1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

van mau lop 8 nghi luan ve cau noi co tai ma khong co duc la ke vo dung

10 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 171,81 KB

Nội dung

van mau lop 8 nghi luan ve cau noi co tai ma khong co duc la ke vo dung tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án...

Trang 1

Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng

Bài tham khảo 1

Đề bài: Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng

Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội,

Hồ Chủ tịch đã nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không

có tài thì làm việc gì cũng khó”

Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là “tài”

và “đức” Trong ý kiến của Bác, “tài” chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là

kĩ năng, kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp

“Đức” chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng “chân, thiện, mĩ…” Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể

“Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời Có “tài mà không có đức là người vô dụng”, bởi vì tài năng do không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời gia đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại

Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình Người có tài mà

Trang 2

phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những “vô dụng” mà còn có tội Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn

Nhưng nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” “Có đức”, tức

là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít

ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức” “Đức” và “tài” bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến Nhưng trong ý kiến của Hồ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của

“đức” được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định Chính vì thế, thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”, thiếu “tài”, người ta “làm việc gì cũng khó”

Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất của mỗi con người

Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng Như vậy mới có đủ “đức” và “tài” – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước

Trang 3

Bài tham khảo 2

Đề bài: Nghị luận về câu nói có tài mà không có đức là kẻ vô dụng

Bốn câu thơ đã thể hiện tấm lòng của nhân dân ta đối với Bác Hồ Sống trong cảnh thanh bình êm ấm của một quốc gia độc lập, nhân dân ta càng nhớ về Hồ Chí Minh

- người cha già của dân tộc Mỗi khi đến sinh nhật Bác, ta cảm thấy bồi hồi khi nghĩ về cuộc đời của người Không chỉ là một nhà lãnh tụ vĩ đại đã dìu dắt con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ thành công, Bác còn là một nhà thơ, một nhà giáo dục lớn Sinh thời, Bác rất quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ thế hệ trẻ, những mầm xanh của đất nước Cho nên, trong một lần nói chuyện với thanh niên học sinh, Bác Hồ đã ân cần khuyên nhủ: “có tài mà không có đức là người vô dụng,

có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Tuổi trẻ phải hiểu biết, nhận định lời dạy trên như thế nào và suy nghĩ gì về tài và đức của học sinh hôm nay? Tài mà Bác nói ở đây có nghĩa là tài năng, kiến thức, kinh nghiệm hày những sáng kiến nảy sinh trong quá trình làm việc Người có tài là người có khả năng hoàn thành mọi công việc, dù nhiệm vụ ấy có khó đến đâu, người đó cũng có thể hoàn thành một cách xuất sắc và nhanh chóng so với người khác Ví như người có tài trong lĩnh vực quân sự là người có khả năng bố trí một trận đánh lớn, phức tạp sao cho ít bị tiêu hao lực lượng nhất Người có tài còn được sự kính phục, tin tưởng của mọi người xung quanh nhờ sự nhanh nhạy của mình Còn đức mà người muốn nói tới đó chính là phẩm chất đạo đức của một người Đạo đức ấy còn bao gồm cả nghĩa vụ đối với nhân dân, tổ quốc Người có đức là người biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sẵn sàng cống hiến cuộc đời vì lí tưởng cách mạng Cả tài năng lẫn đạo đức đều cần phải rèn luyện, tu dưỡng mới có được

Tại sao Bác lại cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng? Trong thực tế,

ta thấy rằng người có tài mà kém đức thường hay sinh thói kiêu căng, hợm hĩnh, tự cao, tự đại, cho mình hơn hẳn người khác Chính vì thế, họ thường chẳng bao giờ trố tài hay chỉ thi thố tài khi công việc ấy có lợi cho bản thân, cho cuộc sống cá nhân Tài năng thường làm cho con người trở nên khôn ngoan, sắc sảo hơn Nhưng nếu người ấy thiếu đạo đức thì sự sắc sảo ấy trở thành những mưu mô xảo quyệt, gian ngoan Ngoài ra, một người có tài nhưng ích kỉ, tự tư tự lợi, chỉ biết lo cho gia đình và bản thân thì chẳng những họ không chỉ là người vô dụng mà đôi lúc còn

Trang 4

gây hại cho xã hội Nếu một người có tài quản lí nhưng lại sử dụng tài đó để vun vén cá nhân, người ấy sẽ tham ô, hư hỏng Hơn nữa, tài năng ấy còn phải hướng tới lợi ích chung Nếu chỉ vì lợi ích cá nhân mà tách rời khỏi cộng đồng xã hội, không đem tài năng phục vụ tổ quốc thì tài năng ấy nào có ích gì Một bác sĩ, kĩ sư đứng trước hoàn cảnh khó khăn của đất nước, đã ngoảnh mặt, quay lưng, đành lòng rời bỏ quê hương xứ sở để đi tìm một cuộc sống xa hoa, nhung lụa ở nước ngoài, người ấy sẽ không đem lợi ích gì đến cho đồng bào của họ Ngoài ra, tài nâng mà không được dùi mài, rèn luyện bền bỉ thì đến một lúc nào đó mai một đi, không phát triển được nữa

Nếu ở vế trước, Bác đã đề cao vai trò của đạo đức thì ở vế sau, Bác đã lập luận đảo lại để nhấn mạnh tầm quan trọng không kém của tài năng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó Trong cuộc sống hiện tại, có nhiều công việc đòi hỏi con người phải có kiến thức, trình độ chuyên môn và sự nhạy bén để hoàn thành tốt công việc và đạt kết quả cao nhất: tài năng sẽ giúp ta thành công Mặt khác, nếu một con người có đức, đầu tư nhiều sức lực vào công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn không sâu, chẳng những người ấy sẽ lúng túng khi bắt tay vào việc mà còn làm cho công việc tiến triển chậm chạp Ngoài ra, nếu một người có đạo đức nhưng tài năng kém thì thường sẽ thất bại

Ta cần cố công rèn luyện tài và đức, trong đó đạo đức quan trọng hơn tài năng Tài năng không có thì còn có thể học tập rèn luyện nhưng không có đức thì sẽ trở thành những kẻ phá hoại nhân dân, phá hoại đất nước Có những học sinh ngoan ngoãn, biết kính trên nhường dưới, nhưng học không giỏi, nhờ kiên trì, nhẫn nại

mà họ trở thành những con người giúp ích cho xã hội sau này Có những cán bộ có đức độ tự nhận thấy mình chưa đủ sức để điều hành những cỗ máy công việc phức tạp nên tự rút lui, nhường cho những người xứng đáng hơn Những con người ấy thật đáng khen! Để có được những kiến thức vững vàng thì ngay bây giờ, học sinh cần phải chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức bản thân

Nghĩ về lời dạy của Bác Hồ, ta cảm nhận được trọn vẹn cái tình của người Người thật sự là một tấm gương sáng muôn đời cho thế hệ mai sau học tập và tự hào Nhìn lại cuộc đời vĩ đại của Bác, em không thể không cảm thấy xấu hổ khi đôi lúc mình cũng đã gần gục ngã trước những khó khăn trên đường học vấn, rèn luyện tài năng, em cũng không khỏi cảm thấy hổ thẹn khi xung quanh em còn có rất nhiều

Trang 5

bạn học sinh chỉ chú trọng đến học tập mà lãng quên những bài học đạo đức, những bà tiên cô tấm nhân hậu, hiền lành, thiện thắng ác, những câu thưa gởi với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo Dù Bác đã mãi mãi đi xa, mãi mãi ta không còn nhìn thấy nụ cười, nghe giọng nói của Bác nhưng lời dạy chân tình, thắm thiết của Bác vẫn đọng lại trong tâm hồn của mỗi người Dường như ta vẫn nghe lời Bác văng vẳng đâu đây như động viên nhắc nhở chúng ta rèn luyện, vực chúng ta dậy sau mỗi lần vấp ngã Càng thấy được muôn vàn tình thương yêu mà Bác để lại, em càng thấy rằng mình cần nỗ lực hơn trong học tập cũng như trong rèn luyện đạo đức để xứng đáng là một người con của thành phố mang tên Bác

Tóm lại, lời khuyên của Bác là một bài học lớn Con người phải có đức và có tài mới trở nên toàn diện Lời khuyên của Bác đã động viên thế hệ trẻ việt nam rèn luyện, phấn đấu vươn lên góp phần xây dựng xã hội mới Thanh niên chúng ta nguyện làm theo lời Bác dạy, biết phấn đấu rèn luyện bền bỉ ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi bước vào cuộc sống

Trang 6

Bài tham khảo 3

Đề bài: Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh dã dạy:

"Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Em hãy giải thích câu nói trên.

Bài làm

Đầu thế kỉ XX, khi vừa làm xong nhiệm vụ giành độc lập, tự do, dân tộc ta lại phải đối đầu với giặc đói, giặc dốt, trước tình hình ấy, Bác đã dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Câu nói ngắn gọn này thật có ý nghĩa sâu sắc Chúng ta thử tìm hiểu kĩ hơn sẽ rút

ra được bài học bổ ích cho mình

Lời nói của Bác thì luôn luôn giản dị, nhưng ý tưởng của Bác lại vô cùng sâu sắc, không thể nghe qua mà hiểu ngay được Chúng ta sẽ tìm hiểu từng phần một rồi sẽ tìm hiểu căn cứ sâu xa của lời khuyên này

Tài là gì? Đức là gì? Tài là khả năng thực hiện một công việc hoặc sáng tạo một sản phẩm nào đó cho mọi người, có những người có thể thực hiện được những việc khác nhau một cách xuất sắc, ta gọi đó là người "đa tài", có những người làm

gì cũng thất bại, thất bại trong mọi lĩnh vực, ta gọi đó là người "bất tài" Bên cạnh khả năng cống hiến cho xã hội, giá trị con người còn được đánh giá qua "đức", tức là những phẩm chất về tâm hồn, tính cách, lối xử sự của một con người trong

xã hội Ví dụ: Một người có những phẩm chất như: nghị lực, trọng danh dự, giữ chữ tín, siêng năng, nhân ái người ta gọi đó là người có đạo đức tốt Ngược lại,

kẻ nào mang thói biếng nhác, đê hèn, xảo trá, tham lam, độc ác ta gọi đó là loại người vô đạo đức Thế nào là người vô dụng? Người vô dụng là người không giúp ích gì cho xã hội, không mang lại hạnh phúc cho một ai Con người ấy sống cũng như đã chết, gọi là "sống thừa" trong xã hội Tại sao Có tài mà không có đức

là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?

Trang 7

Bởi lẽ người ấy có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân, đất nước, chỉ lo thu vén cho bản thân Lòng tham vô đáy, họ đem tài năng phục vự cho riêng bản thân, không phục vụ cho cái chung của tập thể Vì vậy, có tài mà không có đức có thể dẫn đến hành động xấu, trái đạo đức, phản bội nhân dân Tổ quốc thì chẳng những

vô dụng mà còn có tội Có tài mà kém đạo đức thì tác hại càng lớn, càng đáng phê phán, lên án, vì họ có tài nhưng lại dùng tài năng ấy phục vụ cho những mục đích thấp hèn và như vậy sự tác hại càng to lớn

Ngược lại, người có đức độ mà thiếu tài năng, theo Bác, làm việc gì cũng khó Thực vậy, tài năng giúp ta hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất Người có đức, muốn phục vụ tốt, nhưng thiếu năng lực thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó biến thành hiện thực Ta thường nghe nói

"nhiệt tình cộng ngu dốt ra phá hoại" Bởi lẽ nhiệt tình trong mò mẫm, tìm kiếm

mà không nắm khoa học kĩ thuật thì công việc sẽ thất bại Một học sinh ngoan, có hạnh kiểm tốt nhưng kết quả học tập kém, nhiệm vụ chính của học sinh chưa hoàn thành thì học sinh ấy chưa thể được coi là gương mẫu được Do vậy, đức là yếu tố quyết định nhất, nhưng không phải là cái chung chung, trừu tượng mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao Tài và đức là hai mặt bổ sung chặt chẽ cho nhau Có cả đức lẫn tài, con người mới trở nên hoàn thiện, hiệu quả công tác mới cao

Sở dĩ như vậy vì trong thanh niên chúng ta không ít những người mải mê học tập mà quên cả rèn luyện tính cách, đạo đức Ngược lại, có những thanh thiếu niên được uốn nắn kĩ càng về đạo đức nhưng lại kém cỏi về tài năng Hơn nữa, một người có tài mà không có đức sẽ không biết sử dụng đúng chỗ tài năng của mình Đôi khi tài năng ấy dùng vào những mục đích ngu xuẩn, độc ác thì thật là nguy hiểm và bất hạnh cho xã hội và dân tộc Ví dụ: môt kĩ sư hóa học giỏi mà vô đạo đức có thể kết cấu với bọn côn đồ để dùng hóa chất giết người, cướp của, phản bội dân tộc

Trang 8

Ngoài ra, người có tài mà không có đức sẽ thành vô dụng, vì người ấy sẽ bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ và cô lập, một con én sẽ không làm nổi mùa xuân

Trái lại, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, vì tuy đạo đức người ấyđáng tin cậy nhưng bên cạnh thiện chí, anh ta lại thiếu trình độ, thiếu khả năng chuyên môn hoàn thành công việc một cách xuất sắc Ví dụ: một giám đốc

có nhiều phẩm chất như yêu nước, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm nhưng lại không có tài điều khiển nhân viên, không đù khả năng kiểm tra công việc của những người kĩ sư dưới quyền thì xí nghiệp ấy khó lòng đứng vững, nói gì đến việc mờ rộng hay phát triển Từ đó người có đức mà bất tài dễ bị coi thưởng, bị mất uy tín Chẳng bao lâu sau ông ta sẽ không thuyết phục, không cộng tác, không làm ăn được với ai trong nước, còn hi vọng gì đưa sản phẩm của mình đi xuất khẩu? Một nguy cơ rất dễ xảy ra là khi người chỉ huy không thể kiểm soát được công việc của các nhân viên, những nhân viên có tài mà không có đức dễ dàng làm những việc gian tham, móc ngoặc gây phương hại đến cho xí nghiệp, mang hậu quả nặng nề cho vị chủ quản, không phù hợp với đạo đức và quyền lợi cùa dân tộc, có hại cho mọi người Người không có đức đôi khi tối mắt vì đồng tiền cám dỗ mà sẵn sàng nhúng tay vào làm điều sai trái, nghĩa là ta đã góp phần hại chính bản thân mình và mọi người Vì thế, ta cằn hết sức tránh điều trái dù cho là điều trái nhỏ Nếu ta không tránh, không từ chối thì sẽ bị cám dỗ, mua chuộc, dẫn đến những hậu quả không lường trước được Thực hiện điều phải thì khó, nhưng làm điều trái thì rất dễ Những việc sai trái tường chừng như nhỏ bé, không hại gì nhưng nhiều việc sai trái nhỏhợp lại lâu dần thành thói quen Vì lẽ

đó, ta phải giữ ý chí kiên định, phải biết kiềm chế mình và suy nghĩ chín chắn trước khi làm Có những lúc làm việc xấu mà không biết Bởi điều trái ấy rất nhỏ nhưng tác hại của nó lại rất lớn Điều trái luôn mang đến tai họa, không hôm nay thì ngày mai Chúng ta phải tránh xạ điều trái "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" Lời của Bác dạy là chân lí để thế hệ hôm nay phấn đấu rèn luyện

Trang 9

Thế nhưng, có những người lại không thấy được điều đó Họ có những việc làm

vô ý thức, thiếu trách nhiệm Bởi trước khi làm, họ đã không suy nghĩ chín chắn Việc làm cùa họ luôn mắc phải sai trái, không ít thì nhiều Những người ấy thật đáng trách Vì những hành động thiếu sáng suốt của họ dần dần sẽ trở thành thói quen và đưa họ đến con đường tội lỗi Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người thiếụ kiên quyết, không có lập trường, dễ bị người xấu lôi kéo hay bị những ham muôn vật chât cám dỗ Họ sẽ dễ dàng bị sa ngã Đôi khi, những người ấy cũng có những sụy nghĩ tốt đẹp nhưng rồi do không có quyết tâm, dễ mềm lòng,

họ đã không thể thực hiện được suy nghĩ của mình Điều ấy thật đáng tiếc! Cho nên, ta cần giúp họ nhận ra cái sai, thấy được điều hay lẽ phải để sửa chữa, khắc phục

Qua phần tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của lời khuyên trên, chúng ta hẳn thấy rõ tầm quan trọng của tài và đức Vậy tại sao Bác lại nói đến tài và đức với thanh niên? Không nói, hẳn mọi người cũng đã hiểu mục đích của Bác muốn gởi gắm một lời nhắc nhờ quan trọng với thanh niên trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật và rèn luyện trau dồi tư cách đạo đức Lời khuyên của Bác đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa tài và đức, nói lên tầm quan trọng không thể thiếu giữa tài và đức trong từng thanh niên Vậy muốn trau dồi tài và đức, chúng ta phải biết quý trọng tuổi xuân, dành nhiều thời gian cho học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong và ngoài nước Bên cạnh đó, trau dồi ngôn ngữ nước ngoài ta sẽ có chìa khóa mở cửa thế giới Trường học sẽ là môi trường thích hợp nhất cho học sinh chúng em rèn luyện những đức tính siêng năng, nhân ái, nghị lực, yêu đồng bào, Tổ quốc và đoàn kết tương thân tương trợ

Vậy là tài năng rất quan trọng, rất cần thiết Xây dựng đất nước mà thiếu người tài thì làm sao giải quyết được biết bao việc khó khăn? Bảo vệ đất nước cũng cần đến người tài Ta đã từng nghe nhân tài như lá mùa thu, nơi duy ác hiếm người bàn bạc! (Bình Ngô đại cáo) Người vừa có tài, vừa có đức thì thật đáng quý Họ biết đem tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc, đất nước, đem lại những hiệu quả to

Trang 10

lớn trên mọi lĩnh vực Đó là các anh hùng, danh nhân, các nhà khoa học chân chính, các nhà lãnh đạo, quản lí giỏi

Tài và đức kết hợp nơi một con người thì con người ắy thật hữu ích cho đất nước

Hiểu được tầm quan trọng của tài và đức, em tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cả tài và đức để sau này trở thành người có ích cho xã hội, đáp ứng ước mong của cha mẹ và thầy cô, đặc biệt là khỏi phụ tình thương yêu của Bác thể hiện qua lời răn dạy của Người

Sau khi giải thích câu nói trên của Bác, chúng ta đã hiểu được ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng của TÀI và ĐỨC, ta thấy đó là một ý tưởng thâm thúy nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của đạo đức, sau đó là tài năng, ông bà ta ngày xưa cũng từng nói: "Cái nét đánh chết cái đẹp" và "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" Nếu ai trong thanh niên chúng ta cũng biết thực hiện được điều này thì thật là một tương lai xán lạn cho Tổ quốc ta Một danh nhân thế giới đã nói: "Chín mươi phần trăm thiên tài là sự nhẫn nại" Tuổi trẻ chúng ta đang có một quỹ thời gian rộng bao la, chúng ta hãy cố gắng đừng phí uổng tuổi thanh xuân của mình!

Ngày đăng: 01/12/2017, 02:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w