Tuyển tập Báocáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
1
VẤN ĐỀVIPHẠMBẢNQUYỀNPHẦNMỀMMÁYTÍNHTẠI
VIỆT NAM
COPYRIGHT VIOLATIONS IN COMPUTER SOFTWARE IN VIETNAM
SVTH : Lê Hoàng Hạnh
Lớp 09CNQTH03, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Trần Thị Ngọc Sương
Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Sở hữu trí tuệ không còn là một vấnđề mới đối với mỗi chúng ta trong cuộc sống
hiện đại. Thế nhưng, không nhiều người trong chúng ta hiểu rõ được giá trị và tầm
quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống lại những hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ. Viphạm sở hữu trí tuệ nói chung và viphạm sở hữu trí
tuệ trong lĩnh vực phầnmềmmáytính nói riêng đang thực sự là một vấnđề nghiêm
trọng.
Từ trước đến nay, do nhiều nguyên nhân, tỉ lệ viphạmbảnquyềnphầnmềmtại
Việt Nam luôn nằm ở một mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm thiểu số lượng viphạm nhưng để có thể
giải quyết được tình trạng này một cách có hiệu quả, ViệtNam cần phải thực hiện rất
nhiều biện pháp, để từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và
nâng cao uy tín, vị thế của mình trên thế giới.
Từ khóa: quyền sở hữu trí tuệ, bảnquyềnphần mềm, vi phạm, chương trình máy
tính, doanh nghiệp, thực thi.
ABSTRACT
Intellectual property rights has not been a new issue in modern life. However, the
value and the importance of protecting intellectual property rights against
infringements have not always been clearly understood. Violations of intellectual
property rights in general and those of software copyright in particular are often
concerned as serious problems.
Due to various reasons, Vietnam’s violation rate of software copyright has always
reached a higher level than those of other countries in the region and all over the
world. Although great efforts have been made, a series of additional measures must
be carried out so as to minimize the number of infringements. This would in turns
contribute to national economic development and enhancement of the country’s
position on the world arena.
Key words: intellectual property rights, software copyright, violation, computer
software, businesses, enforcement.
1. Đặt vấnđề
Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phầnmềmmáytính tuy không còn là một lĩnh
vực mới mẻ đối với mỗi quốc gia nhưng tình hình viphạmbảnquyềnphần
mềm vẫn luôn là một đềtài nóng mà mỗi quốc gia luôn phải đối mặt và tìm
cách giải quyết. ViệtNam cũng không phải là ngoại lệ. Chúng ta luôn là một
trong những nước “dẫn đầu” về tỉ lệ viphạmbảnquyềnphầnmềm dù đã có
nhiều cố gắng ngăn chặn.
Qua tìm hiểu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng viphạm
quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Hầu hết những công trình đó đều đưa ra một
Tuyển tập Báocáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
2
cái nhìn tổng quan về tình hình viphạm sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Tuy nhiên
vẫn có rất ít đềtài chú trọng nghiên cứu về tình hình viphạmbảnquyềnphần
mềm tạiViệt Nam. Vì thế, với việc tìm hiểu về tình hình viphạmbảnquyền
phần mềmtạiViệtNam hiện nay, đềtài nghiên cứu này mong muốn sẽ mang
lại sự nhìn nhận đầy đủ và rõ ràng hơn về vấnđề này.
2. Giải quyết vấnđề
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp như: phương pháp định lượng bằng cách
nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế dựa trên số liệu thống kê định lượng,
phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê - dự báo, …
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nghiên cứu còn tiến hành xem xét
những công trình nghiên cứu về đềtài này trước đây để rút ra được những điều
cần phải làm, cũng như bổ sung thêm những gì còn thiếu sót.
2.2 Phương tiện nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu
từ sách, báo, tạp chí, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Hơn
nữa, tác giả còn nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn để hoàn
thành tốt công trình nghiên cứu này.
2.3 Nội dung nghiên cứu đã thực hiện
Đềtài này tập trung nghiên cứu 3 khía cạnh chính:
a. Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm.
b. Thực trạng viphạmbảnquyềnphầnmềmtạiViệt Nam.
c. Một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết tình trạng viphạmbản
quyền phầnmềmtạiViệt Nam.
3. Kết quả nghiên cứu và bình luận
3.1 Khái quát chung về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phầnmềm
Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ – những kết quả từ
hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các
tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan
trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công
nghệ của nhân loại.
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân, đối với các tài sản trí tuệ.
Đó là quyền được pháp luật công nhận cho một người, hoặc một tổ chức, cho
phép họ được độc quyền sử dụng hay khai thác các khía cạnh thương mại của
một sản phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
(Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ ViệtNamnăm 2005).
Phần mềmmáytính là một trong các các loại hình tác phẩm được bảo hộ
quyền tác giả theo Điều 14 khoản 1 và Điều 22, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005,
Điều 1 khoản 3 Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP). Khái niệm phần
mềm máytính được hiểu khá rộng, bao gồm những chương trình, tài liệu mô tả
chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa (cơ sở dữ liệu). Dưới
Tuyển tập Báocáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
3
góc độ luật học, không có sự phân biệt rõ ràng giữa chương trình máytính
(computer program) và phầnmềmmáytính (software). Viphạmbảnquyền
phần mềm thể hiện qua nhiều hành vi khác nhau như việc nhân bản, sản xuất
bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt với công chúng qua mạng truyền
thông và các phương tiện kỹ thuật hoặc sử dụng chúng mà không trả phí hoặc
sự đồng ý của chủ phầnmềm (Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ ViệtNamnăm
2005).
3.2 Tình hình viphạmbảnquyềnphầnmềmtạiViệtNam
3.2.1 Thực trạng
Trong những thập niên qua, tình hình viphạmbảnquyềnphầnmềmmáy
tính tạiViệtNam là ở mức đáng báo động khi luôn nằm trong số những nước
có tỉ lệ viphạmbảnquyềnphầnmềmcao nhất trong khu vực và trên thế giới.
Những năm trước khi hệ thống pháp luật trong nước về sở hữu trí tuệ chưa
hoàn thiện thì tỉ lệ này luôn luôn trên 90%. Theo khảo sát của Liên minh Phần
mềm Thương mại (BSA), trong năm 2001, ViệtNam xếp ở vị trí số 1 với 94%
các chương trình máytính bị sử dụng trái phép, giảm so với 97% của năm
2000. Năm 2005, ViệtNam và Zimbabwe là hai quốc gia có tỉ lệ viphạmbản
quyền phầnmềmcao nhất thể giới, lên tới 90%. Sau khi Luật Sở hữu trí tuệ
được ban hành và có hiệu lực từ năm 2006, trong liên tiếp 3 năm, từ 2007 đến
2009, tỉ lệ này ở ViệtNam đã giảm xuống và ở mức 85%. Đến năm 2010, tỉ lệ
này tiếp tục giảm xuống còn 83%. Đây là kết quả của những nỗ lực lớn của
Việt Nam trong thời gian gần đây nhằm hoàn thiện khung pháp lý, tăng cường
công tác tuyên truyền cũng như công tác thực thi đểbảo vệ bảnquyềnphần
mềm và xử lý các vi phạm. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thực sự có thể giải
quyết, ngăn chặn tình trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Phải thừa nhận một thực tế rằng, có một số lượng lớn những phầnmềm được
sử dụng một cách bất hợp pháp, không chỉ là trong đại đa số người dân mà
thậm chí còn có cả các doanh nghiệp. Các cuộc thanh - kiểm tra của thanh tra
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch từ năm 2010 đến nay đối với một số doanh
nghiệp đều cho thấy hầu hết đều viphạm về bảnquyềnphần mềm. Theo phản
ánh của các doanh nghiệp bị thanh tra, từ năm 2010 tới nay, tổng số các phần
mềm họ đã trang bị có giá trị gần 1,9 triệu USD, trong đó năm 2010 gần 1,4
triệu USD. Trong gần 2.000 máytính của 50 doanh nghiệp bị thanh tra từ đầu
năm 2011 tới nay thì hầu hết sử dụng bảnquyềnphầnmềm không hợp pháp.
Trong đó, những phầnmềm bị vi phạmbảnquyền nhiều nhất trong môi
trường doanh nghiệp bao gồm Symantec Norton Anti-Virus, Adobe Acrobat,
Symantec PC Anywhere, Adobe PhotoShop Bên cạnh đó, những phầnmềm
bị vi phạmbảnquyền trên Internet thường là McAfee VirusScan, Symantec
Norton Anti-Virus, Adobe Acrobat, Intuit Quicken Home and Business,
Symantec Norton pcAnywhere, Symantec Norton Ghost và Adobe Creative
Suite…
3.2.2 Nguyên nhân
Tuyển tập Báocáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
4
Những số liệu ở trên cho thấy tỉ lệ vi phạmbảnquyền phần mềmtạiViệt
Nam đã có giảm tương đối nhưng vẫn còn ở trong tình trạng đáng báo động.
Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấnđềbảo hộ sở hữu trí tuệ
còn hạn chế, chưa hình thành ý thức tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Chúng ta
vẫn còn mang nặng tư tưởng dùng miễn phí mà không phải trả tiền. Đại đa số
người dân và thậm chí là những doanh nghiệp vẫn vô tư sử dụng những phần
mềm được cài, tải miễn phí mà không hề nghĩ đến việc phải trả phí hay xin
phép chủ sở hữu.
Thứ hai, hàng rào pháp lý ở nước ta vẫn chưa phát huy được tối đa quyền lực
của mình. Mặc dù chúng ta đã ban hành một hệ thống vănbản pháp luật tương
đối đầy đủ và ký kết các điều ước quốc tế trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ nhưng hệ thống các cơ quan thi hành pháp luật và xử lý viphạm trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ nói chung và bảnquyềnphầnmềmmáytính nói riêng vẫn
chưa thực sự phát huy tối đa vai trò của mình trong việc ngăn chặn và xử lý các
vi phạm.
3.3 Một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết tình trạng vi phạmbản
quyền phần mềmtạiViệtNam
Để góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạmbảnquyền phần mềm nói riêng và
vi phạm sở hữu trí tuệ nói chung, cần tiến hành đồng bộ một số giải pháp chủ
yếu sau:
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí
tuệ, nhất là các quy phạm thực thi. Đảm bảo một cách chắc chắn rằng
những quy phạm pháp luật này được sử dụng một cách đúng đắn và
phát huy tối đa được sức mạnh của hệ thống pháp luật.
Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa
án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa: Thanh tra (nhà nước và
chuyên ngành), ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường,
cảnh sát kinh tế phải được tạo điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm
thực thi có hiệu quả, khắc phục sự chồng chéo, phân công rõ ràng
chức năng quyền hạn của từng cơ quan.
Tăng cường các hoạt động dịch vụ thông tin về sở hữu trí tuệ, đồng
thời củng cố và nâng cao vai trò của các hội về sở hữu trí tuệ trong
việc nâng cao nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ.
Xây dựng mối quan hệ có tính chất cân bằng cùng có lợi giữa chủ sở
hữu và người tiêu dùng. Cần khuyến khích mở các cuộc thương
lượng giữa những người có nhu cầu sử dụng phầnmềm với các chủ
sở hữu phầnmềm nhằm giảm giá sản phẩmphần mềm, tăng số lượng
phần mềm cung cấp cho xã hội.
4. Kết luận
Nói tóm lại, có thể thấy được rằng dù tỉ lệ viphạmbảnquyềnphầnmềmtại
Việt Nam đã có dấu hiệu giảm xuống nhưng vẫn đang là một thực trạng cần có
những giải pháp để ngăn chặn có hiệu quả. Để giảm tỉ lệ viphạmbảnquyền
phần mềm của ViệtNam xuống mức khu vực là khoảng 60%, cần phải có một
Tuyển tập Báocáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
5
hệ thống pháp lý hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn, kết hợp với một cơ chế thực thi
có hiệu quả và cơ chế xử lý viphạm nghiêm khắc. Nhưng trên hết cần phải gia
tăng nhận thức về sở hữu trí tuệ để mỗi cá nhân có thể tham gia vào việc chặn
đứng tình trạng viphạmbảnquyền không chỉ trong lĩnh vực phầnmềmmáy
tính mà còn trong tất cả những lĩnh vực sở hữu trí tuệ khác. Với một sự chung
sức của toàn xã hội, chúng ta tin chắc rằng, trong tương lai không xa, Việt
Nam sẽ là một quốc gia không chỉ có tiềm lực mạnh về kinh tế mà còn xây
dựng được một môi trường tốt cho mọi cá nhân, tổ chức có thể đóng góp
những sáng tạo của mình đưa ViệtNam trở thành một quốc gia phát triển mạnh
về công nghệ thông tin, nâng cao uy tín đối với nhà đầu tư nước ngoài, giúp
Việt Nam đạt được mục tiêu thực hiện tốt các cam kết quốc tế khi hội nhập vào
nền kinh tế thế giới.
5. Tài liệu tham khảo
5.1 Nguồn tài liệu từ sách và luận văn
[1] Proce Group (2011), Tình hình viphạmbảnquyềnphầnmềmtạiViệt
Nam, Tp. Hồ Chí Minh, tr.2 -7.
[2] Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
[3] Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ
về quyền tác giả và quyền liên quan quyền tác giả.
[4] Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP.
5.2 Nguồn tài liệu từ các bài báo
[5] Kiều Thị Thanh,(2008), “Pháp luật về bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ ở
Việt Nam trong bối cảnh quốc tế hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
(số4/2008), tr.39 – 63.
[6] Nguyễn Như Hà (2007), “Về một hướng tiếp cận bảo hộ phầnmềmmáy
tính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 12/2007),tr.32 – 36.
5.3 Nguồn tài liệu từ các trang web
[7] www.saga.vn
[8] www.pcworld.com.vn
[9] www.tapchicongsan.org.vn
[10 ]www.noip.gov.vn
Họ và tên tác giả: Lê Hoàng Hạnh
Địa chỉ: lớp 09CNQTH03, khoa Quốc tế học, trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHĐN
Số điện thoại: 012.6362.5354
Email: lehoanghanh@gmail.com
. có rất ít đề tài chú trọng nghiên cứu về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Vi t Nam. Vì thế, với vi c tìm hiểu về tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Vi t Nam hiện nay, đề tài nghiên. trong lĩnh vực phần mềm. b. Thực trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Vi t Nam. c. Một số giải pháp nhằm góp phần giải quyết tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm tại Vi t Nam. 3. Kết quả. phần mềm (Điều 28, Luật Sở hữu trí tuệ Vi t Nam năm 2005). 3.2 Tình hình vi phạm bản quyền phần mềm tại Vi t Nam 3.2.1 Thực trạng Trong những thập niên qua, tình hình vi phạm bản quyền phần