1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tác động của biến dộng tỷ giá hối đoái đối với Caterpillar inc

2 908 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 35,19 KB

Nội dung

Tác động của biến dộng tỷ giá hối đoái đối với Caterpillar inc

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG SỐ 2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI CATERPILLAR INC. Caterpillar Inc. của Mỹ là nhà sản xuất máy móc thiết bò đào xới đất lớn nhất thế giới. Các thiết bò đào đất thường chiếm tới khoảng 70% tổng doanh số thiết bò xây dựng trên toàn cầu. Vào năm 1980, Caterpillar chiếm tới 53,5% thò phần thiết bò đào xới đất toàn cầu,trong khi đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Caterpillar là Komatsu của Nhật chỉ chiếm có 15,2%. Cho tới thời điểm đó, Caterpillar đã kinh doanh có lãi 50 năm liền và là nhà xuất khẩu lớn thứ ba ở Mỹ. Tuy nhiên, chỉ trong vòng ba năm từ 1982 đến 1985 thò phần của Caterpillar đã giảm xuống còn 40% trong khi thò phần của Komatsu tăng lên 25%. Trong năm 1985, Caterpillar đã lỗ tổng cộng một tỷ USD. Có ba yếu tố có thể lý giải hiện tượng đó: năng suất lao động cao của Komatsu, sự tăng giá của đồng đôla và khủng hoảng nở các nước thuộc thế giới thứ ba. Trong suốt thập kỷ 1970, năng suất lao động của Komatsu liên tục được nâng lên rất cao nên giá máy móc của họ giảm xuống thấp hơn máy móc của Caterpillar tới 10%- 15%. Thế nhưng Caterpillar lại có lợi thế là có một mạng lưới các nhà kinh doanh toàn cầu và hệ thống dòch vụ hậu mãi tuyệt hảo. Vì những lý do đó nên mọi dự đoán đều cho rằng Komatsu không thể tăng thò phần lên cao hơn mức của năm 1980 được. Mọi việc đã thay đổi klhi đồng đôla bất chợt tăng giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh khác. Trong những năm đầu thập niên 1980, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh, lãi suất cao trong khi nền kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm, còn ở những khu vực khác trên thế giới thì bất ổn chính trò. Tất cả những yếu tố đó làm cho Mỹ trở thành nơi đầu tư hấp dẫn, dòng vốn đầu tư đổ vào Mỹ tăng mạnh, đẩy giá đôla tăng lên so với các đồng tiền khác. Đồng đôla mạnh làm tăng giá máy của Caterpillar, trong khi hàng của Komatsu nhập vào Mỹ trở nên rẻ hơn. Giá tương đối thay đổi làm cho giá thiết bò của Komatsu thấp hơn của Caterpillar đến 40% vào năm 1985. Kết quả là thò phần của Caterpillar được chuyển dần qua cho Komatsu. Cuộc khủng hoảng nợ của các nước thuộc thế giới thứ ba bắt đầu vào năm 1982. IMF vào cuộc giúp các nước này thoát nợ với yêu cầu thực hiện việc thắt chặt các chính sách kinh tế vó mô. Đơn đặt hàng các thiết bò của Caterpillar giảm hẳn vì nhu cầu đầu tư xây dựng giảm, và nếu có thì thiết bò được mua qua đấu thầu với giá rẻ nhất thường rơi vào thiết bò của Komatsu. Để đối phó với tình trạng đó, Caterpillar đã cắt giảm hơn 20% chi phí trong khoảng thời gian 1982-1985 bằng cách giảm 40% lao động, đóng cửa 9 nhà máy và đầu tư 1,8 tỷ USD cho việc nghiên cứu các công nghệ sản xuất linh hoạt để tăng chất lượng và giảm chi phí. Caterpillar còn là đầu tầu dẫn đầu các nhà xuất khẩu Mỹ gây áp lực để chính phủ can thiệp giảm giá đồng đôla. Đầu năm 1985, chính phủ Mỹ đã thỏa thuận với chính phủ các nước Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh để có biện pháp can thiệp giảm giá đôla trên thò trường ngoại hối. 1 Các nước đã thỏa thuận để ngân hàng trung ương mỗi nước bán đôla ra và mua các đồng tiền khác vào. Đôla bắt đầu giảm giá từ giữa năm 1985 và ba năm sau thì quay trở lại mức của năm 1980. Thấy trước xu hướng giảm giá tất yếu của đồng đôla, bộ phận kinh doanh ngoại hối của Caterpillar đã sử dụng đồng đôla giá cao mua ngoại tệ giá rẻ. Khi đôla giảm giá, công ty mua đôla trở lại và thu lợi 89 triệu USD trong năm 1985, trong khi lợi nhận trước thuế của công ty chỉ có 32 triệu USD. Năm 1986, kinh doanh ngoại hối đem lại cho công ty 100 triệu USD, chiếm gần 2/3 tổng lợi nhuận trước thuế. Về tác động dài hạn, việc đồng đôla giảm giá so với đồng Yên Nhật đã làm tăng sức cạnh tranh của Caterpillar so với Komatsu. Năm 1988, dù rất nỗ lực giữ giá thấp nhưng Komatsu vẫn phải tăng giá bán 18%, trong khi giá thiết bò của Caterpillar chỉ tăng 3%. Đến năm 1989, thò phần của Caterpillar đã tăng lên 47% (từ mức 40% trước đó), còn thò phần của Komatsu giảm xuống còn 20%. CÂU HỎI 1. Trong giai đoạn 1996-1998, đôla Mỹ lại tăng giá đối với đồng Yên Nhật. Điều đó có ảnh hưởng thế nào tới vò thế cạnh tranh của Caterpillar so với Komatsu? Nếu là lãnh đạo cao cấp của Caterpillar, anh/chò sẽ hành động như thế nào để tránh lặp lại tình trạng đầu những năm 1980? 2. Nếu là lãnh đạo Caterpillar, anh/chò thích chế độ tỷ giá cố đònh hay chế độ tỷ giá thả nổi hơn? Vì sao? 2 . BÀI TẬP TÌNH HUỐNG SỐ 2 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI CATERPILLAR INC. Caterpillar Inc. của Mỹ là nhà sản xuất máy móc thiết. nên rẻ hơn. Giá tương đối thay đổi làm cho giá thiết bò của Komatsu thấp hơn của Caterpillar đến 40% vào năm 1985. Kết quả là thò phần của Caterpillar

Ngày đăng: 09/04/2013, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w