Báo cáo được xây dựng sau khi hoàn thành chuyến thực tập tại nhà máy xử lý nước rỉ rác tại khu liên hiệp xử lý chất thải rắn nam bình Dương. Báo cáo chỉ ra được những ưu điểm vượt trội của hệ thống xử lý và kèm theo những nhược điểm trong quá trình vận hành, từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện : 1 Nguyễn Trung Thanh 14102631
ĐHQLMT10A
2 Trần Công Tú 14091811 ĐHQLMT10A
3 Nguyễn Duy Phúc 14077011ĐHQLMT10A
Trang 2TP.HCM, tháng 10 năm 2017
ĐỒ ÁN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP
1 Họ và tên sinh viên:
(1) Họ và tên: Nguyễn Trung Thanh MSSV: 14102631 Lớp:ĐHQLMT10A
Điện thoại: 0974543393 Email: hatelinh@gmail.com
(2) Họ và tên: Trần Công Tú MSSV: Lớp: ĐHQLMT10A
nguyenhoanghung07041996@gmail.com
(3) Họ và tên: Nguyễn Duy Phúc MSSV: Lớp: ĐHQLMT10BĐiện thoại: Email: Sychien1996@gmail.com
2 Giáo viên hướng dẫn: Th.S, Bùi Đăng Hưng
3 Đơn vị tham quan: Khu liên hiệp Xử lý chất thải Nam Bình
Dương
4 Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả xử lý hệ thống xử lý nước rỉ rác tại
khu liên hợp xử lý chất thải rắn nam bình dương và đề xuất biệnpháp nâng cao hiệu quả xử lý
Trang 33.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Chuyến đi thực tế là cơ hội tốt để cho sinh viên hiểu rõ hơn về
lý thuyết được học ở trường học, cho ta những kiến thức thực tiễn.Nhờ vậy mà em có điều kiện tiếp xúc với công việc thực tế về xử lýnước thải nói chung và nước rỉ rác nói riêng qua đó có thể học hỏi,tích lũy thêm kinh nghiệm,và có dịp ứng dụng những kiến thứcđược học vào thực tiễn
Với lòng biết ơn sâu sắc, nhóm xin chân thành cảm ơn thầyhướng dẫn Ths Bùi Đăng Hưng, giảng viên Viện Khoa học Côngnghệ và Quản lý Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp Thànhphố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quátrình hoàn thành báo cáo Giúp nhóm trang bị những kĩ năng mềmtrong quá trình thực hiện báo cáo, đồng thời tích lũy kinh nghiệmcho những báo cáo tiếp theo cũng như các kĩ năng thực hành nghềnghiệp trong tương lai
Qua đây, nhóm cũng xin chân thành cảm ơn đến các thầy côtrong Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường đã truyềnđạt, hướng dẫn tổng hợp những kiến thức quý báu và nhiệt tìnhgiúp đỡ nhóm trong mọi mặt, cũng như luôn tạo điều kiện thuận lợi
để em hoàn thành tốt báo cáo
Nhóm rất vinh dự được phân công đi thực tế tại Khu liên hiệp
xử lý chất thải Nam Bình Dương Qua đây, nhóm xin gửi lời biết ơnsâu sắc đến toàn thể các nhân viên của công ty, những người đãhướng dẫn em trong suốt quá trình thực tế tại công ty, nhiệt tìnhchia sẻ kinh nghiệm và những kiến thức quý báu
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành báo cáo tuy nhiên, vẫn khôngtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đónggóp của thầy cô để em có được kiến thức hoàn thiện hơn
Nhóm xin chân thành cảm ơn!
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày tháng
năm
(GV ký và ghi rõ họ tên)
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày tháng
năm
(GV ký và ghi rõ họ tên)
Trang 7MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
a Ý nghĩa khoa học 2
b Ý nghĩa thực tiễn 2
CHƯƠNG I TỔNG QUAN 3
1.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài 3
1.1.1 Tìm hiểu chung về Nước rỉ rác 3
1.1.2 Tổng quan các Công nghệ xử lý nước rỉ rác hiện nay 9
1.2 Tổng quan về Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương 14
1.2.1 Lịch sử hình thành 14
1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động 15
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2 Phạm vi nghiên cứu 16
2.3 Nội dung nghiên cứu 16
2.4 Phương pháp nghiên cứu 16
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 16
2.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 16
2.4.3 Phương pháp đánh giá hệ thống công nghệ 17
2.4.4 Phương pháp so sánh và bổ sung 17
Trang 82.4.5 Phương pháp xử lý số liệu 17
CHƯƠNG III KẾT QUẢ THẢO LUẬN 18
3.1 Hiện trạng rác thải tại KLH xử lý Chất thải rắn Nam Bình Dương 18
3.2 Hiện trạng nước rỉ rác tại nhà máy 18
3.2.1 Nguồn phát thải 18
3.2.2 Lưu lượng, thành phần và đặc tính nước rỉ rác 18
3.2.3 Hệ thống thu gom 19
3.3 Quy trình xử lý nước rỉ rác của KLH xử lý chất thải Nam Bình Dương 20
3.3.1 Tiêu chuẩn thiết kế 20
3.3.2 Các công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước rỉ rác 20
3.3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác 29
3.4 Đánh giá hiệu quả xử lý 32
3.4.1 Đánh giá hiệu quả xử lý tại cụm tiền xử lý: 33
3.4.2 Đánh giá hiệu quả xử lý Nito của tháp Striping 37
3.4.3 Đánh giá hiệu quả xử lý của bể sinh học SBR 40
3.4.4 Đánh giá hiệu quả xử lý của bể xử lý hóa lý: 48
3.4.5 Đánh giá hiệu quả xử lý của cụm oxy hóa Fenton 2 bậc 50
CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU SUẤT XỬ LÝ VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI NAM BÌNH DƯƠNG 58
4.1 Cơ sở đề xuất 58
4.2 Công nghệ đề xuất 59
4.2.1 Nâng cấp hệ thống kỹ thuật 59
4.2.2 Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành 62
4.2.3 Tăng cường công tác bảo dưỡng 63
CHƯƠNG V KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
Trang 95.2 Kiến nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 67 PHỤ LỤC 1: QCVN 25: 2009/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN 67 PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH THỰC TẾ THAM QUAN 70
Trang 10DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 11DANH MỤC BẢ
Bảng 1 1 Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất nước rỉ
rác của các bãi chôn lấp mới và lâu năm 5
Bảng 1 2 Thành phần nước rỉ rác tại bãi rác Gò Cát 6
Bảng 1 3 Các phương pháp xử lý nước rỉ rác 9
YBảng 3 1 Thành phần và tính chất nước thải đầu vào theo thiết kế và phân tích được tại KLH Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương 19
Bảng 3 2 Nồng độ tối đa cho phép các thông số trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn theo QCVN 25: 2009/BTNMT cột A 20
Bảng 3 3 Kết quả đo pH tại cụm tiền xử lý 33
Bảng 3 4 Kết quả phân tích chỉ tiêu COD tại cụm tiền xử lý 34
Bảng 3 5 Kết quả phân tích chỉ tiêu Ammonia (N – NH3 ) tại cụm tiền xử lý 35
Bảng 3 6 Kết quả phân tích chỉ tiêu Nito tổng (Nt) tại cụm tiền xử lý .36
Bảng 3 7 Kết quả phân tích chỉ tiêu Nito tổng (Nt ) tại tháp Striping .37
Bảng 3 8 Hiệu quả xử lý Nito tổng tại tháp Triping 39
Bảng 3 9 Kết quả đo pH tại SBR 40
Bảng 3 10 Kết quả phân tích chỉ tiêu MLSS tại bể SBR 41
Bảng 3 11 Kết quả phân tích chỉ tiêu COD tại SBR 42
Bảng 3 12 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 tại SBR 43
Bảng 3 13 Kết quả phân tích chỉ tiêu Ammonia (N – NH3) tại SBR .44 Bảng 3 14 Kết quả phân tích chỉ tiêu Nitrit và Nitrat tại SBR 45
Bảng 3 15 Kết quả phân tích chỉ tiêu Nitotổng (Nt) tại SBR 46
Bảng 3 16 Kết quả phân tích chỉ tiêuPhotpho tổng (Pt )tại SBR 47
Bảng 3 17 Kết quả đo pH tại bể xử lý hóa lý 48
Bảng 3 18 Hiệu quả xử lý COD tại bể hóa lý 49
Bảng 3 19 Kết quả đo pH tại cụm Fenton 2 bậc 50
Bảng 3 20 Hiệu quả xử lý COD tại cụm oxy hóa Fenton 2 bậc 51
Bảng 3 21 Kết quả phân tích chỉ tiêu COD tại các hồ sinh học 53
Bảng 3 22 Kết quả phân tích chỉ tiêu BOD5 tại các hồ sinh học 54
Bảng 3 23 Kết quả phân tích chỉ tiêu Nito tổng tại các hồ sinh học55 Bảng 3 24 Kết quả phân tích chỉ tiêu độ mặn tại các hồ sinh học .56 Bảng 3 25 Đánh giá chung hiệu quả xử lý của toàn bộ hệ thống 57
Trang 12DANH MỤC HÌNH Ả
Hình 1 1 Sự hình thành nước rỉ rác 4
Hình 1 2 Phân giải kỵ khí các chất thải sinh học (Biowastes) 4
YHình 3 1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước rỉ rác tại KLH Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương 30
Hình 3 2 Biểu đồ thể hiện pH ở bể tiền xử lý 34
Hình 3 3 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý COD tại cụm tiền xử lý .35
Hình 3 4 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Amonia tại cụm tiền xử lý .36
Hình 3 5 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Nito tại cụm tiền xử lý 37
Hình 3 6 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Amonia tại tháp Striping 38 Hình 3 7 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Nito tổng tại tháp Striping .39
Hình 3 8 Biểu đồ thể hiện pH tại bể SBR 40
Hình 3 9 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu chất rắn lơ lửng trong hỗn hợp bùn 41
Hình 3 10 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý COD tại bể SBR 42
Hình 3 11 Biểu đồ thể hiện hiệu xuất xử lý BOD5 tại SBR 43
Hình 3 12 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Amonia tại SBR 44
Hình 3 13 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu Nitrit dòng vào và dòng ra tại SBR 45
Hình 3 14 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu Nitrat dòng vào và dòng ra tại SBR 46
Hình 3 15 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Nito tổng tại SBR 47
Hình 3 16 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý Photpho tổng tại SBR .48
Hình 3 17 Biểu đồ thể hiện pH tại bể xử lý hoá lý 49
Hình 3 18 Biểu đồ thể hiện hiện quả xử lý COD tại bể hóa lý 50
Hình 3 19 Biểu đồ thể hiện pH Tại cụm Fenton 2 bậc 51
Hình 3 20 Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý COD tại cụm Fenton 2 bậc .52
Trang 13Hình 3 21 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu COD tại các hồ sinh học 53Hình 3 22 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu BOD5 tại các hồ sinh học 54Hình 3 23 Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu Nito tổng tại các hồ sinh học .55Hình 3 24Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu độ mặn tại các hồ sinh học 56
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế Bình Dươngrất nhanh, các khu công nghiệp, khu dân cư mọc lên ngày càngnhiều Bình Dương hiện có 28 KCN và cụm KCN tập trung có tổngdiện tích hơn 8700 ha với 1200 doanh nghiệp trong và ngoài nước Bên cạnh sự gia tăng của mức sống công nghiệp cùng với tốc độ
đô thị hóa tạo ra những vấn đề ô nhiễm môi trường đến mức báođộng càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là vấn đề rác thải côngnghiệp và sinh hoạt Một lượng lớn rác thải đô thị và công nghiệp tạo
ra hằng ngày đã và đang tạo gây sức ép nặng nề cho các bãi chônlấp Chính sự quá tải trong một thời gian dài như vậy đã trực tiếp gâynên những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ các bãi chônlấp cần phải giải quyết kịp thời như là mùi hôi thối, côn trùng, khíthải và đặc biệt là lượng nước rỉ rác với hàm lượng ô nhiễm chất hữu
cơ cao phát sinh ngày càng tăng
Nhà máy xử lý nước rỉ rác của Khu Liên Hợp được đầu tư vớicông nghệ khá hiện đại đã đi vào hoạt động tháng 9 năm 2009 đếnnay góp phần đáng kể giải quyết một lượng lớn nước rỉ rác còn tồnđộng trong thời gian vừa qua và góp phần bảo vệ môi trường khuvực Hiện nay, Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Nam Bình Dương tiếpnhận xử lý hơn 700 tấn rác mỗi ngày từ 4 huyện thị: Thành phố ThủDầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An, huyện Bến Cát và các khucông nghiệp Trong đó trên 600 tấn rác sinh hoạt mỗi ngày và xử lýrác chủ yếu là chôn lấp Do đó lượng nước rỉ rác phát sinh bình quân
300 m3/ngày từ các nguồn chôn lấp rác, lẫn lượng nước mưa, từ trạmrửa xe, bùn sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Mặt khác, lượng nước rỉ rác có thành phần, tính chất phức tạp,mức độ ô nhiễm hay thay đổi, do vậy rất khó để duy trì mức độ ổnđịnh của quy trình công nghệ xử lý hiện hữu cũng như chi phí vận
Trang 15hành hệ thống xử lý không ngừng tăng cao Xuất phát từ những nhậnthức trên em quyết định chọn đề tài : “Đánh giá hiện trạng hệ thống
xử lý nước rỉ rác tại Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn Nam BìnhDương và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả xử lý ” được thựchiện thông qua việc đánh giá hiệu suất xử lý, quy trình vận hành,chế độ bảo dưỡng của hệ thống hiện nay Với đề tài này, nhóm hyvọng có thể góp phần nào đó vào việc bảo vệ môi trường nước, đồngthời cũng giúp nhóm tích lũy thêm kiến thức sau này có thể áp dụngcho những công trình tương tự khác
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiệu suất xử lý, quy trình vận hành và chế độ bảodưỡng của hệ thống xử lý nước rỉ rác tại Khu Liên Hợp
- Đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả xử lý của hệthống xử lý nước rỉ rác
3 Ý nghĩa của đề tài
a Ý nghĩa khoa học
- Đồ án được thực hiện trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế vềnước rỉ rác của khu liên hợp xử lý chất thải nam bình dương
Nước thải rỉ rác phát sinh trong quá trình chôn lấp rác thải,
được hình thành do sự rò rỉ nước mưa thấm vào trong lòng bãirác, do rác thải có chứa sẵn độ ẩm khi được chôn lấp
- Kết quả về tình trạng ô nhiễm vấn đề rác thải công nghiệp vàsinh hoạt sẽ làm cơ sở nghiên cứu sâu hơn và đưa ra được cácgiải pháp hợp lí nhất trong công tác quản lý và xử lý thựctrạng ô nhiễm nghiêm trọng từ các bãi chôn lấp cần phải giảiquyết kịp thời
b Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đánh giá hiệu suất xử lý, quy trình vận hành và chế độbảo dưỡng của hệ thống xử lý nước rỉ rác tại Khu Liên Hợp dựatheo các Tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Đây là một đề tài
Trang 16mang tính thiết thực và có thể áp dụng để xem xét tình hình ônhiễm môi trường, đem hiệu quả kinh tế mà vẫn đảm bảo đếnsức khỏe của người dân và hệ sinh thái tự nhiên trên tỉnh BìnhDương
- Ngoài ra, đề tài còn chú trọng đến công tác giáo dục cho cán
bộ, nhân dân trong khu vực có nhận thức cơ bản về môitrường đồng thời mở ra định hướng phát triển kinh tế, cải thiện
và nâng cao, ý thức bảo vệ môi trường, đem lại một môitrường xanh sạch đẹp văn minh cho khu liên hợp nói riêng vàtỉnh Bình Dương nói chung
Trang 17CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.1.1 Tìm hiểu chung về Nước rỉ rác
1.1.1.1.Định nghĩa
Nước rỉ rác là lượng chất lỏng tách ra từ các bãi rác đi vảo môi trường xung quanh mang theo nhiều thành phần ô nhiễm
1.1.1.2.Nguồn gốc phát sinh nước rỉ rác
Các nguồn gốc chính phát sinh nước rò rỉ từ bãi chôn lấp:
- Nước đi vào từ phía trên chủ yếu là nước mưa thấm xuyên qualớp vật liệu bao phủ
- Độ ẩm của chất thải: gồm độ ẩm của bản thân chất rắn và độ
ẩm hấp thụ từ khí quyển hay nước mưa khí chứa trong cáccontainer Vào mùa khô, độ ẩm có thể bị mất đi tùy thuộc vàođiều kiện lưu trữ
- Độ ẩm trong đất bao phủ bề mặt Phụ thuộc vào loại đất baophủ và mùa trong năm Đất sét có độ giữ nước 6 – 12% và đấtmùn sét là 23 – 31%
- Nước tiêu thụ cho các phản ứng tạo khí bãi rác: nước tiêu thụtrong suốt quá trình phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơcủa các chất thải rắn Lượng nước tiêu thụ cho quá trình tạokhí từ sự phân hủy chất hữu cơ có thể tính cho chất thải hữu
cơ có khả năng phân hủy sinh học nhanh
Trang 18Hình 1 1 Sự hình thành nước rỉ rác
1.1.1.3.Thành phần và tính chất của nước rỉ rác
Tính chất nước rỉ rác phụ thuộc vào các phản ứng lý,
hóa, sinh xảy ra trong bãi chôn lấp Các quá trình sinh hóa
xảy ra trong bãi chôn lấp chủ yếu do hoạt động của các vi
sinh vật sử dụng các chất hữu cơ từ chất thải rắn làm
nguồn dinh dưỡng cho hoạt động sống của chúng
Sự phân hủy chất thải rắn trong bãi chôn lấp bao gồm các giai đoạn sau:
Trang 19Hình 1 2 Phân giải kỵ khí các chất thải sinh học (Biowastes)
(Nguồn:Trương Thanh Cảnh, Sinh Hóa Môi Trường, 2009)
Từ hình 1.2 có thể thấy rằng, từ các chất hữu cơ sinh học đã
được phân giải qua 4 giai đoạn: thủy phân, lên men, sinh acetate vàsinh metan Các chất hữu cơ như protein, carbohydrate hay lipid sẽđược enzyme ngoại bào của vi sinh vật thủy phân thành các đơn vịcấu tạo tương ứng Các đơn vị sau đó sẽ được hấp thụ vào tế bào và
bị lên men để tạo thành các sản phẩm CO2, H2, Acetate Cuối cùngcác sản phẩm lên men sẽ chuyển thành biogas Thành phần nước rácphụ thuộc vào: các phản ứng lý, hóa, sinh, tuổi của bãi chôn lấp, loạirác, khí hậu Mặt khác, độ dày, độ nén và lớp nguyên liệu phủ trêncũng có tác động lên thành phần nước rác
Khi nước rò rỉ thấm xuyên qua chất rắn đang bị phân hủy yếmkhí ở tầng bên dưới của bãi rác sẽ mang theo các thành phần ônhiễm hóa học và sinh học
Thành phần ô nhiễm trong nước rò rỉ dao động trong phạm virộng, nước rò rỉ có chứa nhiều chất hòa tan và có thể có các vi khuẩngây bệnh di chuyển thâm nhập vào nguồn nước ngầm bị ô nhiễmnặng Sự ô nhiễm cũng có thể xảy ra tương tự đối với các nguồnnước mặt
Bảng 1 1 Các số liệu tiêu biểu về thành phần và tính chất
nước rỉ rác của các bãi chôn lấp mới và lâu năm
Chỉ tiêu Đơn
vị
Hàm lượng Bãi mới ( dưới 2
năm) năm (trên Bãi lâu
Trang 20-12200 5011 - 6420
8300 8900
-59750
6621 31950
3900 5100
-48000
4554
-25130 355 - 1500
Trang 21- Các rượu và axit hữu cơ có trong lượng phân tử thấp
Trang 22- Hợp chất humic có trọng lượng phân tử cao.
Nồng độ chất ô nhiễm trong nước rò rỉ của bãi rác mới chôn lấpcao hơn rất nhiều so với bãi rác chôn lấp lâu năm, chất thải rắn đãđược ổn định do các phản ứng sinh hóa diễn ra trong thời gian dài,các chất hữu cơ đã được phân hủy hầu như hoàn toàn, các chất vô
cơ đã bị cuốn trôi đi Trong bãi chôn lấp mới, thông thường pH thấp,các thành phần khác như BOD5, COD, chất dinh dưỡng, kim loạinặng, TDS có hàm lượng rất cao Khi các quá trình sinh học trong bãichôn lấp đã chuyển sang giai đoạn metanhóa thì pH sẽ cao hơn (6,8– 8,0) Đồng thời BOD5, COD, TDS và nồng độ các chất dinh dưỡng(nito, photpho) thấp đi Hàm lượng kim loại nặng giảm xuống bởi vìkhi pH tăng thì hầu hết các kim loại ở trạng thái kém hòa tan
Khả năng phân hủy của nước rỉ rác thay đổi theo thời gian Khảnăng phân hủy sinh học có thể xét thông qua tỷ lệ BOD5/COD Khimới chôn lấp tỷ lệ này thường khoảng 0,5 hoặc lớn hơn Khi tỷ lệBOD5/COD trong khoảng 0,4 – 0,6 hoặc lớn hơn thì chất hữu cơ trongnước rò rỉ dễ phân hủy sinh học Trong các bãi rác lâu năm, tỷ lệBOD5/COD rất thấp, khoảng 0,005 – 0,2 Khi đó nước rò rỉ chứa nhiềuaxit humic và fulvic có khả năng phân hủy sinh học thấp
Các yếu tố ảnh hưởng thành phần, tính chất nước rỉ rác: Thành
phần, tính chất nước rỉ rác thay đổi rất nhiều, từ bãi rác này đếnbãi rác khác và bị ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Biến đổi khí hậu
Trang 23Các yếu tố trên ảnh hưởng rất nhiều đến đặc tính nước rỉ rác,đặc biệt là thời gian vận hành bãi chôn lấp, yếu tố này sẽ quyết địnhđược tính chất nước rỉ rác chẳng hạn như rỉ rác cũ hay mới, sự tíchlũy các chất hữu cơ khó hoặc không có khả năng phân hủy sinh họcnhiều hay ít, cấu trúc các hợp chất chứa nito sẽ thay đổi.
1.1.1.4.Tác hại của nước rỉ rác đối với môi trường
a Tác hại đến môi trường nước
Nước rỉ rác chứa rất nhiều chất độc hại như khí nito, nồng độamoniac, kim loại nặng, vi khuẩn gây bệnh đường ruột,… Lượng hữu
cơ dư thừa trong nước rỉ rác sẽ tạo nên khí nito, gây thiếu oxy chocác loại sinh vật, đó là nguyên nhân dẫn đến hàng loại các sinh vậtchết Ngoài ra, với độ màu cao làm cản trở sự chuyển ánh sáng vàonước gây khó khăn cho sự quang hợp, dần dần làm các động thựcvật không giúp ích cho việc tự xử lý nước của ao hồ, các kim loạinặng tồn tại trong nước sẽ tiêu diệt các loại thủy sinh, hoặc tác độngtích lũy vào cơ thể chúng theo chuỗi thức ăn Vì thế, lo ngại nhất lànước rỉ rác xử lý không đạt chuẩn bị thải ra các dòng sông, dòngkênh
Những vi trùng có trong rác khi xâm nhập vào môi trường nướccũng gây ra các dịch bệnh lan tràn như: Đau mắt hột, sốt xuất huyết,giun sán, bệnh ngoài da…
Chất lượng nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rácthải, chẳng hạn như: hàm lượng các chất hữu cơ sau khi phân hủy sẽngấm vào nước ngầm làm hạn chế nguồn nước ngầm được sử dụngvào truyền nhiễm những bệnh nguy hiểm, nếu chúng ta sử để sảnxuất và sinh hoạt Chính vì vậy, cần phải thu gom kịp thời và xử lý thìmới có thể ngăn chặn lây lan bệnh tật cho con người
b Tác hại tới môi trường không khí
Các chất hữu cơ phân hủy thúc đẩy nhanh quá trình gây men,thối rữa, tạo nên mùi khó chịu cho con người Lượng khí H2S, NH4,
Trang 24SO2, CO… thải ra ở các nơi này thường cao hơn các nơi khác khiếncho không khí vượt mức cho phép
c Tác hại đến sức khỏe con người
Tại những bãi rác, vi khuẩn với thời tiết thuận lợi tồn tại rất lâu,
ở trạng thái gây bệnh sẽ phát huy tác dụng Khí H2S hình thành từ sựphân hủy rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích timđập nhanh, ảnh hưởng xấu đối với những người mắc tim mạch Khihít phải mọi người đếu có thể phản ứng giống nhau là hạn chế quátrình hô hấp, gây tổn hại đến hệ thần kinh khứu giác
1.1.2 Tổng quan các Công nghệ xử lý nước rỉ rác hiện
nay
1.1.2.1.Các công nghệ xử lý nước rỉ rác hiện nay
Một trong những vấn đề môi trường được quan tâm đặc biệt ởcác bãi rác là việc kiểm soát nước rò rỉ Nước rò rỉ có nồng độ cácchất bẩn rất cao Do đó, nếu không quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môitrường nước và đất xung quanh
Lúc ban đầu, nước rò rỉ từ các bãi rác có nồng độ đậm đặc, pHthấp, nhu cầu oxy sinh hóa BOD và nhu cầu oxy hóa học COD cao,hàm lượng chất lơ lửng lớn và tồn tại nhiều chất độc hại Hơn nữa,chất lượng nước rò rỉ lại biến động khác nhau tùy thuộc vào từng bãichôn lấp và thời gian chôn lấp Do vậy, để xử lý nước rỉ rác từ các bãichôn lấp đều phải sử dụng quá trình xử lý cơ học, sinh học, hóahọc…
Trang 25(electrodialysis) hay được sử dụng.
Bay hơi
Bay hơi nước rỉ rác Phụ thuộc vào nhiệt độ,gió, độ ẩm và mưa
PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ
Keo tụ, tạo bông
Hệ keo bị mất ổn định do sự phân tán nhanhcủa hóa chất keo tụ Chất hữu cơ, SS,photphate, một số kim loại và độ đục bị loại
bỏ khỏi nước Các loại muối nhôm, sắt vàpolymer hay được sử dụng làm hóa chất keotụ
Kết tủa Giảm độ hòa tan bằng các phản ứng hóa học
Độ cứng, photphat và nhiều kim loại nặngđược loại ra khỏi nước rỉ
Trang 26Oxy hóa
Các chất oxy hóa như ozon, H2O2, clo, kalipermanganate… được sử dụng để oxy hóacác chất hữu cơ, H2S, sắt và một số kim loạikhác Ammonia và cianua chỉ bị oxy hóa bởicác chất oxy hóa mạnh
Phản ứng khử
Kim loại được khử thành các dạng kết tủa
và chuyển thành dạng ít độc hơn (ví dụ:Crom) Các chất oxy hóa cũng bị khử (quátrình loại do clo dư trong nước) Các
hóa chất khử hay sử dụng: SO2, NaHSO3,FeSO4
Trao đổi ion Dùng để khử các ion vô cơ có trong nước rỉ
PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC
Hiếu khí Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn
khi có O2
Sinh trưởng lơ lững
Bùn hoạt tính Trong quá trình hoạt tính chất hữu cơ và vi
sinh được sục khí Bùn hoạt tính lắng xuống
và được tuần hoàn về bể phản ứng Các quátrình bùn hoạt tính bao gồm: dòng chảyđều, khuấy trộn hoàn chỉnh, nạp nước vào
bể theo cấp, làm thoáng kéo dài, quá trình
Trang 27ổn định tiếp xúc…
Nitrat hóa
Ammonia được oxy hóa thành nitrat Quátrình khử BOD có thể thực hiện trong cùngmột bể hay trong bể riêng biệt
Hồ sục khí
Thời gian lưu nước trong hồ có thể vài ngày.Khí được sục để tăng cường quá trình oxy hóachất hữu cơ
Cung cấp không khí và tuần hoàn nước là rấtcần thiết
trong quá trình hoạt động
Bể tiếp xúc sinh
học quay (RBC)
Gồm các đĩa tròn bằng vật liệu tổng hợp đặtsát gần
nhau Các đĩa quay này một phần ngập trongnước
Kị khí
Sinh trưởng lơ lững
Nước thải đước trộn với sinh khối vi sinh vật.Nước thải
trong bể phản ứng thường được khuấy trộn
và đưa đến nhiệt độ tối ưu cho quá trình sinhhọc kị khí xảy ra
Trang 28Nước thải được đưa vào bể từ đáy Bùn trong
bể dưới lực nặng của nước và khí biogas từquá trình phân hủy sinh học tạo thành lớpbùn lơ lững, xốn trộn liên tục Vi sinh vật kịkhí có điểu kiện rất tốt để hấp thụ vàchuyển đổi chất hữu cơ thành khí metan vàcacbonic Bùn được tách và tự tuần hoàn lại
bể UASB bằng cách sử dụng thiết bị táchrắn - lỏng – khí
kị khí và thiếu khí Việc sử dụng photpho, ổnđịnh chất hữu cơ và nitrat hóa ammoniađược thực hiện trong bể phản ứng hiếu khí
Sinh trưởng dính bám
Bể lọc khí Nước thải được đưa từ phía trên xuống qua các
vật liệutiếp xúc trong môi trường kị khí Có thể xử
lý nước thải có nồng độ trung bình với thời
Trang 29gian lưu nước ngắn.
EBR và FBR
Bể gồm các vật liệu tiếp xúc như các, than,sỏi Nước và dòng tuần hoàn được bơm từđáy bể đi lên sao cho duy trì vật liệu tiếp xúc
ở trạng thái trương nở hoặc giả lỏng
Thích hợp với khi xử lý nước thải có nồng độcao vì nồng độ sinh khối được duy trì trong
bể khá lớn Tuy nhiên, thời gian satart-uptương đối lâu
Đĩa sinh học quay
Các đĩa tròn được gắn vào trục trung tâm vàquay trong khi chìm hoàn toàn trong nước.Màng vi sinh vật phát triển trong điều kiện kịkhí và ổn định chất hữu cơ
Khử nitrat
Quá trình sinh trưởng dính bám trong môitrường kị khí và có mặt của nguồn cung cấpcacbon, khử nitrit và nitrat thành khí nitơ.Sinh trường lơ lửng
hiếu khí
Xử lý đất (land
treatment)
Tận dụng thực vật, đặc tính của đất và cáchiện tượng tự
nhiên khác để xử lý nước rỉ rác bằng việc kếthợp các quá trình lý – hóa – sinh cùng xảy ra.Tuần hoàn nước Nước rỉ rác có nồng độ cao được tuần hoàn về
bãi rác
1.1.2.2.Đánh giá ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý
nước rỉ rác
Trang 30- Chỉ hiệu quả đối với các chất không tan;
- Khô ng tạo kết tủa đối với các chất lơ lửng
- Chi phí hóa chất cao;
- Có khả năng tạo ra một số chất ô nhiễm thứ cấp
c Phương pháp sinh học
- Hiệu quả cao, ổn định về tính sinh học;
- Nguồn nguyên liệu dễ kiếm, hầu như có sẵn trong tự nhiên;
- Thân thiện với môi trường, chi phí xử lý thấp;
- Ít tốn điện năng và hóa chất;
- Thường không gây ra chất ô nhiễm thứ cấp
- Thời gian xử lí lâu và phải hoạt động liên tục;
- Chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện thời tiết;
- Diện tích lớn để xây dựng công trình;
1.2 Tổng quan về Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình
Dương
Trang 311.2.1 Lịch sử hình thành
Xí nghiệp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương trực thuộc công tyTNHH một thành viên cấp thoát nước và môi trường Bình Dương.Được thành lập vào tháng 3 năm 2004, xí nghiệp là nơi quy tụ những
kỹ sư , chuyên viên, công nhân có tâm huyết với sự nghiệp bảo vệmôi trường, góp phần làm trong sạch trái đất đồng thời giúp tỉnhBình Dương phát triển bền vững Được xây dựng trên diện tích 74 hatrên địa bàn xã Chánh Phú Hoà , huyện Bến Cát ,Tỉnh Bình Dương
Dự án có tổng mức đầu tư trên 16 triệu EUR, trong đó vốn trong nướcchiến 57,24% và vốn FDA của chính phủ Hà Lan là 42,76%
Mục tiêu của KLH Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương chủ yếu
là cải thiện môi trường đô thị Nam Bình Dương, hạn chế tình trạng ônhiễm môi trường đối với các bãi rác hiện hữu, mở rộng dịch vụ thugom và xử lý nước rỉ rác các loại cho khu đô thị, khu dân cư, khucông nghiệp và các cơ sở sản xuất không có điều kiện xử lý rác tạichỗ, xử lý rác hữu cơ thành phân compost, thu hồi chế phẩm tậndụng để tái chế và chất thải trơ còn lại được chôn lấp tại bãi lấp rác
an toàn Dự án gồm 2 hạng mục chính:
- Khu xử lý rác thải sinh hoạt tái chế thành phân compost vớinhà máy sản xuất phân compost với côg xuất 420 tấn/ngày vànhà máy xử lý nước rỉ rác với công xuất 480 m3/giờ, yêu cầu
xử lý nước rỉ rác đạt loại A
- Hạng mục thứ hai là khu xử lý rác công nghiệp và công nghiệpnguy hại có công xuất xử lý là 500 tấn/ngày gồm: Kho tiếpnhận, phân loại, hố chôn lấp an toàn, lò đốt rác công nghiệp,công nghiệp nguy hại, khu xử lý hoá lý, khu sản xuất bê tôngtươi đóng rắn, khu sản xuất tái chế ra gạch tự chèn
- Rác sinh hoạt công suất tiếp nhận giữ nguyên hiện nay là:1.260 tấn/ngày;
Trang 32- Rác công nghiệp thông thường tăng từ 356,8 tấn/ngày hiệnnay lên 550 tấn/ngày;
- Rác nguy hại tiếp nhận từ 135 tấn/ngày hiện nay lên 600tấn/ngày
Tại khu liên hợp, rác sinh hoạt được tái chế thành phân compost,phục vụ cây trồng địa phương và các tỉnh lân cận Nước rỉ rác được
xử lý triệt để, chất lượng đạt tiêu chuẩn loại A Rác công nghiệp,công nghiệp nguy hại chú yếu là phối trộn đốt, sau đó xỉ tro đượcphối trộn vào bê tông tươi, gạch tự chèn, gạch bốn lỗ, để trở thànhnhững vật liẹu xây dựng có ích Nhiệt thu được trong quá trình đốtđược tận thu để phát điện, góp phần làm giảm chi phí mua điện lướiquốc gia Hiện nay, khu xử lý đang mở rộng quy mô thêm 25 ha nữanâng quy mô của khu tăng lên gần 100 ha
Trang 33CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là quy trình xử lýnước rỉ rác của Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 09/10/2017 – 12/11/2017
- Không gian nghiên cứu: Được thực hiện trong phạm vi Khu liênhợp xử lý chất thải Nam Bình Dương, tỉnh Bình Dương
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát thực tế hiện trạng nước rỉ rác phát sinh của Khu LiênHợp Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương
Sơ đồ công nghệ và cấu tạo của hệ thống xử lý nước rỉrác;
Quy trình vận hành và cơ chế bảo dưỡng;
Hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm: ở từng công đoạn, toàn
bộ hệ thống
- Đề xuất các giải pháp nâng cấp hệ thống, nâng cao hiệu suất
xử lý và hiệu quả về mặt kinh tế, kỹ thuật vận hành, bảodưỡng hệ thống
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Trang 34Các số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập chủyếu từ: các cơ quan chức năng như: Sở Quan trắc Tài nguyên và Môitrường tỉnh Bình Dương, các văn bản pháp quy của Nhà nước, ChínhPhủ.
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa
- Khảo sát và thực tập thực tế tìm hiểu về quy trình công nghệ
xử lý nước rỉ rác tại KLH
- Thu thập các số liệu về chỉ tiêu trong thành phần nước rác
- Tìm hiểu nguồn số liệu về quản lý môi trường tại nhà máy xử
lý nước rỉ rác và tại KLH Xử Lý Chất Thải Rắn Nam BìnhDương
- Tìm hiểu các bài báo cáo, tài liệu và các nghiên cứu về côngnghệ xử lý nước rỉ rác hiện nay
2.4.3 Phương pháp đánh giá hệ thống công nghệ
Nghiên cứu hệ thống công nghệ của nhà máy xử lý, phân tíchhoạt động của nhà máy về mặt lý thuyết và đánh giá thực tế về hiệuquả xử lý, quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống, so sánh nướcthải đầu ra theo QCVN 25:2009/BTNMT Phát hiện ra những vấn đềtồn tại làm giảm hiệu quả xử lý để đưa ra các giải pháp thông quaviệc đánh giá các mặt:
- Kỹ thuật (hiệu quả xử lý);
- Kinh tế (giá thành, chi phí bảo dưỡng, vận hành);
- Giảm giá thành vận hành, bảo dưỡng
- Tăng cường hiệu quả xử lý
Trang 352.4.5 Phương pháp xử lý số liệu
Sau quá trình phân tích thì tất cả các số liệu thu thập đều đượclưu trữ, xử lý và thống kê bằng cách dùng phần mềm Microsoft Excel2016
Trang 36CHƯƠNG III KẾT QUẢ THẢO LUẬN3.1. Hiện trạng rác thải tại KLH xử lý Chất thải rắn Nam
Bình Dương
Bãi rác thuộc KLH Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương đưa vàohoạt động từ năm 2004 Trung bình mỗi ngày KLH tiếp nhận 600 –
650 tấn/ngày chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau:
- Từ khu dân cư: bao gồm các khu dân cư tập trung, những hộdân cư Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, giấy,cao su, chất thải vườn… còn có một số chất thải nguy hại
- Từ các hoạt động thương mại: nhà hàng, khách sạn, vănphòng cơ quan, khu thương mại… Các nguồn thải có thànhphần tương tự như các khu dân cư (thực phẩm, giấy, carton…)
- Các cơ quan công sở: trường học, bệnh viện, các cơ quan hànhchính Lượng rác thải tương tự như đối với rác thải dân cư vàcác hoạt động thương mại nhưng khối lượng ít hơn
- Từ xây dựng: xây dựng nhà cửa, cầu cống, sữa chữa đường xá,
dở bỏ các công trình cũ Chất thải mang đặc trưng riêng trongxây dựng: sắt thép vụn, gạch vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi sữa,
xi măng, các đồ dùng cũ không dùng nữa
- Dịch vụ công cộng của các đô thị: vệ sinh đường xá, phátquan, chỉnh tu từ các công viên và các hoạt động khác… Rácthải bao gồm thải ra từ việc trang trí đường phố
- Từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: bao gồm chất thảiphát sinh từ các họa động sản xuất công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp, quá trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sảnphẩm… Nguồn chất thải bao gồm một phần từ sinh hoạt củacông nhân làm việc
3.2 Hiện trạng nước rỉ rác tại nhà máy
3.2.1 Nguồn phát thải
Trang 37Nguồn phát thải chủ yếu từ việc xử lý chất thải của KLH chính lànước rỉ rác từ các bãi chôn lấp Bên cạnh đó, việc xử lý nước rỉ ráccòn là vấn đề cấp bách mà KLH cần phải xử lý tại bãi chôn lấp.
3.2.2 Lưu lượng, thành phần và đặc tính nước rỉ rác
Lưu lượng nước rỉ rác tại bãi rác KLH Xử Lý Chất Thải Nam BìnhDương được thiết kế với công suất 480 m3/ngày
Nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác KLH có nồng độ các các chất ônhiễm lớn, được thể hiện như bảng dưới đây:
Bảng 3 1 Thành phần và tính chất nước thải đầu vào theo thiết kế và phân tích được tại KLH Xử Lý Chất Thải Rắn Nam
Bình Dương
số
Đơn vị
Giá trị thiết kế
Giá trị phân tích X ± SD
mg/l 1300 –
2500
1642 ±133,63
31,27 ±10,07Trong đó:
Trang 38Bình Dương chôn lấp nhiều loại rác thải sinh hoạt và rác công nghiệpnên đặc tính nước thải tương đối cao Đặc biệt, là hàm lượng COD vàNito cao, khó xử lý.
3.2.3 Hệ thống thu gom
Nước thải từ các ô chôn lấp sẽ được thu gom tại hố thu gom rồibơm trực tiếp lên nhà máy xử lý nước rỉ rác để xử lý đạt tiêu chuẩnmôi trường cho phép (QCVN 25: 2009/BTNMT) Hệ thống xử lý đượcđặt tại KLH Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương được thiết kế bởicông ty cổ phần đầu tư phát triển môi trường SFC Việt Nam Côngnghệ được áp dụng là công nghệ đã xử lý thành công nước rỉ rác tạinhiều bãi rác khác nhau, được tiến hành phù hợp với tình hình thực
tế tại bãi chôn lấp KLH Dây chuyền xử lý cũng rất linh hoạt đáp ứngđược sự biến động lớn nước thải theo mùa mưa – mùa khô
3.3 Quy trình xử lý nước rỉ rác của KLH xử lý chất thải
Nam Bình Dương
3.3.1 Tiêu chuẩn thiết kế
Hệ thống này được sử dụng cho việc xử lý nước rỉ rác từ các ôchôn lấp đạt QCVN 25: 2009/BTNMT cột A, với lưu lượng thiết kế 480
m3/ngày và thành phần nước rác đầu vào được thể hiện trên bảng3.2
Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn được thải ra cống chung vàthải ra nguồn tiếp nhận là suối Bến Thượng
Bảng 3 2 Nồng độ tối đa cho phép các thông số trong nước
thải của bãi chôn lấp chất thải rắn theo QCVN 25:
2009/BTNMT cột A ST
Nồng độ cột A
5(200C) mg/l 30
Trang 393.3.2.1.Hố thu gom nước rỉ rác
Nước rỉ rác từ bãi chôn lấp cũ và mới được thu gom và lưu trữ tại
hố thu gom cùng với lượng nước rác công nghiệp Tại hồ, lớp đáy vàthành hồ được phủ HDPE Do tính chất nước rỉ rác cũ và mới khácnhau nên ở đây được bố trí hệ thống hình xương cá để sục khí nhằmxáo trộn, điều hòa giữa hai loại nước này
3.3.2.2.Bể trộn vôi
a Chức năng
Nhiệm vụ chính của bể trộn vôi là nâng pH của nước rỉ rác đầuvào lên >11,5 tạo điều kiện cho tháp khử Nito đạt hiệu quả cao Bên cạnh đó, bể còn đóng vai trò khử một số ion kim loại nặngtrong nước rác và khử màu cho nước rác Việc khử màu là do lượngcanxicacbonat và lượng hydroxit kim loại tạo thành đóng vai trò nhưchất keo tụ, lôi kéo và kết dính các chất lơ lửng trong nước rác, sau
đó lắng xuống Nhờ vậy, mà một phần màu của nước rác được xử lý.Các kim loại nặng dạng ion khi ở pH cao đều được kết tủa và bị loạikhỏi nước
b Nguyên lí hoạt động
Nước sau khi được bơm từ hố thu gom bằng bơm chìm sẽ quamáy tách rác đi vào bể trộn vôi Vôi được pha thành dung dịch vôisữa cho vào bể Bể trộn vôi có 9 ngăn, mỗi ngăn đều bố trí hệ thống
Trang 40sục khí, cánh khuấy được bố trí ở những ngăn đầu tiên, các ngăn của
bể đều thông với nhau qua cửa trên vách của mỗi ngăn Khi nướcchảy vào bể trộn vôi thì hệ thống cánh khuấy hoạt động, nước đượckhuấy trộn và luân chuyển theo hình Zic zac qua từng ngăn tăng khảnăng hòa trộn đều vôi với nước Khi nước đầy ngăn trung gian, nó sẽ
tự động chảy qua một ngăn khác để từ đó đưa nước qua bể điều hòa
3.3.2.3.Bể điều hòa
a Chức năng
Điều hòa lưu lượng và nồng độ nước rác, giảm mùi phát sinh doquá trình yếm khí gây ra ở bãi chôn lấp và đồng thời giảm được mộtphần N – NH3 trong nước rác
b Nguyên lý hoạt động
Nước sau khi qua bể trộn sẽ tự chảy qua ngăn tập trung để đến
bể điều hòa Ở đây, nước rác được sục khí liên tục để tăng khả năngxáo trộn
3.3.2.4.Bể lắng vôi
a Chức năng
Nhiệm vụ của bể này là lắng các cặn sinh ra trong bể đều hòa và
bể trộn vôi Kể cả lượng vôi chưa tan trong nước xử lý nhằm tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động trong tháp khử Nito, chống đóng cặnlàm tắt nghẽn hệ thống trong tháp khử Nito
b Nguyên lý hoạt động
Nước sau khi qua bể điều hòa sẽ được bơm lên bể lắng vôi thôngqua ống trung tâm vào bể Lưu lượng nước thải được đo tự động, tínhiệu thu được sau đó sẽ được truyền vào hệ thống điều khiển PLC –SCADA để từ đó điều khiển lại bơm nước thải để vận hành theo đúnglưu lượng yêu cầu.Cặn vôi lắng xuống dưới đáy, còn phần nước thìtràn qua máng thu nước tiếp tục dẫn qua công trình tiếp theo
3.3.2.5.Hệ thống Striping 2 bậc
a Chức năng