Tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng nó có thể đem đến sự thành công hay thất bại cho doanh nghiệp. Một chế độ tiền lương hợp lý là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chế độ tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh sản xuất và phụ thuộc vào công việc. Trong phạm vi một doanh nghiệp về phía người sử dụng lao động tiền lương chính là giá cả hàng hoá sức lao động, một yếu tố đầu vào rất quan trọng nó được hạch toán đầy đủ vào giá thành phẩm. Về phía người lao động tiền lương là bộ phận thu nhập đáng kể nhằm tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động của họ và gia đình họ. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ tác động trực tiếp đến người lao động, khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, tiết kiệm thời gian lao động, nâng cao tay nghề,... Ngược lại lựa chọn cách trả lương không hợp lý có thể làm giảm năng suất lao động, quá trình sản xuất diễn ra chậm hơn, không tiết kiệm được nguyên, vật liệu. Hiện nay, các hình thức trả công ở các doanh nghiệp rất đa dạng. Nhưng vấn đề đặt ra là trả lương như thế nào để đảm bảo tiền lương được phân chia công bằng hợp lý, khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất. Nội dung đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về tiền lương và các hình thức trả lương Phần II: Thực trạng công tác trả lương ở một số doanh nghiệp Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương.
LỜI NÓI ĐẦU Tiền lương là một vấn đề hết sức quan trọng nó có thể đem đến sự thành công hay thất bại cho doanh nghiệp. Một chế độ tiền lương hợp lý là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Chế độ tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh sản xuất và phụ thuộc vào công việc. Trong phạm vi một doanh nghiệp về phía người sử dụng lao động tiền lương chính là giá cả hàng hoá sức lao động, một yếu tố đầu vào rất quan trọng nó được hạch toán đầy đủ vào giá thành phẩm. Về phía người lao động tiền lương là bộ phận thu nhập đáng kể nhằm tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động của họ và gia đình họ. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ tác động trực tiếp đến người lao động, khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, tiết kiệm thời gian lao động, nâng cao tay nghề, . Ngược lại lựa chọn cách trả lương không hợp lý có thể làm giảm năng suất lao động, quá trình sản xuất diễn ra chậm hơn, không tiết kiệm được nguyên, vật liệu. Hiện nay, các hình thức trả công ở các doanh nghiệp rất đa dạng. Nhưng vấn đề đặt ra là trả lương như thế nào để đảm bảo tiền lương được phân chia công bằng hợp lý, khuyến khích người lao động trong quá trình sản xuất. Nội dung đề tài được chia làm 3 phần: Phần I: Lý luận chung về tiền lương và các hình thức trả lương Phần II: Thực trạng công tác trả lương ở một số doanh nghiệp Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương. Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan Đề án đã viết là do bản thân thực hiện không sao chép cắt ghép của người khác nếu sai tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường. 1 PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG I. TIỀN LƯƠNG 1. Khái niệm tiền lương Theo cách hiểu chung nhất thì tiền lương là một khoản tiền mà người hay tổ chức sử dụng lao động trả cho người lao động khi người lao động thực hiện một công việc nhất định được người hay tổ chức lao động giao cho. Cùng với các thời kỳ khác nhau thì tiền lương được hiểu theo cách khác nhau: Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tiền lương được hiểu một cách thống nhất như sau: Tiền lương dưới chế độ chủ nghĩa xã hội là một phần của thu nhập quốc dân, biểu hiện dưới các hình thức tiền tệ được Nhà nước phân phối có kế hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng của mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên chức dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động. 2. Vai trò chức năng của tiền lương a. Vai trò Tiền lương là một trong những hình thức kích thích vật chất đối với người lao động. Vì vậy để sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững, đòi hỏi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng. Tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp được công bằng và hợp lý sẽ tạo ra hoà khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và vì lợi ích bản thân họ. Chính vì vậy người lao động tích cực làm việc bằng cả nhiệt tình hăng say và họ có quyền tự hào về mức lương họ đạt được. 2 Ngược lại khi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp thiếu tính công bằng và hợp lý thì không những nó gây ra mâu thuẫn nội bộ mà còn khá gay gắt giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động với cấp lãnh đạo dẫn đến sự lãng phí to lớn trong sản xuất. b. Chức năng Tiền lương có các chức năng sau: + Tiền lương đảm bảo tái sản xuất sức lao động bao gồm cả tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Điều này có nghĩa là tiền lương mà người lao động nhận được không chỉ đủ nuôi sống bản thân người lao động và gia đình họ mà còn dành một phần nâng cao trình độ về mọi mặt cho người lao động và gia đình, một phần để dành tích luỹ. Có như vậy mới đảm bảo tái sản xuất. + Tiền lương làm chức năng kích thích người lao động: tiền lương là một nhân tố quan trọng để tạo động lực cho người lao động. Bởi vì nó là một phần chính cho người lao động, do đó nó chi phối và quyết định mức sống của họ. + Tiền lương làm chức năng thanh toán: tiền lương được người lao động thanh toán chó các tư liệu sinh hoạt hàng ngày. Chức năng này giúp cho tính toán các khoản chi tiêu dựa trên tiền lương của mình và tự điều chỉnh cân đối chi tiêu cho hợp lý. + Tiền lương là thước đo mức độ cống hiến của người lao động. Chức năng này chính là sự biểu hiện của qui luật phân phối theo lao động "Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít". 3. Khái niệm quĩ lương. Quĩ tiền lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao động phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong phạm vi doanh nghiệp mình phụ trách. Bao gồm: - Tiền lương cấp bậc (còn gọi là bộ phận tiền lương cơ bản hoặc tiền lương cố định). - Tiền lương biến đổi: gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp lưu động, phần tăng lên về tiền lương sản phẩm. II. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU CỦA TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG 1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương Công tác trả lương trong doanh nghiệp cần đảm bảo yêu cầu sau: 3 - Bảo đảm tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Sức lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất. Nó là yếu tố quan trọng nhất vì sức lao động có khả năng phát động và đưa các tư liệu lao động, đối tượng lao động vào trong quá trình sản xuất. - Làm cho năng suất lao động không ngừng nâng cao. Tiền lương là đòn bẩy quan trọng để nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do vậy tổ chức tiền lương phải đạt yêu cầu làm tăng năng suất lao động. - Đảm bảo tính đơn giản rõ ràng dễ hiểu. Việc thanh toán tiền lương phải dựa trên cơ sở khoa học công khai và rõ ràng để cho người lao động có thể tự mình tính toán, chỉ đoán được số tiền lương mà họ có thể nhận được hàng ngày hàng tháng. Từ đó cố gắng nâng cao tay nghề, năng suất cường độ để tăng lương. 2. Các nguyên tắc tổ chức tiền lương 2.1. Trả công ngang nhau cho lao động như nhau: Có nghĩa là khi qui định các chế độ tiền lương nhất thiết không phân biệt tuổi tác giới tính dân tộc. Đây là nguyên tắc cơ bản quan trọng nhất của tiền lương. Thực hiện được nguyên tắc này cũng có nghĩa là thực hiện được việc trả lương công bằng hợp lý. 2.2. Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân: Sẽ tạo ra cơ sở cho giảm giá thành, hạ giá bán và tăng tích luỹ. Có nhiều yếu tố tác dụng đến mối quan hệ này, cho phép thực hiện được nguyên tắc này. Tiền lương bình quân tăng lên phụ thuộc vào những nhân tố chủ quan do nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra còn phụ thuộc vào một số nhân tố khách quan: áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Như vậy tốc độ tăng năng suất lao động rõ ràng là có khả năng khách quan lớn hơn tốc độ tăng của tiền lương bình quân. 2.3. Đảm bảo hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân: Mỗi nền kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau phân phối lao động khác nhau. Do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức cống hiến và hao phí sức lao động 4 của từng người. Bởi vậy cần xây dựng các chế độ tiền lương hợp lý giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra do điều kiện sinh hoạt mức sống ở các khu vực khác nhau của đất nước có khác nhau. Điều kiện sinh hoạt ở miền núi khó khăn hơn đồng bằng, mức sống ở thành phố cao hơn nông thôn vì vậy khi tính lương phải xét đến ảnh hưởng của những yếu tố này. III. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 1. Chế độ tiền lương cấp bậc a. Khái niệm Tiền lương cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân. Để trả lương đúng đắn phải căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của công nhân. Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những qui định của Nhà nước mà doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho công nhân theo chất lượng và điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. b. Các yếu tố của chế độ tiền lương cấp bậc: bao gồm 3 yếu tố - Thang lương: là bảng xác định tỷ lệ tiền lương giữa công nhân cùng nghề hoặc một nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương có một số bậc lương và các hệ số phù hợp với các bậc đó. - Mức lương: là lượng tiền tệ để trả công lao động cho mỗi đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với các bậc thang lương. Thông thường Nhà nước chỉ định mức lương bậc 1 hoặc mức lương tối thiểu với hệ số lương của bậc tương ứng. Theo chỉ thị 26/CP của Chính phủ ban hành ngày 3 tháng 5 năm 1993 mức lương tối thiểu là 120.000đ/tháng và được căn cứ để tính các mức lương khác trong hệ thống thang bảng lương mức phụ cấp lương. Nhưng hiện nay mức lương tối thiểu đã được tăng lên thành 200.000đ/tháng để có thể đảm bảo tái sản xuất cho người lao động. - Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: là văn bản qui định mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề ở công nhân ở bậc nào đó phải hiểu biết về mặt và phải làm được những gì về mặt thực hành. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa cấp bậc công việc và cấp bậc công nhân. 5 - Ba yếu tố trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau mỗi yếu tố có tác dụng riêng đối với công việc xác định chất lượng lao động và điều kiện lao động của công nhân. Đó là một yếu tố quan trọng để vận dụng trả lương cho các loại lao động khác nhau trong mọi thành phần kinh tế. 2. Chế độ tiền lương chức vụ Chế độ tiền lương chức vụ chủ yếu áp dụng cho cán bộ công nhân viên trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Chế độ tiền lương chức vụ được xây dựng xuất phát từ sự cần thiết và đặc điểm của lao động quản lý. Chế độ tiền lương chức vụ được thực hiện thông qua các bảng lương chức vụ mà Nhà nước qui định. Bảng lương chức vụ bao gồm: các nhóm chức vụ khác nhau, bậc lương, hệ số và lương cơ bản. 3. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý. Đối với công nhân sản xuất thì hình thức này chỉ áp dụng cho những bộ phận lao động bằng máy móc là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác. Hình thức trả lương theo thời gian bao gồm 2 chế độ: theo thời gian đơn giản và theo thời gian có thưởng. a. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản: là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do mức lương cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít quyết định. Ưu điểm của hình thức trả lương này là đơn giản tính toán nhanh, nhưng có nhược điểm là chế độ trả lương này mang tính chất bình quân, không khuyến khích được người công nhân làm việc hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu. b. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng: Theo chế độ này người công nhân được nhận gồm: một phần thông qua tiền lương đơn giản, phần còn lại là tiền thưởng. Chế độ này thường được áp cho công nhân phụ làm các công việc phục vụ như sửa chữa điều chỉnh hoặc công nhân chính làm những khâu đòi hỏi trình độ cơ khí hoá cao. Lương thời gian có thưởng là hình thức chuyển hoá của lương thời gian và lương sản phẩm để khắc phục dần những nhược điểm của hình thức trả lương thời gian. 6 4. Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng trong các xí nghiệp sản xuất kinh doanh, tiền lương theo sản phẩm là tiền lương mà công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá của sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất theo đúng chất lượng. Công thức: L = Đ.Q Trong đó: L: tiền lương nhận được Đ: đơn giá sản phẩm Q: khối lượng sản phẩm. Để áp dụng hình thức trả lương này cần có các điều kiện: - Phải có hệ thống mức lao động được xây dựng có căn cứ khoa học (mức được xây dựng thông qua các phương pháp khảo sát bấm giờ, chụp ảnh các bước công việc để có được lượng thời gian hao phí chính xác của từng bước công việc) đảm bảo tính trung bình tiên tiến của hệ thống mức lao động. - Phải tổ chức phục vụ nơi làm việc tốt, góp phần hạn chế tối đa lượng thời gian làm hao phí không cần thiết, giúp người lao động có đủ điều kiện hoàn thành công việc được giao. - Phải có chế độ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được kịp thời bởi vì lương của công nhân phụ thuộc rất lớn vào số lượng sản phẩm xuất ra đúng qui cách chất lượng. Có nhiều chế độ trả lương sản phẩm khác nhau bao gồm: 4.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Trong chế độ này, đơn giá được tính theo công thức: Đ = hoặc Đ = L.T và L SP = ĐQ Trong đó:L CV : lương theo cấp bậc công việc Q : mức sản lượng T: mức thời gian. Đối tượng áp dụng: cá nhân những người lao động căn cứ vào số lượng thực tế mà họ hoàn thành và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật. 7 - Ưu điểm: mối quan hệ giữa tiền lương và công nhân được kết quả lao động thể hiện rõ ràng, kích thích công nhân nâng cao trình độ tay nghề. Chế độ tiền lương này dễ hiểu dễ tính toán. - Nhược điểm: người lao động chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Người lao động ít quan tâm đến sử dụng máy móc thiết bị và nguyên vật liệu nếu như không có qui định cụ thể về sử dụng vật tư thiết bị. 4.2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể ĐG = hoặc ĐG = ∑ = n 1i Trong đó:∑ L CV : tổng số tiền lương cấp bậc của cả tổ Q: mức sản lượng T: mức thời gian Đối tượng áp dụng: đối với những công việc đòi hỏi phải có một tập thể người mới có thể hoàn thành được. - Ưu điểm: chế độ trả lương theo sản phẩm khuyến khích được công nhân trong tổ, nhóm nâng cao trách nhiệm, giúp đỡ nhau để hoàn thành công việc. - Nhược điểm: không khuyến khích công nhân nâng cao năng suất cá nhân vì kết quả làm việc của mỗi công nhân không trực tiếp quyết định đến tiền lương của họ. 4.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp Chế độ trả lương này không áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất mà áp dụng cho công nhân phục vụ sản xuất. Công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc diễn đạt và vượt mức của công nhân chính hưởng lương theo sản phẩm. Nhiệm vụ và thành tích của họ gắn liền với nhiệm vụ và thành tích của công nhân đứng máy. Tiền lương của công nhân phục vụ được tính căn cứ vào số lượng sản phẩm của công nhân đứng máy sản xuất ra. Nhưng công nhân sửa chữa máy nếu áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp cần phải qui định và kiểm tra chặt chẽ việc nghiệm thu trong định kỳ sửa chữa máy, để phòng hiện tượng tiêu cực đồng tình với công nhân đứng máy chạy theo sản lượng cho máy chạy quá mức làm cho máy hỏng. Đơn giá sản phẩm tính theo công thức sau: ĐG = x Q Trong đó: 8 + ĐG: đơn giá tiền lương công nhân phụ, phụ trợ + L: lương cấp bậc của công nhân phụ, phụ trợ + M: mức phục vụ của công nhân phụ, phụ trợ + Q: mức sản lượng của một công nhân chính Tiền lương thực lĩnh của công nhân phụ sẽ là: L 1 = ĐG x Q 1 Trong đó: L 1 : tiền lương thực tế của công nhân phụ ĐG: đơn giá tiền lương phục vụ Q 1 : mức hoàn thành thực tế của công nhân chính. Do tiền lương công nhân phụ phụ thuộc vào sản lượng công nhân chính nên người công nhân phụ có trách nhiệm phục vụ tốt cho công nhân chính để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên do phụ thuộc vào công nhân chính nên không đánh giá chính xác công nhân phụ. 4.4. Chế độ lương khoán Chế độ lương khoán sản phẩm là chế độ lương sản phẩm khi đã giao công việc đã qui định rõ ràng số tiền để hoàn thành một khối lượng công việc trong một đơn vị thời gian nhất định. Đơn giá khoán được tính theo đặc điểm của công việc. Có thể được tính cho từng đơn vị công việc hoặc cả khối công việc tiền lương được trả theo số lượng mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu khoán. Ưu điểm của chế độ này là khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc thông qua hợp đồng chặt chẽ tuy nhiên nó có nhược điểm là việc tính đơn giá rất khó khăn và thường thiếu chính xác. 4.5. Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng Tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng được tính theo công thức: L th = L + L(m.h) x 100 Trong đó: L th : tiền lương trả theo sản phẩm có thưởng L: tiền lương trả theo sản phẩm với đơn giá thời gian cố định 9 m: % tiền thưởng cho vượt 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng h: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng thực chất chế độ trả lương sản phẩm kể trên kết hợp với các hình thức tiền thưởng. Với chế độ này nó khuyến khích được người công nhân quan tâm đến chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất các chỉ tiêu giảm giá thành. Nhưng đòi hỏi phải có qui định tỷ lệ 1% vượt mức các chỉ tiêu thưởng một cách hợp lý để khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên xác định tỷ lệ thường tương đối. 4.6. Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến Tiền lương của công nhân làm theo chế độ sản phẩm luỹ tiến được tính theo công thức: L = (Q 1 .P) + (Q 1 .Q 0 ) P.K Trong đó: Q 1 : sản lượng thực tế của công nhân sản xuất ra Q 0 : mức sản lượng P : đơn giá lương sản phẩm K: hệ số tăng đơn giá sản phẩm. Muốn thực hiện chế độ lương này phải chuẩn bị những điều kiện sau: Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật đây là vấn đề quan trọng vì đơn giá sản phẩm sẽ tăng luỹ tiến theo tỷ lệ vượt mức sản lượng, phải thống kê xác định rõ số lượng và chất lượng sản phẩm tiền lương của công nhân, mức luỹ tiến, mức hạ thấp giá thành và giá trị tiết kiệm được. Phải dự kiến được kết quả kinh tế của chế độ lương tính theo sản phẩm luỹ tiến nhằm xác định mức luỹ tiến cao hay thấp của đơn giá sản phẩm. 10