1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Glycosid tim và quy trình chiết xuất

43 3,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 727,95 KB

Nội dung

Glycosid tim và các phương pháp chiết xuất glycosid tim trong các loại cây..File word chuẩn font 100% cho các bạn tham khảo..Có gì sai sót mong các bạn bỏ qua..............................................................................................................................................................................................................................................................................................Cảm ơn....................

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

GLYCOSID TIM VÀ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO CÁC BẠN

GVHD: PGS TS Nguyễn Văn A SVTH: Trần Quỳnh Bê

MSSV: 19001020

Trang 2

TP HCM, Tháng ….

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GLYCOSID TIM 6

1 Định nghĩa Glycosid tim 6

1.1.Ðịnh nghĩa: 6

1.2.Nguồn gốc: 6

1.3.Cấu trúc hoá học, phân loại 6

1.3.1.Phần không đường 6

1.3.2Phần đường: 7

1.4 Tính chất: 8

1.5.Phân bố : 9

2.Định tính & Định lượng 9

2.1 Sơ đồ quy trình xác định Glycosid tổng quát: 9

2.2 Thuyết minh quy trình xác định Glycosid tổng quát: 10

2.3.Các thuốc thử định tính và định lượng: 10

2.4 Các thuốc thử tác dụng lên phần đường: 11

2.5 Các thuốc thử tác dụng lên phần aglycon: 12

2.5.1.Xác định phần steroid 12

2.5.2 Xác định phần vòng laclon 13

2.6 Sắc ký: 14

3.Ứng dụng Glycosid Tim trong dược liệu 14

3.1.Thuốc loại glycosid (glycosid trợ tim) 14

3.2.Tác dụng của digitalis: Tác dụng trên tim 15

3.3.Các tác dụng khác 15

3.4.Chế phẩm và liều lượng 15

3.4.1.Digitoxin 15

3.4.2.Digoxin 16

Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT 17

1 PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT CHUNG: 17

1.1.1 Sơ đồ quy trình chiết tổng quát: 17

1.1.2 Thuyết minh quy trình: 18

2 Phân loại các phương pháp chiết xuất 18

Trang 3

3 Một số phương pháp chiết xuất 20

3.1 Phương pháp chiết xuất gián đoạn 20

3.1.1 Phương pháp ngâm 20

3.1.2 Phương pháp ngấm kiệt 20

3.2 Phương pháp chiết xuất bán liên tục 21

3.3 Phương pháp chiết xuất liên tục 21

Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT GLYCOSID TIM TỪ LÁ CÁC LOẠI CÂY 23

1 Cây Trúc Đào 23

1.1 Giới thiệu đôi nét về cây trúc đào 23

1.1.1 Trúc đào: 23

1.1.2 Độc tính 25

1.1.3 Các triệu chứng ngộ độc 25

1.2 Phương pháp chiết xuất glycoside tim trong lá trúc đào 26

1.2.1 Sơ đồ quy trình chiết tách 26

27

1.2.2 Thuyết minh quy trình 28

1.2.3 Tiến hành các phản ứng định tính 28

2 CÂY DƯƠNG ĐỊA HOÀNG 30

2.1 Tổng quan về cây 30

2.2 Tác dụng dược lý 35

2.3 Công dụng 36

2 CÂY SỪNG TRÂU: 37

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY: 37

3 CÂY THÔNG THIÊN: 39

3.1 Giới thiệu đôi nét về cây thông thiên 39

3.2.Chiết xuất: 41

3.3 Tác dụng và công dụng 41

KẾT LUẬN 43

Trang 4

MỞ ĐẦU

Hợp chất thiên nhiên (hay hợp chất tự nhiên) là các chất hóa học có nguồn gốc

từ thiên nhiên hoặc được con người tách ra từ các loại động vật, thựcvật trong tự nhiên có hoạt tính sinh học hoặc có tác dụng dược học dùng để làmthuốc Ngành hóa học chuyên nghiên cứu để chiết tách và chuyển hóa các hợpchất tự nhiên gọi là ngành hóa học các hợp chất thiên nhiên (hay hóa học cáchợp chất tự nhiên)

Đây là môn khoa học có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong ngành hóa học màcòn trong y học.Một trong số hợp chất thiên nhiên được biết đến rộng rãi trong

y học là nhóm Glycosid tim là một chất có tác dụng đặc hiệu đối với bệnh tim

Ngày nay với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến ,việc chiếc xuất thành phầnGlycosid tim ở một số bộ phận của cây (ví dụ ở lá cây trúc đào ,hành biển…)

và đã thực hiện đại trà trong phòng thí nghiệm ,hay các trung tâm nghiên cứudược liệu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc chữa bệnh tim cho con người

Nhằm hiện thực hóa giữa lý thuyết và thực hành nhóm em chọn đề tài “Glycosid tim và chiết xuất Glycosid tim ‘’ để nghiên cứu ,tìm hiểu quy trìnhchiết tách ,định tính và định lượng Glycosid tim có trong mỗi loại cây

Trang 5

1 Cách thức tiến hành đề tài,phương pháp nghiên cứu

Việc tiến hành đề tài được tiến hành trong quá trình tìm hiểu kĩ các tài liệu Hợpchất thiên nhiên ,cơ sở lý thuyết của quá trình chiết tách ,dựa trên phương phápluận sau :

 Đầu tiên là tìm hiểu vế Hợp chất thiên nhiên Glycosid tim

 Một số tính chất cơ bản của Glycosid tim

 Tìm hiểu một số cây có chứa Glycosid tim và hàm lượng Glycosid timchứa trong đó

 Tìm hiểu các phương pháp chiết tách từ đó đưa ra phương pháp chiếttách glycoside tim cho phù hợp

2 Tầm quan trọng của việc tiến hành đề tài

Đây là một đề tài hay và khó nhưng có ý nghĩa quan trọng ,giúp cho sinh viên

có một cái nhìn tổng quan về các Hợp chất thiên nhiên ,cách chiết xuất cácthành phần có trong Hợp chất thiên nhiên mà cụ thể ở đây là Glycosid tim trong

lá trúc đào, cây dương địa hoàng, và sừng trâu ,cây thông thiên… Từ chiết xuất,sau đó định tính và định lượng nhằm tổng hợp ra thuốc trợ tim phục vụ trong yhọc ,dược liệu chữa bệnh tim cho con người

Trang 6

ĐỀ TÀI:

GLYCOSID TIM & PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT GLYCOSID TIM

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ GLYCOSID TIM

1 Định nghĩa Glycosid tim

1.1.Ðịnh nghĩa:

Glycosid tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim ở liều điềutrị thì có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim Nếu quá liều thìgây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, ỉa chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, giảmsức co bóp của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời kỳ tâm thu trên tim ếch

và tâm trương trên động vật máu nóng.Glycosid tim còn được gọi là glycosiddigitalic vì glycosid của lá cây digitan (Digitalis) được dùng đầu tiên trên lâmsàng để chữa bệnh tim

1.2.Nguồn gốc:

Glycosid tim có trong hơn 45 loài thực vật chủ yếu thuộc các họ: Apocynaceae,Asclepiadaceae, Celastraceae (Dây gối) , Cruciferae, Euphorbiaceae, Fabaceae,Liliaceae, Meliaceae, Moraceae, Ranulculaceae, Scrophulariaceae,Sterculiaceae, Tiliaceae (Ðay), và trong một số côn trùng, ở trong câyglycosid tim có ở các bộ phận: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, dò, nhựa mủ

1.3.Cấu trúc hoá học, phân loại

Glycosid tim cũng như các glycosid khác cấu trúc hoá học gồm hai phần: phầnđường và phần không đường (aglycon)

1.3.1.Phần không đường

Phần không đường có thể chia thành hai phần nhỏ: phần hydrocacbon và mạchnhánh là vòng lacton

Trang 7

Phần hydrocacbon: là dẫn chất của 10,13-dimetylxyclopentanopehydrophenantren (steroid)(10,13-dimethyl-hexadecahydro-1H-cyclopenta[a]phenanthrene) Ðính vào nhân này còn có các nhóm chức có chứaoxy.

Vòng lacton : Phần aglycon của glycosid tim ngoài khung hydrocacbon nói trênthì đặc biệt còn có một vòng lacton nối vào vị trí C-17 của khung Vòng lactonnày coi là mạch nhánh Hầu hết các chất có tác dụng dược lý đều có vònglacton hướng b Dựa vào vòng lacton nối vào vị trí C-17 người ta chia glycosidtim thành hai nhóm:

- Nếu vòng lacton có 4 cacbon có một nối đôi ở vị trí a-b Những aglycon nào

có vòng lacton này có 23 cacbon thì glycosid tim thuộc nhóm cardenolid

- Nếu vòng lacton có 5 cacbon , có hai nối đôi -> aglycon có 24 cacbon->glycosid tim thuộc nhóm bufa dienolid

1.3.2Phần đường:

Phần đường nối vào OH ở C-3 của aglycon Chođến nay người ta biết khoảng

40 loại đường khác nhau Ngoài những đường thông thường như D-glucose, ramnose, D-fucose, D-xylose có gặp trong những nhóm glycosid khác, còn lại

L-là những đường gặp trong glycosid tim Trong các đường này đáng chú ý L-lànhững đường 2,6-desoxy Dưới đây là một số đường 2,6-desoxy hay gặp:

Những đường này có các đặc tính sau: dễ bị thuỷ phân, cho phản ứng màu vớithuốc thử Kele-Kiliani, thuốc thử Xanthydrol

Mạch đường có thể là monosacarit hoặc oligosacarit Gitoxin-xelobiozit cótrong digitan tía có mạch đường với 5 đơn vị đường đơn:

Gitoxin-xelobiozit = Gitoxygenin + (digitoxoza)3 + (glucose)2

Trang 8

Ví dụ, một số genin Glycozit trợ tim thường gặp :

Hình 1.1 một số genin Glycozit trợ tim

1.4 Tính chất:

- Các glycosid tim là những chất kết tinh, không màu, vị đắng, có năng suấtquay cực, tan trong nước, cồn, không tan trong benzen,ete, - Các glycosid timrất nhạy cảm với thay đổi pH môi trường., những glycosid tim có đường 2-desoxy thì rất dễ thuỷ phân khi đun với acid vô cơ 0,05 N trong metonol

30 phút trong khi những glycosid khác trong điều kiện đó không thuỷ phânđược

Trong môi trường kiềm các cacdenolid chuyển thành các dẫn chất iso và cácdây nối este bị cắt ( nếu có) không hoạt tính Glycosid dễ bị thuỷ phân bởi cácenzim.Thường thì các enzim này có sẵn trong cây, có khả năng cắt bớt phầnglucose để chuyển thành các glycosid thứ cấp Ví dụ: digilanidaza trong ládigitan lông, digipuapidaza trong lá digitan tía, strophantobiaza trong hạtStrophanthus courmonti, xilarenaza trong Scilla maritima

Trang 9

1.5.Phân bố :

Glycosid tim phân bố hầu hết trong thực vật

Một số dược liệu chứa glycosid tim: Dương địa hoàng, Hành biển, Thông thiên,Trúc đào, Strophanthus, đay …

Glycosod tim có trong thân ,lá ,quả ,rể ,củ,cành ,vỏ hoặc toàn cây

2.Định tính & Định lượng

2.1 Sơ đồ quy trình xác định Glycosid tổng quát:

Mẫu cây tán nhỏ

Dùng thuốc thử để phát hiện Glycosid tim Ngâm trong cồn loãng

Lắc,thu kết tủa

Cho NA2SO4 vào để loại acetat dư Đun cách thuy,lọc dịch

Thu kết tủa cuối cùng Cho 10-20 giọt chì acetat

vào dịch

Cho NA2SO4 vào để loại acetat dư Lắc,thu kết tủa

Trang 10

2.2 Thuyết minh quy trình xác định Glycosid tổng quát:

Các glycosid dễ bị phá hủy bởi các men đi kèm,có sẵn trong cây.Cho nên bao giờ cũng phải diệt men trong mẫu vật trước khi làm các phản ứng phát hiện Glycosid.Người ta thường diệt men ở nhiệt độ 70-80°C trong thời gian rất ngắn bằng cách đun cách thủy hoặc sây nóng

Các glycosid có cấu tạo hóa học rất khác nhau nên chưa có thuốc thử chung chotất cả mà chỉ có những phản ứng cho từng nhóm cấu tạo riêng.Sau đây là

phương pháp để phát hiện Glycosid tim:

Ngâm mẫu vật tán nhỏ trong cồn loãng.Đun cách thủy khoảng 30 phút.Lọc lấy dịch chiết.Cho vào ống nghiệm 5ml dịch chiết, thêm vào đó 10-15 giọt dung dịch chì acetat bão hòa, sẽ xuất hiện kết tủa (nếu chưa kết tủa thì tiếp tục cho thêm dung dịch chì acetat, lắc đều cho đến khi xuất hiện kết tủa)

Thêm 10-20 giọt dung dịch Na2SO4 bão hòa để loại chì acetat thừa.Lọc kết tủa.Dịch lọc cho vào 2 ống nghiệm,thử 2 phản ứng sau:

Ống nghiệm 1: Thêm 3-5 giọt thuốc thử gồm 9 phần dung dịch trinitrophenol trong nước và một phần dung dịch NaOH 10% Lắc đều 5- 10 phút hay đun

cách thủy ở nhiệt độ 50°C Glycosid tim sẽ cho màu đỏ cam.

Ống nghiệm 2: Thêm 3-5 giọt thuốc thử gồm 1ml dung dịch acid 3-5

dinitrobenzoic trong cồn, thêm 3ml dung dịch NaOH 4% và 7ml nước

Glycosid tim sẽ cho màu đỏ.

Trang 11

- Pha loãng cồn và loại tạp bằng dung dịch chì acetat 15%, lọc.

- Chiết glycosid trong dịch lọc bằng cloroform hoặc hỗn hợp cloroform-etanol4:1

- Bốc hơi dịch chiết rồi hoà glycosid trong dung môi thích hợp để tiến hành cácphản ứng

Các thuốc thử có thể chia thành hai loại: loại thuốc thử phản ứng với phầnđường 2-desoxy và loại thuốc thử phản ứng với aglycon

2.4 Các thuốc thử tác dụng lên phần đường:

2.4.1 Thuốc thử Xanthydrol Thuốc thử này dương tính với các đường 2-desoxy

và glycosid có đường này Phản ứng cho màu đỏ mận rõ và ổn định.Phản ứngkém nhạy với đường 2-desoxy đã acetyl hoá và âm tính với đường 2-desoxy đãnối với glucose ở vị trí 4.Các đường 6-desoxy âm tính với thuốc thử này.Phảnứng có thể dùng để định tính và định lượng

Thuốc thử gồm 10mg xanthydrol hoà tan trong 99 ml acid acetic đặc và thêm 1

ml HCl đặc, trộn đều

Tiến hành phản ứng: Lấy khoảng 20-200 mg glycosid cho vào ống nghiệm khô,thêm 5 ml thuốc thử trộn đều, đậy nút bông, đặt trên nồi cách thuỷ sôi 3 phútsau đó làm lạnh bằng cách ngâm 5 phút vào nước đá và để ở nhiệt độ phòng 10phút Ðọc trên quang phổ kế ở bước sóng 550 nm.Ðể định tính không cần làmlạnh

phản ứng có thể tiến hành như sau: Hoà một it glycosid vào metanol, cho thêmvài giọt xanthydrol, đun trên nồi cách thuỷ cho khô cạn, hoà cặn vào acidacetic Sau đó cho thêm acid chlohydric vào và đun sôi trên nồi cách thuỷ thì cómàu đỏ thẫm

Trang 12

2.4.2 Thuốc thử acid photphoric đặc Thuốc thử này dương tính với các đường2-desoxy và glycosid có đường này Phản ứng có thể dùng để định tính và địnhlượng.

2.4.3 Thuốc thử Kele-Kiliani thuốc thử pha thành hai dung dịch, dung dịch 1gồm 100 ml acid acetic kết tinh được trộn với 1 ml dung dịch FeCl3 5% Dungdịch 2 gồm 100 ml H2SO4 đậm đặc trộn với 1 ml dung dịch FeCl3 5% Hoà tan

5 mg glycosid vào dung dịch 1 và chồng thêm dung dịch 2 Mặt ngăn cách cómàu đỏ hoặc màu nâu đen và dần dần thì lớp trên có màu xanh từ dưới khuyếchtán lên.Ðộ nhạy của phản ứng kém thuốc thử xanthydrol.Màu không ổn định

2.5 Các thuốc thử tác dụng lên phần aglycon:

các thuốc thử này chia thành hai nhóm, nhóm phản ứng lên nhân steroid vànhóm phản ứng lên vòng laclon

2.5.1.Xác định phần steroid

2.5.1.1 Phản ứng Libermanm: Hoà một ít glycosid vào vài ml anhydrid acetic,rót cẩn thận dung dịch này lên thành mặt kính đồng hồ trong có chứa một ítH2SO4 đậm đặc Lớp anhydrid acetic sẽ có màu xanh vàng sau thành xanhsáng

Phản ứng Libermanm- Burchard: Phản ứng này không chỉ lên màu với glycosidtim mà còn lên màu với nhiều dẫn chất có nhân steroid khác Hoà một ítglycosid vào vài giọt acid acetic, kết tinh được rồi trộn với hỗn hợp anhydridacetic và acid sulfuric đặc Sẽ có màu hồng chuyển sang xanh lá cây Cơ chếcủa phản ứng là do sự khử nước của acid mạnh

2.5.1.2 Thuốc thử acid photphoric Acid photphoric ngoài phản ứng với phầnđường 2- desoxy (nt) còn tác dụng lên phần aglycon cho huỳnh quang

2.5.1.3 Thuốc thử Tatgie gồm Acid photphoric, H2SO4 FeCl3

Trang 13

2.5.2 Xác định phần vòng laclon

2.5.2.1 Phản ứng Rozenhem: Hoà một ít glycosid vào chloroform, thêm dungdịch acid trichloacetic 90% sẽ xuất hiện màu hồng tím, rồi xanh biển

Xác định phần lacton 5 cạnh chưa no

Các glycosid và aglycon thuộc nhóm cacdenolid khi cho phản ứng với nhữngdẫn chất nitro thơm ở môi trường kiềm thì tạo nên những sản phẩm màu đỏ đếntím Phản ứng phụ thuộc vào nhóm metylen hoạt động của vòng butenolit Một

số hợp chất tự nhiên khác có phần cấu trúc tương tự ( b -thuyon, piperitenon,benzalaceton) cũng dương tính với thuốc thử này

2.5.2.2 Phản ứng Baljiet Cho glycosid tác dụng với dung dịch acid picric trongmôi trường kiềm cho màu đỏ da cam do tạo phức Meisenhemer, màu tương đốibền nên được dùng để định tính và định lượng Cơ chế của phản ứng do sự tạothành phức:

2.5.2.3 Phản ứng Kedde: Thuốc thử là dung dịch 3,5-dinitrobenzoic acid 2%trong etanol Chất thử được hoà tan trong etanol, thêm thuốc thử rồi thêm dungdịch xút, phản ứng có màu đỏ tía Màu ổn định, có thể dùng để định lượng ( đọc

ở bước sóng 540 nm.)

2.5.2.4.Phản ứng Raymond- Mactu: Thuốc thử là m.dinitrobenzen 1% trongcồn tuyệt đối, cũng thực hiện trong môi trường kiềm Phản ứng có màu tím, cókhi xanh, màu không bền

Ngoài những thuốc thử nitro thơm nói trên người ta còn thấyd một số thuốc thửkhác như 2,4 - dinitrophenylsunfon, 3,5 - dinitroanizol cũng cho màu với nhómcacdenolid

2.5.2.5 Phản ứng Legal: Cho glycosid tác dụng với dung dịch natrinitroprussiat trong môi trường kiềm sẽ xuất hiện màu đỏ, màu mất nhanh Tiến

Trang 14

hành phản ứng: Các chất thuộc nhóm cacdenolit khi hoà vào pyridin rồi thêmdung dịch natri nitroprussiat 0,3 - 0,5% sau đó thêm xút 10 -15% để đảm bảokiềm thừa sẽ xuất hiện màu đỏ.

Các thuốc thử tác dụng lên vòng butenolid nói trên thì âm tính với các dẫn chấtthuộc nhóm bufadienolid.Muốn phát hiên nhóm này có thể dùng thuốc thửSbCl3 trong chloroform, sẽ có màu tím sau khi đun nóng.Tốt nhất là dựa vàoquang phổ tử ngoại

2.6 Sắc ký:

Ðể xác định , đối chiếu hoặc tách từng chất để nghiên cứu ta có thể tiến hànhsắc ký giấy hoặc sắc ký lớp mỏng Ðể hiện màu có thể dùng các thuốc thử đãnói ở phần trên thường dùng nhất là thuốc thử Keđe ( màu đỏ), thuốc thửRaymon-Mactu ( màu tím) Các dẫn chất có đường 2-desoxy thì dùng thuốc thửxanthydrol

Phổ tử ngoại Nhóm cacdenolid có đỉnh hấp thu cực đại trong vùng 215-218 nm

và log e khoảng 4,1; nếu trong phân tử có thêm nhóm cacbonyl thì có đỉnh hoặcvai ở 272 - 305 nm, còn các chất bufadienolid thì có đỉnh hấp thu cực đại ởkhoảng 300 nm, loge khoảng 3,7

3.Ứng dụng Glycosid Tim trong dược liệu

3.1.Thuốc loại glycosid (glycosid trợ tim)

Hiện chỉ còn digoxin và digitoxin được dùng ở lâm sàng Digitoxin khácdigoxin là không có OH ở C12 vì thế ít tan trong nước hơn.Các thuốc loại nàyđều có 3 đặc điểm chung:

Tất cả đều có nguồn gốc từ thực vật: các loài Digitalis, Strophantus

Cấu trúc hoá học gần giống nhau: đều có nhân steroid nối với vòng lactonkhông bão hòa ở C17, gọi là aglycon hoặc genin, có tác dụng chống suy tim Vị

Trang 15

trí C3 nối với một hoặc nhiều phân tử đường(ose), không có tác dụng dược lýnhưng ảnh hưởng đến dược động học của thuốc.

3.2.Tác dụng của digitalis: Tác dụng trên tim

Đây là tác dụng chủ yếu: digitalis làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra,nhịp tim chậm lại Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời

kỳ tâm trương được nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm Do

đó bệnh nhân đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường Digitalis còn làmgiảm dẫn truyền nội tại và tăng tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp,thuốc có thể làm đều nhịp trở lại

3.3.Các tác dụng khác

Trên thận: digitalis làm tăng thải nước và muối nên làm giảm phù do suytim.Cơ chế của tác dụng này là: một mặt, digitalis làm tăng cung lượng tim, nênnước qua cầu thận cũng tăng; mặt khác, thuốc ức chế ATPase ở màng tế bàoống thận làm giảm tái hấp thu natri và nước

-Trên cơ trơn: với liều độc, ATPase của “bơm” Na + - K+ bị ức chế, nồng độCa++ trong tế bào thành ruột tăng làm tăng co bóp cơ trơn dạ dày, ruột (nôn, đilỏng), co thắt khí quản và tử cung (có thể gây xảy thai)

- Trên mô thần kinh: digitalis kích thích trực tiếp trung tâm nôn ở sàn não thất 4

và do phản xạ từ xoang cảnh, quai động mạch chủ

3.4.Chế phẩm và liều lượng

3.4.1.Digitoxin

Nồng độ điều trị trong huyết tương là 10 - 25 ng/ mL, nồng độ độc là > 35 ng/

mL Liều điều trị: 0,05- 0,2 mg/ ngày.Chế phẩm: viên nén 0,05 và 0,1 mg

Trang 16

Nồng độ điều trị trong huyết tương là 0,5 - 1,5 ng/ mL, nồng độ độc là 0,2ng/

mL Liều điều trị: 0,125- 0,5 mg/ ngày.Chế phẩm: viên nén 0,125- 0,5mg ống tiêm 0,1- 0,25 mg/ Ml

Trang 17

0,25-Chương 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT

1 PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT CHUNG:

1.1.1 Sơ đồ quy trình chiết tổng quát:

Trang 18

1.1.2 Thuyết minh quy trình:

Khi lấy đc mẫu cây tán nhỏ,ta cần xử lí nguyên liệu.Trong Glycosid thường chứa enzyme có khả năng thủy phân cắt bớt phần đường của Glycosid để cho các hợp chất artefact.Sự thủy phân này xảy ra trong nguyên liệu sau khi thu hái.Do đó, việc ổn định nguyên liệu (tức duyệt enzyme để đảm bảo thành phần hóa học không thay đổi) trở thành một vấn đề quan trọng.Ở đây,ta dùng cồn để diệt enzyme

Nguyên liệu sau khi xử lí thường phải loại chất béo,nhựa hoặc chất diệp

lục.Qúa trình này cũng quan trọng và có ảnh hưởng đến hiệu suất Glycosid.Các nguyên liệu chứa một lượng lớn chất béo thường ngăn cản sự thấm các dung môi hòa tan Glycosid vào tế bào.Việc chiết nguyên liệu với các dung môi có độ phân cực thấp như ether dầu hỏa,benzen,…trước khi dùng các dung môi hòa tanGlycosid nhằm vào mục đích này

Để lấy Glycosid ra khỏi nguyên liệu cần chọn các dung môi thích hợp.Việc lựa chọn này dựa vào khả năng hòa tan của các Glycosid vào dung môi (như

nước,cồn, ).Một số chất hòa tan trong CHCl3.Trong trường hợp chung nhất,ta

sử dụng dung dịch cồn- nước (thích hợp nhất là dung dịch cồn-nước 70%).Về phương pháp này,do tính chất dễ thủy phân của Glycosid tim nên người ta sử dụng phương pháp tránh nhiệt độ.Ngâm lạnh và ngấm kiệt là những phương pháp thông dụng nhất

Loại bỏ tạp chất:việc sử dụng hỗn hợp nước-cồn đã hạn chế được một số tạp chất.Tuy nhiên trong dịch chiết còn chứa nhiều chất không phải Glycosid

tim.Các hợp chất đó là clorophin,tanin,phenol khác,…Để loại bỏ chúng ta cho kết tủa ,quấy dịch chiết với than hoạt tính,dung dịch chì acetat,hoặc kẽm oxyd,

Lọc lấy chất lỏng, bốc hơi dịch lọc để thu được glycosid ở dạng bột

2 Phân loại các phương pháp chiết xuất

Có nhiều cách phân loại,dựa vào những yếu tố khác nhau

2.1.Dựa vào nhiệt độ có các phương pháp chiết sau :

Trang 19

2.3.Dựa vào áp suất làm việc có các phương pháp sau :

-Áp suất thường (áp suất khí quyển)

-Áp suất giảm (Áp suất chân không)

-Áp suất cao (làm việc có áp lực)

Trang 20

2.4.Dựa vào chiều chuyển động tương hổ giữa hai pha

2.6.Dựa vào những biện pháp kỹ thuật đặc biệt

Có thể rút ngắn thời gian chiết bằng các Phương pháp sau :

-Phương pháp siêu âm

- Phương pháp tạo dòng xoáy

- Phương pháp mạch nhịp

3 Một số phương pháp chiết xuất

3.1 Phương pháp chiết xuất gián đoạn

3.1.1 Phương pháp ngâm

Phương pháp ngâm là phương pháp đơn giản và đã có từ thời xưa

Tiến hành: sau khi chuẩn bị nguyên liệu ,người ta đổ dung môi ngập dược liệutrong bình chiết xuất,sau một thời gian rút lấy dịch chiết(lọc hoặc gạn),có thểkhuấy trộn để tăng cường hiệu quả chiết xuất

Có nhiều cách ngâm: ngâm tĩnh hoặc ngâm động,ngâm nóng hoặc ngâmlạnh,ngâm một lần hay nhiều lần

 Ưu điểm : là phương pháp đơn giản,thiết bị rẻ tiền

 Nhược điểm :năng suất thấp ,thao tác thủ công,khó chiết hết dược liệu nếu chỉchiết một lần

3.1.2 Phương pháp ngấm kiệt

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu ,người ta đổ dung môi ngập dược liệu trong bìnhchiết xuất,sau một thời gian rút lấy dịch chiết(lọc hoặc gạn),rút nhỏ giọt dịchchiết ở phía dưới,đồng thời bổ sung dung môi,cho dung môi chảy chậm.Lớpdung môi ngập dược liệu khoảng 3-4 cm

 Ưu điểm : dược liệu được chiết kiệt

Trang 21

-Tiết kiệm được dung môi (tái ngấm kiệt)

 Nhược điểm:

-Năng suất thấp,còn thủ công

-Tốn dung môi

-Cách tiến hành phức tạp so với phương pháp ngâm

3.2 Phương pháp chiết xuất bán liên tục

Phương pháp này có sử dụng một hệ thống thiết bị gồm nhiều bình chiết khácnhau,gồm một dãy 4-16 bình chiết mắc nối tiếp,ở đây quá trình được coi nhưngược chiều tương đối vì thực tế dược liệu không chuyển động

 Ưu điểm (so với Phương pháp chiết xuất gián đoạn)

3.3 Phương pháp chiết xuất liên tục

Phương pháp này được thực hiện trong thiết bị làm việc liên tục,dược liệu vàdung môi cho vào liên tục và ngược chiều nhau

Ngày đăng: 30/11/2017, 10:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w