Trước đây đã từng tồn tại một cơ chế tiền tệ quốc tế được thành lập từ Hiệp định Bretton-Wood năm 1944. Qua gần bốn thập kỷ thăng trầm cơ chế Bretton-Wood, cơ chế độc tôn của USD đã bộc lộ những điểm yếu và đã bị sụp đổ vào tháng 8 năm 1971. Hiện nay, tình hình đã đổi khác trước xu hướng hội nhập quốc tế sâu sắc , chủ nghĩa khu vực nổi lên như một hiện tượng của nền kinh tế thế giới . Liên minh Châu Âu với 11 nước là: Đức, Pháp, Italia, Ai-len, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Phần Lan, Tây Ban Nha dã cho ra đời một đồng tiền quốc tế khác.Đó là đồng EURO. Một trong những tham vọng chính trị mà Châu Âu không hề giấu giếm từ khi xây dựng dự án thống nhất tiền tệ, đó là: thông qua vận hành EMU và duy trì đồng EURO mạnh, ổn định để, củng cố và tăng cường vị thế của Châu Âu trên trường quốc tế, dùng EURO để cạnh tranh quốc tế với đồng đôla Mỹ, từ dó phân chia quyền lực về tiền tệ trên phạm vi thế giới một cách có lợi cho Châu Âu. EURO ra đời tạo ra sự liên tưởng tới khu vực của chúng ta ASEAN. Khu vực này trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ đã nảy ra sáng kiến dùng nội tệ để thanh toán quôc tế trong nội bộ khu vực. Như vậy, ngay tại khu vực của chúng ta người ta đã thấy lợi ích của đồng tiền chung. Nó làm cho các nền kinh tế có thể hỗ trợ cho nhau trong giai đoạn khó khăn “tối lửa tắt đèn có nhau”. Vậy thì ASEAN có làm dựoc những gì như là Châu Âu đã làm không?
LỜI MỞ ĐẦU Trước đây đã từng tồn tại một cơ chế tiền tệ quốc tế được thành lập từ Hiệp định Bretton-Wood năm 1944. Qua gần bốn thập kỷ thăng trầm cơ chế Bretton-Wood, cơ chế độc tôn của USD đã bộc lộ những điểm yếu và đã bị sụp đổ vào tháng 8 năm 1971. Hiện nay, tình hình đã đổi khác trước xu hướng hội nhập quốc tế sâu sắc , chủ nghĩa khu vực nổi lên như một hiện tượng của nền kinh tế thế giới . Liên minh Châu Âu với 11 nước là: Đức, Pháp, Italia, Ai-len, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Phần Lan, Tây Ban Nha dã cho ra đời một đồng tiền quốc tế khác.Đó là đồng EURO. Một trong những tham vọng chính trị mà Châu Âu không hề giấu giếm từ khi xây dựng dự án thống nhất tiền tệ, đó là: thông qua vận hành EMU và duy trì đồng EURO mạnh, ổn định để, củng cố và tăng cường vị thế của Châu Âu trên trường quốc tế, dùng EURO để cạnh tranh quốc tế với đồng đôla Mỹ, từ dó phân chia quyền lực về tiền tệ trên phạm vi thế giới một cách có lợi cho Châu Âu. EURO ra đời tạo ra sự liên tưởng tới khu vực của chúng ta ASEAN. Khu vực này trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ đã nảy ra sáng kiến dùng nội tệ để thanh toán quôc tế trong nội bộ khu vực. Như vậy, ngay tại khu vực của chúng ta người ta đã thấy lợi ích của đồng tiền chung. Nó làm cho các nền kinh tế có thể hỗ trợ cho nhau trong giai đoạn khó khăn “tối lửa tắt đèn có nhau”. Vậy thì ASEAN có làm dựoc những gì như là Châu Âu đã làm không? Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 diễn ra tại Hà Nội tháng 12 năm 1998, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đề cập đến ý tưởng về đồng tiền khu vực . Ý tưởng này đã nằm trong Chương Trình Hành Động 6 năm của Hiệp hội với sự nhất trí tiếp tục nghiên cứu của các nước thành viên . Như vậy, chúng ta có thể chờ đợi và tin tưởng vào một đồng tiền chung ASEAN có thể sẽ ra đời cho dù phải trải qua một thời gian khá dài . Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Tác động của đồng EURO đến nền kinh tế - tài chính- tiền tệ thế giới và Việt Nam” 1 Nội dung chính của đề án bao gồm các vấn đề sau: Chương I: Khái quát về sự ra đời và phát triển của đồng EURO Chương II: Tác động của đồng EURO đến nền kinh tế-tài chính-tiền tệ thế giới. Chương III: Tác động của đồng EURO đến nền kinh tế-tài chính-tiền tệ Việt Nam và một số kiến nghị. Do kiến thức, kinh nghiệm của một sinh viên lần đầu tiếp xúc với một đề tài mang tính khái quát cao như thế này nên đề án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thấy cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa . đã giúp em hoàn thành tốt đề tài này . 2 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG EURO I. SỰ RA ĐỜI CỦA LIÊN MINH KINH TẾ TIỀN TỆ CHÂU ÂU. 1. Cơ sở hình thành liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu Các nước Châu Âu với một nền tảng liên minh khá vững chắc đã tồn tại từ khá lâu trong lịch sử là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để Châu Âu có thể tiến tới được sự hợp nhất như hiện nay. Điều mà nhiều khu vực khác trên thế giới mong muốn đạt được. Tuy nhiên, việc hình thành một liên minh Châu Âu còn có những yếu tố bên ngoài tác động làm cho các nước thuộc liên minh xích lại gần nhau hơn. Điều này có thể xét trên hai khía cạnh: về mặt chính trị và về mặt kinh tế. Về mặt chính trị: Sự lớn mạnh kinh tế cũng như vai trò chính trị của Mỹ ngày càng lớn. Do đó để đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ đối với thế giới thì việc một Châu Âu thống nhất là một nhân tố ảnh hưởng tích cực đến sự ra đời của một thế giới đa cực. Ngoài ra do sự tan rã của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa, nhiều nước Đông Âu mà đặc biệt là Liên Xô và Đông Đức đã thay đổi đường lối chính trị của mình nên việc thống nhất châu Âu sẽ làm cho tình hình Châu Âu trở nên bớt căng thẳng hơn. Về mặt kinh tế: Sự lớn mạnh kinh tế của Mỹ, Nhật Bản và các nước NICS, các quốc gia Đông Nam Á đã làm cho hàng hoá của Châu Âu trở nên yếu thế. Việc thống nhất tiền tệ thúc đẩy nhanh quá trình thống nhất kinh tế trong toàn khu vực, tạo ra một vị trí cạnh tranh mới cho cộng đồng Châu Âu trên thị trường. Như vậy, sự khác biệt về tiền tệ giữa 15 quốc gia thành viên sẽ được loại bỏ khi đồng EURO được đưa vào sử dụng, tạo ra một cực kinh tế mạnh. Vì thế, Châu Âu sẽ có khả năng cạnh tranh với hai cực còn lại của thế giới cũng như các nước công nghiệp mới thuộc khu vực Châu Á. 3 2. Quá trình ra đời của một liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu Dựa trên những cơ sở trên cũng như tình hình của các nước châu Âu thì việc ra đời một liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu là một tất yếu khách quan và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để đạt được thống nhất cao như hiện nay Châu Âu đã trải qua những thăng trầm, lúc hoà bình, lúc xung đột, những tranh chấp đã trộn cả máu của những người Châu Âu. Cho đến nay thì sự nhất trí quan điểm của mỗi nước được thể hiện bằng các lá phiếu đã thay thế cho bom đạn, lợi ích kinh tế đã dần lấn chỗ cho những toan tính quân sự. Như vậy, thống nhất Châu Âu đã thực hiện với nhiều nghĩa khác nhau, thống nhất trong hoà bình, trong đàm phán như các nước hiện nay đã đạt được. Từ rất xa xưa, ý tưởng về hình thành một liên minh Châu Âu đã được đưa ra, cho dù nó thêm nhiều về mặt quân sự. Song chính nó đó lại là một nền tảng quan trọng trong việc có được một liên minh Châu Âu chặt chẽ, vững chắc như hiện nay. Đại đế của đế chế La Mỹ (742-814) rồi đến Napôlêông (1769-1821) và gần đây là Hitle đã từng mơ tưởng chinh phục Châu Âu và thống trị Châu Âu. Napôlêông từng nói: “Chức phận của tôi vẫn chưa hoàn thành, tôi muốn hoàn thành các điều mới chỉ được phác hoạ, tôi phải làm một bộ luật Châu Âu Một đồng tiền cũng ChâuÂu, các đơn vị đo lường, quy tắc ChâuÂu. Tôi phải biến tất cả các dân tộc ở Châu Âu thành một dân tộc lớn mạnh .”. Ý tưởng cho việc hình thành một Châu Âu thống nhất và việc ban hành đồng tiền chung đã có từ năm 1957 cùng với việc hình thành cộng đồng kinh tế Châu Âu theo hiệp ước Rome. Tiền thân của đồng EURO hiện nay là đồng ECU năm 1979. Để thấy rõ được chặng đường phát triển của liên minh dưới đây xin điểm qua vài điểm mốc quan trọng: • Ngày 18-4-1951: Cộng đồng thép và than đá Châu Âu ra đời. Đây có thể coi là mốc về sự liên kết điển hình kinh tế, gồm 6 nước: Pháp Đức, Bỉ, Hà Lan, Luxămbua, và Italia. • Ngày 25-3-1957: Cộng đồng Châu Âu đã hình thành theo hiệp ước được ký tại Rome. • Ngày 18-10-1970: Bản báo cáo đầu tiên về liên minh kinh tế tiền tệ UEM được đưa ra. • Ngày 24-4-1972: Thành lập con rắn tiền tệ Châu Âu nhằm giới hạn dao động của các đòng tiền Châu Âu. 4 • Ngày 27-1-1974: Đồng FRF rút khỏi con rắn tiền tệ Châu Âu. • Tháng 3- 1975: Sáng lập đơn vị tiền tệ Châu Âu. • Ngày 10-7-1975: Đồng FRF tái nhập con rắn tiền tệ Châu Âu. • Ngày 7-7-1978: Hiệp ước Breme thành lập hệ thống tiền tệ Châu Âu SME. • Ngày 13-3-1979: Bắt đầu chính thức hệ thống tiền tệ Châu Âu SME. • Ngày 28-6-1988: Lập kế hoạch thành lập một liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu. • Ngày 1-7-1990: Chính thức khởi động liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu giai đoạn 1 của EMU. • Ngày 7-2-1992: Ký hiệp ước Maastricht xác định các vấn đề liên quan đến khối đồng tiền chung duy nhất Châu Âu. • Ngày 1-1-1993: Hoàn thành thị trường chung Châu Âu: tự do hoá thị trường hàng hoá, thị trường vốn, tự do hoá đi lại của công dân. • Từ ngày 14 đến ngày 15-5-1995: quyết định đặt tên đồng tiền chung Châu Âu là đồng EURO. • Từ ngày 16 đến 17-7-1997: Ký kết hiệp ước Amstexdam phê chuẩn mẫu tiền EURO bằng giấy và bằng tiền kim loại. • Ngày 9-5-1998: Nghị viện Châu Âu phê chuẩn danh sách 11 nước đủ tiêu chuẩn gia nhập liên minh tiền tệ: Đức, Pháp, Ailen, Aó, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Lucxămbua, Phần Lan, Tây Ban Nha. • Ngày 11-5-1998: Bầu quan chức cho Ngân hàng Trung ương Châu Âu. • Ngày 1-1-1999: EURO chính thức ra đời với tư cách là đồng tiền thực chung duy nhất cho cả khối EU- 11. • Từ ngày 1-1-1999 đến 1-1-2000: Đồng EURO mới chỉ chiếm giữ vai trò chủ yếu trong các quan hệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt. Việc niêm yết giá cả hàng hoá, hoá đơn chứng từ, sổ sách sẽ bắt buộc phải được tính toán và thể hiện bằng cả hai loại tiền là đồng bản tệ và đồng EURO. • Ngày 1-1-2000: Bắt đầu giai đoạn đổi tiền diễn ra trong 6 tháng kết thúc vào ngày 1-7-2002, Châu Âu chính thức “tung” vào lưu thông EURO tiền mặt. Sau ngày 1-7-2002 các đồng bản tệ sẽ rút khỏi lưu thông. 5 3. Điều kiện để gia nhập liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu Theo Hiệp ước Maastrich ký ngày 7-2-1992 và Công ước “ổn định và tăng trưởng” Amsterdam tháng 6-1997, các thành viên của liên minh Châu Âu muốn tham gia liên minh kinh tế tiền tệ và thay thế đồng tiền quốc gia bằng đồng tiền duy nhất EURO phải cam kết thực hiện lâu dài các chính sách kinh tế tài chính cần thiết đảm bảo sự lành mạnh, ổn định trong toàn liên minh, duy trì mức độ hội tụ cao giữa các nước thành viên. Vì vậy, có 5 tiêu thức được đề ra để một nước được chấp nhận là thành viên của liên minh tiền tệ Châu Âu: -Bội chi ngân sách phải thấp hơn 3% GDP. -Mức độ nợ Nhà Nước không vượt quá 60% GDP. -Lạm phát không vượt quá 1,5% mức bình quân của 3 nước có mức tăng giá thấp nhất. -Lãi suất dài hạn không vượt quá 2% mức lãi bình quân của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất. -Mức độ ổn định tỷ giá: có ít nhất 2 năm tuân thủ chế độ tỷ giá và mức biến động tỷ giá do hệ thống tiền tệ Châu Âu quy định. Các tiêu chuẩn hội nhập này nhằm đảm bảo sự đồng nhất, sự vững mạnh ngay cả trong các tế bào của nó. Các tiêu thức mà Hiệp ước Maastricht đã đề ra không chỉ dựa vào các chỉ tiêu đã đạt được mà cả triển vọng kinh tế. Bên cạnh các tiêu chuẩn trên, một cơ chế phạt sẽ được áp dụng nếu xuất hiện việc vi phạm các tiêu thức này (sau khi gia nhập) ở các nước thành viên cũng được EU thông qua. Qua việc tìm hiểu các tiêu thức này, chúng ta có thể thấy rằng các yêu cầu là khắc nghiệt với một nền kinh tế. Điều này sẽ hứa hẹn một đồng tiền EURO rất ổn định và tin tưởng cho việc áp dụng nó trong các nghiệp vụ kinh doanh, trao đổi quốc tế. Khu vực EURO hiện nay đã có 11 nước, trong 4 nước còn lại thì 2 nước HyLạp và Anh là chưa đủ tiêu chuẩn còn 2 nước thì chưa sẵn sàng. Trong tương lai EURO còn có thể mở rộng tới Đông Âu và các nước Bắc Âu khác. Như vậy, việc hình thành liên minh kinh tế- tiền tệ châu Âu để cho ra đời một đồng tiền chung EURO phải xem xét là một bước tiến vĩ đại, rất lớn trong lịch sử hình 6 thành các liên minh như khu vực mậu dịch tự do- liên minh hải quan- khối thị trường chung- liên minh kinh tế- liên minh kinh tế và tiền tệ. II. SỰ RA ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA ĐỒNG EURO. 1. Sự ra đời đồng EURO. Không giống như với đồng Đôla Mỹ hay Yên Nhật, cũng không giống với những khu vực tiền tệ trước đây như khu vực Bảng Anh, khu vực Phrăng Pháp, khu vực Phrăng Bỉ những khu vực được thành lập bởi những nước phụ thuộc về kinh tế và chính trị vào một nước đế quốc lớn, khu vực đồng EURO ra đời đã tạo ra một tiền lệ. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nhóm các quốc gia độc lập đã tự nguyện từ bỏ chủ quyền tiền tệ để tạo ra một đồng tiền siêu cấp có tầm cỡ cả châu lục. Hệ thống tiền tệ Châu Âu ra đời với mục tiêu nhằm tạo ra một khu vực tiền tệ ổn định ở Châu Âu, tránh các dao động lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế các nước thành viên xích lại gần nhau hơn. Hệ thống tiền tệ Châu Âu đã vận hành tốt và tạo ra một vùng tiền tệ ổn định, giảm được các rủi ro gây ra do sự biến động tiêu cực của đồng USD và Yên Nhật. Ngoài ra với sự ra đời của đồng EURRO, nó sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các ngoại tệ mạnh khác trên thế giới như đồng đôla Mỹ USD và đồng Yên Nhật Bản JPY. Nó sẽ dần trở thành một phương tiện thanh toán phương tiện dự trữ, phương tiện đầu tư quốc tế và sẽ ngày càng khẳng định sức mạnh của liên minh. Đó là những nhân tố quan trọng làm cho các nước thành viên EU nhận thấy cần thiết phải thành lập một liên minh kinh tế và tiền tệ. Liên minh này được ghi trong chương II của hiệp ước Maastrich (1992) và được triển khai theo ba giai đoạn: - Giai đoạn I (Từ 1990-1993): Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là tăng trưởng phối hợp các chính sách tiền tệ quốc gia và rút ngắn sự cách biệt về kinh tế giữa các nước thành viên. Theo lịch trình giai đoạn này từ 01/07/1990 tư bản được tự do hoá lưu thông trong các thành viên EURO và kể từ 01/01/1993 thị trường nội địa bắt đầu vận hành. -Giai đoạn II (Từ 1994-1999): Cùng với sự ra đời Viện tiền tệ Châu Âu (European Monetary Institution – EMI), giai đoạn II bắt đầu từ ngày 01/01/1994 nhằm mục đích chuẩn bị cho việc hình thành hệ thống Ngân hàng Trung ương Châu Âu và liên minh kinh tế tiền tệ Châu Âu. Tháng 12/1995 xác định tên gọi của đồng tiền là EURO. Tháng 12-1996 dự thảo cơ chế tỷ giá mới và được thông qua vào tháng 6/1997. Tháng 5/1998 liên minh 11 nước được lựa chọn 7 tham gia khu vực EURO. Tỷ giá chuyển đổi song phương giữa các đồng tiền quốc gia ấn định căn cứ vào cơ chế tỷ giá của hệ thống tiền tệ Châu Âu. Trong giai đoạn này EMI không có trách nhiệm thực hiện chính sách tiền tệ cũng như can thiệp thị trường hối đoái trong toàn liên minh. Những công việc này chủ yếu vẫn thuộc chủ quyền các quốc gia. -Giai đoạn III (Từ 01/01/1999): Liên minh tiền tệ ChâuÂu bắt đầu đi vào hoạt động cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ thống nhất trong toàn khu vực. Giai đoạn này chia làm 2 bước: + Bước 1 (Từ 01/01/1999-2002): Đây là giai đoạn quá độ. Đồng EURO ra đời và tồn tại song song với đồng tiền quốc gia thông qua tỷ giá chuyển đổi được công bố nhưng chưa xuất hiện dưới dạng tiền giấy và tiền xu. Tuy được công bố là đồng tiền có giá trị pháp lý kể từ ngày 1/1/1999 nhưng thời điểm thực sự chào đời của đồng EURO là ngày 4/1, ngày làm việc đầu tiên của năm 1999. Từ thời điểm này, tất cả 11 đồng tiền của các nước tham gia vào khối EURO đều chấm dứt hoạt động trên các thị trường tài chính Paris, Brussels, Luxembourg, Frankfurt, Madrid, Rome, Vienna, Dudlin, Amsterdam, Lisbon, Helsinki, thay vào đó là duy nhất một đồng tiền cho cả 11 quốc gia độc lập có đầy đủ chủ quyền. + Bước 2 (Sau 2002): Tiền giấy và tiền xu sẽ được phát hành vào lưu thông Tiền xu: loại 1, 2, 5, 10, 20, 50 cent và loại 1, 2 EURO Tiền giấy: loại 5, 10, 20, 50, 100, 200, 500 EURO Chậm nhất đến tháng 6/2002 các đồng tiền quốc gia thành viên sẽ bị loại bỏ khỏi lưu thông, nhường chỗ cho một đồng tiền Châu Âu thống nhất. 2. Chức năng của đồng EURO Khác với “rổ tiền tệ ECU”- European Currency Unit, 5/1975, đồng EURO tuy mới ra đời nhưng đã đi vào lưu thông với đầy đủ tư cách pháp lý và các chức năng cơ bản của một đồng tiền thực thụ: • Chức năng phương tiện trao đổi quốc tế Tất cả các hoạt động kinh tế đối ngoại đều liên quan đến chi phí các khoản bằng tiền. Được coi là một trong ba đồng tiền mạnh nhất trên thế giới hiện nay, đồng EURO đã tham gia mạnh vào các hoạt động kinh tế đó của thế giới, thể hiện được rõ chức năng phương tiện trao đổi quốc tế của mình trên một phạm vi rộng. 8 • Chức năng đơn vị tính toán Đồng EURO đã thể hiện rõ chức năng đơn vị tính toán của mình trong các hoạt động kinh tế của các nước Châu Âu với nhau cũng như các nước Châu Âu với các nước trên thế giới. • Chức năng phương tiện cất trữ giá trị. Dự trữ giá trị là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện chuyển tải giá trị được xã hội thừa nhận với mục đích để chuyển hoá thành hàng hoá hoặc dịch vụ trong tương lai. Vì đồng EURO thể hiện được bằng “phương tiện hiện thực” và được dự trữ bằng “phương tiện mà xã hội thưà nhận” nên đồng EURO đã mang đầy đủ chức năng dự trữ giá trị của một đồng tiền. Bên cạnh đó, các chức năng thanh toán, lưu thông của một đồng tiền cũng được thể hiện rất rõ ở đồng EURO. 3. Lợi ích của đồng EURO đem lại cho các nước thành viên Theo đánh giá của các nhà lãnh đạo Châu Âu và của đa số các nhà kinh tế- tiền tệ học, EURO sẽ là một đồng tiền mạnh và ổn định, góp phần tạo nên động lực mới cho châu lục già cỗi này phát triển. Đồng EURO duy nhất lưu hành trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ mang lại cho kinh tế Châu Âu những thuận lợi cơ bản sau đây: • Thị trường chung Châu Âu sẽ trở nên đồng nhất và có hiệu quả hơn Từ nay, trong toàn cõi Châu Âu, giá cả của mọi hàng hoá và dịch vụ sẽ được tính toán và biểu thị thống nhất bằng một đồng tiền duy nhất- đó là đồng EURO. Cạnh tranh trên thị trường thương mại và thị trường vốn, thị trường chứng khoán sẽ càng trở nên quyết liệt hơn. Đồng thời, do thống nhất giá, phạm vi thị trường cũng sẽ được mở rộng hơn. Từ nay, người tiêu dùng, dù là người Pháp, Đức hay Bồ Đào Nha đều dễ dàng so sánh giá cả và quyết định mua hàng hoặc đầu tư ở nơi nào có lợi cho họ. Không còn bất kỳ ràng buộc địa lý hoặc tiền tệ nào cản trở họ nữa. Do vậy, tổng nhu cầu trong nội bộ khối sẽ tăng, sẽ kích thích sản xuất và đầu tư, đẩy mạnh lưu thông vốn và hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dự kiến, nhờ có EURO, tăng trưởng kinh tế Châu Âu tăng thêm từ 0,5 đến 1%/năm. • Tiết kiệm đáng kể chi phí giao dịch ngoại hối EURO ra đời đã góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm các khoản giao dịch ngoại hối bởi EURO sẽ làm biến mất các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ trực tiếp 9 giữa các đồng tiền trong nội bộ khối với nhau (FF-DM) hoặc các giao dịch gián tiếp qua USD (FF-USD-DM). Ước tính mỗi năm chi phí này lên tới 20-25 tỷ ECU (1ECU = 1,1 USD) chiếm khoảng 0,4% GDP toàn liên minh (Nguồn: Tạp chí Ngoại Thương số 9/2000). • Giảm rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro Khi các đồng tiền bản tệ vĩnh viễn rút khỏi lưu thông, nhường chỗ cho duy nhất đồng EURO tại tất cả các nước trong khối, thì các rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro về tỷ giá ngoại hối giữa các đồng tiền bản tệ cũ, theo đó cũng tự động biến mất. • Khuyến khích đầu tư và kích thích tăng trưởng kinh tế Do phải tôn trọng tiêu chuẩn hội tụ về lãi suất là lãi suất dài hạn không được cao quá 2% mức bình quân của 3 nước có mức lãi suất thấp nhất nên lãi suất tại các nước EU đang có xu hướng giảm. Đồng thời, độ chênh lệch mức lãi suất giữa các nước cũng được thu hẹp lại, từ 500 điểm xuống còn 200 điểm là mức cao nhất được phép. Những yếu tố đó sẽ làm tăng tốc độ luân chuyển các luồng vốn trong nội bộ khối và tăng số lượng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Mặt khác, do thống nhất tiền tệ, việc tính toán các dự án đầu tư cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây, các nhà đầu tư sẽ không còn phải tốn thời gian cân nhắc so sánh chi phí, thu nhập, lỗ lãi…của một dự án đầu tư khi dự kiến xây dựng nhà máy tại Bồ Đào Nha hay tại Pháp hoặc Đức. Chính vì những lợi ích to lớn trên mà Châu Âu đặt rất nhiều hy vọng vào việc cho ra đời và lưu thông đồng tiền chung duy nhất để tăng cường sự ổn định kinh tế vĩ mô. Từ đó, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, tìm lại tốc độ tăng trưởng cao, hạn chế thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới. 10