnh cơ hội khi sức đề kháng của cơ thể yếu thường gây viêm kết mạc mắt, viêm niêm mạc mũi hoặc gây nhiễm trùng xoang ngực dẫn đến viêm phế mạc

Trang 20

Pseudomonas: là trực khuẩn Gram-, không bào tử, không giác mô, di động ,

vi khuẩn gây bệnh mũi xanh ở người và động vật

Haemophilus influenza: là loại vi khuẩn đa hình thái, bắt màu Gram- thường

ký sinh ở đường hô hấp trên Trong điều kiện bình thường chúng không gây bệnh Bệnh thường xảy ra trên động vật còn non

Mycobacterium: là trực khuẩn dài, mảnh, Gram+, có 2 loài: M.tuberculosis xâm nhập qua đường hô hấp và M.bovis xâm nhập qua đường tiêu hóa nhưng

đường tiêu hóa là đường lây nhiễm quan trọng Khi hít phải vi khuẩn lao trong không khí, vi khuẩn sẽ đến phế nang bám vào vách phế nang và là nơi gây bệnh đầu tiên

Rickettsia (Ehrlichia canis): là vi khuẩn đa hình thái, bắt màu Gram -, gây

bệnh chảy máu mũi trên chó Berger (bệnh T.C.P: Tropical Canine Pancytopenia)

 Virus

Paramyxovirus: thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbilivirus gây bệnh

truyền nhiễm Carré, bệnh gây chết cao trên động vật ăn thịt, đặt biệt là chó

Morbillivirus là một nguyên nhân của triệu chứng ói mửa, tiêu chảy ra máu trên

chó Virus xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường hô hấp dưới dạng những giọt khí dung hay giọt nước nhỏ Chúng qua niêm mạc, lọt vào hầu họng gây tình trạng viremia làm giảm số lượng bạch cầu dẫn đến sức đề kháng của cơ thể giảm và dễ

bị phụ nhiễm các vi trùng đường hô hấp khác

Adenovirus type 2: thuộc họ Adenoviridae, có ái lực với tế bào lympho

phổi và đường tiêu hóa Virus gây bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ho cũi chó) xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xảy ra ở chó non từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi Gây bệnh lan tràn ở hệ hô hấp, gây viêm phế quản, viêm tiểu phế quản

Nấm

Aspergillus fumigatus: gây bệnh nấm phổi trên đường hô hấp và phổi

Do bào tử tồn tại trong không khí nên chó rất dễ hít phải bào tử gây tổn thương

Trang 21

niêm mạc mũi làm giảm sức đề kháng của dịch nhày mũi Nấm ký sinh có thể gây tắt xoang mũi, chất tiết nấm có thể đóng thành khối gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp, xâm nhập phổi gây bệnh tích kết hạt giống lao

Histoplasma capsulatum: xâm nhập vào đường hô hấp gây nhiễm trùng

tiên phát

Crytococcus neoformas: là nấm men gây bệnh đường hô hấp với triệu

chứng nghẹt mũi, chảy mũi và hắt hơi

2.4.2 Ký sinh vật

Capillari aerophile: ký sinh ở khí quản chó và thú ăn thịt

Crenosoma vulpis: ký sinh trong khí quản, phế quản chó

Linguatula serrata ( giun xoang mũi ) ký sinh trong hốc mũi, các xoang

vùng mũi của chó mèo

Philaroides osleri (giun phổi) sống ký sinh ở khí quản, phổi

Angiostrongylus vasorum : ký sinh ở động mạch phổi

Toxocara larvae (ấu trùng giun đũa)

Dirofilaria immitis (giun tim) ký sinh động mạch phổi, động mạch chủ

và tim, nhưng đôi khi cũng có ở những mạch máu khác Aáu trùng di chuyển tự do trong máu và thường xuất hiện ở phổi và thận

Paragonimus westermani (sán lá phổi chó)

2.4.3 Tân bào

Trên chó thường có tân bào độc ở biểu mô tiểu phế quản Tân bào di căn đến phổi theo đường máu và hủy diệt nhu mô phổi khi sinh sản và lan rộng Các phế nang có thể bị các tân bào làm hư hại hoàn toàn Những u bướu mọc trong thời tiền phát không thể quan sát được bằng mắt thường làm chó hắt hơi, ho khạt Nếu bướu mọc ở ngực chó, dần dần những ung bướu này thường dẫn thành ung thư, chân của ung thư mọc lan dần đến phổi

2.4.4 Dị tật bẩm sinh : như hẹp khí quản, xoắn xương mũi dưới

Trang 22

2.4.5 Tổn thương : chó bị tổn thương có thể do dây xích cổ chó hoặc bị

cắn cũng ảnh hưởng đến sự hô hấp của chó

2.4.6 Chất kích ứng : như khói thuốc, bụi, khí độc, độc tố tetrodotoxin có

trong cá nốc

2.4.7 Ngoại vật : do nuốt phải các ngoại vật có kích thước lớn làm nghẽn

đường hô hấp gây khó thở có thể gây tử vong

2.5 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ HÔ HẤP

2.5.1 Yếu tố chăm sóc nuôi dưỡng

Việc chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, sức dề kháng bệnh của thú Thú được chăm sóc nuôi dưỡng tốt như: nuôi trong nhà hay chuồng riêng, cho ăn đầy đủ, uống nước sạch, được tiêm phòng bệnh và xổ giun định kỳ thì sẽ ít bệnh hơn những chó không được chăm sóc hoặc ít được quan tâm chăm sóc

Trong khẩu phần ăn, nếu thiếu một số vitamin và khoáng chất cũng ảnh hưởng đến đường hô hấp như: thiếu vitamin A làm biểu mô đường hô hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền, từ đó thú dễ mắc bệnh đường hô hấp (Nguyễn Như Pho, 1995) Sự thiếu Ca và P trong khẩu phần làm xương lòng ngực

bị biến dạng, thiếu vitamin C làm giảm sức đề kháng của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh (Võ Văn Ninh, 1998)

2.5.2 Yếu tố thời tiết

Sự chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ giữa ngày và đêm, hay thời tiết trong lúc giao mùa sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của thú và mẫn cảm nhất là bệnh hô hấp

2.6 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN ĐƯỜNG HÔ HẤP

2.6.1 Bệnh đường hô hấp trên

Là một số bệnh ở mũi miệng, hầu, thanh quản như viêm mũi dị ứng viêm mũi cata, viêm thanh quản…

Trang 23

 Bệnh viêm mũi cata cấp tính

Nguyên nhân

- Nguyên phát :do thời tiết nhiệt đới đột ngột mưa nắng, nóng lạnh bất thường chuồng trại bẩn thiểu tạo nên nhiều khí độc, trong điều kiện nuôi dưỡng quá thiếu thốn hoặc thú làm việc quá sức

-Kế phát : từ các bệnh truyền nhiễm như cúm, viêm màng mũi, bệnh tỵ thư ở ngựa

Triệu chứng

-Thú hắt hơi liên tục, lắc đầu, lấy chân cào mũi

-Niêm mạc mũi sung huyết, chảy nhiều nước mũi, nước mũi trong

-Kháng viêm: corticoides

-Trợ hô hấp: bromhexin, theophylin

-Trợ sức: vitamin C và các loại vitamin nhóm B

-Hạ sốt :analzin, phenylbutazon

Bệnh viêm mũi cata mãn tính

Nguyên nhân do vi trùng trong khoang mũi Staphylococcus,

Streptococcus hay do khí lạnh, khí độc trong chuồng nuôi

Triệu chứng :

Trang 24

-Nước mũi khi nhiều khi ít, không mùi

-Niêm mạc mũi trắng bệch

-Bệnh kéo dài hàng tháng

Điều trị

Tương tự như viêm mũi cata cấp tính và kết hợp vài biện pháp làm tăng sức dề kháng cho cơ thể như cải thiện điều kiện chăn nuôi hoặc cung cấp vitamin B, vitamin C để nâng cao hiệu quả điều trị

Chảy máu mũi

Nguyên nhân

-Niêm mạc mũi bị chấn thương -Viêm niêm mạc mũi xuất huyết

-Vùng khí quản lân cận bị tổn thương

-Vi sinh vật như Rickettsia, khối u, ngoại vật và dị vật

Triệu chứng

Tuỳ theo nguyên nhân mà hiện tượng chảy mũi có biểu hiện khác nhau như:

-Viêm niêm mạc mũi máu chảy ra có dịch nhày

-Do tổn thương thì máu chảy ra nhiều ở hai lỗ mũi

-Trường hợp xuất huyết phổi thì máu chảy ra đỏ tươi và có bọt khí, thú có hiện tượng khó thở

Điều trị

Cầm máu bằng cách chườm đá lên sống mũi và vùng trán, dùng bông thấm dung dịch adrenalin nhét vào mũi chảy máu, có thể dùng thêm thuốc cầm máu như vitamin K hay tranexamic acid, thuốc hạ huyết áp Đặt thú nơi thoáng mát yên tĩnh

Trang 25

Ngoài ra có thể dùng thuốc an thần rồi quan sát để tìm cách lấy dị vật ra, tuyệt đối không nên ngửa cổ lên cho máu khỏi chảy ra điều này có thể gây nguy hiểm cho thú, những trường hợp phức tạp có thể phải mổ

2.6.2 Bệnh ở phổi

 Bệnh viêm phế quản

* Viêm phế quản lớn

-Thân nhiệt hơi tăng đi kèm với triệu chứng uể oải -Bắt đầu ho ngắn, khó thở và đau Sau đó thú ho ướt và giảm đau,

ho dữ dội khi thú vận động

-Mới bắt đầu thì nước mũi không nhiều nhưng nếu để bệnh nặng thì chảy nhiều nước mũi, bạch cầu trong đờm ngày càng nhiều, khó thở biểu hiện qua việc giảm tần số hô hấp

-Lúc đầu nghe tiếng âm rale khô kèm theo tiếng rít phế quản do lòng phế quản hẹp sau 3 ngày thì nghe âm rale ướt

* Viêm phế quản nhỏ -Thở rất khó, tần số hô hấp tăng, thở thể bụng

-Ho ít, yếu, ngắn, đau đớn và chảy nhiều nước mũi

-Tiếng rít phế quản và âm rale xuất hiện sớm, có vùng mất âm phế nang, vì phổi xẹp do phế quản nhỏ bị tắt

Chẩn đoán

Trang 26

Dựa vào triệu chứng tổng hợp của viêm phế quản là sốt nhẹ hay sốt vừa, viêm phế quản nhỏ, ho nhiều và đau, nước mũi và đờm ít

Cần phân biệt với viêm phế quản phổi và viêm thanh quản

Điều trị

Tiên lượng tốt nếu viêm phế quản lớn, còn viêm phế quản nhỏ thì thời gian điều trị kéo dài, dễ dẫn đến sang viêm phổi đốm

-Giảm viêm: corticoides

-Long đờm: bromhexin

-Giảm ho: eucalyptyl

-Tiêu diệt vi sinh vật: penicilin kết hợp streptomycine

-Trợ hô hấp và tuần hoàn -Dùng các loại vitamin như vitamin C hay các loại vitamin B

-Hạ sốt: analgin

Bệnh viêm phổi

Nguyên nhân

Do tác nhân kích thích như khí độc, thời tiết thay đổi đột ngột, nhiễm nấm, ký sinh trùng hay sặc thức ăn, nước uống vào đường hô hấp Nhiễm

trùng hô hấp do Pasteurella, Streptococcus pneumoniae, Haemophillus… hay nhiễm

trùng kế phát từ bệnh đường hô hấp trên, bệnh do ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm như Carré

Triệu chứng

Thường xảy ra trên chó non hoặc chó già

Triệu chứng đầu tiên là ho khan, đau, sau ho ướt, kéo dài, thở khó, khò khè hay nằm một bên

Sốt lên xuống, tần số hô hấp tăng, đôi khi xịt mũi, nước mũi đặc, nhầy, nghe phổi có âm rale Những chó ho có dịch, bong bóng thì nghi ngờ phổi có

Trang 27

dịch, dẫn đến suy nhược cơ quan hô hấp và toàn thân, có khi chết đột ngột do bọt khí tràn đầy đường hô hấp Những trường hợp bệnh nặng thú thường đứng hay ngồi, dang hai chân trước và vươn cổ để thở

Chẩn đoán

Sốt cao hoặc sốt rất cao hoặc sốt lên xuống, bỏ ăn mất nước, có nhiều ghèn ở mắt, niêm mạc tím tái hoặc xung huyết giác mạc Thú thở khó, thở ở thể bụng, tần số hô hấp cao, không có tính cân đối khi thở, âm rale xuất hiện ở vùng phổi bệnh và bạch cầu nghiêng trái tăng cao Hình chụp X-quang thấy có bóng mờ vùng bệnh

-Chống viêm: corticoides

-Kháng sinh: biện pháp tốt nhất để sử dụng kháng sinh có hiệu quả là nên có kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp và khuyếch tán vào mô phổi tốt như tiamulin, enrofloxacin, sulfamethoxypyridazine+trimethoprim

(septotryl)

-Trợ hô hấp: bromhexine

-Hạ sốt: analgin 10mg/kg thể trọng, 2-3 lần trong ngày

-Nâng cao sức đề kháng bằng vitamin, tiêm truyền serum glucose, đối với những thú suy nhược nặng cần phải truyền dịch thật chậm để tránh nguy cơ phù phổi do tăng áp suất mạch máu nhỏ

2.6.3 Bệnh giun tim trên chó

Nguyên nhân

Trang 28

Do Dirofilaria immitis ký sinh ở động mạch phổi, động mạch chủ và

tim chó (thường gặp ở chó 2 năm tuổi ) Muỗi truyền larvae 3 vào máu, di chuyển vào tim và động mạch phổi sau 85-120 ngày Sau đó phát triển thành giun trưởng thành khoảng 8-9 tháng (Lương Văn Huấn và Lương Hữu Khương, 1997)

Triệu chứng

-Ngăn cản máu lưu thông

-Gan tích nước, phổi phù thủng

-Viêm quản cầu thận

-Thở dốc, thở khó, ho

-Nước tiểu có huyết sắc tố và hoàng đản

Chẩn đoán

-Dựa vào triệu chứng lâm sàng

-Chẩn đoán hỗ trợ: X-quang, xét nghiệm máu

Điều trị

-Diệt giun trưởng thành :levamisol

-Diệt ấu trùng : ivermectin, levamisol

2.6.4 Bệnh truyền nhiễm

Bệnh ho củi chó (bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm)

Nguyên nhân

Bệnh do Adenovirus type 1 thuộc họ Adenoviridae gây bệnh viêm

thanh khí quản truyền nhiễm Bệnh thường xảy ra trên chó hầu hết ở mọi lứa tuổi đặc biệt là chó non từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi

Triệu chứng

-Chó sốt cao (sốt 2 pha) hoặc có thể không sốt -Viêm hạch amygdale, viêm hầu họng, viêm kết mạc mắt

Trang 29

-Ho khan thường xuyên, thỉnh thoảng kèm theo nôn và chảy nhiều nước mũi

-Bệnh nhẹ chó vẫn ăn và còn hoạt động nếu bệnh tiến triển nặng thì có thể chuyển sang viêm phổi

Điều trị

Không có thuốc điều trị đặc hiệu phải phòng bệnh bằng vaccin lúc chó từ 7 -8 tuần tuổi và vệ sinh, sát trùng định kỳ nơi nuôi nhốt chó Khi chó bệnh có thể dùng

-Thuốc giảm ho, giảm co thắt phế quản: bromhexin, eucalyptyl

-Kháng sinh hướng niêm mạc, đường thanh khí quản: gentamycin, tylosin, tiamulin, neomycine

-Trợ sức, trợ lực, tăng cường sức đề kháng biodyl, Vitamin C

Bệnh Carré

Nguyên nhân

Do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae giống Morbillivirus

gây bệnh cho chó ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường xuất hiện nhiều ở chó từ 2-12 tháng tuổi và thường gây chết cho chó non từ 3 -4 tháng tuổi do virus tác động đa hướng lên hệ thần kinh, hệ hô hấp và tiêu hóa của chó Những chó đang bú sữa mẹ

ít bệnh hơn có thể do miễn dịch thụ động qua sữa

Trang 30

Triệu chứng

-Sốt 2 pha (sốt lên xuống )

-Xáo trộn hô hấp: ho, thở khò khè, âm rale ướt, dịch mũi đục

-Xáo trộn tiêu hóa: đi phân lỏng, tanh có thể lẫn máu hay niêm mạc ruột bị bong tróc

-Sừng hóa gan bàn chân -Nổi mụn mủ ở da bụng

Giai đoạn cuối của bệnh có những biểu hiện thần kinh: co giật, nhai giả, sùi bọt mép rên la, hôn mê rồi chết

Điều trị

Dùng kháng sinh phổ rộng chống phụ nhiễm: cefotaxime, baytril, marbocyl…Kết hợp với các thuốc kháng viêm như dexamethasone

-Trợ hô hấp: bromhexine

-Giảm ho: eucalyptyl

-Nếu thú có triệu chứng thần kinh thì dùng thuốc an thần diazepam -Với các trường hợp tiêu chảy mất nước thì truyền dịch lactate –ringer, glucose 5%, đồng thời dùng atropin Nếu có tiêu chảy ra máu thì dùng vitamin K hay tranexamic acid

-Chống ói: primperan

-Bồi dưỡng thêm:biodyl, vitamin C

Chủ yếu là chăm sóc tốt, nâng cao sức khoẻ nhằm giúp thú vượt qua căn bệnh

2.7 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TRÊN CHÓ

2.7.1 Điều trị theo nguyên nhân

Áp dụng khi nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, phương pháp này diệt trừ nhanh chóng căn bệnh, hiệu quả điều trị cao và hiếm khi có hiện tượng tái phát lại Tuy nhiên có trường hợp phải mất nhiều thời gian mà không xác định được bệnh

Trang 31

2.7.2 Điều trị theo triệu chứng

Nhằm cắt đứt các triệu chứng nguy hiểm đến thú bệnh, ví dụ như dùng thuốc an thần đối với thú bị co giật (giai đoạn hô hấp chuyển qua thần kinh), thú ho nhiều có thể dùng thuốc long đờm, giảm ho, giản phế quản, thú sốt cao phải dùng các biện pháp hạ sốt hoặc thuốc hạ sốt tức thời

2.7.3 Điều trị theo cách sinh bệnh

Là dùng các biện pháp điều trị để cắt đứt bệnh ở một khâu nào đó làm ngưng lại diễn tiến nguy hiểm của bệnh nhằm ngăn chặn hậu quả xảy ra tiếp theo (Nguyễn Như Pho, 1995)

Ngoài những phương pháp điều trị trên, còn có các phương pháp hỗ trợ, liệu pháp này rất quan trọng trong quá trình điều trị, nhằm nâng cao sức đề kháng giúp thú vượt qua bệnh tật Ví dụ: cho thú ăn thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu, ở nơi thông thoáng…

Trong thực tế nếu chúng ta biết cách phối hợp giữa các phương pháp với nhau thì hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao

2.8 LƯỢC DUYỆT MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN CHÓ

Châu Thị Minh Nhanh (2006), ghi nhận tỉ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp khảo sát tại Trạm Thú Y Bình Thạnh là 22,11%, hiệu quả điều trị bệnh hô hấp đạt 71,63% Lâm Thị Hưng Quốc (2001), cho biết tỉ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp khảo sát tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị Chi Cục Thú Y TP Hồ Chí Minh là 27,48%, hiệu quả điều trị đạt 69,86%

Theo Phan Ngọc Minh (2004), tỉ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp khảo sát tại Trạm Thú Y Quận 1 là 18,58%, hiệu quả điều trị bệnh đạt 82,20%

Theo Mai Khắc Trung Trực (2005), ghi nhận tỉ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp khảo sát tại Trạm Thú y Quận 4 là 21,12%, hiệu quả điều trị bệnh hô hấp đạt 71%

Trang 32

Theo Lưu Thị Mỹ Hồng (2006), tỉ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp khảo sát tại Trạm Thú Y Quận 1 là 20,22%, hiệu quả điều trị bệnh đạt 79,67%

Theo Võ Thị Bích Hạnh (2005), tỉ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp tại trạm Thú Y Bình Thạnh là 24,96%, hiệu quả điều trị đạt 69,82%

Lê Văn Vạn (2005), tỉ lệ chó nhiễm bệnh hô hấp tại Trạm Phòng Chống Dịch và Kiểm Dịch Động Vật Chi Cục Thú Y TP Hồ Chí Minh là 26,45%, hiệu quả điều trị bệnh đạt 73,04%

và Trương Tố Quyên (2007), cho kết quả như sau tỉ lệ nhiễm bệnh hô hấp tại Trạm Thú Y Quận 1 là18,82%, hiệu quả điều trị bệnh đạt 75,94%

Trang 33

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

Thời gian: 9/4/2007 đến 9/8/2007

Địa điểm: Trạm Thú Y Quận Bình Thạnh TP.Hồ Chí Minh

3.2 DỤNG CỤ KHẢO SÁT

-Dụng cụ: nhiệt kế, ống nghe, bàn khám, cân trọng lượng, dây buộc, bàn mổ, dao, kéo, dụng cụ đốt điện, bông gòn, tăm vô trùng, lọ đựng mẫu…

-Hóa chất: cồn, oxy già, iod, povidine, lọ chứa môi trường chuyên chở Blair, dung dịch formol 10%

Carry-Các loại thuốc được dùng điều trị tại trạm:

-Nhóm kháng sinh: cefatame, ampicillin, lincomycin, lincoseptin, gentamycin, marbocyl 2%, bio-sone, septotryl, baytril 5%, clavamox (thuốc viên uống)…

-Nhóm thuốc khác: bromhexin, primperan, atropin, eucalyptyl, dexamethasone, analgin, vitamin B-complex, vitamin C, vitamin K, biodyl…, dịch truyền glucose 5% và dung dịch lactate Ringer ,s

3.3 ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

1249 chó đến khám và điều trị tại Trạm Thú Y Quận Bình Thạnh

3.4 NỘI DUNG KHẢO SÁT

3.4.1 Nội dung 1: khảo sát tình hình nhiễm bệnh trên đường hô hấp của tất cả chó được đem đến khám

Chỉ tiêu khảo sát

-Tỉ lệ chó bệnh hô hấp

Trang 34

-Tỉ lệ chó bệnh có triệu chứng hô hấp theo giống, lứa tuổi, giới tính -Tỉ lệ chó có bệnh trên đường hô hấp ghép với bệnh khác

3.4.2 Nội dung 2: Khảo sát triệu chứng lâm sàng và phân loại nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp ở chó

Chỉ tiêu khảo sát

-Tỉ lệ chó mắc bệnh đường hô hấp trên

-Tỉ lệ chó mắc bệnh phổi

-Kết quả xét nghiệm dịch mũi để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ

-Theo dõi kết quả hình ảnh X-quang đối với một số chó bệnh trên đường hô hấp

-Ghi nhận bệnh tích đại thể, vi thể và một số hình ảnh liên quan đến các trường hợp bệnh hô hấp

3.4.3 Nội dung 3: Ghi nhận kết quả điều trị

Chỉ tiêu khảo sát

-Tỉ lệ chó điều trị khỏi

3.5 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.5.1 Khảo sát tỉ lệ nhiễm bệnh trên đường hô hấp chung

Để khảo sát tỉ lệ nhiễm bệnh trên đường hô hấp, chúng tôi dựa trên những biểu hiện lâm sàng, phân lập vi khuẩn và một số chẩn đoán đặc biệt khác Để từ đó theo dõi và ghi nhận lại chó bệnh đường hô hấp theo bệnh án thú y và cuối đợt thực tập sẽ tổng kết số liệu

3.5.2 Điều tra hỏi bệnh

Ghi lại tên chủ, địa chỉ, số điện thoại, tên chó, giống, tuổi, trọng lượng, giới tính, đặc điểm nhận dạng, chăm sóc nuôi dưỡng, nguồn gốc của chó, tẩy giun, tiêm phòng, triệu chứng đã thấy, thuốc đã sử dụng trong điều trị… Từ đó kết hợp

Trang 35

với biểu hiện lâm sàng để có hướng dẫn chẩn đoán sơ bộ và đưa ra biện pháp điều trị hợp lý

3.5.3 Chẩn đoán lâm sàng

_ Kiểm tra thân nhiệt và cách đi đứng của thú

_ Kiểm tra mắt để xem niêm mạc, kết mạc, giác mạc

_ Kiểm tra mũi để xem niêm mạc mũi, gương mũi, dịch mũi

_ Kiểm tra tần số hô hấp, thể hô hấp, tính cân đối khi thở

_ Kiểm tra phổi: dùng ống nghe để nghe âm hô hấp

_ Dùng tay sờ nắn thanh quản, quan sát phản xạ ho

_ Kiểm tra da bàn chân, da vùng bụng, kiểm tra độ đàn hồi của da để đánh giá tình trạng mất nước và xem lông có bóng mượt không để đánh giá chế độ dinh dưỡng

3.5.4 Chẩn đoán phòng thí nghiệm

Trong những trường hợp cần xét nghiệm, tùy hướng nghi ngờ mà lấy mẫu

Xét nghiệm dịch mũi: phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ

 Cách lấy: sát trùng mũi, dùng tăm bông vô trùng đưa sâu vào trong lỗ mũi, cọ xát thành niêm mạc mũi, lấy ra cho vào lọ chứa môi trường Carry-Blair, đậy chặt nắp và đem gửi về phòng xét nghiệm thuộc Chi Cục Thú Y TP Hồ Chí Minh ( 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận11) trong vòng 24 giờ để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ

3.5.5 Chẩn đoán khác

_ Chụp X-quang kiểm tra tất cả những thay đổi bất thường của phổi và thanh khí quản

_ Mổ khám (nếu có sự đồng ý của chủ nuôi) xem bệnh tích đại thể và lấy mẫu bệnh phẩm để làm tiêu bản vi thể nhằm có kết luận chính xác nhất về căn bệnh và nguyên nhân gây chết thú

Trang 36

_ Kiểm tra cơ quan hô hấp: thanh quản, khí quản, phổi (xem màu sắc, cấu tạo của phổi, độ đàn hồi, độ xốp của phổi)

_ Ghi nhận bệnh tích đại thể trên các cơ quan khác

_ Chúng tôi tiến hành lấy mẫu ở vùng ranh giới của mô bình thường và mô bệnh, cho vào formol 10% để làm tiêu bản vi thể tại bệnh viện Từ Dũ (284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Q1, TP Hồ Chí Minh) Kết quả vi thể được đọc tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

_ Không phải chó bệnh nào cũng cần khám đầy đủ nội dung trên Tuỳ theo trường hợp cụ thể, chúng tôi tiến hành lựa chọn phương pháp chẩn đoán cho phù hợp

3.6 GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ

Qua quá trình khảo sát chúng tôi có ghi nhận, theo dõi số lượng thú đến điều trị và hiệu quả điều trị dựa trên bệnh án thú y của mỗi chó và liên lạc với chủ nhà bằng điện thoại để nắm kết quả điều trị

3.7 CÔNG THỨC TÍNH

Tổng số chó bị bệnh hô hấp

Số chó khảo sát

Tổng số chó có triệu chứng hô hấp

Tỉ lệ chó bệnh có triệu chứng hô hấp theo giống, nhóm tuổi, giới tính

= x100 theo giống, nhóm tuổi, giới tính (%) Tổng số chó được đem đến khám

theo giống, nhóm tuổi, giới tính

Ngày đăng: 04/12/2017, 11:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Quang Bá và Đỗ Vạn Thử, 2002. Cơ thể học gia súc. Tủ sách thư viện Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ thể học gia súc
2. Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 1998. Vi trùng nấm chuyên biệt. Tủ sách thư viện Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi trùng nấm chuyên biệt
3. Trần Văn Chính, 2005. Hướng dẫn phần mềm thống kê minitab 12.21 của Window. Tủ sách Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn phần mềm thống kê minitab 12.21 của Window
4. Trần Thị Dân, 2003. Sinh lý gia súc phần 1. Tủ sách thư viện Trường Đại Học Noâng Laâm TP. Hoà Chí Minh TP. Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý gia súc phần 1
5. Võ Thị Bích Hạnh, 2005. Khảo sát chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên chó và hiệu quả điều trị Trạm Thú Y Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Thư viện Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát chó bệnh có triệu chứng đường hô hấp trên chó và hiệu quả điều trị Trạm Thú Y Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh
6. Lê Thị Thu Hằng, 2006. Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ dịch mũi của chó có triệu chứng bệnh hô hấp tại Trạm Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Thư viện Đại Học Noâng Laâm TP. Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ từ dịch mũi của chó có triệu chứng bệnh hô hấp tại Trạm Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. "Hồ Chí Minh
7. Lưu Thị Mỹ Hồng, 2006. Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Thú y Quận 1. Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y Trường Đại Học Noâng Laâm TP. Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Thú y Quận 1
8. Lâm Thị Thu Hương, 2002. Mô phôi gia súc. Tủ sách thư viện Trường Đại Học Noâng Laâm TP. Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô phôi gia súc
9. Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương,1997. Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm. Tủ sách thư viện Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm
10. Nguyễn Văn Khanh, 2004. Thú Y bệnh học đại cương. Nhà xuất bản Nông Nghieọp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thú Y bệnh học đại cương
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghieọp
11. Nguyễn Thị Khánh Linh, 2004. Chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp trên chó đến khám tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm. Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp trên chó đến khám tại Bệnh Xá Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
12. Giang Thị Tuyết Linh, 2002. Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận Gò Vấp. Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó và ghi nhận kết quả điều trị tại Trạm Thú Y Quận Gò Vấp
13. Phan Ngọc Minh, 2004. Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Thú y Quận 1. Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú y Trường Đại Học Noâng Laâm TP. Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Thú y Quận 1
14. Châu Thị Minh Nhanh, 2006. Khảo sát tình hình bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Thú Y Quận Bình Thạnh TP.Hồ Chí Minh Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát tình hình bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Thú Y Quận Bình Thạnh TP.Hồ Chí Minh
15. Nguyễn Văn Phát, 2003. Bài giảng môn chẩn đoán bệnh. Tủ sách thư viện Trường Đại Học Nông Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn chẩn đoán bệnh
16. Nguyễn Như Pho,1995. Giáo trình nội chẩn. Tủ sách thư viện Trường Đại Học Noâng Laâm TP. Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nội chẩn
17. Trần Thanh Phong,1996. Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó. Tủ sách thư viện Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh truyền nhiễm chính trên chó
18. Lâm Thị Hưng Quốc, 2001. Những biến đổi sinh lý một số vi sinh vật hiện diện trong dịch mũi đường hô hấp của chó. Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những biến đổi sinh lý một số vi sinh vật hiện diện trong dịch mũi đường hô hấp của chó
19. Mai Khắc Trung Trực, 2005. Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Thú Y Quận 4. Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Thú Y Quận 4
20. Lê Văn Vạn, 2005. Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Phòng Chống Dịch Và Kiểm Dịch Động Vật Quận 3. Luận văn tốt nghiệp Bác Sĩ Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát bệnh đường hô hấp trên chó được khám và điều trị tại Trạm Phòng Chống Dịch Và Kiểm Dịch Động Vật Quận 3

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w