LỜI MỞ ĐẦUTrong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cộng thêm với sự ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta thì các doanh nghiệp lớn bé ngày càng thi nhau mọc lên như nấm sau mưa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Vì thế, mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thể tránh khỏi quy luật đào thải trên thương trường. Do đó, để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi DN phải biết mình là ai và tình hình tài chính của mình như thế nào, từ đó nắm bắt cơ hội và phát huy tối đa tiềm lực của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.Trong bối cảnh trên, Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Là một sinh viên chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh tại trường Đại học Quy Nhơn, em đã hoàn thành 6 kỳ học lý thuyết theo chương trình học của nhà trường với lượng kiến thức tích lũy được cũng khá nhiều. Song kiến thức chuyên ngành đối với bản thân em nói riêng và các sinh viên khác trong cùng chuyên ngành nói chung vẫn chưa hoàn thiện do giữa lý thuyết và thực tiễn vẫn có khoảng cách rất xa nhau. Rất may mắn, nhà trường và khoa TCNHQTKD đã tạo điều kiện cũng như được sự đồng ý của Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nên em đã có dịp thực tập tại Công ty. Mục đích của báo cáo: Qua kỳ thực tập này em hy vọng sẽ tìm hiểu, làm quen các vấn đề thực tế của tổ chức kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạt động chủ yếu của Công ty. Từ đó đưa ra nhận xét đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động mà em đã tìm hiểu.Đối tượng nghiên cứu: Bài báo cáo này tập trung nghiên cứu quá trình hình thành và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định.Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) từ năm 2014 đến năm 2016.
Trang 1KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR) 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.1.1 Tên, địa chỉ công ty 3
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.1.3 Quy mô hiện tại của Công ty 7
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định 8
1.3 Bộ máy tổ chức của Công ty 9
1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý 9
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý 10
1.4 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty 12
1.4.1 Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của Công ty 12
1.4.2 Các quy trình sản xuất thuốc của Công ty Bidiphar 13
1.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty Bidiphar 15
1.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014-2016 15
1.5.2 Cơ cấu Tài sản, Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 16
1.5.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty 18
PHẦN 2: PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH 22
2.1 Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing 22
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây 22
2.1.2 Thực trạng công tác marketing 24
2.1.2.1 Chính sách sản phẩm và thị trường Công ty Bidiphar 24
2.1.2.2 Chính sách giá 25
2.1.2.3 Chính sách phân phối 26
Trang 32.1.2.5 Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty 28
2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương 28
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 28
2.2.2 Phương pháp xây dựng định mức lao động của Công ty 29
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động: 32
2.2.4 Năng suất lao lộng 33
2.2.5 Tuyển dụng lao động 34
2.2.6 Đào tạo lao động 35
2.2.7 Tổng quỹ lương của Công ty Bidiphar 36
2.2.8 Đơn giá tiền lương 37
2.2.9 Các hình thức trả công lao động ở Công ty 37
2.2.9.1 Hình thức trả lương theo thời gian 37
2.2.9.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 37
2.3 Phân tích công tác quản lý sản xuất 38
2.3.1 Hình thức tổ chức sản xuất 38
2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật của các bộ phận 39
2.3.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 39
2.3.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của các bộ phận 40
2.3.3 Phương pháp lập kế hoạch sản xuất 41
2.3.4 Các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất 42
2.3.5 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu 44
2.3.6 Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu của Công ty 44
2.3.7 Cơ cấu tài sản cố định, tình trạng tài sản cố định của Công ty 45
2.3.8 Tình hình sử dụng tài sản cố định 46
2.4 Phân tích công tác kế toán tại Công ty 47
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 47
2.4.2 Phân loại chi phí của công ty 48
Trang 42.4.2.1 Chi phí và tính giá thành thực tế 48
2.4.2.2 Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh 49
2.4.3 Chứng từ và sổ sách kế toán 49
2.4.3.1 Chứng từ 49
2.4.3.2 Trình tự ghi sổ 50
2.4.4 Phương pháp tập hợp chi phi phí và tính giá thành thực tế với một số sản phẩm chủ yếu 51
2.5 Phân tích công tác chi phí và giá thành sản phẩm 51
2.5.1 Công tác xây dựng giá thành kế hoạch của công ty 51
2.5.2 Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế 52
2.5.3 Phân tích sự biến động của giá thành thực tế ở Công ty 54
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TTBYT BÌNH ĐỊNH 56
3.1 Đánh giá chung 56
3.1.1 Những ưu điểm 56
3.1.2 Những hạn chế 57
3.2 Các đề xuất hoàn thiện 57
KẾT LUẬN 58
Trang 5BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG
Bảng 1.1 Bảng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 –
2016 18
Bảng 1.2 Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 20
Bảng 1.3 Doanh lợi doanh thu của Công ty giai đoạn 2014-2016 22
Bảng 1.4 Doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2014 – 2016 22
Bảng 1.5 Doanh lợi Tài sản của Công ty giai đoạn 2014-2016 23
Bảng 2.1 Doanh thu theo nhóm khách hàng của Công ty giai đoạn 2014-2016 24
Bảng 2.2 Doanh thu theo từng khu vực của Công ty giai đoạn 2014-2016 25
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2016 32
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng thời gian lao động năm 2016 36
Trang 7Thứ tự sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.2 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên 16
Sơ đồ 1.3 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm 17
Sơ đồ 2.3 Hình thức tổ chức sản xuất tại Công ty 42
Sơ đồ 2.4 Quy trình lập kế hoạch sản xuất của Công ty 46
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 50
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO, cộngthêm với sự ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta thì các doanh nghiệp lớn bé ngàycàng thi nhau mọc lên như nấm sau mưa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắtgiữa các doanh nghiệp Vì thế, mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng không thểtránh khỏi quy luật đào thải trên thương trường Do đó, để có thể đứng vững trênthị trường và ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi DN phải biết mình là ai và tình hìnhtài chính của mình như thế nào, từ đó nắm bắt cơ hội và phát huy tối đa tiềm lựccủa mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
Trong bối cảnh trên, Công ty cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định(Bidiphar) cũng không nằm ngoài xu hướng đó Là một sinh viên chuyên ngànhQuản Trị Kinh Doanh tại trường Đại học Quy Nhơn, em đã hoàn thành 6 kỳ học lýthuyết theo chương trình học của nhà trường với lượng kiến thức tích lũy đượccũng khá nhiều Song kiến thức chuyên ngành đối với bản thân em nói riêng và cácsinh viên khác trong cùng chuyên ngành nói chung vẫn chưa hoàn thiện do giữa lýthuyết và thực tiễn vẫn có khoảng cách rất xa nhau Rất may mắn, nhà trường vàkhoa TC-NH-QTKD đã tạo điều kiện cũng như được sự đồng ý của Công ty cổphần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định nên em đã có dịp thực tập tại Công ty
Mục đích của báo cáo: Qua kỳ thực tập này em hy vọng sẽ tìm hiểu, làm
quen các vấn đề thực tế của tổ chức kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh.Đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành phân tích, đánh giá một số hoạtđộng chủ yếu của Công ty Từ đó đưa ra nhận xét đánh giá được những điểmmạnh, điểm yếu ở những mặt hoạt động mà em đã tìm hiểu
Đối tượng nghiên cứu: Bài báo cáo này tập trung nghiên cứu quá trình
hình thành và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược – Trangthiết bị y tế Bình Định
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình hoạt động tại Công ty cổ phần Dược –
Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) từ năm 2014 đến năm 2016
Trang 9Phương pháp nghiên cứu:
Báo cáo tổng hợp áp dụng các phương pháp chủ yếu sau:
Phương pháp thu thập số liệu: Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh , bảngcân đối kế toán, bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty và từ tài liệu
Phương pháp so sánh: So sánh mức độ thay đổi biến động (tăng, giảm) ởmức tuyệt đối , tương đối của các xu hướng của các chỉ tiêu phân tích
Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu của Công ty qua các năm
Phương pháp tổng hợp: Từ những phân tích, so sánh đưa ra những nhận xétchung về tình hình hiện tại
Kết cấu của bài báo cáo gồm 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y
tế Bình Định
Phần 2: Phân tích các hoạt động của Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết
bị y tế Bình Định
Phần 3: Đánh giá chung và đề xuất hoàn thiện.
Sau một thời gian kiến tập tại Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tếBình Định, báo cáo thực tập tổng hợp này được hoàn thành dựa trên cơ sở tiếp thunghiêm túc các nội dung và thực trạng hoạt động của công ty Em xin chân thànhcảm ơn thầy Đặng Hồng Vương – giáo viên hướng dẫn, Ban lãnh đạo Công ty vàcác cô chú, anh chị của Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian kiếntập và hoàn thành bài báo cáo
Mặc dù đã cố gắng thực hiện nhưng do còn hạn chế về thời gian cũng như
về trình độ chuyên môn, hiểu biết thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót
Em rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bàiBáo cáo thực tập tổng hợp của em được hoàn thiện hơn
Trang 10Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Tú Uyên
Trang 11PHẦN 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Tên, địa chỉ công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾBÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
Tên tiếng Anh: Binh dinh Pharmaceutical and Medial Equipment JointStock Company
Tên viết tắt: BIDIPHAR
Trang 12Người đại diện pháp lý: Ông NGUYỄN VĂN QUÁ – Chủ tịch Hội đồngquản trị - Tổng Giám đốc Công ty
Giấy chứng nhận ĐKKD lần đầu ngày 01/ 09/2010 số 4100259564 do Sở
Kế Hoạch và Đầu tư Bình Định cấp ngày 21/04/2008, đăng ký thay đổi lần 2 ngày01/03/2014
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Các tổ chức tiền thân Bidiphar
Năm 1976: Từ nền tảng Xưởng Dược thuộc Ban quân dân y khu 5, hình
thành các đơn vị của tỉnh hoạt động trong ngành dược và trực thuộc Ty Y tế NghĩaBình, bao gồm: Công ty Dược phẩm Dược liệu Nghĩa Bình (chuyên về phân phối,trụ sở tại xã Quy Nhơn), Xí nghiệp Dược phẩm Nghĩa Bình (chuyên về sản xuất,trụ sở tại thị xã Quảng Ngãi), Công ty vật tư Y tế Nghĩa Bình (chuyên kinh doanhvật tư, thiết bị y tế, trụ sở tại 34 Ngô Mây, Quy Nhơn), Trạm nghiên cứu Dược liệuNghĩa Bình (chuyên phát triển nuôi trồng và nghiên cứu dược liệu, có trụ sở tại thị
xã Quy Nhơn)
Năm 1979: Thành lập Phân xưởng phủ tạng tại 363-371 Trần Hưng Đạo,
Quy Nhơn trực thuộc Xí nghiệp Dược phẩm Nghĩa Bình
Năm 1980: Trên cơ sở Phân xưởng phủ tạng thành lập Xí nghiệp Dược
phẩm II Nghĩa Bình trực thuộc Ty Y tế Nghĩa Bình
Xí nghiệp bao gồm các phân xưởng cơ bản sau: phân xưởng thuốc Nước,phân xưởng phi-tin sản xuất thuốc viên từ cám gạo, phân xưởng Berberrin, phânxưởng thuốc viên, phân xưởng sản xuất cao xoa các loại, phân xưởng dầu cá,…
Năm 1983: Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình chuyển trực thuộc Xí
nghiệp Liên hợp Dược Nghĩa Bình
Năm 1986: Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình chuyển Nhà máy sản xuất
về tại 498 Nguyễn Thái Học, Quy Nhơn hoạt động sản xuất cho đến nay Tronggiai đoạn này Xí nghiệp chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo đơn đặt hàng củaLiên hợp Dược Nghĩa Bình
Trang 13Năm 1988: Chuyển Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình sang mô hình
hoạt động hạch toán kinh tế độc lập, không phụ thuộc vào việc đặt hàng theo kếhoạch từ Công ty Dược phẩm dược liệu Nghĩa Bình
Thành lập thương hiệu Bidiphar và các giai đoạn phát triển
Năm 1989: Chính phủ tách địa giới hành chính tỉnh Nghĩa Bình thành 02
tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi Xí nghiệp Dược phẩm II Nghĩa Bình được đổi tênthành Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định (viết tắt Bidiphar)
Năm 1994: Bidiphar liên doanh với Xí nghiệp Dược phẩm Champasack
(Lào) thành lập Công ty liên doanh Dược phẩm hữu nghị Champasack – BìnhĐịnh, có trụ sở tại tỉnh Champasack Lào, gọi tắt là Công ty CBF Pharma Co.,Ltd.Trong đó Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định chiếm 80% vốn điều lệ
Năm 1995: Hợp nhất 02 đơn vị là Công ty Dược vật tư Y tế Bình Định và
Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định thành lập Công ty Dược – Trang thiết bị Y tếBình Định, trong đó nòng cốt là Xí nghiệp Dược phẩm Bình Định theo quyết định
số 922/QĐ-UB ngày 05/05/1995 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
Năm 1999: Thực hiện chủ trương cổ phần hóa, tách Phân xưởng In và Bao
bì, một đơn vị trực thuộc của Bidiphar thành lập Công ty cổ phần in và Bao bìBình Định
Bidiphar đầu tư xây dựng Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn ASEAN đầu tiên
GMP-Năm 2005: Thành lập mới 02 đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH MTV do
Bidiphar làm chủ sở hữu 100% vốn:
Tách Xí nghiệp Nước khoáng Chánh Thắng (đơn vị hạch toán trực thuộcBidiphar) thành lập Công ty TNHH MTV Nước Khoáng Quy Nhơn theo Quyếtđịnh 1275/QĐ-CTD ngày 28/12/2005 của Gíam đốc Công ty, hoạt động SXKDtrong lĩnh vực thực phẩm
Thành lập mới công ty TNHH MTV Muối Bình Định từ Xí nghiệp Muối
I-ốt trực thuộc, hoạt động SXKD muối i-I-ốt và thực phẩm khác, theo Quyết định số
Trang 141166/QĐ-CTD ngày 25/11/2005 của Giám đốc Công ty Dược – TTBYT BìnhĐịnh
Năm 2006: Bidiphar chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ
-Công ty con, theo Quyết định thành lập số 102/2006/QĐ-UBND ngày 27/06/2006của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần khoáng sản Biotan, hoạt động tronglĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản Bidiphar chiếm 10% vốn điều lệ
Đầu tư nâng cấp Nhà máy dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP-WHO
Năm 2007: Góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Cao su Bidiphar, quản lý
vốn đầu tư sang Lào: trồng và chăm sóc 5.000 ha cao su tại tỉnh Sê-kông(CHDCND Lào), trong đó Bidiphar chiếm 30% vốn điều lệ
Năm 2008: Tách bộ phận sản xuất dược phẩm thuộc Bidiphar thực hiện cổ
phần hoá thành lập Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 2, sau đó Bidiphar 2 liêndoanh với Tập đoàn Fresenius Kabi (Đức) thành lập Công ty cổ phần FreseniusKabi Bidiphar (viết tắt FKB)
Năm 2009: Thực hiện tái cơ cấu vốn đầu tư tại Công ty CBF Pharma,
Bidiphar thực hiện chủ trương của Tỉnh bán hết phần vốn Nhà nước tại Công tyCBF Pharma và hoàn tất việc thu hồi vốn vào tháng 12/2011, để chuyển sang các
dự án đầu tư khác
Năm 2010: Chuyển công ty mẹ từ doanh nghiệp nhà nước sang hình thức
Công ty TNHH 01 TV do UBND tỉnh làm chủ sở hữu (100% vốn nhà nước) theoQuyết định số 264/QĐ-UBND ngày 23/06/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh BìnhĐịnh, Bidiphar bắt đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp cho đến nay
Năm 2012: Thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Muối Bình Định,
thành lập Công ty CP Muối và Thực phẩm Bình Định, hoạt động từ ngày01/01/2013 Bidiphar chiếm 42,28% vốn điều lệ
Năm 2013: tiến hành cổ phần hóa Bidiphar theo Quyết định số
3439/QĐ-UBND ngày 20/11/2013 của Chủ tịch 3439/QĐ-UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt
Trang 15Phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Địnhthành công ty cổ phần Thực hiện chủ trương thoái vốn đầu tư tại Công ty CPNước khoáng Quy Nhơn.
Năm 2014: Chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần từ ngày
01/03/2014 sau khi tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập Thực hiện chủtrương thoái vốn đầu tư tại Công ty cổ phần In và Bao bì Bình Định
Năm 2015: Hoàn tất sáp nhập Bidiphar 1 vào Bidiphar và chính thức hoạt
động vào 01/01/2015 Vốn điều lệ 419,182 tỷ đồng, trong đó nhà nước chiếm giữ41,65% vốn điều lệ
Năm 2016: Phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 523,79 tỷ đồng, trong
đó tỷ lệ nhà nước chiếm giữ 33,34% Thành lập mới 03 công ty 100% vốn củaBidiphar nhằm thực hiện các dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm theo tiêu chuẩnGMP-PIC/S:
- Công ty TNHH MTV Bidiphar Công nghệ cao
- Công ty TNHH MTV Bidiphar Betalactam
- Công ty TNHH MTV Bidiphar Non-Betalactam
Các bước đi tiên phong trong đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình phát triển của Công ty
Bidiphar tự hào là Công ty Dược phẩm Việt Nam có những bước tiến vữngchắc và luôn đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong công tácquản lý, sản xuất và kinh doanh theo các tiêu chuẩn quốc tế
Năm 1992, Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất
Thuốc kháng sinh tiêm
Năm 1997, Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất Dung
dịch tiêm truyền kháng sinh, Vitamin và Acidamin
Trang 16Năm 2003, Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ bào chế Thuốc tiêm đông khô (năm 2003)
Năm 2008, Công ty Dược trong nước đầu tiên nghiên cứu và sản xuất thuốc
điều trị bệnh ung thư
Năm 2009, tiến hành xây dựng phân xưởng viên nang mềm.
Năm 2010, phân xưởng viên nang mềm được đưa vào hoạt động sử dụng
với năng suất cao
Năm 2011, đầu tư thêm máy móc chuyên dụng cho các phân xưởng (máy
đóng dịch, máy đông khô, máy tạo nitơ, máy xử lý ẩm, máy làm sạch viên sủi…)
Nâng cấp một số phân xưởng nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất theo quyđịnh GMP-WHO
Đầu tư góp vốn mua cổ phần của công ty CBF (khoảng 352.000 USD tươngứng 10% vốn điều lệ)
Năm 2012, tiến hành giai đoạn nghiên cứu thực phẩm chức năng (hiện đã
có thành phẩm được công nhận trên thị trường)
Cải tiến máy đóng thuốc tiêm bột, máy đóng gói trục dọc nhằm đa dạng hóacác sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu thị trường trên dây chuyền sản xuất này
Đầu tư, bổ sung một số thiết bị để đáp ứng yêu cầu sản xuất một số dạngviên kỹ thuật cao
Đầu tư giai đoạn 1 dây chuyền thuốc ung thư
Năm 2013, sản phẩm thuốc ung thư được công nhận và phổ biến trên thị
trường
Bidiphar trả lại một số bộ phận (khối kỹ thuật, kiểm nghiệm,…) choBidiphar 1 để công ty tự hạch toán
Trang 17Để phát triển tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập cuối năm 2014 Bidiphar
1 sáp nhập trở lại Bidiphar
1.1.3 Quy mô hiện tại của Công ty
Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 523.790.000.000 (Năm trăm hai mươi
ba tỷ, bảy trăm chín mươi triệu đồng)
Cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng tăng lên cùng với sự pháttriển của công ty Đến ngày 31/12/2016, công ty đã có 1.153 công nhân viên được
bố trí công việc hợp lí dựa trên thực tế khả năng thực hiện công việc và năng lựccông tác của từng người
Dự kiến các năm tới công ty xây dựng thêm hệ thống Nhà thuốc BidipharGPP trong tỉnh để đăng ký chuỗi Nhà thuốc GPP Củng cố hệ thống phân phối trêntoàn quốc, chú trọng thị trường OTC, thông qua việc phát triển nhân lực bán hàng
và hoạt động các chi nhánh mới Duy trì và triển khai hệ thống quản lý chất lượngtheo tiêu cuẩn ISO 9001: 2015
Tại thị trường trong nước
Mạng lưới tiêu thụ trong tỉnh bao gồm các Bệnh viện, Trung tâm Y tế vàcác cơ sở điều trị, các đại lý, nhà thuốc, thông qua mạng lưới phân phối của 19 Chinhánh khắp cả nước
Về thị trường xuất khẩu
Hiện tại Dược phẩm Bidiphar sản xuất đã xuất khẩu sang thị trường cácnước như: Lào, Campuchia, Myamar, Mông Cổ,
Bidiphar xem trọng việc phục vụ khách hàng, mở rộng hệ thống phân phốitới cộng đồng khu vực Ngoài việc quản lý kinh doanh một cách khoa học, năngđộng, Bidiphar cam kết xây dựng và triển khai các hoạt động kinh doanh hiệu quả,tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, mang đẳng cấp quốc tế
Như vậy có thể kết luận rằng, Bidiphar có quy mô lớn, HĐKD và sản xuất nhiều loại sản phẩm thuốc tân dược, vật tư y tế đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước Bên cạnh đó còn có các đơn vị trực thuộc SXKD nhiều lĩnh vực khác nhau
Trang 18o Sản xuất dược phẩm,dược liệu.
o Bán buôn dược phẩm, dược liệu, dụng cụ, vật tư ngành y tế
o Bán lẻ dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm
o Dịch vụ bảo quản thuốc Dịch vụ kiểm nghiệm thuốc Dịch vụ tư vấnquản lý đảm bảo chất lượng trong sản xuất thuốc Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vựcsản xuất dược phẩm
o Sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăngcường và vi chất dinh dưỡng Sản xuất muối I ốt
o Mua bán sữa và các thực phẩm từ sữa, thực phẩm chức năng, thực phẩm
bổ sung, thực phẩm tăng cường và vi chất dinh dưỡng
o Mua bán máy móc thiết bị y tế Mua bán, lắp đặt các thiết bị văn phòng
o Mua bán hóa chất, vắc xin, sinh phẩm miễn dịch, hóa chất chế phẩmdiệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực y tế
o Sản xuất các loại nước khoáng, nước giải khát
o Sản xuất giấy nguyên liệu, bao bì carton
o In ấn
o Sản xuất lọ, ống thủy tinh dùng cho công nghiệp dược phẩm, tiêu dùng
o Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
o Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, nhà kho, văn phòng làm việc
Trang 19o Sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc, dụng cụ trong lĩnh vực
y tế và sản xuất dược phẩm
o Sản xuất, mua bán, lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, hệ thống cung cấpkhông khí lạnh tiệt trùng, hệ thống cung cấp ôxy, nitơ phục vụ ngành y tế
o Sản xuất, mua bán vật tư nông, lâm nghiệp Trồng và chế biến sản phẩm
từ cây công nghiệp ngắn và dài ngày Sản xuất, chế biến gỗ Mua bán hàng nông,lâm sản, thủ công mỹ nghệ
o Khai thác và chế biến khoáng sản
1.3 Bộ máy tổ chức của Công ty
1.3.1 Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý
Phó TGĐ phụ trách chất lượng
Phòng Quản
Lý Chất Lượng
Phòng Kiểm Nghiệm
Phòng Kế Hoạch
Phòng Kỹ Thuật Công Nghệ
Trung Tâm Nghiên Cứu &
Phát Triển Ban Kiểm Soát
Trang 20Sơ đồ 1.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Ghi chú: : Quan hệ trực tiếp
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng củaCông ty theo Luật DN và Điều lệ Công ty: thông qua chủ trương chính sách đầu tưphát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, thông qua phương án SXKD, quyết định
bộ máy tổ chức quản lý và điều hành SXKD của Công ty
Hội đồng Quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty giữa 2 kỳ họpĐại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đềliên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty phù hợp với luật pháp, trừ nhữngvấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệmtrước Đại hội đồng cổ đông tất cả những vấn đề quản lý Công ty theo Điều lệ, nghịquyết của Đại hội đồng cổ đông và tuân thủ pháp luật
Hội đồng quản trị của Công ty có 07 thành viên, trong đó có 01 Chủ tịch, 01Phó Chủ tịch Mỗi thành viên Hội đồng Quản trị có nhiệm kỳ tối đa 05 năm và cóthể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo
Ban kiểm soát
Phòng Thiết Bị Y Tế
Phân Xưởng Cơ
Điện
Nhà Máy Sản Xuất
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Trang 21Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi HĐKD,quản trị và điều hành Công ty Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên,nhiệm kỳ 05 năm.
Ban lãnh đạo của công ty
- Tổng Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành
toàn bộ mọi công việc quản lý của Công ty, là người đại diện pháp nhân của công
ty trước pháp luật, trước Nhà nước về mọi hoạt động
- PTGĐ phụ trách chất lượng: Là người chịu trách nhiệm về mặt chất
lượng của công ty, phát triển nghiên cứu, sản phẩm mới, kiểm nghiệm đảm bảochất lượng sản phẩm, theo dõi tình hình sản xuất của công ty Bidiphar
- PTGĐ phụ trách kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm về mặt kinh
doanh của công ty
- PTGĐ phụ trách tài chính: Là người chịu trách nhiệm về mặt tài chính
Công ty
Các phòng ban, chức năng
- Phòng Tổ chức: Đảm nhiệm công tác tổ chức, sắp xếp điều động cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, muasắm, cấp phát văn phòng phẩm cho các phòng ban trong doanh nghiệp Đảm bảocông tác lao động tiền lương trong toàn công ty
- Phòng Kĩ thuật công nghệ: Theo dõi các quy trình sản xuất, chủ trì giải
quyết các vấn đề kĩ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý các định mức
kĩ thuật
- Trung tâm Nghiên cứu sản xuất thử: Có chức năng tổ chức nghiên cứu
sản phẩm mới và tiến hành sản xuất thử
- Phòng Kế toán: Quản lý về mặt tài chính ở công ty, tổ chức các nghiệp vụ
về hạch toán kế toán phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty theotheo đúng thông tư quy định của Nhà nước, giám sát hoạt động sản xuất kinh
Trang 22doanh, tín dụng, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, của công ty Hàng tháng, hàngquý báo cáo tình hình tài chính và kinh doanh lãi lỗ của công ty cho Ban giám đốc
để đề ra hướng giải quyết
- Phòng Kinh doanh tiếp thị: Có nhiệm vụ nhận các đơn đặt hàng, theo dõi
quá trình bán sản phẩm và quảng bá sản phẩm
- Phòng Marketing: Xây dựng các phương án giới thiệu sản phẩm, các chiến
lược về chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán hàng
- Phòng Vận chuyển: Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa, nguyên vật
liệu và các sản phẩm của công ty
- Phòng Trang thiết bị y tế: Chịu trách nhiệm về việc cung cấp các thiết bị y
tế cần thiết cho quá trình nghiên cứu, cho các cơ sở y tế, bệnh viện
- Phân xưởng cơ điện: Có nhiệm vụ gia công cơ khí, sản xuất các cấu kiện
phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác của công ty Sản xuất vật tư, thiết bị, phụtùng cho ngành nghề kinh doanh của công ty
- Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra, đối chiếu lệnh sản xuất với quy trình
kiểm tra hồ sơ có phù hợp hay không và đóng dấu đảm bảo chất lượng để nhậpkho
- Phòng Kiểm nghiệm: Quản lý chất lượng sản phẩm, nguyên liệu, hóa chất
trước khi đưa vào sản xuất, nhập kho thành phẩm và xuất bán thành phẩm đảm bảo
đủ tiêu chuẩn
- Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm trong việc cung ứng nguyên liệu kịp
thời theo nhu cầu sản xuất
Trang 231.4 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
1.4.1 Đặc điểm các sản phẩm chủ yếu của Công ty
Bidiphar sản xuất và cung cấp các loại thuốc phòng và chữa bệnh, cung cấpthiết bị dụng cụ y tế cho các bệnh viện, các cơ sở khám và chữa bệnh trong vàngoài nước Sau đây là một số sản phẩm chủ yếu của Bidiphar:
Dược phẩm: Thuốc bột, thuốc cốm, thuốc kem, thuốc mỡ, thuốc nhỏ mắt,thuốc tiêm truyền, thuốc viên nén, viên bao, thuốc viên nang, thuốc tiêm đông khô,bột pha tiêm
Trang thiết bị y tế: Các thiết bị phục vụ bệnh viện như Lavabo rửa tay, nồihấp, nồi sắc thuốc, máy giặt, tủ sấy,…
1.4.2 Các quy trình sản xuất thuốc của Công ty Bidiphar
1.4.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc viên
Nguyên liệu được cân sau đó chuyển đến máy rây, trộn siêu tốc rồi đượcđưa đi sấy, sửa hạt ở máy sấy tầng sôi Tại đây nguyên liệu được đo độ ẩm rồichuyển sang trộn cốm Sau khi trộn cốm, nguyên liệu được đưa vào máy để sảnxuất thuốc viên Sau quá trình lau viên, tẩm đường thuốc đưa đi kiểm nghiệm vànhập kho
Trang 24Sơ đồ 1.2 Quy trình sản xuất thuốc viên
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Công nghệ)
1.4.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm
Đóng gói
Nhập kho
Limimar Nước cất Cất nước
Hệ thống xử lý Chai rỗng, nút
Xử lý
Sấy
Nhập kho Dán nhãn Kiểm nghiệm Siết nút nhôm Đóng lọ Cân nguyên
Trang 25Sơ đồ 1.3 Quy trình công nghệ sản xuất thuốc tiêm
(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Công nghệ)
Cũng như thuốc viên, thuốc tiêm là một sản phẩm chính của Công ty, nhómsản phẩm này rất đa dạng và được tổ chức sản xuất trên một dây chuyền công nghệtại một phân xưởng riêng biệt
Nước cất, nguyên liệu, tá dược sau khi được lựa chọn và phân liều sẽ đượchòa tan với nhau Hỗn hợp thu được sẽ cho vào phụ gia máy cất nước lọc
Ống được rửa sạch sẽ cả trong lẫn ngoài Tiến hành đóng ống bằng máy rồisau đó dán nhãn Sau khi được kiểm nghiệm chất lượng thuốc ống được đóng gói
và nhập kho
Trang 261.5 Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty Bidiphar
1.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014-2016
Bảng 1.1 Bảng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014 – 2016
(ĐVT: triệu đồng)
ST
Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.444.502 1.266.145 1.442.509 178.357- -12,35 176.364 13,93
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 118.985 41.077 57.607 -77.908 -65,48 16.530 40,24
Trang 2713 Lợi nhuận khác (13=11-12) 2.321 144.079 36 141.758 6107,63 144.043- 99,98
-14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14=10+13) 79.511 273.855 175.881 194.344 244,43 -97.974 35,76
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (16=14-15) 63.592 214.765 141.491 151.173 237,72 100.274- 41,46
-(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Trang 28Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 – 2016, nhận thấy:
→Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 đạt 1.444.502 triệu đồng đến
năm 2015 là 1.266.145 triệu đồng tức là giảm 178.357 triệu đồng tương đương với giảm12,35% Sở dĩ có sự sụt giảm này là do Công ty đã loại trừ phần Doanh thu cung ứngnguyên vật liệu và dịch vụ giữa Bidiphar 1 và Bidiphar sau sát nhập hai đơn vị vào ngày01/01/2015 Đến năm 2016 Doanh thu bán hàng và CCDV tăng lên 176.364 triệu đồngtương đương với tăng 13,93% so với năm 2015 Qua đó cho ta thấy được trong hai nămgần đây nhu cầu về dược phẩm, trang thiết bị y tế ngày càng tăng Là tiền đề thúc đẩyCông ty mạnh dạn đầu tư thêm máy móc thiết bị để có thể thu thêm lợi nhuận trong tươnglai
→Giá vốn hàng bán năm 2015 là 773.076 triệu đồng giảm 297.310 triệu đồng so với
năm 2014, tức là giảm 27,78% GVHB giảm như vậy là do giá mà Công ty mua và nhậpkhẩu nguyên vật liệu giảm Nhưng đến năm 2016 GVHB lại tăng lên 13,28% so với năm
2015, cho thấy giá mua và nhập khẩu nguyên vật liệu đã tăng trở lại Doanh thu BH vàCCDV tăng qua các năm cùng với việc GVHB lại giảm nên làm cho Lợi nhuận gộp về
BH và CCDV cũng tăng dần qua các năm
→Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2015 cao hơn năm 2014 là 52.586
triệu đồng, tương đương là tăng 68,13% Qua năm 2016 lợi nhuận thuần đạt tới 175.844triệu đồng, tức là tăng 46.069 triệu đồng tương đương với 35,5% so với 2015 Điều nàychứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả trong 3 năm gần đây, đồng thời Công ty ngày càngchiếm ưu thế trên thị trường dược phẩm hiện nay Công ty cần có những kế hoạch cụ thể
để phát triển hơn trong những năm tới
1.5.2 Cơ cấu Tài sản, Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2014 – 2016
Trang 29Bảng 1.2 Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2014 – 2016
I Tiền và các khoản tương đương tiền 138.943 210.691 135.548 71.748 51,63 -75.143 -35,57
II Các đoạn đầu tư tài chính ngắn hạn 759 110.001 274.112 109.242 14.393 164.111 149,19III Các khoản phải thu ngắn hạn 256.282 272.480 372.127 16.198 6,32 99.647 36,57
IV Tài sản dài hạn khác 3.142 3.616 12.188 474 15,08 8.572 237,06
Trang 30+ Tài sản ngắn hạn: Do các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua các năm làm chotài sản ngắn hạn của Công ty từ năm 2014-2016 tăng Năm 2015 tăng 772.566triệu đồng (tăng 56,75%) so với năm 2014 Sang đến 2016 tài sản ngắn hạn tiếp tụctăng lên 250.574 triệu đồng, tức là tăng 32,43% so với năm 2015
+ Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của Công ty năm 2014 là 303.500 triệu đồng.Sang năm 2015 giảm xuống còn 295.366 triệu đồng, giảm 8.134 triệu đồng (giảm2,68%) Tài sản của Công ty giảm nhẹ như vậy là do Công ty đã đầu tư vào tàichính dài hạn Đến 2016, tài sản dài hạn của công ty tăng trở lại lên 411.119 triệuđồng, tăng 39,19% so với 2015
- Về tổng nguồn vốn, ta thấy nợ phải trả tăng dần qua các năm Năm 2014 nợphải trả của Công ty là 486.897 triệu đồng, sang năm 2015 thì nợ phải trả tăng26.891 triệu đồng (tăng 5,52%) và năm 2016 tiếp tục tăng thêm 147.442 triệuđồng Tình hình vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2014 đạt 309.468 triệu đồng,đến năm 2015 tăng lên đến 544.144 triệu đồng (tăng 79,06%) Sang năm 2016, vốnchủ sở hữu của công ty là 773.029 triệu đồng.Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trảcủa Công ty chiếm tới gần 50% trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy sự tự chủ
về nguồn vốn của Công ty thấp Điều này tác động rất lớn đến Công ty khi có sựbiến động về kinh tế
1.5.3 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty
Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS)
Doanh thu thuần
Bảng 1.3 Doanh lợi doanh thu của Công ty giai đoạn 2014-2016
Trang 31(Đvt: Triệu đồng)
ST
T Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
2015/2014 2016/2015 +/- % +/- %
Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Tỷ số này cho biết LNST chiếm bao nhiêu
phần trăm trong doanh thu; tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là Công ty kinh
doanh có lãi, tỷ số này lớn nghĩa là lãi càng lớn; tỷ số này mang giá trị âm nghĩa là
Công ty kinh doanh thua lỗ DLDT của công ty từ năm 2014 đến năm 2016 đều
dương, cụ thể: Năm 2014 là 3,97% đến năm 2015 là 17,53% và sang năm 2016 là
10,22% điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có lãi
Tỷ suất doanh lợi vốn CSH
Doanh lợi vốn CSH (ROE)
Tổng vốn chủ sở hữu bình quânBảng 1.4 Doanh lợi vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2014 – 2016
(Đvt: triệu đồng)
ST
T Chỉ tiêu Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
2015/2014 2016/2015 +/- % +/- %
1 Lợi nhuận sau
- ROE: Dùng để đánh giá hoạt động tài chính của Công ty Tỷ số này cho biết
mức lợi nhuận trên mức đầu tư của các CSH
Trang 32+ Năm 2014, bình quân cứ 100 đồng vốn CSH đem lại 15,7 đồng LNST
+ Năm 2015, bình quân cứ 100 đồng vốn CSH đem lại 49,74 đồng LNST
+ Năm 2016, bình quân cứ 100 đồng vốn CSH đem lại 21,32 đồng LNST
Như vậy, qua bảng trên ta thấy năm 2015 Doanh lợi vốn CSH của Công tytăng cao lên đến 237,72% so với năm 2014 Điều này chứng tỏ Công ty đã sử dụngđồng vốn CSH có hiệu quả Sang năm 2016 Doanh lợi vốn CSH giảm 57,14%, chothấy hiệu quả sử dụng vốn CSH của Công ty bị giảm so với 2015
Doanh lợi tài sản (ROA)
Tổng tài sản bình quân Bảng 1.5 Doanh lợi Tài sản của Công ty giai đoạn 2014-2016
Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2015 so với năm 2014 có
xu hướng tăng 15,03 đồng, tương đương với 187,88% Sang năm 2016 hiệu quả sửdụng vốn từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty tăng nhưng không
Trang 33đáng kể (tăng 0,92%) Qua đó cho ta thấy Công ty khi đã sử dụng đồng vốn kinhdoanh có hiệu quả, tuy nhiên cần sử dụng vốn hợp lý hơn để giúp Công ty có chiềuhướng phát triển hơn trong tương lai.
PHẦN 2:
PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH
2.1 Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing
2.1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây
Nhìn chung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời gian quacũng đã được chú trọng và đẩy mạnh, sản phẩm tiêu thụ ngày càng lớn, thị trườngngày càng được mở rộng, doanh thu tiêu thụ ngày càng tăng
Trang 34Mục tiêu cuối cùng của các Doanh nghiệp đó là sản phẩm của mình đượcthị trường chấp nhận tiêu dùng từ đó đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp Hiểu rõvấn đề đó Công ty đã không ngừng xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm nhằm đưasản phẩm của mình đến với người tiêu dùng
Những nỗ lực đó được thể hiện ở kết quả trong các bảng doanh thu sau:
Bảng 2.1 Doanh thu theo nhóm khách hàng của Công ty giai đoạn 2014-2016
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch
2015/2014
Chênh lệch 2016/2015
Đối với khách hàng nhóm 2 thường có nhu cầu mua số lượng lớn để cung cấpcho nhóm 1 và nhóm 3
Khách hàng nhóm 3 có mức tiêu thụ không cao nhưng lại có tốc độ tăng ổn
định qua nhiều năm
Bảng 2.2 Doanh thu theo từng khu vực của Công ty giai đoạn 2014-2016
(Đvt: triệu đồng)
Trang 35Chỉ tiêu Năm
2014 Năm 2015 Năm 2016
Chênh lệch 2015/2014
Chênh lệch 2016/2015
Khu vực 1: Các tỉnh phía Bắc (từ Ninh Bình trở ra phía Bắc).
Khu vực 2: Các tỉnh phía Nam (từ Đồng Nai trở vào Nam).
Khu vực 3: Miền Trung và Tây Nguyên (từ Thanh Hóa – Bình Thuận).
Khu vực 4: Các nước xuất khẩu.
Nhận xét: Quan sát vào bảng trên ta thấy nếu phân chia khu vực theo 4miền: Miền Bắc, miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên và các nước xuất khẩu thìkhu vực miền Trung và Tây Nguyên là nơi tiêu thụ nhiều nhất, tiếp theo là khu vựcmiền Nam sau đó là khu vực miền Bắc và doanh số các khu vực này tăng lên theotừng năm Riêng doanh thu các nước được Công ty xuất khẩu lại tăng giảm không
ổn định qua các giai đoạn Cụ thể năm 2015 doanh thu tăng 528 triệu đồng so vớinăm 2014, tuy nhiên đến năm 2016 doanh thu lại giảm đến 26.232 triệu đồng sovới năm 2015, điều đó cho thấy vì chính sách marketing của Công ty chưa thực sựhiệu quả dẫn đến không chiếm được lòng tin của khách hàng
2.1.2 Thực trạng công tác marketing
2.1.2.1 Chính sách sản phẩm và thị trường Công ty Bidiphar
a Chính sách sản phẩm của Công ty
Các sản phẩm chủ yếu
Kháng sinh : ( Nhóm betalactam, Quinolon,…)
Tiêu hóa, gan mật : ( Altamin, Lacbio Pro, Phospha Gaspain,…)
Tim mạch, huyết áp : ( Ambidil 5mg, Heptaminol, Nicerol,…)
Vitamin – Khoáng chất : ( Bonevit-c, Bicanma, Kingdomin,…)
Hạ sốt – Gỉam đau : ( Biranga 150, Biragan Extra,…)
Trang 36 Hệ hô hấp : ( Amelicol, Latoxol, Salbutamol,…)
Hệ thần kinh – Cơ: ( Hoạt huyết dưỡng lão BDF, Bidisamin Extra,…)
Thuốc ung thư : ( Lyoxatin F50, Canpaxel 100, Bigemax 200,…)
Thực phẩm chức năng : ( Calonat, Nyster Pro,…)
Chính sách sản phẩm của Công ty
Chính sách về chất lượng: Với phương châm hoạt động của Bidiphar là
“Chất lượng – Hiệu quả - Thỏa mãn khách hàng ”, do vậy Bidiphar không ngừngnâng cao chất lượng sản phẩm Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm được quan tâmthực hiện từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến thành phẩm
Chính sách về nhãn hiệu và bao bì, đóng gói: Hoàn thành bộ mẫu thiết kế
nhận diện sản phẩm cho các nhóm thuốc, thay đổi mẫu mã sản phẩm theo bộ thiết
kế tiêu chuẩn và các hoạt động nhân diện thương hiệu thông qua các sự kiện truyềnthông Bên cạnh đó, công ty đã tiến hành bảo hộ hầu hết các nhãn hiệu, thươnghiệu công ty
Chính sách về dịch vụ khách hàng: Bidiphar đã tiến hành tìm hiểu và lắng
nghe ý kiến khách hàng thông qua các phiếu thăm dò, tiếp xúc trực tiếp với kháchhàng, phiếu thu thập ý kiến khách hàng nhân Hội nghị khách hàng cuối năm, phântích thông tin về khiếu nại và phàn nàn của khách hàng Qua đó, công ty đã nắmbắt được các yêu cầu chính của từng nhóm khách hàng để có thể đáp ứng tốt hơnyêu cầu của khách hàng
Chính sách về chủng loại và danh mục sản phẩm: Công ty đã có 252 sản
phẩm được Bộ Y Tế cấp phép sản xuất và lưu hành trên toàn quốc, và hơn 60 mặthàng được phép xuất khẩu ngoài nước
Chính sách về sản phẩm mới: Đã nghiên cứu thành công trên quy mô thí
nghiệm 10 sản phẩm mới dùng điều trị ung thư và hiện đang trong quá trình theodõi độ ổn định của sản phẩm
b Định hướng thị trường mục tiêu của Công ty
Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Khách hàng khối điều trị (ETC): là các bệnh viên, trung tâm y tế thuộc cáctỉnh trong nước
Các công ty Dược địa phương: là các công ty dược địa phương thuộc địabàn Công ty mở chi nhanh
Khách hàng thị trường tự do (OTC): là các quầy bán lẻ, nhà thuốc
Trang 37* Phương pháp định giá:
Hiện tại Công ty không áp dụng cứng nhắc một phương pháp định giá nhấtđịnh mà luôn linh hoạt theo từng sản phẩm để phù hợp với thị trường Giá của mộtsản phẩm bất kỳ có thể được định giá theo đấu thầu kết hợp định giá chi phí, nhưng vẫn dựa trên nền tảng chi phí, phân chia lợi nhuận mục tiêu và điểm hòabốn Mặt khác dựa trên cơ sở xác định đối tượng khách hàng của Công ty bao gồm
04 nhóm nên tùy theo từng đối tượng khách hàng mà có cách định giá khác nhau,
cụ thể:
Đối với khách hàng nhóm 01: định giá theo đấu thầu
Đối với khách hàng nhóm 02: định giá theo cảm nhận kết hợp định giá dựatrên chi phí (lợi nhuận mong muốn và điểm hòa vốn)
Đối với khách hàng nhóm 03: định giá theo mức hiện hành kết hợp định giácạnh tranh
Tóm lại hiện tại đang xác định giá bán kết hợp giữa các phương thức saocho phù hợp với mức độ chấp nhận của thị trường đồng thời dựa trên nền tảng chiphí hiện có cho từng sản phẩm
* Chính sách giá:
Ngày nay, các sản phẩm của Bidiphar được phân phối rộng rãi trên toànquốc với uy tín cao Nhìn chung các sản phẩm dược chủ yếu của Công ty được ưachuộng trên thị trường hiện nay có giá dao động từ 25.000 đồng đến 70.000 đồngtính trên 1 lọ/ống/gói/tube Cụ thể như sau:
Dược phẩm thuốc bột có giá dao động từ 300 đồng – 15.000 đồng/ gói
Dược phẩm là thuốc mỡ, nước có giá dao động từ 2.000- 35.000 đồng/ lọ
Thuốc nhỏ mắt có giá dao động từ 1.500 đồng – 25.000 đồng /lọ
Trang 38 Thuốc tiêm đông khô có giá từ 10.000 đồng – 70.000 đồng/ lọ
Viên nén sủi bọt có giá từ 1.000 đồng – 5.000 đồng/ viên
từ Công ty đến người tiêu dùng
Quá trình chuyển giao hàng hóa Công ty được thực hiện thông quakênh phân phối Tham gia vào kênh phân phối có các trung gian thương mại vàthực hiện các chức năng khác nhau Dưới đây là các trung gian thương mại chủyếu:
Nhà bán buôn: Là những tổ chức trung gian bán hàng hóa và dịch vụcho các trung gian khác, bán cho các nhà bán lẻ hoặc bán cho những nhà sử dụng