Trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra như một xu thế khách quan của thế giới. Nó vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đem lại những thách thức gay gắt cho tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Là nước có nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình chung đang diễn ra trên toàn cầu. Đảng và Chính phủ đã chủ trương đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm tạo dựng được thế và lực mới cho đất nước trong thương mại quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, thị trường thuốc lá sẽ phải mở cửa theo cam kết, cho phép nhập khẩu thuốc lá điếu và dần dần dỡ bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan Trong bối cảnh đó, để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuốc lá điếu, Công ty Thuốc lá Thanh Hóa cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá khác, buộc phải tìm ra cho mình những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sự thất bại hay thành công trong cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mức độ phù hợp của hàng hoá và dịch vụ, sự hợp lí về giá cả, điều kiện mua bán, giao nhận... và chất lượng sản phẩm. Trong đó chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh khẳng định vị thế của Công ty Thuốc lá Thanh Hóa. Nâng cao và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng thiết thực nhất để Công ty trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế.. Xuất phát từ lý do đó, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thuốc lá Thanh Hóa, em đã lựa chọn đề tài “Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thanh Hóa” làm chuyên đề thực tập. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề gồm 3 chương
Họ tên : Phan Duy Kiệm Mã SV : CQ501392 Đề tài: Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại công ty thuốc lá Thanh Hóa. Trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang diễn ra như một xu thế khách quan của thế giới. Nó vừa mang lại những cơ hội to lớn, vừa đem lại những thách thức gay gắt cho tiến trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Là nước có nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình chung đang diễn ra trên toàn cầu. Đảng và Chính phủ đã chủ trương đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm tạo dựng được thế và lực mới cho đất nước trong thương mại quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên thương trường quốc tế. Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, thị trường thuốc lá sẽ phải mở cửa theo cam kết, cho phép nhập khẩu thuốc lá điếu và dần dần dỡ bỏ các rào cản về thuế quan và phi thuế quan Trong bối cảnh đó, để đảm bảo ổn định và phát triển bền vững, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thuốc lá điếu, Công ty Thuốc lá Thanh Hóa cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc lá khác, buộc phải tìm ra cho mình những giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sự thất bại hay thành công trong cuộc cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mức độ phù hợp của hàng hoá và dịch vụ, sự hợp lí về giá cả, điều kiện mua bán, giao nhận . và chất lượng sản phẩm. Trong đó chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến nâng cao khả năng cạnh tranh khẳng định vị thế của Công ty Thuốc lá Thanh Hóa. Nâng cao và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm là cơ sở quan trọng thiết thực nhất để Công ty trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đồng thời đẩy mạnh quá trình hội nhập, giao lưu kinh tế và mở rộng trao đổi thương mại quốc tế Xuất phát từ lý do đó, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Thuốc lá Thanh Hóa, em đã lựa chọn đề tài “Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại Công ty Thuốc lá Thanh Hóa” làm chuyên đề thực tập. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề gồm 3 chương Chương I : Khái quát chung về công ty thuốc lá Thanh Hóa Chương II : Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại công ty thuốc lá Thanh Hóa Chương III : Một số giải pháp chủ yếu tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 tại công ty thuốc lá Thanh Hóa Chương I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HÓA I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HÓA 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 1.1.1 Giới thiệu về công ty Công ty Thuốc lá Thanh Hóa là doanh nghiệp nhà nước, thành viên thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THANH HÓA Tên giao dịch tiếng Việt : CÔNG TY THUỐC LÁ THANH HÓA Tên giao dịch tiếng Anh : THANH HÓA TOBACCO COMPANY LIMITED Tên viết tắt : VINATABA THANH HÓA TRỤ SỞ CHÍNH : Đò Lèn, Thị trấn Hà Trung – Thanh Hóa Điện thoại: (84) 37 624 448 Fax: (84) 37 624 444 Email: vinataba_th@vnn.vn VỐN ĐIỀU LỆ: 79.708.000.000đồng (bảy mươi chín tỷ bảy trăm lẻ tám triệu đồng ) SỞ HỮU CỦA CÔNG TY : TỔNG CÔNG TY THUỐC LÁ VIỆT NAM Ngày thành lập: 12/06/1966 Ngày 8/12/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 325/2005/QĐ-TTg chuyển Nhà máy Thuốc lá Thanh hóa thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt nam thành Công ty TNHH một Thành viên Thuốc lá Thanh hóa Năng lực sản xuất: 200 triệu bao/năm 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 1.1.2.1 Lích sử hình thành và quá trình phát triển Công Ty Thuốc lá Thanh Hoá là đứa con của nền công nghiệp địa phương ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt,sau quá trình xây dựng và phát triển đến nay đã là một thành viên có uy tín của Tổng công ty Thuốc lá Việt nam.Với tuổi 42 năm từ 12/6/1966 đến 12/6/2011. Công Ty Thuốc lá Thanh Hoá đã đi qua một chặng đường dài đầy ắp những kỷ niệm sâu sắc và biến cố thăng trầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở mang vùng nguyên liệu, đầu tư công nghệ và cạnh tranh thị trường, vượt qua thử thách, khó khăn để rồi xứng đáng trở thành một trong số những doanh nghiệp dẫn đầu toàn diện của ngành công nghiệp Thanh hoá, có đóng góp ngân sách lớn nhất. Qua 42 năm xây dựng và phát triển có thể chia quá trình hoạt động của Công Ty thành 4 giai đoạn. *Giai đoạn 1(1966-1978): Vào giữa năm 1965, khi cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ đã lan rộng trên toàn quốc, thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp địa phương trong điều kiện cả nước chiến tranh để cung cấp hậu cần tại chỗ, UBND tỉnh Thanh hoá đã quyết định thành lập Xí nghiệp thuốc lá Cẩm Lệ. Tiền thân của Nhà Máy Thuốc lá Thanh hoá ngay tại vùng nguyên liệu truyền thống của huyện Vĩnh lộc. * Giai đoạn 2 (1979- 1987): Đến tháng 8/1979 Xí nghiệp Thuốc lá Cẩm Lệ được đổi tên thành Nhà máy Thuốc lá Thanh hoá và vẫn trực thuộc Bộ công nghiệp, 6 năm sau tháng 4/1985, để phù hợp với qui mô phát triển, nhà máy lại được đổi tên là Xí nghiệp liên hiệp thuốc lá Thanh hoá trực thuộc UBND tỉnh Thanh hoá, số lượng cán bộ công nhân tính đến năm 1981 đã lên tới 400 người. Có thể nói, từ năm 1980- 1987, từ một xí nghiệp nhỏ bé và lạc hậu Nhà máy Thuốc lá Thanh hoá đã có một bước trưởng thành vượt bậc. Những con số về sự tăng trưởng sản lượng thuốc lá và mức nộp tích luỹ hàng năm đã nói lên điều đó. Chỉ riêng năm 1980- 1982 bình quân là 20 triệu bao trên năm, tổng số nộp là 13 triệu đồng. Đến năm 1987 đã lên tới 58,4 triệu bao, trong đó có 30 triệu bao đầu lọc, nộp 1,315 tỷ đồng. Trong thời kỳ này Nhà máy Thuốc lá Thanh hoá còn xuất khẩu được thuốc lá Bông sen sang một số nước Đông Âu như Liên Xô cũ và Rumani. Cũng thời gian này sản phẩm thuốc lá Thanh hoá đã bắt đầu có mặt ở Hà nội, Hải phòng, Quảng ninh và một số tỉnh bạn. *Giai đoạn 3(1988- 1995): Từ năm 1988- 1989 cả nước đã bát đầu chuyển sang hoạt động trong cơ chế thi trường với mức độ khác nhau. ở Thanh hoá thực hiện cơ chế sản xuất kinh doanh mới theo tinh thần QĐ/217 của hội đồng bộ trưởng và 566/CN-UBTH của tỉnh thanh hoá, xí nghiệp liên hiệp Thuốc lá Thanh hoá, chính thức được giao quyền sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước nhà nước. Giữa lúc đang còn phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn về mặt tài chính thì đến tháng 1/ 1996, Nhà máy Thuốc lá Thanh hoá trở thành thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt nam. Và từ đây, nhà máy sẽ có cơ hội và những thuận lợi mới để củng cố và phát triển vững chắc trên con đường Công nghiệp hoá- Hiện đai hoá. *Giai đoạn 4(1996-2008): Từ năm 1995, để cạnh tranh khu vực và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước chủ trương xây dựng những tập đoàn kinh tế có qui mô và sự phát triển mạnh mẽ. Vì vậy doanh nghiệp Thuốc lá Thanh hoá chính thức được ra nhập Tổng công ty Thuốc lá Việt nam. b - Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh Công ty Thuốc Lá Thanh Hóa là đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu, là ngành không được nhà nước khuyến khích phát triển, cấm tuyên truyền quảng cáo các phương tiện thông tin đại chúng. Do vậy việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Công Ty nói riêng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam nói chung đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên để đứng vững trên thị trường Công ty không ngừngcải tiến mạnglưới tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra Công Ty còn nhận thêm hàng gia công chế biến từ ngoài về. Công ty kinh doanh chủ yếu là sản phẩm do mình làm ra thị trường các loại thuốc như : Bông Sen, ViNaTaBa, US8, BLuebrid, . Mỗi loại bán ra đều có giá cả phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh, nộp đủ thuế cho nhà nước. 1.2 Chức năng , nhiệm vụ , cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh 1.2.1- Đặc điểm về tổ chức a- Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý : Với tư cách là đơn vị hạch toán độc lập Công Ty Thuốc lá Thanh hoá tổ chức bộ máy theo hình thức trực tuyến tham mưu. Đứng đầu là giám đốc Công Ty -Phó giám đốc - Phòng chức năng, các phân xưởng sản xuất. 2.1- Hội đồng quản trị - Là người quyết định kiểm tra và định hướng chiến lược phát triển của Công Ty theo sự chỉ đạo của Công Ty mẹ. - Ban Giám Đốc: - Giám Đốc: Là người đứng đầu của bộ máy quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức bộ máy đầu tư và phát triển Công Ty. - Phó Giám Đốc: + Một phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất an toàn lao động và môi trường. + Một Phó Giám Đốc tài chính là người giúp việc cho Giám Đốc về các hoạt động như kinh doanh, tiếp thị. - 2.2- Tại Công Ty có các phòng, phân xưởng chức năng sau: *Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm lập các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tham mưu cho giám đốc về tình hình kinh tế, công tác kế hoạch thu mua nguyên vật liệu. Điều hành tiến độ sản xuất theo kế hoạch. *Phòng tài vụ : Quản lý tài sản, vốn của Công Ty. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, khai thác các nguồn vốn. * Phòng thị trường( phòng Maketing) : Nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hạch định các chiến lược sản phẩm. Tổ chức xây dựng thị trường, ổn định thị phần hiện có và phát triển thị trường mới. Thu nhập, phân tích thông tin. Xây dựng các chính sách, chế độ tiêu thụ sản phẩm cho Công Ty đảm bảo thị phần của Công Ty ngày càng mở rộng và phát triển. *Phòng tiêu thụ: Tổ chức các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống đại lý bán thẳng bán lẻ . đôn đốc và thu hồi tiền bán hàng. Cung cấp các thông tin cần thiết tại các thị trường . * Phòng tổ chức: Quản lý công tác nhân sự, theo dõi lao động và tiền lương các chế độ liên quan đến người lao động. Lập kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực của Công Ty.Bảo vệ an ninh trật tự và an toàn lao động. * Phòng kỹ thuật công nghệ : Lập quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá điếu. Thu mua nguyên vật liệu. Thiết kế và sản xuất các sản phẩm mới, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Thực hiện sửa chữa bảo dưỡng đai tu máy móc thiết bị. * Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm( KCS): Kiểm tra chất lượng sản phẩm của Công Ty, từ nguyên phụ liệu mua vào đến thành phẩm nhập kho theo qui trình công nghệ , kiểm tra thiết bị đo kiểm . * Phòng kỹ thuật cơ điện : Quản lý thiết bị kỹ thuật trong sản xuất. Lập kế hoạch bảo dưỡng thiết bị, theo dõi việc thực hiện lịch sửa chữa, kiểm tra chất lượng thiết bị, vật tư phụ tùng cơ điện mua. Tham mưu cho giám đốc Công Ty về lĩnh vực thiết bị, vật tư phụ tùng cơ điện. *Phòng hành chính : Tiếp nhận sao lưu hồ sơ, công văn , đón tiếp khách, phục vụ hội họp. Chăm sóc sức khoẻ, đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công Ty. * Phân xưởng sợi: Phối chế nguyên liệu, lên men, chế biến lá nguyên liệu thành sợi thuốc lá. * Phân xưởng bao mềm: Sản xuất cuốn điếu đóng bao mềm hoàn chỉnh thành sản phẩm nhập kho. * Phân xưởng bao cứng: Chuyên sản xuất cuốn điếu đóng bao các loại sản phẩm bao cứng hoàn chỉnh thành phẩm nhập kho như : Vinataba, Caravan, Blue River *Phân xưởng phụ liệu : Sản xuất đầu lọc, in các loại nhãn cho sản xuất thuốc lá, in các loại mẫu tài liệu cho quản lý . * Phân xưởng cơ khí : Chế tạo các phụ tùng cho việc sửa chữa các thiệt bị, tham gia sửa chữa lớn các thiết bị máy móc, lắp đặt các thiết bị và hệ thống thiết bị mới. Cung cấp các nguồn năng lượng cho sản xuất chính như : Điện, Hơi, Khí nén, Điều hoà, Nước . Tất cả được biểu diễn qua sơ đồ dưới đây. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công Ty. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý ở Công Ty Thuốc lá Thanh Hoá CHỦ TỊCH CÔNG TY Giám đốc PGĐ Kỹ thuậtPGĐ Tài Chính Phòng Tổ Chức Phòng Kế Hoạch Phòng Tiêu Thụ Phòng Kỹ thuật Cơ điện Phòng Kỹ thuật Công nghệ Phòng Quản lý Chất lượng Phòng Thị trường Phòng Kế toán Tài chính Phòng Hành chính Phân xưởng Lá Sợi Phân xưởng Bao Mềm Phân xưởng Bao Cứng Phân xưởng Sửa chữa thiết bị Phân xưởng In và SX cây đầu lọc Cung ứng Kho Phân cấp Ghi chú: Quan hệ tham mưu Quan hệ trực tuyến Quan hệ kiểm tra giám sát thực hiện b- Trình độ cán bộ công nhân viên trong Công Ty Với lực lượng các bộ công nhân viên hùng hậu, được đào tạo có hệ thống với trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cao trong sản xuất kinh doanh. Cán bộ công nhân viên tuỳ theo trình độ chuyên môn được sắp xếp đảm nhiệm công tác theo khả năng và ngành nghề được đào tạo. 1.3 CÁC NGUỒN LỰC VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh (a) Kết quả sản xuất kinh doanh Năm 2008, công tác chuyển đổi cơ cấu sản phẩm tiếp tục được Công ty thực hiện. Việc nghiên cứu, phối chế và đưa ra thị trường một số sản phẩm có chất lượng với giá bán phù hợp như: caravan, Du lịch, …(có giá bán 2000 đồng) và một số sản phẩm có giá bán trên 3.000 đồng, bước đầu đã được thị trường chấp nhận. Do vậy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt kết quả đáng phấn khởi. Năm 2009, ngành sản xuất Thuốc lá Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn, trong đó có Thuốc lá Thanh Hóa, hơn thế mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá lại tăng. Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất năm 2009 được Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam giao cũng rất nặng nề. 1.3.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Dù tình hình sản xuất kinh doanh gần đây gặp khó khăn về: giá nguyên vật liệu tăng, nguồn nguyên liệu nhập khẩu không ổn định, cạnh tranh trên thị trường gây gắt, các sản phẩm phổ thông chịu sức ép của thuốc nhập lậu, giả mạo. Nhưng cùng sự quan tâm của Tổng công ty cùng cơ quan liên quan đã giúp Công ty đạt nhiều kết quả khả quan. Sản lượng năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.138 nghìn bao, tương ứng 0,28%. Sản lượng năm 2010 so với năm 2009 tăng 87.730 nghìn bao, tương ứng 21,86% .