1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đôi điều cần lưu ý khi tiếp cận với các doanh nhân Mỹ

30 460 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 227 KB

Nội dung

Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp đầy biến động. Trong tình hình đó nổi lên những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế: Hoà bình, ổn định và hợp tác để cùng phát triển, ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia và dân tộc trên thế giới; xu thế liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại, chính trị ngày càng tăng, ý thức độc lập tự chủ, ý thức về chủ quyền và bản sắc dân tộc ngày càng được nâng cao, nổi bật là xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình giữa các chế độ chính trị xã hội khác nhau. Trước xu thế như vậy, Tổng thống Bill - Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/7/1995) là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Đó là một mốc quan trọng, chấm dứt 50 năm quan hệ bất bình thường, mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước. Xuất phát từ nhận thức trên, việc nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ là rất cần thiết vì đây là một vấn đề có ý nghĩa chính trị, thời sự quan trọng được khu vực và thế giới quan tâm nghiên cứu. Qua đó làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa hai nước, tiến tới đề xuất các kiến nghị, đóng góp vào chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Mỹ. Từ thực tiễn quan hệ Việt - Mỹ hơn 5 năm qua kể từ khi hai nước bình thướng hoá quan hệ ngoại giao cho thấy sự lựa chọn đề tài này là phù hợp và cần thiết. Thời gian 5 năm cũng mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình lâu dài còn đang tiếp tục tiếp diễn trong tương lai, nhiều vấn đề chưa bộc lộ hết còn đang tiềm ẩn. Do vậy đề tài chỉ đánh giá quan hệ Việt - Mỹ 5 năm qua để thấy rõ những biểu hiện cụ thể của hai nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đưa ra những kiến nghị mới. Do hiểu biết và trình độ có hạn, bài viết khó tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn.

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: Môi trường văn hoá và tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh quốc tế I. Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế và sự cần thiết phải nghiên cứu 1. Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế 2. Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh II. Khái quát môi trường văn hoá 1. Khái niệm 2. Những đặc tính văn hoá cần nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu môi trường văn hoá III. Tác động của môi trường văn hoá đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Chương II: Môi trường văn hoá Mỹ I. Sơ lược về lịch sử và nguồn gốc con người nước Mỹ II. Nền văn hoá Mỹ 1. Ngôn ngữ và bản săc dân tộc 2. Tôn giáo 3. Tính cách, lối sống và suy nghĩ của con người Mỹ 4. Quan niệm về kinh tế - xã hội của con người Mỹ Chương III: Đôi điều cần lưu ý khi tiếp cận với các doanh nhân Mỹ I. Tập quán, thị hiếu tiêu dùng, phương thức giao dịch kinh doanh của các doanh nhân Mỹ II. Đạo đức và văn hoá doanh nhân Mỹ 1. Quan niệm về đạo đức trong kinh doanh 2. Văn hoá doanh nghiệp Mỹ qua suy nghĩ của doanh nhân Mỹ III. Quan hệ giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh 1. Vấn đề giao tiếpđối thoại 2. Danh thiếp và sự tôn trọng cấp bậc trong kinh doanh 3. Thoả thuận, mặc cả và đàm phán 4. Làm việc với phụ nữ 5. Kinh doanh ở cộng đồng người thiểu số Kết luận Tài liệu tham khảo LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Sau chiến tranh lạnh, tình hình thế giới diễn biến phức tạp đầy biến động. Trong tình hình đó nổi lên những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế: Hoà bình, ổn định và hợp tác để cùng phát triển, ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các quốc gia và dân tộc trên thế giới; xu thế liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại, chính trị ngày càng tăng, ý thức độc lập tự chủ, ý thức về chủ quyền và bản sắc dân tộc ngày càng được nâng cao, nổi bật là xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh trong cùng tồn tại hoà bình giữa các chế độ chính trị xã hội khác nhau. Trước xu thế như vậy, Tổng thống Bill - Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11/7/1995) là phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện nay. Đó là một mốc quan trọng, chấm dứt 50 năm quan hệ bất bình thường, mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước. Xuất phát từ nhận thức trên, việc nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ là rất cần thiết vì đây là một vấn đề có ý nghĩa chính trị, thời sự quan trọng được khu vực và thế giới quan tâm nghiên cứu. Qua đó làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong quan hệ giữa hai nước, tiến tới đề xuất các kiến nghị, đóng góp vào chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Mỹ. Từ thực tiễn quan hệ Việt - Mỹ hơn 5 năm qua kể từ khi hai nước bình thướng hoá quan hệ ngoại giao cho thấy sự lựa chọn đề tài này là phù hợp và cần thiết. Thời gian 5 năm cũng mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình lâu dài còn đang tiếp tục tiếp diễn trong tương lai, nhiều vấn đề chưa bộc lộ hết còn đang tiềm ẩn. Do vậy đề tài chỉ đánh giá quan hệ Việt - Mỹ 5 năm qua để thấy rõ những biểu hiện cụ thể của hai nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đưa ra những kiến nghị mới. Do hiểu biết và trình độ có hạn, bài viết khó tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và các bạn. CHƯƠNG I MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ I. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU 1. Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế Do khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, trình độ nhận thức, tập quán . nên mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh không giống nhau. Môi trường kinh doanh là sự tổng hợp và tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng không chỉ đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại nước sở tại, mà còn ảnh hưởng đến cả kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh nội địa. Vì vậy, để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải có sự am hiểu nhất định về môi trường kinh doanh nước ngoài. Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các môi trường thành phần, như môi trường luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hoá, cạnh tranh, tài chính . Nó là toàn bộ các điều kiện bên trong và bên ngoài nước có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của doanh nghiệp, chi phối bình quân hoạt động tức là sự thành công hoặc thất bại đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ngoài. Chúng ta tác động và chi phối mạnh mẽ đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Trong những điều kiện mở cửa xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới và nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng và phát triển. Thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp đang từng bước tăng dần khả nănghoà nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của môi trường kinh doanh trong nước và ngoài nước nhằm tăng cơ hội, giảm thách thức, hạn chế rủi ro và gia tăng lợi nhuận. 2. Sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường kinh doanh Tại mỗi quốc gia cũng như từng khu vực lãnh thổ của quốc gia mà doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đều có những đặc trưng khác nhau về môi trường kinh doanh. Các nhân tố, điều kiện của môi trường kinh doanh rất phong phú, đa dạng và luôn biến đổi khá phức tạp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải có sự am hiểu về môi trường kinh doanh và đưa ra cách ứng xử cho phù hợp, nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Sự thành công nhiều hay ít trong hoạt động kinh doanh quốc tế của các nhà kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức và hiểu biết của họ về môi trường kinh doanh mà họ vận hành các hoạt động của mình. Vì vậy, việc nghiên cứu môi trường kinh doanh quốc tế là sự cần thiết cho mọi người, trước hết là cho những ai hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Nó trang bị kiết thức cơ bản để các cán bộ hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh quốc tế có thể đưa ra được những quyết định tác nghiệp hợp lý nhằm tối đa hoá mong muốn của họ. Môi trường kinh doanh quốc tế tác động chi phối đến mục đích, hình thức và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu biết tốt về môi trường kinh doanh mà mình hoạt động sẽ cho phép các nhà quản lý, các nhà kinh doanh có được những đánh giá một cách hệ thống các ý tưởng kinh doanh. Kiến thức về địa lý, về sự phân bố dân cư, hiểu biết về lịch sử sẽ gợi mở cho các nhà kinh doanh quốc tế hiểu rõ hơn chức năng hoạt động cuả mình. Kiến thức chính trị, luật pháp trong nước và quốc tế, những đánh giá về kinh tế đang có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh cũng hết sức cần thiết, môi trường này đang tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh linh hoạt, thay đổi các biện pháp, các chức năng hoạt động . của mình cho thích ứng với các điều kiện mới. I. KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ Môi trường kinh doanh với tư cách là một chỉnh thể thống nhất, trong đó các môi trường thành phần là những bộ phận không tách rời, giữa chúng có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu đứng trên góc độ thực tế, tức là xem xét môi trường ở trạng thái “tĩnh” ít thay đổi có thể chia môi trường kinh doanh thành môi trường địa lý, chính trị, luật pháp, kinh tế, văn hoá, thể chế . Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, em chỉ xin trình bày về môi trường văn hoá. 1. Khái niệm Theo định nghĩa văn hoá của UNESCO, trong ý nghĩa rộng nhất, văn hoá ngày nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hoặc một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hoá là những giá trị có thể học hỏi, chia sẻ và liên hệ mật thiết với nhau, nó cung cấp những định hướng cho các thành viên trong xã hội. Những định hướng này cung cấp những giải pháp cho những vấn đề mà xã hội cần giải quyết. Văn hoá được hiểu như một tổng thể phức tạp, bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và tất cả khả năng khác mà con người có được. Văn hoá quy định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do có sự khác nhau về nền văn hoá đang tồn tại giữa các quốc gia, cho nên các nhà kinh doanh phải sớm có những quyết định có hay không tham gia kinh doanh ở môi trường đó. Điều này trong một chừng mực nhất định tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của doanh nghiệp đối với môi trường văn hoá nước ngoài. Sự khác nhau về văn hoá dẫn đến sự khác nhau trong mô hình quản lý của các doanh nghiệp. 2. Những đặc tính văn hoá cần nghiên cứu Để tăng khả năng thành công của hoạt động kinh doanh quốc tế, các nhà kinh doanh quốc tế cần phải am hiểu về môi trường văn hoá mà mình hoạt động. Việc thuê mướn nhân công, buôn bán của doanh nghiệp đều được điều chỉnh và sở hữu của con người. Con người chính là chủ thể trong quan hệ kinh tế đó – mà con người lại bị tác động bởi cái văn hoá trong môi trường họ sinh sống. Vì vậy, doanh nghiệp phải cân nhắc, dự đoán, am hiểu về văn hoá của nước sở tại, văn hoá của từng khu vực trên thế giới. Có như vậy, hiệu quả của hoạt động kinh doanh đó mới có khả quan. Tuy nhiên, một số vấn đề mà nhà kinh doanh quốc tế nên ưu tiên nghiên cứu, đó là ngôn ngữ, lối sống, thông tin, tín hiệu, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lễ hội . Các nhân tố này được coi là “hàng rào chắn” các hoạt động giao dịch kinh doanh. Mỗi quốc gia, thậm chí trong từng vùng của mỗi quốc gia, các dân tộc khác nhau cũng có tập quán, lối sống và ngôn ngữ riêng. Do đó, các nhà kinh doanh cần phải biết rõ và hành động cho phù hợp với từng hoàn cảnh của môi trường mới. a. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy và phong cách tư duy. Nó là sản phẩm của văn hoá và là một nhân tố cấu thành của văn hoá. Nó cung cấp cho các nhà sản xuất kinh doanh một phương tiện quan trọng để giao tiếp trong quá trình kinh doanh quốc tế. Đối với các công ty đa quốc gia, hoạt động kinh doanh muốn mở rộng, trước hết đòi hỏi phải thống nhất việc sử dụng ngôn ngữ. Thông thường hoạt động kinh doanh quốc tế tất yếu liên quan hoặc đòi hỏi sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Để giải quyết tình trạng sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau trong giao tiếp kinh doanh, chúng ta có thể thuê phiên dịch và nhà giao dịch hoặc thuê cố vấn hay các chuyên gia. b. Tôn giáo: Tôn giáo cũng có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động hàng ngày của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, các doanh nghiịep kinh doanh quốc tế cần phải hiểu biết về các tôn giáo và vai trò của chúng trong xã hội, nơi mà các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động kinh doanh. Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải quan tâm đến bốn vấn đề và tôn giáo, đó là: + Tôn giá thống trị. + Tầm quan trọng của tôn giáo trong xã hội. + Mức độ thuần nhất của tôn giáo. + Sự tự do tín ngưỡng trong xã hội. Tôn giáo có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của con người và do đó ảnh hưởng dến hoạt động kinh doanh. Ví như thời gian mở cửa hoặc đóng cửa, ngày nghỉ, kỳ nghỉ, lễ kỷ niệm . Vì vậy, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được tổ chức cho phù hợp với từng loại tôn giáo. c. Lối sống và suy nghĩ của con người Tính cách và suy nghĩ của con người Mỹ quyết định phần lớn đến hành vi của họ. Đặc biệt, trong quan hệ kinh doanh quốc tế, hiểu biết về đối tác của mình là vấn đề cần thiết cho bất kỳ thương gia nào muốn giao dịch, buôn bán với các đối tác nước ngoài. Nó không những tạo ra lợi nhuận, mà còn đem lại sự đam mê thực sự cho cả hai phía. d. Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu vì hàng hoá dù có chất lượng tốt nhưng nếu không được người tiêu dùng ưa chuộng thì cũng khó được họ chấp nhận. Ví như nếu nhà kinh doanh nào đó mang các sản phẩm chế biế từ thịt lợn đến tiêu thụ ở Irắc, Xiri . hoặc đem thịt bò đến bán ở Ấn Độ thì đó là một điều nguy hiểm, vì những sản phẩm đó theo tập quán, tôn giáo thì các quốc gia này không tiêu dùng. Nếu nắm bắt được thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanhđiều kiện mở rộng khối lượng cầu một cách nhanh chóng. Chính thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng mang đặc điểm riêng của từng vùng, từng châu lục, từng dân tộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, lịch sử, tôn giáo. 3. Mục đích nghiên cứu môi trường văn hoá Kinh doanh ở nước ngoài, các doanh nghiệp phải cố gắng thích nghi với môi trường văn hoá của các nước sở tại nhằm nâng cao dần vị thế của mình trên thương trường quốc tế. Chỉ trên cơ sở đó họ mới có thể mở rộng và nâng cao sự hiểu biết của mình về văn hoá tương ứng với việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Như vậy, tuỳ thuộc vào nhu cầu và trình độ hiểu biết về văn hoá mà công ty sẽ có hoạt động thích ứng và hiệu quả. Nếu nhu cầu và trình độ hiểu biết văn hoá đối với nước sở tại còn ở mức thấp thì công ty chỉ nên kinh doanh với một công ty nước ngoài và một nước mà chức năng hoạt đọng của công ty đó còn hạn chế. Ngược lại, nếu nhu cầu và trình độ am hiểu nền văn hoá nước sở tại ở mức cao, thì khi đó công ty có thể tiến hành kinh doanh với nhiều nước, nhiều công ty khác nhau và công ty có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng các chức năng và biện pháp hoạt động của mình. Vì thế, nghiên cứu môi trường văn hoá mà mình hoạt động nhằm giúp các doanh nghiệp cá nhân và tổ chức kinh doanh có hiệu quả, phòng tránh rủi ro và tối đa hoá mong muốn của mình. II. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ. Mỗi nước đều có những tập tục, quy tắc, kiêng kỵ riêng. Chúng được hình thành theo truyền thống văn hoá của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó. Tuy sự giao lưu văn hoá giữa các nước đã làm xuất hiện khá nhiều tập tính tiê dùng chung cho mọi dân tộc, song những yếu tố văn hoá truyền thống vẫn còn rất bền vững, có ảnh hưởng rất mạnh đến thói quen và tâm lý tiêu dùng. Có những thị trường với bản sắc văn hoá thuần nhất (như Trung Quốc, Nhật Bản .) song cũng có những thị trường hết sức pha tạp Về văn hoá (Hoa Kỳ) vì thế môi trường văn hoá mà doanh nghiệp nghiên cứu sẽ giúp cho việc kinh doanh ấy có hiệu quả. Sự khác biệt về văn hoá sẽ ảnh hưởng đến cách thức giao dịch được tiến hành, loại sản phẩm mà khách hàng sẽ mua và những hình thức khuếch trương có thể được chấp nhận. Giữa các nền văn hoá cũng có sự khác biệt về quản lý nhân lực, chính sách Marketing và phương thức đàm phán giao tiếp. Nhân tố văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế bởi nó tác động trực tiếp đến suy nghĩ và tính cách của doanh nhân - chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế. CHƯƠNG II MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ MỸ I. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ NGUỒN GỐC CON NGƯỜI NƯỚC MỸ. Đất nước của những người nhập cư Khi Côlông đặt chân lên lục địa châu Mỹ, ông ta đã tìm ra một thế giới với những người dân sinh sống. Về nguồn gốc, có nhiều khả năng họ là những người da vàng có cùng chủng tộc với các dân tộc châu Á. Họ đã từ lục địa châu Á, khoảng từ 20.000 năm đến 40.000 về trước, qua mũi Bêring đã di cư sang lục địa châu Mỹ. Những chuyến đi khám phá ra châu Mỹ của Côlông được Vương quốc Tây ban nha bảo trợ, và những người da trắng đầu tiên đến định cư ở thế giới mới này đều là những người gốc Tây ban nha theo Đạo Thiên chúa ở Rôma. Họ định cư tập trung ở các vùng miền Nam nước Mỹ ngày nay. Người Anh đến Mỹ vào thời điểm muộn hơn người Tây ban nha, nhưng họ lại giữ vai trò nòng cốt của xã hội thuộc địa Mỹ. Trong tổng dân số da trắng là 3,2 triệu người trong cuộc điều tra dân số năm 1790, có tới 60 đến 80% là người Anh. Một nước Mỹ mới: từ năm 1783 đến nay Sau khi giành được độc lập, số dân Mỹ tăng nhanh chóng. Từ năm 1790 đến năm 1835, số dân tăng lên chủ yếu là do sự nhân giống của người “Mỹ chính gốc”. Nhưng từ năm 1830 đến năm 1860, thì chủ yếu là do người di cư từ Bắc Âu sang. Cũng trong thời gian này, lãnh thổ nước Mỹ được mở rộng ra rất nhiều. Đến năm 1860, công việc định cư đã vượt khỏi sông Mítsisipi sang Minêsôta, Kandát, Mítsuri, Áckansa, và miền đông Tếchdát. Việc di cư đến Ôrigơn để tìm các vùng đất tự do và tới Caliphoócnia để tìm vàng đã là nhân tố thúc đẩy hai bang này gia nhập liên bang. Vào khoảng năm 1860, những đặc điểm của xã hội Mỹ đã trở nên rõ ràng hơn. Trong hơn 80 năm từ khi giành được độc lập, tốc độ tăng dân số – kể cả người chính gốc và người mới di cư tới – sánh kịp với tốc độ mở rộng lãnh thổ. Cũng như ở thời kỳ thuộc địa, sự tăng trưởng của người da đen và người di cư từ Bắc Âu sang đã làm cho da màu của người Mỹ thay đổi dần. Tính cách của người Mỹ về cơ bản vẫn như ở thời kỳ thuộc địa: cần cù, chăm chỉ, độc lập, táo bạo, dân tộc chủ nghĩa . Tuy nhiên, cho đến năm 1860, dân tộc Mỹ vẫn bị chia rẽ. Chỉ sau khi nội chiến kết thúc thì quyền thống trị của nhà nước liên bang đối với các bang mới được thiết lập, và chế độ nô lệ người da đen mới được bãi bỏ. Từ năm 1860 đến nay, số dân nước Mỹ có những thay đổi đáng kể. Cùng với tốc độ tăng của số dân khá nhanh, một xu thế rất quan trọng là cộng đồng người di cư trong tổng số dân nước Mỹ lớn dần lên và gốc người nhập cư đến Mỹ cũng thay đổi. Những người di cư từ các nước Bắc và Tây Âu giảm, từ Đông và Nam Âu tăng lên. Đồng thời, luồng di cư từ châu Á đến Mỹ cũng tăng lên, bắt đầu là người Trung Quốc, sau đến người Nhật . Chính những thayđổi này đã có tác động lớn đến sự hình thành về sau này, một dân tộc Mỹ tuy phức tạp, không đồng nhất nhưng sáng tạo và năng động. ii. NỀN VĂN HOÁ MỸ Nền văn hoá của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thật đa dạng, phong phú, cũng giống như một cây xanh cao to, gồm nhiều cành, nhánh và dĩ nhiên là chúng mọc xúm xít chung quanh thân hình chính, làm nên diện mạo đầy đủ cho vây xanh đó. Người ta thường coi văn hoá Mỹ bắt đầu từ năm 1607 khi mà sự nhập cư của người Anh đã tương đối ổn định. Rồi muộn hơn – năm 1668, Wiliam Stoughton một học giả gốc Anh đã thành công ở xứ sở Hoa Kỳ đã viết “Chúa đã sàng lọc cả một dân tộc từ nước Anh để có thể chuyển thành những hạt giống tốt nhất tới mảnh dất hoang dã là Mỹ quốc này”. Văn hoá Mỹ nhìn chung chủ yếu thừa hưởng một số kinh nghiệm và địa danh của người bản xứ (Inđiô), còn hầu hết các mặt như ngôn ngữ, thể chế, tôn giáo, văn học, kiến trúc, âm nhạc . đều có xuất xứ từ châu Âu nói chung và nước Anh, Tây Âu nói riêng. Tuy bắt nguồn từ văn hoá Tây Âu là chính nhưng khi hình thành phát triển thì văn hoá Mỹ thể hiện là một nền văn hoá đa dạng – phức tạp do gần 300 năm hấp thụ được ở những người nhập cư và tỵ nạn từ khắp thế giới, tức là xã hội Mỹ có nhiều nền văn hoá và các nhánh văn hoá phụ. 1. Ngôn ngữ và bản sắc dân tộc Theo số liệu của Bộ lao động và thương mại nêu trong cuốn sách “một thế kỷ tăng trưởng dân số”, cho biết: Khi người Anh đến Mỹ nhập cư ngày một gia tăng chiếm 60 đến 80% dân số Mỹ thì 13 thuộc địa đầu tiên là do người Anh cai trị. Luật pháp, cơ cấu tổ chức chính quyền, đời sống văn hoá xã hội thuộc địa Mỹ chủ yếu mang đặc điểm Anglo – saxon. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở tất cả mọi nơi trừ những cộng đồng “nước ngoài” biệt lập. Cho đến tận ngày nay, nước Mỹ vẫn chưa có ngôn ngữ chính thức, 1/3 số bang lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chích thức, 2/3 số bang còn lại coi tiếng Mỹ hoặc khôing coi ngôn ngữ nào là chícnh thức. Riêng bang đảo Hawai lại tuyên bố có hai ngôn ngữ chính thức tiếng Anh và tiếng Hawai. Việc ủng hộ tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức cũng khác nhau, tuy nhiên, trong kinh doanh quốc tế, tiếng Anh là ngôn ngữ chính được sử dụng ở tất cả mọi nơi trừ những cộng đồng “nước ngoài” biệt lập. Trước đây, sự phân rẽ cổ điển là giữa người da trắng và người da đen. Những người Cộng hoà có xu hướng phân biệt hơn. Còn những người Dân chủ lại muốn thử tiến hành hội nhập. Cùng với việc gia tăng nhiều dân tộc, các chiến lược này đều đã quá thời và cần được thay thế bằng tư tưởng chia sẻ những giá trị dân tộc, những khả năng tài chính và các kết quả của nền kinh tế mới. Giữa những năm 20, Mỹ đã thông qua một chính sách hạn chế sự nhập cư. Chính sách này kéo dài 40 năm. Năm 1965, chính sách này thay đổi hoàn toàn, nó cho phép tiếp nhận những người nhập cư mới, trước hết là những người từ châu Mỹ la tinh và châu Á tới. Chính sách này đưa lại kết quả rõ rệt. Tỷ lệ người Mỹ sinh ở ngoài nước Mỹ đã tăng gấp đôi từ những nam 60. Gần 11% dân số có nguồn gốc Tây ban nha, 12% người Mỹ gốc Phi và 3% gốc châu Á. Ở New York, những người gốc Tây ban nha đã tạo ra nhóm thiểu số quan trọng nhất. Năm 1997, lần đầu tiên số lượng trẻ em gốc Tây ban nha vượt quá số lượng trẻ em Mỹ gốc Phi. Sự phát triển này sẽ tăng tốc độ trong nửa đầu thế kỷ tới. Ngay từ năm 2005, những người Tây ban nha sẽ trở thành nhóm thiểu số đầu tiên của Mỹ. Năm 2050, họ sẽ chiếm 1/4 dân số Mỹ và những người châu Á chiếm 8% (người Mỹ gốc Phi chiếm 13,5%). Tỷ lệ người da trắng không phải gốc Tây ban nha tụt xuống còn 53%, và ở nhiều bang họ trở thành thiểu số. Do đó các dữ kiện bầu cử sẽ bị thay đổi sâu sắc. Các nhà có trách nhiệm về chính sách bắt đầu quan tâm đến điều đó. Vì vậy, những người của đảng Cộng hoà - họ từng xem người Mỹ gốc Phi, người Tây ban nha ở Caliphoócnia, ở Tếchdát và Florida như kẻ thù – sẽ xem xét lại đường lối của họ trong những năm tới. Một chính sách tập hợp các dân tộc khác nhau lại không thể chỉ được khẳng định trên nguyên tắc. Nó cũng cần phải vạch ra giải pháp cụ thể cho các vấn đề nâng cao đời sông cho mọi người. 2. Tôn giáo Mỹ là một nước đa chủng tộc, gần như không thiếu một màu da nào, một dân tộc nào trên đất nước này. Góp vào bức tranh xã hội đầy màu sắc, tôn giáo Mỹ hết sức đa dạng, phong phú, mang một bản sắc riêng không thấy ở bất cứ quốc gia nào khác. Các nhà nghiên cứu về xã hội Mỹ nêu lên một nhận xét rằng, khi thấy người Mỹ đi ghi tên tham gia vào các đoàn thể thì có thể ước đoán với độ chính xác khá cao là họ đăng ký gia nhập một tổ chức tôn giáo nhiều hơn tất cả các hội tự nguyện khác gộp lại. Khoảng 60% tổng số người dân Mỹ là thành viên các hiệp hội tôn giáo, đông hơn nhiều so với các nước Tây Âu và Canađa. Tính đến năm 1989, có 145.384 triệu người Mỹ theo tôn giáo, trong đó khoảng 79 triệu người theo Đạo Tin lành, 55 triệu người theo Đạo Thiên chúa La mã, 6 triệu người theo các giáo hội phương Đông, 100.000 người theo Đạo Phật, v.v . Tôn giáo có một vai trò quan trọngtrong xã hội, và đa số người Mỹ cho rằng nhà thờ phải tách khỏi nhà nước. Thuy nhiên, vị trí của tôn giáo trong xã hội đã có những thay đổi to lớn so với những thời kỳ đầu tiên của lịch sử nước Mỹ. Những người di cư đến lập nghiệp ở nước Mỹ đều mang trong mình tâm niệm là làm theo ý Chúa, và là quá trình xây dựng những bậc thang lên thiên đàng. Họ coi tôn giáo là nền tảng của kỷ cương trong xã hội. Khuôn mặt của một vị linh mục (do mọi người trong thị trấn bầu ra, chứ không phải chỉ những người trong họ đạo) là hiện thân của điều thiện và phúc lợi xã hội; đồng thời năng lực, phẩm chất của ông ta là cơ sở cho trật tự kỷ cương trong thị trấn đó. Tuy nhiên, đến nay ta không còn thấy được chuyện đó nữa, thậm chí ở cả những vùng xa xôi, hẻo lánh. Tôn giáo đã hoàn toàn trở thành một công việc mang tính chất cá nhân. Đa số người Mỹ coi việc theo đuổi tín ngưỡng là việc riêng của mình, chẳng có liên quan đến ai cả. Chẳng thế mà có người nói mỉa mai rằng trong tương lai, đời sống tôn giáo nước Mỹ sẽ phân chia thành 249 triệu loại tín ngưỡng, cứ mỗi người có một loại tín ngưỡng cho riêng mình. Nhưng hiện nay, ở Mỹ có khoảng 219 tôn giáo nhỏ phân chia thành 341 nghìn tổ chức địa phương. Tôn giáo lớn nhất và quan trọng nhất nước này là Christmas (còn gọi là đạo KiTô hay Cơ Đốc Giáo) có khoảng 76,8 triệu tín đồ; Protestant (Tân Giáo), 52 triệu tín đồ; Roman Catholics (Thiên chúa La Mã), 3,9 triệu tín đồ; Judaism (Do Thái), 4 triệu tín đồ; tiếp theo là Eastern Othodox Church (Chính giáo phương Đông); rồi Hồi

Ngày đăng: 25/07/2013, 20:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay: Số 1 Số 6 năm 1997, 1998, 1999, 2000 2. Sách “Văn hoá Mỹ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá Mỹ
6. Tạp chí “Văn hoá” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá
3. Bí quyết làm ăn trong kinh doanh Khác
4. Tạp chí “ Nghiên cứu Mỹ - Việt “số 3 (31) - 2000 Khác
5. Báo “Quốc tế “ từ 31/7/2000 - 6/8/2000 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w