Một doanh nghiệp đặt hàng thiết kế một phần mềm để tính lương sản phẩm và lương thời gian. Lương theo thời gian dùng cho cán bộ ở các phòng ban quản lý với một tệp cơ sở dữ liệu ban đầu gồm có họ tên cán bộ, hệ số lương, hệ số phụ cấp và các khoản khấu trừ. Lương theo thời gian = (hệ số lương+hệ số phụ cấp) x 210.000đ – các khoản khấu trừ. Lương sản phẩm dùng cho công nhân sản xuất trong các phân xưởng với tệp dữ liệu ban đầu gồm có họ tên công nhân, số lượng sản phẩm loại 1, số lượng sản phẩm loại 2, số lượng sản phẩm loại 3 mà mỗi công nhân làm ra. Theo quy định của doanh nghiệp, 1 sản phẩm loại 1 được trả 1000đ,
ĐỀ ÁN 1: LÀM BẢN MẪU PHẦN MỀM Một doanh nghiệp đặt hàng thiết kế một phần mềm để tính lương sản phẩm và lương thời gian. Lương theo thời gian dùng cho cán bộ ở các phòng ban quản lý với một tệp cơ sở dữ liệu ban đầu gồm có họ tên cán bộ, hệ số lương, hệ số phụ cấp và các khoản khấu trừ. Lương theo thời gian = (hệ số lương+hệ số phụ cấp) x 210.000 đ – các khoản khấu trừ. Lương sản phẩm dùng cho công nhân sản xuất trong các phân xưởng với tệp dữ liệu ban đầu gồm có họ tên công nhân, số lượng sản phẩm loại 1, số lượng sản phẩm loại 2, số lượng sản phẩm loại 3 mà mỗi công nhân làm ra. Theo quy định của doanh nghiệp, 1 sản phẩm loại 1 được trả 1000 đ , 1 sản phẩm loại 2 được trả 800 đ , 1 sản phẩm loại 3 được trả 600 đ . Ngoài ra để khuyến khích công nhân nâng cao chất lượng sản phẩm người ta còn đặt ra chế độ tiền thưởng. Những công nhân có số lượng sản phẩm loại 1 thì được hưởng thêm 30% tiền lương sản phẩm, loại 2 được hưởng 25% lương sản phẩm, loại 3 là 20%, loại 4 là 15%, loại 5 là 10%, loại 6 là 5%, loại 7 là 1% lương sản phẩm. Các loại thưởng từ 1 đến 7 do bộ phận OTK của nhà máy xác định và nằm trong tệp dữ liệu ban đầu về danh sách những người được hưởng lương sản phẩm. Hãy làm một bản mẫu phần mềm để giới thiệu với khách hàng. Ngày công đủ là 26 ngày. Mở đầu Đề án bao gồm những nội dung chính sau: •Tổng quan về thiết kế phần mềm. •Ngôn ngữ sử dụng •Giới thiệu về doanh nghiệp, sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu của doanh nghiệp •Thuật toán chính của chương trình. •Các form tiêu biểu. •Kết luận Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này. Vì đề án này còn mới so với hiểu biết còn hạn chế của em nên không thể tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được những lời nhận xét, phê bình và gợi ý của thầy giáo cùng các bạn. Em xin chân thành cảm ơn. Tổng quan về phần mềm 1. Đôi nét về phần mềm. Theo TS. Roger Pressman thì phần mềm (software) bao gồm các chương trình máy tính, các cấu trúc dữ liệu, các tài liệu sử dụng. Từ những năm 1950, khi lần đầu tiên xuất hiện chiếc máy tính và đồng thời cũng xuất hiện phần mềm. Phần mềm đã trải qua tiến trình phát triển và được biểu diễn trong bảng sau đây: Thời kỳ thứ I 1950-1960 Thời kỳ thứ II 1960-1970 Thời kỳ thứ III 1970-1990 Thời kỳ thứ IV 1990 đến nay • Xử lý theo bộ • Ngôn ngữ máy, hợp ngữ. • Sản phẩm đơn chiếc. • Ngôn ngữ thế hệ II. • Nhiều người dùng. • Bắt đầu thương mại hóa trên thị trường. • Ngôn ngữ thế hệ III. • Thương mại hóa. • HT phân tán. • Các ngôn ngữ vạn năng. • HT để bán. • Ngành công nghiệp. • Trí tuệ nhân tạo. • Mạng nơtơrôn. 2. Các ngôn ngữ lập trình. Mỗi phần mềm đều được thiết kế bằng cách sử dụng một ngôn ngữ lập trình với bốn từ vựng hạn chế và một văn phạm xác định. Ngôn ngữ lập trình được chia làm nhiều thế hệ. 3. Vòng đời phát triển của phần mềm. Vòng đời phát triển của phần mềm là một qúa trình từ lúc ra đời cho đến các bước phát triển tiếp sau đó và thường được biểu diễn bằng sơ đồ thác nước. Mô hình thác nước khái quát qúa trình sản xuất một phần mềm từ việc phân tích tới bảo trì. Bước 1: Công nghệ hệ thống. Bước 2: Phân tích yêu cầu. Bước 3: Thiết kế phần mềm. Bước 4: Mã hoá. Bước 5: Kiểm thử. Bước 6: Bảo trì. 4. Làm bản mẫu phần mềm. Mô hình quy trình làm bản mẫu phần mềm được biểu diễn bằng hình vẽ sau đây: Kết thúc Bắt đầu Sản phẩm phần mềm đầu tiên L m mà ịn Yêu cầu của bản mẫu Khách h ngà Kế hoạch Thiết kế đánh giá nhanh bản mẫu Xây dựng bản mẫu Chức năng của chương trình • Tính lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo từng tháng làm việc. • Báo cáo lương tháng cho từng đơn vị thành viên theo thời gian, theo sản phẩm sản xuất. • Báo cáo lương theo loại sản phẩm. • Quản lý số lượng, loại sản phẩm sản xuất. Yêu cầu dữ liệu đầu vào của bài toán • Cập nhật dữ liệu về cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp ( hồ sơ nhân sự), hệ số lương, hệ số thưởng, hệ số phụ cấp, các khoản khấu trừ, dữ liệu về sản phẩm của doanh nghiệp…. • Cập nhật dữ liệu về các bảng chấm công trong ngày. Các báo cáo đầu ra • Báo cáo tình hình sản xuất trong ngày (bảng chấm công). • Báo cáo tiền lương,… của cán bộ quản lý. • Báo cáo tiền lương, thưởng…của công nhân phân xưởng. • Báo cáo tổng hợp tiền công của cán bộ công nhân viên trong toàn doanh nghiệp. • Các báo cáo theo loại sản phẩm, theo đơn vị, theo hệ số lương, theo loại thưởng… Giải pháp phần mềm • Ngôn ngữ sử dụng: Visual Basic 6.0, C ++ . • Cơ sở dữ liệu: Microsoft Access 97. • Môi trường làm việc: Windows 98. Sơ đồ thuật toán chính của chương trình S Đ S Đ End Begin Chọn tháng l m vià ệc Chọn đơn vị Tháng>= 2 Cập nhật dữ liệu Lên báo cáo Mã đơn vị=’TH’ Để dữ liệu của các đơn vị v o tà ệp CSDL Lên báo cáo tổng Chọn đơn vị có Ws=H\T Kết luận Các kết quả bước đầu Chương trình tính lương giúp các doanh nghiệp tiến hành trả công cho nhân viên của mình theo định kỳ. Xây dựng chương trình tính lương chuẩn là một việc khó khăn, đòi hỏi phải có trình độ và phải có kinh nghiệm. Trong đề án này, em đã trình bày một cách khái quát quy trình làm bản mẫu phần mềm tính lương. Qua đó có thể thấy được các sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu của doanh nghiệp. Theo dõi được tình hình sản xuất trong ngày qua bảng chấm công của cán bộ công nhân viên. Tính lương cho cán bộ, công nhân theo thời gian và theo sản phẩm. In các báo cáo tiền lương hàng tháng. Phương hướng hoàn thiện Để chương trình ngày càng hoàn thiện và có thể sử dụng rộng rãi với nhiều chức năng thì ngoài những tệp hồ sơ nhân sự, tiền lương thời gian, tiền lương sản phẩm, đơn vị… nên có hỗ trợ cơ sở dữ liệu sau: •Nên bổ sung thêm thông tin như: hệ số độc hại đối với công nhân ở phân xưởng, khu vực, tiền được ứng hàng tháng… •Lương nền •Ngày nghỉ, tiền thưởng nhân dịp lễ tết… Đề án về tính lương cho cán bộ công nhân viên và các công cụ sử dụng còn rất mới mẻ so với hiểu biết còn hạn chế của em. Đó là công việc khó và đòi hỏi phải có trình độ, kinh nghiệm chuyên môn cao. Chính vì thế mà đề án không thể tránh khỏi nhiều thiếu xót, em rất mong được sự góp ý của thầy giáo TS. Hàn Viết Thuận và các bạn để hoàn thiện đề án này hơn nữa.