1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

de thi hsg mon lich su lop 9 tp bac giang nam 2016 2017

5 456 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 274,52 KB

Nội dung

Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?. Phân tích những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT

TP BẮC GIANG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ

NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Sử lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (5,5 điểm)

a Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?

b Trình bày những những thay đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt Đảng ta có chủ trương gì trước những thay đổi đó?

Câu 2: (4,0 điểm)

Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 3: (5,5 điểm)

a Nêu nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX

Vì sao Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ?

b Phân tích những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản

Câu 4: (5,0 điểm)

Em hãy phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam và thái độ, khả năng cách mạng của từng bộ phận giai cấp, tầng lớp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

-

Họ tên thí sinh SBD:

Trang 2

HƯỚNG DẪN CHẤM HSG CẤP THÀNH PHỐ NĂM HỌC 2016-207

MÔN: SỬ LỚP 9 Câu 1: (5,5 điểm)

a Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?

b Trình bày những những thay đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt Đảng

ta có chủ trương gì trước những thay đổi đó?

a

2 đ

- Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ

nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thập kỉ sụp đổ hoàn

toàn

- Đưa các nước thuộc địa và phụ thuộc trở thành những quốc gia độc lập, có chủ

quyền; xóa bỏ quan hệ lệ thuộc với “chính quốc”,

- Góp phần vào quá trình “xói mòn” và tan rã của Trật tự thế giới hai cực Ianta được

thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

0,75

0,75

0,5

b

3.5 đ

Những thay đổi của tình hình thế giới sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt

- Một là, trật tự thế giới “hai cực” sụp đổ, nhưng trật tự thế giới mới đang trong quá

trình hình thành theo xu hướng “đa cực”…

- Hai là, sau chiến tranh lạnh, hầu như các nước đều điều chỉnh chiến lược phát

triển, tập trung vào phát triển kinh tế

- Ba là, sự tan rã của Liên Xô đã tạo cho Mĩ một lợi thế tạm thời giới cầm quyền Mĩ

ra sức thiết lập một trật tự thế giới “một cực”

- Bốn là, hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực lại không ổn định

với những cuộc nội chiến, xung đột

- Cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mỹ ngày 11 - 09 - 2001 đã đặt các quốc

gia, dân tộc đang đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố

* Suy nghĩ…Thí sinh đảm bảo những ý sau:

- Việt Nam tiếp tục đổi mới, tích cực hợp tác quốc tế, tăng cường tiếp thu khoa học

công nghệ phát triển mạnh mẽ về kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mình

- Ủng hộ hòa bình, lên án chiến tranh góp phần xây dựng thế giới hoà bình, hữu

nghị, hợp tác

0,50 0,50 0,50 0,50 0,50

0,50

0,50

Câu 2: (4,0 điểm)

Vì sao nước Mĩ lại trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? Hãy trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

4 đ

* Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới là do:

- Ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển sản xuất

và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận và trở thành

nước giàu mạnh nhất thế giới

1,0 0,5

Trang 3

* Chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ:

- Đối nội: Sau chiến tranh, ban hành một loạt các đạo luật phản động nhằm chống

lại phong trào công nhân và phong trào dân chủ ở trong nước: cấm ĐCS Mĩ hoạt

động, chống lại phong trào đình công, loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra

khỏi bộ máy nhà nước, thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc, ngăn cản phong

trào công nhân…

- Đối ngoại:

+ Đề ra chiến lược toàn cầu nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào

GPDT và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới

+ Tiến hành viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối

quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược

+ Tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ

hoàn toàn chi phối và khống chế

1,0

0,5 0,5 0,5

Câu 3: (5,5 điểm)

a Nêu nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX Vì sao Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ?

b Phân tích những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phát triển theo khuynh hướng cách mạng vô sản

a

2,5 đ

a, Nguồn gốc:

-Do những yêu cầu của cuộc sống con người, cụ thể là yêu cầu của kĩ thuật và của

sản xuất…

-Do sự bùng nổ về dân số và nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng cao, mặt

khác do những tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống của con người đang vơi

cạn một cách nghiêm trọng Vì vậy, yêu cầu về những công cụ sản xuất mới có kĩ

thuật cao, những nguồn năng lượng mới…được đặt ra một cách bức thiết

-Để phục vụ việc tiến hành chiến tranh thế giới thứ hai…các bên tham chiến phải đi

sâu vào nghiên cứu khoa học kĩ thuật

-Những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đã tạo tiền đề thúc đẩy sự bùng nổ cuộc

cách mạng khoa học công nghệ nửa sau thế kỉ XX

b, Đặc điểm:

-Đặc điểm lớn nhất là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp…

-Diễn ra trên quy mô lớn, tốc độ nhanh và đạt được nhiều thành tựu kỳ diệu chưa

từng thấy…

c, Vì sao Việt Nam phải đẩy mạnh khoa học công nghệ:

-Vì dân số Việt Nam tăng nhanh, nguồn tài nguyên đang vơi cạn…

-KH-CN làm thay đổi căn bản các yếu tố sản xuất, nâng cao mức sống, chất lượng

cuộc sống của con người…

-KH-CN góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thay đổi cơ cấu dân cư,

thúc đẩy giáo dục cũng như đào tạo nghề nghiệp phát triển

-KH-CN tạo cơ may cho các nước đang phát triển như Việt Nam có thể đi tắt đón

đầu…; không phát triển CN, không coi trọng, không tận dụng thành tựu

KH-CN thì đất nước ngày càng tụt hậu cuộc sống của con người ngày càng khó khăn,

yếu kém…

1,0

0,25 0,25 0,25 0,25

0,5

0,25 0,25

1,0

0,25 0,25 0,25 0,25

Trang 4

b

3.0 đ

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn trong xã hôi Việt Nam trở lên gay

gắt Nổi bật là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp

->Đó chính là nguồn gốc thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam phát

triển mạnh mẽ hơn

- Đồng thời chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp về mặt

khách quan đã làm cho giai cấp công nhân Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh cả về

mặt số lượng và chất lượng…

-> Đây chính là điều kiện bên trong thuận lợi để đón nhận chủ nghĩa Mác-Lênin

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh

mẽ:

+ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công…

+ Tháng 3-1919, Quốc tế cộng sản thành lập ở Mát-xcơ-va…

+ Từ năm 1920, Đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước: ĐCS Pháp(1920), ĐCS Trung

Quốc (1921)…

-> Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới đã tạo điều kiện

thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam

0,5 0,5 0,5

0,5 0,5

0,5

Câu 4: (5,0 điểm)

Em hãy phân tích sự chuyển biến của xã hội Việt Nam và thái độ, khả năng cách mạng của từng bộ phận giai cấp, tầng lớp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, xã hội Việt Nam đã có sự

phân hóa ngày càng sâu sắc Mỗi tầng lớp, giai cấp có quyền lợi và địa vị khác nhau,

nên cũng có thái độ chính trị và khả năng cách mạng khác nhau 0,5

- Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hoá thành đại địa chủ, địa chủ vừa và nhỏ,

một bộ phận trở thành tầng lớp tư sản Bộ phận đại địa chủ chiếm nhiều ruộng đất,

câu kết với thực dân Pháp bóc lột nông dân nên không có tinh thần cách mạng Bộ

phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia các phong trào khi có điều

kiện

1,0

- Tầng lớp tư sản: ngày càng đông, mấy năm sau CTTG thứ nhất mới trở thành giai

cấp tư sản Họ đã bị phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc Tư

sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với đế quốc áp

bức bóc lột nhân dõn nên không có tinh thần cách mạng Bộ phận tư sản dân tộc có

khuynh hướng kinh doanh độc lập nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, nhưng thái độ

đấu tranh không kiên định, dễ thỏa hiệp

1,0

- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: tăng nhanh về số lượng, họ bị Pháp chèn ép, bạc đãi

nên có đời sống bấp bênh Bộ phận trí thức có điều kiện tiếp thu các trào lưu tư tưởng

tiến bộ nên có tinh thần hăng hái cách mạng Đó là lực lượng quan trọng của cách

mạng dân tộc, dân chủ

0,75

- Giai cấp nông dân: chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột

nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên quy mô lớn Đây là lực lượng hăng hái và

đông đảo nhất của cách mạng

0,75

Trang 5

- Giai cấp công nhân: ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của pháp và phát triển

nhanh trong cuộc khai thác lần thứ hai Có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức

bóc lột (đế quốc, phong kiến, tư sản người Việt); có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông

dân; kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc; Đặc biệt, thời

kì này, giai cấp công nhân Việt Nam được tiếp thu ảnh hưởng của phong trào Cách

mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác-Lênin

Do đó, giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo

cách mạng nước ta

1.0

Ngày đăng: 30/11/2017, 15:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w