Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Thuế là công cụ tác động đến đầu tư, lãi suất, tiết kiệm… Chính sách thuế gắn liền với chính sách phát triển của mọi quốc gia đang thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, tiến sâu vào hội nhập quốc tế thì chính thuế năng động, phù hợp càng trở nên cực kỳ quan trọng. Trong các loại thuế, thuế giá trị gia tăng đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu, áp dụng từ sau Đại chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nhắm động viên sự đóng góp rộng rải của quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Qua nhiều lần sữa đổi bổ sung nhưng thuế doanh thu vẩn còn nhiều nhược điểm như: chồng chéo, trùng lặp… Đến năm 1954, Chính phủ Pháp đã ban hành loại thuế mới với tên gọi là thuế giá trị gia tăng (viết tắt là TVA), thuế giá trị gia tăng ra đời sau nhiều năm sửa đổi đã khắc phục được một số nhược điểm của thuế doanh thu. Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan tr ọng của nhiều nước, đến nay đã có hơn 130 nước áp dụng thuế giá trị gia tăng, chủ yếu là các nước Châu Phi, Châu Mĩ la tinh, các nước cộng đồng Châu Âu và Châu Á, trong đó có Việt Nam.
Đề án môn học ĐỀ TÀI: Bàn về kế toán thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp LỜI MỞ ĐẦU: Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước. Thuế là công cụ tác động đến đầu tư, lãi suất, tiết kiệm… Chính sách thuế gắn liền với chính sách phát triển của mọi quốc gia đang thực hiện nền kinh tế chuyển đổi, tiến sâu vào hội nhập quốc tế thì chính thuế năng động, phù hợp càng trở nên cực kỳ quan trọng. Trong các loại thuế, thuế giá trị gia tăng đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu được nghiên cứu, áp dụng từ sau Đại chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nhắm động viên sự đóng góp rộng rải của quần chúng nhân dân cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, để nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh. Qua nhiều lần sữa đổi bổ sung nhưng thuế doanh thu vẩn còn nhiều nhược điểm như: chồng chéo, trùng lặp… Đến năm 1954, Chính phủ Pháp đã ban hành loại thuế mới với tên gọi là thuế giá trị gia tăng (viết tắt là TVA), thuế giá trị gia tăng ra đời sau nhiều năm sửa đổi đã khắc phục được một số nhược điểm của thuế doanh thu. Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, trở thành nguồn thu quan tr ọng của nhiều nước, đến nay đã có hơn 130 nước áp dụng thuế giá trị gia tăng, chủ yếu là các nước Châu Phi, Châu Mĩ la tinh, các nước cộng đồng Châu Âu và Châu Á, trong đó có Việt Nam. Luật thuế GTGT đã được Quốc hội khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 và gọi là thuế giá trị gia tăng (viết tắt là VAT). Việt Nam chọn thuế giá trị gia tăng là một sự lựa chọn đúng đắn để khuyến khích quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy mà em muốn nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thuế giá trị gia tăng. Nhưng trong giới hạn về thời gian, về tài liệu …do đó nội dung em nghiên cứu chủ yếu về cách hạch toán và một số bất cập hiện nay về kế toán thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam. Vì vậy đề tài nghiên cứu của em là bàn về thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp. Lần đầu làm đề án, chưa trải qua kinh nghiệm thực tế… nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em mong cô giáo giúp đỡ để em hoàn thành đề án của mình tốt hơn, em xin chân thành cảm ơn. 1 * KẾ TOÁN THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM Phần I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1, Khái niệm. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 2, Đối tượng chịu thuế. Hàng hoá, dich vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại điều 4 luật thuế GTGT. 3, Đối tượng nộp thuế. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Như vậy bản chất của thuế GTGT là loại thuế gián thu, đánh trên khoản giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản suất, lưu thông đến tiêu dùng. Thực chất sủa loại thuế này là đánh vào sự tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ nên người chịu thuế ở đây chính là người tiêu dùng, các nhà sản xuất kinh doanh chỉ là người nộp hộ thuế cho người tiêu dùng. Thông qua việc ban hành và áp dụng các loại thuế, Nhà nước tập trung được một phần của cải xã hội vào ngân sách Nhà nước. Nhà nước ấn định các thứ thuế áp dụng cho các thể nhân và pháp nhân trong xã hội. Việc các đối tượng nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đã tạo ra nguồn thu cơ bản cho ngân sách Nhà nước. 4, Căn cứ tính thuế. Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất 4.1) Giá tính thuế. (Luật thuế GTGT) Giá tính thuế GTGT được quy định như sau: (1) Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu. (2) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, ssử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. (3) Đối với hàng hoá cho thuê tài sản là số tiền thuê thu từng kỳ. (4) Đối với hàng hoá trả theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hoá tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ. 2 (5) Đối với gia công hàng hoá là giá gia công. ư (6) Đối với hàng hoá, dịch vụ khác là do Chính phủ quy định. Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ quy định tại điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số mua, bán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá chính thức do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế. (7) Giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất, kinh doanh trong nước là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT; ở khâu nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc biệt. 4.2) Thuế suất thuế GTGT Hiện nay có 3 mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng cho các nhóm hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Đó là mức thuế suẩt 0%, 5%, 10%. Trong đó, thuế suất 0% áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, bao gồm xuất khẩu ra bên ngoài nước và xuất khẩu vào các khu chế xuất, mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, Thuế suất 10% là thuế suất áp dụng phổ biến cho nhiều loại hàng hoá, dịch vụ. Trước đây còn có mức thuế suất 20% mang tính chất điều chỉnh nhưng hiên nay đã bỏ và chỉ còn có 3 mức thuế trên. 5, Phương pháp tính thuế GTGT (Điều 9 luật thuế GTGT) Theo luật thuế GTGT thì các doanh nghiệp có thể tính thuế GTGT theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, 5.1) Phương pháp khấu trừ thuế. Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào - Thuế GTGT đầu ra= Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra × tỷ suất thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu. 5.2) Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Số thuế phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ × thuế suất thuế GTGT GTGT bằng giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. 3 Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT chỉ áp dụng cho cá nhân, sản xuất kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý. 6, Khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 6.1) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: (1) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. (2) Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. (3) Thuế đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, thời gian kê khai tối đa là ba tháng, kể từ thời điểm kê khai thuế của tháng phát sinh; đối với tài sản cố định, nếu số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của Nhà nước. (4) Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào phải được cơ quan hải quan xác nhận là hàng hoá đã được xuất khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu; phải có hợp đồng bán hàng hoá, gia công hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên nước ngoài; phải được thanh toán qua ngân hàng, trừ trường hợp thanh toán bù trừ giữa hàng hoá xuất khẩu với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu, trả nợ thay Nhà nước và một số trường hợp thanh toán đặc biệt. Chính phủ quy định cụ thể thủ tục, điều kiện thanh toán đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được khấu trừ thuế đầu vào. (5) Việc khấu trừ thuế đầu vào đối với một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. 6.2) Căn cứ xác định số thuế đầu vào được khấu trừ là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu; trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào không có hoá đơn GTGT hoặc có hoá đơn GTGT nhưng không đúng quy định của pháp luật thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế. 7, Hoá đơn, chứng từ. (Điều 11 Luật thuế GTGT). 7.1) Việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ đều phải có hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật 7.2) Các cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế phải sử dụng hoá đơn GTGT và ghi đầy đủ, đúng các yếu tố quy định, trong đó 4 ghi rõ giá bán, các khoản pụ thu, phí thu thêm, khoản thuế GTGT, giá thanh toán. Trong trường hợp hoá đơn không ghi khoản thuế GTGT thì thuế GTGT được xác định bằng giá thanh toán theo hoá đơn nhân với thuế suất thuế GTGT. Đối với các loại tem, vé được coi là chứng từ thanh toán đã in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế GTGT. 8, Đăng ký nộp thuế GTGT (Điều 12 Luật thuế GTGT) 8.1) Cơ sở kinh doanh kể cả các cơ sở trực thuộc của cơ sở kinh doanh đó phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập, thời gian đăng ký chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh, cơ sở kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi kinh doanh. 8.2) Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT nếu thực hiện đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán, tự nguyện đăng ký áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì cơ quan thuế xem xét để thực hiện. 9, Kê khai thuế (Điều 13 Luật thuế GTGT) 9.1) Cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, thuế đầu ra, cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế. Cơ sở kinh doanh phải kê khai đầy đủ đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiêm về tính chính xác của việc kê khai. 9.2) Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nơi có cửa khẩu nhập khẩu hàng hoá. 9.3) Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. 9.4) Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp theo mức thuế suất của hàng hoá dịch vụ đó mà cơ sở sản xuất kinh doanh. Bộ tài chính quy định mẫu tờ khai thuế và hướng dẫn việc kê khai. 10, Nộp thuế (Điều 14 Luật thuế GTGT) 5 Thuế GTGT được nộp vào ngân sách Nhà nước (NSNN) theo quy định sau: 10.1) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào NSNN theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo. 10.2) Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu. 10.3) Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh đầu tư mới tài sản cố định có số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dàn hoặc được hoàn thuế theo quy định của Chính phủ. 10.4) Thuế GTGT nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam 10.5) Chính phủ quy định cụ thể thủ tục kê khai, nộp thuế phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hàng chính, nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thu thuế chặt chẽ có hiệu quả. 11, Quyết toán thuế (Điều 15 Luật thuế GTGT) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thực hiện lập và gửi tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm (mẫu số 01/GTGT) cho cơ quan thuế. Thợ hạn cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31/12 của năm điều chỉnh. Số liệu điều chỉnh thuế GTGT trên tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm cơ sở kinh doanh sử dụng để điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT tháng 2 năm sau. Trường hợp cơ sở kinh doanh lậptờ khai điều chỉnh chậm so với thời gian quy định nêu trên, thì cơ sở kinh doanh điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của tháng cơ sở kinh doanh hoàn thành tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm. Cơ sở kinh doanh sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; chuyển đổi hình thức công ty thực hiện kê khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT và tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm theo mẫu số 11/GTGT gửi cho cơ quan Thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; chuyển đổi hình thức công ty. 6 Cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu trên tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm, cơ sở kinh doanh báo cáo sai để trốn, lậu thuế sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật. 12, Hoàn thuế (Điều 16 Luật thuế GTGT) Việc hoàn thuế GTGT chỉ thực hiện trong các trường hợp sau: 12.1) Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quý nếu số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định theo Điểm C khoản 1 Điều 10 Luật thuế GTGT. 12.2) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa. 12.3) Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Bộ Tài Chính quy định cụ thể thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Luật thuế GTGT. 7 PhầnII>HẠCH TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP I. HẠCH TOÁN THUẾ GTGT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ THUẾ A> Hạch toán thuế GTGT đầu vào. Để hạch toán thuế GTGT đầu vào kế toán sử dụng tài khoản 133 “thuế GTGT được khấu trừ” TK 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã trừ và còn được trừ. 1) Nguyên tắc hạch toán TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ. - TK 133 chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và cơ sở kinh doanh không thuộc diện chịu thuế GTGT - Đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản suất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133. Cuối kỳ kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu bán ra. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá vốn của hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ. Trường hợp số thuế GTGT không được khấu trừ có giá trị lớn thì tính vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ tương ứng với doanh thu trong kỳ, số còn lại được tính vào kỳ kế toán sau. - Trường hợp cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào hoạt động văn hoá, phúc lợi mà được trang trải bằng các nguồn kinh phí khác thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và không hạch toán vào TK 133. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị của vật tư hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào. - Trường hợp hàng hoá, dịch vụ mua vào được dùng hoá đơn, chứng từ đặc thù (như tem bưu điện, vé cước vận tải .) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở kinh doanh được căn cứ vào giá hàng hoá, dịch vụ mua vào đã có thuế để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo phương pháp tính được quy định tại Điểm 10, Mục I, phần B. Thông tư số 89/1998/ TT/ BTC ngày 27/6/1998 của Bộ tài chính. 8 - Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn, căn cứ vào bảng kê thu mua hàng hoá nông sản, lâm sản, thuỷ sản tính ra số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % tính trên giá trị hàng hoá mua vào theo quy định trong chế độ thuế GTGT. - Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào thì được kê khai khấu trừ khi xác định thuế GTGT phải nộp của tháng đó. Nếu số thuế GTGT được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì chỉ khấu trừ thuế GTGT đầu vào bằng (=) số thuế GTGT đầu ra của tháng đó, số thuế GTGT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế theo chế độ quy định. 2) Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 133 - thuế GTGT được khấu trừ. Bên Nợ: Ghi nhận thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên Có: + Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ + Xử lý số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ + Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại Số Dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào còn được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. TK 133 có hai tài khoản cấp 2: + TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ” dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. + TK 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định” dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sẩn xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. 3) Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. 3.1) Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp kháu trừ thuế, kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu. Nợ TK 153: Công cụ, dụng cụ. Nợ TK 156: Hàng hoá. Nợ TK 211: Tài sản cố định hữu hình. Nợ TK 611: Mua hàng ( kê khai định kỳ) 9 . Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 . Tổng giá thanh toán 3.2) Khi mua hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trả bằng các nguồn kinh phí khác, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài bao gồm tỏng số tiền phải thanh toán cho người bán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ) và chi phí thu mua, vận chuyển,ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá có thuế GTGT đầu vào Có TK111, 112, 331 . 3.3) Khi mua vật tư, hàng hoá dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán,ghi: Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241 Nợ TK 133 - thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112,331 . tổng giá thanh toán 3.4) Khi nhập khẩu hàng hoá, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập khẩu gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán, thuế nhập khẩu phải nộp, chi phí thu mua vận chuyển, ghi: Nợ TK 152, 153, 156 . Có TK 3333: thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112, 331 . - Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ, ghi: Nợ TK133(1): thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331(2) Thuế GTGT phải nộp - Trường hợp hàng hóa nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, hoạt động văn hoá, phúc lợi . được trang trải bằng nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu (không được khấu trừ) được tính vào giá trị hàng mua vào, ghi: Nợ TK 152, 153, 156 Có TK 3331(2): thuế GTGT phải nộp 10