1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO

145 4,6K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 2,33 MB

Nội dung

Đợt thực tập tại Công ty cổ phần TRAPHACO và Bệnh Viện Giao Thông Vận Tải đã tạo điều kiện cho em có cơ hội cọ sát với thực tế, gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế giảng đường với môi trường thực tiễn bên ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi để cho em nắm được: Các kiến thức về tổ chức,chức năng,nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần TRAPHACO; khoa Dược bệnh viện Giao Thông Vận Tải nói riêng và của toàn bệnh viện nói chung; Thực tập các khâu công tác trong khoa Dược: thống kê,kế toán,sắp xếp bảo quản,cấp phát; Tổ chức quản lý chuyên môn về Dược trong bệnh viện. tại các đơn vị thực tập,đã cho chúng em hiểu hơn về:

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Bằng tất cả lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc , em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô trường Cao Đẳng Y Tế Phú Thọ, Trung tâm dạy nghề y

tế Giao Thông Vận Tải

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, người đã hết

lòng truyền đạt những kiến thức cơ bản cho em trong suốt 2 năm qua, đồng thời tậntình hướng dẫn , tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, thực hiện và hoàn thành khóa luận

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần Traphaco; Ban giám đốc,các bác sỹ trong Bệnh Viện Giao Thông Vận Tải và đặc biệt là Khoa Dược Bệnh Viện GTVT TW đã giúp đỡ và tạo điều kiện giúp em hoành thành tốt đợt thực tập này

Trang 2

IV Hoạt động kho tàng và công tác bảo quản 32

VI Một số thuốc tại nhà thuốc 260 cầu giấy 54VII Những sản phẩm của công ty sản xuất 68VIII Các loại sổ, hóa đơn-chứng từ tại hiệu thuốc 75

IX Một số sản phẩm của công ty cổ phẩn Traphaco 78

X Mẫu nhãn một số sản phẩm nổi tiếng của công ty 79

PHẦ

N II

Nội dung thực tập tại bệnh viện Giao Thông Vận Tải trung ương 90

I Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện giao

thông vận tải trung ương

91

Trang 3

III Bộ máy tổ chức, chưc năng, nhiệm vụ của khoa dược

Bệnh Viện Giao Thông Vận Tải trung ương

94

IV Hoạt động cung ứng và quản lý thuốc 100

V Quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại các khoa 102

VII Hoạt động dược lâm sàng và thông tin thuốc 106

Trang 4

Danh Mục các sơ đồ

1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Traphaco

2: Một số quy trình sản xuất thuốc của nhà máy

3: Bộ máy tổ chức của bệnh viện giao thông vận tải

4: Sơ đồ tổ chức ngành y tế Việt Nam

5: Hệ thống tổ chức ngành y tế Giao Thông Vận Tải

6: Bộ máy tổ chức của khoa dược bệnh viện Giao Thông Vận Tải

7: Mô hình tổ chức quản lý kho

8: Quá trình cấp phát thuốc

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong sự phát triển của mỗi quốc gia hiện nay, ngành Y Dược nắm một vai trò vôcùng quan trọng Không những đóng góp to lớn cho nền kinh tế mà ngành Y Dượccòn góp phần củng cố mặt đời sống nhân sinh cho quốc gia đó Với một quốc giakhoẻ mạnh về thể chất người lao động, quốc gia đó mới có chỗ dựa vững chắc đểphát triển mạnh mẽ nền kinh tế của mình Do đó, em đã chọn ngành Dược là ngànhtheo học của mình Hơn bao giờ hết, thuốc là một trong những yêu cầu quan trọngtrong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Nên việc cung cấp đầy đủ về sốlượng, đảm bảo về chất lượng là trách nhiệm của ngành y tế nói chung trong đó cácnhà thuốc, công ty Dược và bệnh viện đóng vai trò quan trọng

Là một ngành kỹ thuật đặc biệt,nên đòi hỏi các sinh viên ngành dược phảikhông ngừng trao dồi kiến thức lý thuyết và kinh nghiệm thực tế để sau khi ratrường có thể làm tốt chuyên môn của mình Chính vì vậy, để kết thúc khóa họccủa mình ngoài những kiến thức mà thầy cô dạy trên giảng đường, các sinh viênngành dược sẽ được trải qua quá trình thực tập tại các bệnh viện,các trung tâm,công ty dược Đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên:

 Mô tả được chức năng, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của khoa Dược bệnhviện

 Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người Dược sỹ trung học

 Làm được các kỹ thuật đã học trong chương trình Dược sỹ trung học tại cơ

sở thực tập dưới sự giám sát của đơn vị nơi thực tập

 Thực hiện các kỹ năng giao tiếp,truyền thông,tư vấn,giáo dục sức khỏe và sửdụng thuốc an toàn,hợp lý

Để chuẩn bị tốt cho đợt thực tập này em đã chọn Công Ty Cổ Phần Traphaco vàBệnh Viện Giao Thông Vận Tải để hoàn thiện chương trình thực tập của mình

Trang 6

PHẦN I THỰC TẬP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

TRAPHACO

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần TRAPHACO

Địa chỉ trụ sở chính: 75 Yên Ninh – Ba Đình – Hà Nội

Trang 7

I SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHÂN TRAPHACO

Công ty cổ phần Traphaco là đơn vị kinh doanh dược phẩm có bề dày kinhnghiệm trong ngành và là một trong những doanh nghiệp đi đầu về phát triểnđông dược Việt Nam Với nguồn nguyên liệu chủ yếu từ dược liệu thiên nhiên.Công ty cổ phần Traphaco được thành lập ngày 28/11/1972 với tên đầu tiên là

“Tổ chức sản xuất thuộc công ty y tế đường sắt” với quy mô hoạt động nhỏbé,nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là pha chế thuốc theo đơn nhằm phục

vụ ngành y tế sản xuất

28/11/1972: Tổ chức sản xuất thuộc công ty y tế đường sắt

Nhiệm vụ chủ yếu: pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường sắt

28/05/1981: Xưởng sản xuất thuốc Đường sắt

Nhiệm vụ chủ yếu: pha chế thuốc theo đơn phục vụ y tế ngành đường sắt

16/05/1994: Công ty Dược và thiêt bị vật tư y tế GTVT

Chức năng: Sản xuất và mua bán dược phẩm,vật tư,thiết bị y tế

27/09/1999: Cổ phần hóa thành Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tếGTVT

Chức năng:

+ Sản xuất,kinh doanh xuất nhập khẩu: Dược phẩm; Mỹ phẩm; Nguyên liệuhóa dược; Vật tư và thiết bị y tế; Thực phẩm chức năng,rượu,bia,nước giảikhát

+ Thu mua,nuôi trồng,chế biến dược liệu

+ Tư vấn sản xuất,dịch vụ khoa học kỹ thuật,chuyển giao công nghệ trong lĩnh

Trang 8

05/07/2001: Đổi tên thành Công ty cổ phần TRAPHACO.

27/09/2009: 10 năm cổ phần hóa Công ty hoạt động hiệu quả

Chức năng:

+ Thu mua,gieo trồng,chế biến dược liệu

+ Sản xuất,kinh doanh dược phẩm,hóa chất và vật tư thiết bị y tế

+ Pha chế thuốc theo đơn

+ Tư vấn sản xuất dược phẩm,mỹ phẩm

+ Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc,các sản phẩm thuốc.+ Sản xuất,buôn bán mỹ phẩm

1 Giá trị cốt lõi của TRAPHACO

Tinh thần say mê tăng trưởng,khát vọng chiếm lĩnh thị trường mới,biết sáng tạo

ra lợi nhuận

Luôn bám sát thực tế,thực sự làm việc và có dũng khí nhận sai sót

Say mê sáng tạo,không bằng lòng với cái hiện có,luôn đi tìm cái tốt hơn

Tinh thần cộng đồng đoàn đội

2 Quan điểm phát triển và sứ mệnh của TRAPHACO

“Lấy khoa học công nghệ làm trung tâm,lấy thị trường để định hướng,lấy

Trang 9

Phát triển bền vững dựa trên không ngừng hoàn thiện nâng cao chất lượngsản phẩm,chất lượng dịch vụ; gắn phát triển doanh nghiệp với bảo vệ môitrường và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Định hướng sản phẩm: “ Công nghệ mới & bản sắc cổ truyền”

Thị trường: Hướng tới xuất khẩu song song với thỏa mãn tối đa nhu cầu trongnước,góp phần thực hiện chiến lược thuốc quốc gia: tăng tỷ lệ sử dụng thuốcnội

Phát triển đa chức năng,chú trọng công tác nghiên cứu khoa học,đào tạo pháttriển nguồn nhân lực

Sáng tạo ra những sản phẩm vừa mang tính hiện đại vừa giàu truyền thống vìsức khỏe cộng đồng

Phát triển sản phẩm từ thảo dược,đưa thương hiệu Dược liệu Việt Nam ra thịtrường quốc tế

+ Công ty cổ phần công nghệ cao TRAPHACO (TRAPHACO CNC)

+ Công ty TNHH một thành viên TraphacoSapa tại Lào Cai

- Chi nhánh:

+ Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh

Trang 10

+ Chi nhánh tại Nam Định

4 Tầm nhìn đến năm 2020

- Tập đoàn kinh tế mạnh hơn kinh doanh sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sứckhỏe có năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệ cao nguồngốc tự nhiên

- Sáng tạo ra những sản phẩm vừa mang tính hiện đại vừa giàu giá trị truyềnthống vì sức khỏe cộng đồng,với khẩu hiệu “Công nghệ mới và bản sắc cổtruyền” Phát triển sản phẩm từ thảo dược,đưa thương hiệu Dược liệu ViệtNam ra thị trường quốc tế

5 Triết lý kinh doanh của TRAPHACO

TRAPHACO hoạt động với sự tin cậy của khách hàng và cổ đông,với tôn chỉ

“kinh doanh thành tín”:

Biết mình,biết người: Tạo ra các sản phẩm chất lượng,hiểu rõ đặc tính và lợi thếchính sách sản phẩm của công ty so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.Khẳng định mình: In đậm hình ảnh công ty và sản phẩm của công ty đến vớikhách hàng

Hoàn thiện: Tôn trọng,lắng nghe để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng trong điềukiện có thể

6 Văn hóa làm việc của TRAPHACO

Sáng tạo – đổi mới,đề cao chữ “Tài” – chữ “Tín” trong kinh doanh,chữ “Tâm”đối với xã hội,chữ “Tín” trong chiến lược phát triển

TRAPHACO xác định: Muốn phát triển phải thay đổi – muốn tồn tại phải thíchnghi

Trang 11

TRAPHACO không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp thông qua lời hứa đi đôivới hành động,lấy trung thực,thân thiện và cầu tiến làm nền tảng để thiết lập mốiquan hệ.

TRAPHACO xác định rõ nội dung đoàn kết trong đại gia đình TRAPHACO:Thống nhất mục tiêu – chung một ý chí – cùng tìm giải pháp tối ưu để đạt mụctiêu

TRAPHACO luôn đề cao văn hóa làm việc: “Chân thực,chia sẻ,cam kết và thựchiện cam kết”

TRAPHACO có chính sách thu hút và bồi dưỡng nhân tài,đề cao,tôn trọng vàphát triển tài năng ở mỗi cá nhân,mong muốn đem lại cho mỗi thành viên củaTRAPHACO điều kiện phát triển đầy đủ nhất và tại năng,một cuộc sống đầy đủnhất về vật chất và phong phú về tinh thần

7 Thành tựu của công ty.

Công ty cổ phần TRAPHACO là một công ty có tốc độ tăng trưởng rất

nhanh Từ một tên tuổi không mấy ai biết đến,chỉ trong khoảng 10 nămTraphaco đã trở thành thương hiệu nối tiếng và chiếm vị trí số một trong ngànhDược của Việt Nam Thành công của thương hiệu này là biết tạo ra một hướng

đi khác biệt dựa vào khả năng sáng tạo ra những sản phẩm kiểu mới cùng vớiviệc đề cao sự hiện đại nhưng hài hào,an toàn và chất lượng

Công ty cổ phần TRAPHACO là công ty có truyền thống và thế mạnh trong

lĩnh vực Đông dược sản xuất ra sản phẩm liên quan đến chất lượng cuộcsống,công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ rất được chú trọng đểđưa ra các sản phẩm chất lượng cao,chiếm lĩnh thị trường trong nước Do đó bất

cứ một cán bộ nào trong công ty cũng thấm nhuần phương châm nghiên cứu là:

“Lấy khoa học công nghệ là trung tâm,lấy thị trường để định hướng,lấy tăngtrưởng làm động lực,lấy chất lượng để cam kết với khách hàng”

Trang 12

Sản phẩm của TRAPHACO đã là sự lựa chọn tin cậy trong nhiều năm qua

của người tiêu dùng Việt Nam Nhận được sự yêu mến này là cả quá trình nỗlực phấn đấu không ngừng trong trách nhiệm chăm sóc sức khỏe con người màcông ty luôn thấu hiểu trong từng việc làm và hành động

Traphaco xây dựng cho mình một nét văn hóa riêng,đặc sắc,không thể trộn

lẫn Khởi nguồn từ ý tưởng “Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền” nó đi cùngdoanh nghiệp suốt chặng đường lịch sử Đó là văn hóa ứng xử các thành viên,là

sự chia sẻ và đồng cảm rồi gắn kết như ruột thịt giữa các thành viên Cao hơnnữa là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên trong côngty,văn hóa traphaco trở thành món ăn tinh thần,là chất keo đoàn kết,là sân chơituyệt vời,là nguồn động viên cổ vũ và là niềm tự hào của mỗi thành viênTraphaco

Trong quá trình không ngừng phát triển Công ty cổ phần Traphaco đã nhiềunăm nhận được các giải thưởng cao quý như:

Năm 2002 được tặng:

“Huân chương lao động hạng ba” của Chủ tịch nhà nước CHXH Việt Nam

Năm 2005 đạt danh hiệu:

“Doanh nghiệp vì sự tiến bộ của phụ nữ” – Giải thưởng KOVALEVKAIA chotập thể khoa học nữ Traphaco

Trang 13

Đạt giải thưởng: “Sao vàng đất Việt”, Top 100 thương hiệu Việt Nam

Cúp vàng thương hiệu Traphaco nổi tiếng

8 Định hướng phát triển trong thời kỳ hội nhập

Đầu tư nâng cao nguồn lực con người,đổi mới công nghệ,thiết bị hiện đại đểđẩy mạnh sản xuất,mở rộng thị trường đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao (trungbình 30% năm) theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa,hội nhập được với nềnkinh tế quốc tế và khu vực

Thực hiện các giải pháp đồng bộ: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Đàotạo mới,đào tạo lại,đào tạo trong và ngoài nước) Đổi mới mô hình quản lý công

ty cho phù hợp với qui mô và tình hình hội nhập (Công ty Mẹ,công ty con sởhữu đan xen về vốn)

Tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm từ dược liệu,dẫn đầu nghiên cứuphát triển thuốc từ dược liệu tại việt nam;giữ vững thị phần các sản phẩm truyềnthống,đồng thời mở rộng thị trường thế giới đảm bảo phát triển bền vững Xâydựng thành công thương hiệu TRAPHACO nổi tiếng và được yêu thích Niêmyết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh,phấn đấu cổ phiếuTRAPHACO là cổ phiếu blue – chip

Trang 14

II BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

1 Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Traphaco được thể hiện rõ nét nhất

qua sơ đồ tổ chức sau:

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc Hội đồng quản trị Đại cổ đông

Trang 15

2 Cơ sở vật chất

Nhà máy sản xuất thuốc GMP – WHO tại Hoàng Mai – Hà Nội,trên diệntích 10.000m2,được đầu tư xây dựng trên 60 tỉ đồng,với công suất 1.000.000đơn vị sản phẩm mỗi ngày

3 Cơ cấu nhân sự

Công ty cổ phần Traphaco hoạt động với quy mô lớn nhưng vẫn luôn luôn pháttriển thống nhất giữa các nhà máy nhờ có sự lãnh đạo của ban tổ chức nhà máy:

Trang 16

DS Nông Hữu Đức

Ban kiểm soát bao gồm:

 Trưởng ban: Ông Nguyễn Tất Văn

 Phó ban: Bà Nguyễn Thị Hậu

 Ủy viên: Bà Nguyễn Thị Kim Thoa

Ban giám đốc bao gồm:

 Giám đốc Traphaco Sapa: DS Lê Văn Khoai

 Giám đốc chi nhánh TPHCM: DS Nông Hữu Đức

 Giám đốc chi nhánh miền trung: DS Nguyễn Mậu Hoàng Sơn

Trang 17

 Nhà máy Hoàng Liệt gồm các phân xưởng:

- Phân xưởng viên nén

- Phân xưởng nang mềm

- Phân xưởng đóng gói

- Phân xưởng thuốc mỡ

- Phân xưởng thuốc nước

- Phân xưởng tây y

 Phân xưởng Ngọc hồi gồm:

4 Nhiệm vụ và chức năng của công ty

Hoạt động chính của công ty cổ phần Traphaco là sản xuất và kinh doanh dượcphẩm,dược liệu,mỹ phẩm,trang thiết bị - dụng cụ y tế,cung ứng thuốc cho nhândân,in mác bao bì kiểu mẫu y tế Với những chức năng chủ yếu như:

- Thu mua,gieo trồng,chế biến dược liệu cung cấp cho công tác chăm sóc sứckhỏe nhân dân,dự phòng thuốc cho lũ lụt,thảm họa thiên tai gây ra

- Pha chế thuốc theo đơn

- Tư vấn sản xuất dược phẩm,mỹ phẩm

- Kinh doanh,xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc,sản phẩm thuốc

- Sản xuất,buôn bán thực phẩm,rượu bia nước giải khát

- Tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật,chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ydược

Trang 18

- Xây dựng kế hoạch,quy hoạch ngắn hạn,dài hạn,danh mục sản phẩm để trìnhcấp trên xét duyệt.

- Tổ chức chỉ đạo các quy hoạch,kế hoạch đã xây dựng và chịu trách nhiệmtrước Sở y tế về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình

- Không ngừng cải tiến quy trình công nghệ,nghiên cứu ứng dụng những tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,phân phối,lưu thông

- Tuyên truyền,giới thiệu,hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý,giảm hưhao,giảm chi phí lưu thông Quản lý chặt chẽ thị trường thuốc trong tỉnh

- Tham gia công tác đào tạo với các trường Đại Học Dược,Trung cấp Dược vàcác cơ sở Dược

5 Nhiệm Vụ Của Cán Bộ Nhân Viên Trong Công Ty

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về điều hành mọi hoạt động của côngty,giám sát quản lý hành chính bộ máy chung,có quyền quyết định mọinguồn vốn và lời lãi của công ty

- Phó giám đốc: Phụ trách kinh doanh,có nhiệm vụ dự trù hàng hóa thuộc lĩnhvực kinh doanh thuốc và vật tư thiết bị y tế và phân phối thuốc đến từng đơnvị,các hiệu thuốc

- Phó giám đốc: phụ trách sản xuất chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt độngthuộc lĩnh vực sản xuất Như vật tư sản xuất – kỹ thuật – Kiểm nghiệm

- Trưởng phòng tổ chức đảm nhiệm về công tác tổ chức hành chính mô hìnhhoạt động của công ty,biên chế công nhân viên chức,các hợp đồng lao động

và các cuộc họp của công ty

- Phòng kế toán: Bao gồm kế toán trưởng,thủ quỹ và các kế toán có nhiệm vụhoạch toán toàn bộ tài chính của công ty,như: tiền lương thưởng,các khoảnchi phí,đóng góp và mọi hoạt động của công ty

Trang 19

- Phòng kế hoạch cung tiêu: Có nhiệm vụ cùng với ban giám đốc đề ra kếhoạch thu mua,sản xuất mua hàng trao đổi thuốc men,vật tư thiết bị và đápứng kịp nguyên phụ liệu Cho sản xuất và kinh doanh đạt hiệu quả.

- Phòng kỹ thuật,kiểm nghiệm: Phải chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát mọikhâu,những mặt hàng của công ty,sản xuất nhất là về mặt chất lượng,vệsinh,đảm bảo an toàn khi hàng xuất ra khỏi xưởng,phải có phiếu kiểmnghiệm đối với từng lô thuốc và nguyên liệu sản xuất

- Quản đốc phân xưởng: có trách nhiệm đôn đốc và theo dõi trực tiếp về kĩthuật và tiến độ sản xuất và điều hành công nhân hợp lý

- Các trưởng phòng: là người chịu trách nhiệm về kinh doanh sản xuất,nhu cầu

sử dụng thuốc của các trung tâm y tế,bệnh viện,giá cả thuốc trên thị trường

và các vấn đề kĩ thuật

- Cán bộ công nhân trong công ty là những người chịu quyền điều hành cảucác cấp có liên quan,công nhân là người trực tiếp sản xuất,pha chế,chế biếncác dạng thuốc

- Nhân viên bán hàng phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định và hoànthành khoản doanh thu trong tháng,quý,năm

- Thủ kho: có nhiệm vụ bảo quản,quản lý cấp hóa chất,y dụng,dụng cụ trongkho theo quy chế và quy định mỗi khi cấp phát hàng hóa phải có sổ lưu ghi

rõ sỗ lượng,mặt hàng,ngày sản xuất

- Thủ quỹ: có trách nhiệm bảo quản tiền mặt của đơn vị,chỉ được xuất ra khỏiquỹ khi có chứng từ đầy đủ hợp lệ hàng ngày,tuần,tháng đối chiếu với kếtoán

Trang 20

III HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY TRAPHACO

- Nhà máy với đầy đủ điều kiện đảm bảo làm việc như hệ thống kho,buồngpha chế,nơi sản xuất

- Có thiết bị khử khuẩn không khí bằng phương pháp vật lý,hóa học,

- Tủ đựng nguyên liệu,bàn cân thuốc bố trí ở buồng vô khuẩn

- Việc xây dựng và hoạt động trong nhà máy luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ,caoráo,thoáng mát và an toàn

- Tùy theo tính chất công việc mà các buồng pha chế,đóng góp được trang bịđầy đủ trang thiết bị,dụng cụ làm việc,nhân lực phù hợp đảm bảo chất lượngcông việc

- Nhà máy sản xuất thuốc đông dược theo tiêu chuẩn GMP – WHO tại VănLâm – Hưng Yên

Và 2 công ty con trực thuộc:

+) Công ty cổ phần công nghệ cao traphaco CNC

+) Công ty TNHH một thành viên traphacosapa tại Lào Cai

Với 3 chi nhánh:

+) Một chi nhánh tại TPHCM

Trang 21

+) Một chi nhánh tại Nam Định.

Ngoài ra Traphaco còn có trên 64 đại lý trong nước nằm rải rác trên các tỉnhNghệ An,Đà Nẵng,TPHCM,Nam Định

Và một số đại lý đặt tại nước ngoài như: Lào,Campuchia,Ucraina

2 Hoạt Động Của Nhà Máy

- Nhà máy Traphaco hoạt động luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng tiêuchuẩn GMP cho hệ thống các nhà máy và các phân xưởng

Trong đó GMP là một khái niệm rộng nằm trong và liên quan chặt chẽ vớicác khái niệm:

- Là một phần trong đảm bảo chất lượng,nó đảm bảo rằng sản phẩm được sảnxuất và kiểm soát một cách thống nhất,đặc biệt giải quyết các nguy cơ khôngthể kiểm soát được bằng kiểm tra sản phẩm: nhiễm chéo và lẫn lộn GMP đềcập đến mọi khía cạnh cảu sản xuất và kiểm tra chất lượng

- GMP là hệ thống những nguyên tắc hay hướng dẫn nhằm đảm bảo nhà sảnxuất luôn sản xuất thuốc sao cho:

+) Đạt tiêu chuẩn chất lượng cao

+) An toàn cho người sử dụng

Bởi thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt liên quan chặt chẽ đến sức khỏe và cuộcsống của con người – nếu kém chất lượng gây thiệt thòi,nguy hiểm cho ngườidùng,nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm,bác sỹ kê đơn bị mất uy tín Cũng chính

vì vậy mà công ty cổ phần Traphaco đã luôn luôn thực hiện đầy đủ 10 nguyêntắc cơ bản trong GMP nhằm giữ vững chất lượng thuốc:

1) Viết ra những gì cần làm

2) Làm theo những gì đã viết

3) Ghi các kết quả vào hồ sơ

4) Thẩm định các quy trình

Trang 22

5) Sử dụng hợp lý thiết bị

6) Bảo trì thiết bị theo quy hoạch

7) Được đào tạo cập nhật

8) Giữ gìn sạch sẽ và ngăn lắp

9) Cảnh giác cao về chất lượng

10) Kiểm tra nghiêm ngặt sự thực thi

3 Hoạt động của các phân xưởng

 Chỉ tiêu chất lượng:

- Thực hiện nghiêm túc quy chế hoạt động của nhà máy,của công ty,không có

trường hợp nào vi phạm quy chế TGN,THTT

- Thuốc cung ứng phải đảm bảo chất lượng,được phép lưu hành trên toàn quốc

và còn hạn sử dụng

- Đảm bảo phương tiện phòng cháy chữa cháy,không để xảy ra cháy nổ mất an

toàn,an ninh về người và tài sản

a Công tác pha chế thuốc của các phân xưởng trong nhà máy

- Phòng pha chế đảm bảo dây chuyền một chiều,đảm bảo quy chế vệ sinh vôkhuẩn,có phòng pha chế thuốc thường và phòng pha chế thuốc vô khuẩn

- Người pha chế là dược sĩ có đủ sức khỏe và trình độ chuyên môn Dụng cụpha chế phải đảm bảo vệ sinh vô khuẩn nghiêm ngặt theo quy định

- Viên chức làm công tác phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe và chuyên môntheo quy định,khi vào phòng pha chế vô khuẩn phải thực hiện quy định vôkhuẩn tuyệt đối

- Thực hiện nghiêm chế độ an toàn lao động,phòng chống cháy nổ

- Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học,đào tạo chuyên môn,tham mưuvới lãnh đạo khoa về công tác pha chế

Trang 23

-b Pha chế thuốc thường

- Có khu vực hoặc bàn pha chế riêng

c Pha chế vô khuẩn

- Trong phòng pha chế chỉ để máy và dụng cụ cần thiết

- Mặt bàn phải lát gạch men chịu acid hoặc bằng thép

- Có tủ đựng nhiên liệu,bàn cân thuốc bố trí ở buồn tiền vi khuẩn

- Khi pha chế xong phải kiểm nghiệm thành phầm theo quy định của từng loạithuốc

- Nghiêm cấm pha chế nhiều thứ thuốc trong cùng một thời gian hoặc cùngmột thứ nhưng nồng độ,hàm lượng khác nhau

4 Hoạt động sản xuất của nhà máy

Công ty cổ phần Traphaco được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong nghiên cứu và bào chế các sản phẩm thuốc từ dược liệu Với việc không ngừng đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học,kết hợp với việc không ngừng đổi mới công nghệ,đầu tư các daayc huyền hiện đại,đặc biệt là trong sản xuất thuốc đông dược; TRAPHACO đã tạo ra nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tín nhiệm

Trang 24

a Một số quy trình sản xuất thuốc của nhà máy:

.Sản xuất thuốc mỡ: Leixis

Sản xuất thuốc viên: Aspirin 100, Trafedin

Sản xuất thuốc nước: Siro ho merthophan; Nacl

 Viên nén

- Lệnh sản xuất

- Đầy đủ nguyên liệu và đạt tiêu chuẩn

- Lấy nguyên liệu

- Pha chế

Rây bột -> cân -> phối hợp trộn bột kép

Tạo phôi ẩm (với tá dược chính) -> tạo hạt (sát hạt qua rây) -> sấy hạt (sấy tầng sôi) -> kiểm tra chất lượng (vi sinh,vi khuẩn) -> sửa hạt

Dập viên (kiểm tra độ đồng đều,độ rắn của viên),viên nén,làm sạch viên

 Viên bao đường: 4 giai đoạn:

Nhập NL Pha chế (nhũ hóa) Đóng type Đóng gói Nhập kho

Nhập NL Pha chế Pha chế tạo bột Dập viên hay bao film ép vỉ

Đóng lọ Đóng gói Nhập kho

Hình 2: Một số quy trình sản xuất thuốc của

nhà máy

Trang 25

- Nạp thuốc vào nang và đậy nắp

- Thuốc đóng vào nang phải đồng đều và có độ trơn chảy tốt (nếu không phải

qua giai đoạn sát hạt)

- Đóng gói,bảo quản

 Quy trình sản xuất viên nang mềm

- Lĩnh nguyên liệu đạt tiêu chuẩn

- Lĩnh phụ liệu: xử lý sạch sẽ,đóng số kiểm soát và hạn dùng lên bao bì

- Cân bột thuốc đã bào chế theo công thức

- Lấy mẫu kiểm tra độ nhiễm khuẩn

- Đun nóng tá dược dính,chú ý khuấy liên tục

- Trộn sơ bộ đến khi được hỗn hợp đồng nhất

- Nhào luyện theo sơ đồ: 10’ -> 60’ -> 15’

Trang 26

85’

+) 10’ trộn sơ bộ

+) 60’ thời gian trương nở của khối bột

+) 15’ thời gian nhào trên máy

+) 85’ tổng thời gian luyện khối dẻo

Chú ý: xem thể chất của khối dẻo để thêm bớt lượng châu,điều chỉnh độ nhớt cho phù hợp

 Chia viên: vệ sinh máy và dụng cụ theo quy định:

- Tiến hành chia viên

- Trong quá trình chia viên phải sao viên để chống dính

- Bề mặt viên nhẵn,bóng đẹp,loại viên không đủ số lượng

- Sấy viên nếu cần thiết

- Lấy mẫu kiểm nghiệm bán thành phẩm

- Đóng gói

- Kiểm nghiệm thành phẩm

- Quy trình sản xuất trà tan:

- Chuẩn bị nguyên phụ liệu

+ Hong cốm trong phòng điều hòa (12-24h) đảo cốm

+ Trước khi sấy sàng cốm ướt

Trang 27

+ Sấy ở nhiệt độ 50 -600C, đảo trong thời gian sấy

+ Sàng cốm qua rây 0,8mm – 3mm

+ Đóng túi PE ghi số kiểm soát,hạn dùng,số cân

Thuốc thử Philatop Antot:

- Chuẩn bị nguyên phụ kiện,các dụng cụ,xử lý gan (rửa sạch để tủ lạnh

2-40C),hầm gan 24h,rút dịch lọc qua vải thô nhiều lần bằng nước,thu dịch lọc chuyển sang thủy phân,thủy phân PH 8,5 – 9 đun sôi 8,5 – 9h

- Pha theo công thức

Trang 28

- Pha chế: xử lý nguyên liệu

Chế biến dược liệu: Hà thủ ô:

- Lĩnh nguyên liệu: Hà thủ ô: 10kg; đỗ đen: 1kg

- Dược liệu: rửa sạch Ngâm cho sạch trong 15-18h,cho dược liệu Hà thủ ô,đỗ

đen trong nồi nấu khoảng 15-18h liên tiếp nước ngập đủ mặt Hà thủ ô

- Vớt Hà thủ ô: thái mỏng có độ dày 2-3mm

- Làm khô dược liệu Hà thủ ô: phơi hoặc sấy

- Kiểm nghiệm mẫu thành phẩm

- Nhập kho

b Quy trình đống gói trong nhà máy

Trước khi đóng gói:

- Người đóng gói phải đạt các yêu cầu vệ sinh cá nhân

- Kiểm tra phòng:sạch,có nhãn sạch

- Kiểm tra dụng cụ,đồ đựng để đóng gói:đúng,đủ,khô,sạch

- Kiểm tra sản phẩm chờ đòng gói: đúng tên sản phẩm,số lô sản xuất,hạndùng,đạt

Trang 29

- Kiểm tra bao bì đóng gói,đúng tên lô sản xuất,hạn dùng,đủ số lượng,đạt yêucầu

- Kiểm tra bảng ghi lai tại mỗi dây chuyền đóng gói thứ cấp: tên sản phẩm,sốlô,sản xuất,hạn dùng quy cách đóng gói,ngày có phù hợp không

Trong suốt quá trình đóng gói:

- Thực hiện đóng gói sản phẩm theo đúng các bước của đóng gói Quy cách vàchất lượng sản phẩm chờ đóng gói,mọi sai lệch phát hiện đều được báo cáo

hồ sơ đóng gói từng sản phẩm

- Trong quá trình đóng gói,nhân viên đóng gói luôn tự kiểm tra sự phùhợp,chính xác của nguyên liệu báo lại với quản đốc phân xưởng hoặc tổtrưởng đóng gói

- Trong quá trình đóng gói,sản phẩm đóng gói dở phải để trong thùng có nhãnghi rõ tên sản phẩm,số lượng,số lô và tình trạng sản phẩm

- Những sản phẩm chờ đóng gói không đạt phải được đựng trong thùngriêng,có nhãn đỏ

- Nhân viên đóng gói phát hiện thấy các bao bì thành phẩm hay bán thànhphẩm ở ngoài dây chuyền phải giao lại cho quản đốc và không được trảthẳng về dây chuyền

- Nếu bao bì đó được quản đốc nhận biết là bao bì của cùng lô đang đóng góihoặc bao bì còn trong trạng thải tốt thì được trả về dây chuyền Nếu khôngbao bì phải xé đi và ghi lại số lượng

- Các bán thành phẩm đã đóng vào chai,lọ đang chờ dán nhãn phải bảo quảntrong phòng biệt trữ và có nhãn ngoài thùng chứa bán thành phẩm

- Sản phẩm đóng gói xong,chuyển vào kho biệt trữ,để trên cùng một pallet,tổtrưởng đóng gói treo biển vàng biệt trữ từng lô sản phẩm ghi rõ họ tên,số lôsản xuất,hạn dùng,số lượng,ngày nhập kho biệt trữ sản phẩm

Trang 30

Sau quá trình đóng gói:

- Quản đốc phải cân đối lại số lượng nguyên liệu bao gói thứ cấp,số lượng bánthành phẩm đưa vào đóng gói với số lượng thành phẩm thu được và cập nhậtvào sổ,hồ sơ lô

- Nguyên liệu bao bì thứ cấp bị loại bỏ trong quá trình đóng gói phải được baogói lại có ghi nhãn đỏ ghi rõ tên,tình trạng,số lượng,để riêng trong khu biệtlập chờ xử hủy

- Nguyên liệu bao gói thứ cấp đã in phun số lô sản xuất,hạn dùng còn thừa,tìnhtrạng tốt,dùng cồn etylic 900 xóa hoàn toàn khi trả lại kho

- Sản phẩm chờ đòng gói không đạt chất lượng hoặc bán thành phẩm lẻ so vớiđóng gói được bao gói lại,bảo quản trong khu biệt trữ chờ hủy

- Nếu hiệu suất quá trình đóng gói thức cấp vượt quá giới hạn cho phép phảigiải trình trong hồ sơ

- Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm thành phẩm đạt chất lượng và xem xét quátrình sảnh xuất và đóng gói sản phẩm đạt tiêu chuẩn Trưởng phòng đảm bảochất lượng ra quyết định sản xuất xưởng thành phẩm được Phó Giám Đốcphê duyệt,tổ trưởng đóng gói thứ cấp trên biển xanh cho lô thành phẩm đạtchất lượng,quản đốc phân xưởng kiểm tra

- Làm sạch dụng cụ theo SOP số 4.156SOP/SV – 02 và 4.161SOP/SV – 02

- Dọn quanh dây chuyền theo 5.106SOP/SX – 02

- Tự kiểm tra và báo cáo cán bộ đảm bảo chất lượng kiểm tra Nếu đạt cho dánnhãn “Sạch”

 Dán nhãn:

- Lau chai sạch sẽ nếu như chai bị bẩn hoặc ướt

Trang 31

- Sản phẩm vỉ hoặc chai -> dán nhãn -> đóng hộp -> đóng thùng -> kiểm tra

và nhập kho VD: Mô hình đóng gói: thuốc Methorphan:

+) Kiểm tra nhãn trước khi dán,nếu nhãn nhòe hoặc số lô,date,số đăngkí,ngày xuất,hạn sử dụng in sai thì phải loại bỏ

+) Dán nhãn đúng vị trí,chắc chắn không bị lỏng và bị bong

 Đóng hộp:

- Phải bỏ kèm tờ hướng dẫn sử dụng vào hộp

- Kiểm tra trên vỏ hộp đã ghi đầy đủ và chính xác số lô sản xuất,số đăngkí,hạn dùng và các thông tin chưa,nếu sai phải loại bỏ

- Kiểm tra khối lượng bằng cân

- Nhập kho và bảo quản theo đúng quy định

Trang 32

IV HOẠT ĐỘNG KHO TÀNG VÀ CÔNG TÁC BẢO QUẢN

Bên cạnh hoạt động sản xuất và kinh doanh Traphaco còn luôn chú trọng công tácbảo quản chất lượng thuốc chính vì vậy mà Traphaco luôn đạt chuẩn GPS cho hệthống kho tàng:

GPS là các biện pháp đặc biệt,phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyênliệu,sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất,bảo quản,tồn trữ,vận chuyển và phânphối thuốc để đảm bảo cho thành phần thuốc có chất lượng đã định khi đến tayngười tiêu dùng

GSP đưa ra các nguyên tắc cơ bản,các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảoquản thuốc”,với 7 điều khoản và 115 yêu cầu Tuy nhiên,các nguyên tắc,hướng dẫnnày có thể điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt,nhưng vẫn đảm bảothuốc có chất lượng đã định

GSP áp dụng cho các nhà sản xuất,xuất khẩu,nhập khẩu,buôn bán,tồn trữ thuốc

Trang 33

+) Có trần,lỗ thông hơi,có hiên xung quanh,có cống tiêu nước,có sân phơi(kho chống cháy nổ,kho lạnh)…

- Kho có phương tiện bảo vệ,có nội quy,cụ thể:

+) Phải có nội quy ra vào cơ quan

+) Không được ngủ trong kho

+) Có chế độ thường trực bảo vệ ngoài giờ

+) Có khóa chắc chấn và bảo quản chìa khóa theo đúng quy định

- Kho có nội quy và trang bị phòng cháy chữa cháy

- Kho phải trang bị đủ phương tiện bảo hộ lao động

b) Cán bộ công nhân viên làm công tác bảo quản phải có đủ trình độchuyên môn nghiệp vụ,phải có sức khỏe cần thiết (không có bệnhtruyền nhiễm)

Nguyên tắc chung trong phân loại sắp xếp:

- Mỗi loại sắp xếp theo thứ tự hạn dùng,phẩm chất,lô mẻ

2 Nguyên tắc chung về bảo quản:

- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ,độ ẩm trong kho và phải có biện pháp chống

ẩm kịp thời bằng các phương pháp thích hợp (dùng các chất hút ẩm,thônggió,dùng máy )

- Phải có biện pháp chống tác động của ánh sáng (đặc biệt là thuốc kị ánh

Trang 34

- Phải thực hiện chế độ kiểm soát,kiểm nghiệm thuốc trước khi xuất nhập theođúng quy định.

- Phải giữ kho thuốc sạch sẽ,không được có mối mọt,chuột,nếu có phải tìmdiệt ngay

- Tất cả thuốc đều phải có bao bì đóng gói đáp ứng yêu cầu của từng loại.Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác

- Thuốc phải có đầy đủ nhãn đúng quy chế

- Thuốc gây nghiện,thuốc hướng thần phải bảo quản theo đúng quy định chomỗi loại

Các biện pháp chống ẩm:

a) Thông gió tự nhiên:

- Mở cửa kho theo hướng gió thổi tới

- Mở cửa đối diện

- Lần lượt mở các cửa bên

- Tránh mở các cửa cùng một lúc vì sẽ gây sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.Thời gian mở cửa thông gió từ 10-15 phút,sau đó đóng tất cả các cửa đểtránh sự trao đổi nhiệt độ và độ ẩm với môi trường bên ngoài

b) Thông gió nhân tạo:

- Hiện nay do trình độ phát triển của khoa học – công nghệ,người ta đã chếtạo được nhiều thiết bị chống ẩm hiện đại Việc sử dụng các thiết bị này cónhiều ưu điểm song đòi hỏi phải đầu tư kinh phí mua sắm và các điều kiệnkhác nên khó áp dụng rộng rãi

c) Dùng chất hút ẩm:

- Ngoài phương pháp thông gió để chống ẩm,trong thực tế người ta còn dùngcác chất hút ẩm để chống ẩm Phương pháp này chỉ được áp dụng khi bảoquản thuốc trong phạm vi bảo quản như: hòm,tủ,hộp không áp dụng chocác kho có không gian rộng

Trang 35

Nhiệt độ:

a) Thông gió để chống nóng: căn cứ vào nhiệt độ trong và ngoài kho,nếunhiệt độ trong kho lớn hơn nhiệt độ ngoài kho thì có thể tiến hành thônggió để làm giảm nhiệt độ trong kho,nhưng cần chú ý đến yếu tố độ ẩm.b) Có thể áp dụng biện pháp chống nóng bằng cách ngăn không cho nắngnóng trực tiếp chiếu vào sản phẩm thuốc bằng các vật liệu cách nhiệt.c) Chống nóng bằng máy: đây là biện pháp có nhiều ưu điểm và chủ độnghơn cả Trang bị máy điều hòa nhiệt độ để bảo quản một số loại thuốc dễhỏng ở nhiệt độ cao hoặc sử dụng tủ lạnh,kho lạnh để đảm bảo một sốthuốc dễ hỏng ở nhiệt độ bình thường

3 Bảo quản các thuốc dễ bay hơi và dễ cháy nổ:

a) Kho: Xây theo quy cách riêng,tường và mái nhà phải làm bằng nguyênliệu không cháy,phải xa nhà dân,xa cơ sở sản xuất

b) Kỹ thuật bảo quản:

- Nếu có số lượng dễ bay hơi và dễ cháy nổ nhiều phải bảo quản ở khoriêng,đúng quy cách; nếu có số lượng ít có thể để trong kho thuốc khácnhưng phải ngăn tường phòng hỏa đúng quy định hoặc để trong kho hầmriêng biệt

Trang 36

- Cấm lửa tuyệt đối đến khi gần kho dễ cháy nổ Trong và ngoài kho phảitreo các bảng kí hiệu “ Cấm lửa”.

- Các thuốc dễ cháy nổ phải xếp xa tường từ 0,5 – 0,7m và xếp thành từnghàng riêng biệt để dễ kiểm tra

Bảo quản thuốc có hạn dùng:

 Theo dõi chặt chẽ,hạn dùng của thuốc:

- Khi nhập hàng phải xác định được ngày sản xuất của thuốc và ngày hết hạncủa từng lô,mẻ

- Lập bảng theo dõi hạn dùng của thuốc

- Lên kế hoạch phân phồi kịp thời

 Kĩ thuật bảo quản:

- Sắp xếp thuốc có hạn dùng sao cho thuận tiện việc theo dõi,cấp phát

- Phân loại thuốc để bảo quản

- Xử lý thuốc sắp hết hạn dùng: phải báo cáo lên cấp trên trước 6 tháng đồngthời gửi mẫu đi kiểm nghiệm Tùy theo kết quả kiểm nghiệm để xin gia hạnđối với thuốc vẫn đảm bảo tác dụng tốt,hoặc xin hủy đối với thuốc đã mấthết tác dụng

Nấm,mốc,vi khuẩn,sâu bọ,chuột,mối:

 Nấm mốc: phòng nhiễm nấm mốc,vi khuẩn ở mọi khâu trong sản xuất Tuânthủ nghiêm ngặt chế độ vệ sinh vô khuẩn trong sản xuất,đóng gói thuốc Cácnguyên phụ liệu pha chế phải đạt tiêu chuẩn quy định Trong bảo quản phải

có kế hoạch kiểm tra,giám sát thường xuyên nhằm phát hiện thuốc nhiễmnấm mốc,vi khuẩn để xử lý kịp thời

 Sâu bọ: phương châm chủ yếu là phòng nhiễm sâu bọ cho thuốc,dược liệu

Vì vậy khi thu hái phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật Chỉ đưa vào khodược liệu bảo đảm đúng quy cách Kho dược liệu phải khô ráo,đủ ánh sáng

Trang 37

Thực hiện lịch kiểm tra thường xuyên và nếu cần thì phơi sấy,xông diêmsinh kịp thời.

 Mối:

- Các công trình xây dựng phải xây bằng gạch hoặc bằng xi măng,chân giá kệ

có thể phủ,tẩm hóa chất diệt mối

- Các giá kệ xếp hàng đặt xa tường 50cm,xa mặt đất 20-30cm,xa trần 60-80cm

- Xung quanh nhà kho phải làm rãnh thoát nước,phát quang bụi rậm,lắp hốđọng nước,chống ẩm

- Hàng ngày phải kiểm tra phát hiện mối 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều.Tường nhà,thân giá kệ cần quét vôi trắng để dễ phát hiện mối

 Chuột: muốn phòng chuột có hiệu quả phải thực hiện tốt nguyên tắc là: kịpthời – liên tục – triệt để - toàn diện Cụ thể là:

- Loại bỏ chỗ ẩn nấp của chuột ở trong và ngoài kho

- Phát quang bụi rậm ở quanh kho

- Bịt kín các khe hở ở chân tường,căng lưới thép ở cống và các ống nước

- Thuốc dễ bị chuột cắn phá phải đóng gói và bao bì có khả năng bảo vệ tốt

- Thường xuyên kiểm tra,phát hiện chuột

Bảo quản các loại thuốc:

 Thuốc bột:

- Thuốc mới nhập: kiểm tra nắp nút xem đã kín chưa,bao bì có được đảm bảochất lượng thuốc có phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta không,nếuđóng gói chưa phù hợp thì phải đóng gói lại

- Đóng gói lẻ: khi xuất lẻ phải có đầy đủ phương tiện cần đo,đong đếm để hạnchế thời gian tiếp xúc với không khí ở mức tối thiểu Đối với các thuốc dễ

Trang 38

cháy và nước và dễ bị oxy hóa thì phải đóng gói trong điều kiện khô,tránhánh sáng.

- Phân loại và sắp xếp hợp lý các thuốc tránh ánh sáng và nhiệt độ

- Viên có hoạt chất bay hơi không đóng gói vào polyetilen

- Khi sắp xếp vào trong kho,phải chú ý đến sức chịu đựng của giá kệ,sức chịunén của hòm,hộp

- Cần phân loại và sắp xếp hợp lý cho các thuốc tránh ánh sáng và nhiệt độ

Bảo quản dược liệu thảo mộc:

- Phòng chống sự phát triển của nấm mốc,sâu bọ,mối chuột xâm nhập là biệnpháp quan trọng nhất Kho phải sạch sẽ,sáng sủa đảm bảo độ ẩm thích hợpcho từng loại dược liệu trong quá trình bảo quản Cần áp dụng các biện pháp

Trang 39

chống ẩm,chống nóng cho kho Khi nhập kho phải kiểm tra và có sự phânloại cho từng dược liệu Chọn bao bì đóng gói thích hợp và có tác dụng bảoquản tốt

- Phải có kế hoạch phơi sấy cho từng dược liệu,có thể phơi nắng,sấy bằng tủsấy,lò sấy hoặc xông diêm sinh Để chọn phương pháp xử lý thích hợp cầntùy vào đặc điểm,tính chất của từng dược liệu

Traphaco với chức năng chính là sản xuất thuốc nhưng bên cạnh đó hoạt độngkinh doanh,buôn bán thuốc cũng rất phát triển và được chú trọng Ngoài hoạtđộng bán buôn thuốc thì hệ thống bán lẻ thuốc và thành phẩm của công ty cũngrất phát triển với hệ thống các đại lý,nhà thuốc bán lẻ trên khắp nước như tại HàNội có nhà thuốc 260 Cầu Giấy,nhà thuốc 120 Thái Thịnh cũng đã hoạt độngmột cách có hiệu quả mạng lại lợi ích về kinh tế cho công ty đồng thời thôngqua hệ thống nhà thuốc công ty đã mang thương hiệu của mình đến với nhândân trong nước và thế giới

Trang 40

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ THUỐC 260 CẦU GIẤY

Nhà thuốc của công ty Traphaco được đạt tại số 260 đường Cầu Giấy – HàNội Với tổng diện tích bằng 80m2 nằm trong khu dân cư đông đúc nhà thuốchoạt động một cách có hiệu quả trong công tác chăm sóc,bảo vệ sức khỏe nhândân trong khu vực và là nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP

GPP (Good Pharmacy Practices) có nghĩa là: “Thực hành tốt quản lý nhàthuốc” GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trongthực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc ( nguyên tắc quản lý và tiêu chuẩn kỹthuật) để đảm bảo việc sử dụng thuốc được chất lượng,hiệu quả và an toàn GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPS) trong quytrình đảm bảo chất lượng thuốc – từ khâu sản xuất (GMP),kiểm tra chất lượng(GLP),tồn trữ và bảo quản (GSP),lưu thông phân phối (GDP) và phân phối đếntay người bệnh (GPP) Từ 1996, Bộ Y Tế đã từng bước ban hành và áp dụngtiêu chuẩn GMP,GLP, và GSP Tháng 1/2007, Bộ chính thức ban hành và ápdụng hai tiêu chuẩn còn lại (GDP và GPP) để đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện

từ sản xuất,lưu thông và phân phối lẻ Tất cả đều vì mục tiêu nâng cao chấtlượng,hiệu quả điều trị và an toàn cho nhân dân

Với tổng số nhân sự : gồm 4 người

- Một dược sĩ đại học: Nguyễn Thị Tân - Phụ trách

- Hai dược sĩ trung học: Nguyễn Lan Anh – Nhân viên

Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Nhân viên

- Một nhân viên bảo vệ: Nguyễn Văn Thuyết

Ngày đăng: 24/07/2013, 15:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Một số quy trình sản xuất thuốc của  nhà máy - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO
Hình 2 Một số quy trình sản xuất thuốc của nhà máy (Trang 22)
Hình thức thanh toán..............................................MS:............................................. - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO
Hình th ức thanh toán..............................................MS: (Trang 65)
Sơ đồ 3: Bộ máy tổ chức của bệnh viện Giao  Thông Vận Tải - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO
Sơ đồ 3 Bộ máy tổ chức của bệnh viện Giao Thông Vận Tải (Trang 83)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN GTVT TW 3.1. Bộ máy tổ chức - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO
3.1. Bộ máy tổ chức (Trang 84)
Sơ đồ 7: Mô hình tổ chức quản lý kho (2 cấp kho) - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO
Sơ đồ 7 Mô hình tổ chức quản lý kho (2 cấp kho) (Trang 91)
Sơ đồ 8: Quá trình cấp phát thuốc - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO
Sơ đồ 8 Quá trình cấp phát thuốc (Trang 94)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM (Trang 130)
Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức ngành y tế Việt  Nam - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần TRAPHACO
Sơ đồ 4 Sơ đồ tổ chức ngành y tế Việt Nam (Trang 131)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w