Tại những quốc gia mới nổi như Ấn Độ và Brazil, các công ty gia đình chiếm một lực lượng vô cùng đông đảo
Cần quản lý các công ty gia đình như thế nào? Tại những quốc gia mới nổi như Ấn Độ và Brazil, các công ty gia đình chiếm một lực lượng vô cùng đông đảo. Thậm chí ngay cả ở những quốc gia phát triển hơn, đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thường là các công ty gia đình. Dù phát triển mạnh mẽ về số lượng nhưng lâu nay vẫn có những ý kiến trái chiều về tính hiệu quả thực sự của các công ty gia đình trong quá trình kinh doanh. Việc gia đình nắm giữ phần lớn quyền kiểm soát, điều hành cũng có những lợi thế riêng của nó. Với các công ty niêm yết công khai có nhiều chủ sở hữu nhỏ lẻ, vấn đề họ thường mắc phải là không có một cổ đông nào có đủ tầm ảnh hưởng để giám sát hoạt động của CEO. Trong khi đó, nếu là công ty gia đình thì các thành viên sẽ có động lực giám sát mạnh mẽ hơn, đảm bảo lợi nhuận không bị bỏ vào túi riêng của một số cá nhân vụ lợi. Những mặt hạn chế Dù vậy, sẽ có vấn đề phát sinh khi một thành viên trong gia đình tham gia điều hành trực tiếp công ty, đặc biệt là khi trưởng nam đảm đương trọng trách CEO rồi các thế hệ sau đó kế nhiệm theo kiểu cha truyền con nối. Câu thành ngữ xa xưa "Mất một thế hệ để sáng lập tổ chức, một thế hệ tiếp theo để xây dựng, và một thế hệ tiếp theo nữa để phá hủy tổ chức đó" vẫn còn đúng trong hoàn cảnh ngày nay. Có ba vấn đề chính phát sinh từ hình thức cha truyền con nối này: 1. Việc chỉ lựa chọn CEO trong phạm vi gia đình sẽ làm giảm xác xuất tìm kiếm được nhân tài quản lý. Giả dụ, chúng ta tuyển chọn các em học sinh tham dự Olympic quốc tế là con cái của những cá nhân đã giành được huy chương từ hai chục năm trước. Tất nhiên là các em này sẽ được thừa hưởng chút gen nào đó từ cha mẹ, nhưng không thể chắc chắn một điều rằng đó là những ứng cử viên sáng giá nhất. 2. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết đến sự tồn tại của "hiệu ứng Carnegie"- được đặt theo tên của nhà tư bản công nghiệp nổi tiếng Andrew Carnegie, người đã để lại hầu hết tài sản cho những người không phải ruột thịt. Ông đặt ra câu hỏi: nếu người con trai trưởng của mình biết chắc sẽ được thừa kế công ty thì liệu cậu có còn động lực học tập chăm chỉ? 3. Và cuối cùng, chế độ cha truyền con nối này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà quản lý tài năng. Họ sẽ tự hỏi, tại sao lại phải làm việc cật lực trong khi vị trí cao nhất luôn dành cho con cái của người chủ công ty. Tốt nhất là họ nên ra đi để tìm kiếm cơ hội phát triển trong một môi trường thu hút nhân tài hấp dẫn hơn. Nhiều nhà sử học kinh tế đổ lỗi cho "chủ nghĩa tư bản cá nhân" trong việc làm suy giảm vị thế của nước Anh so với Mỹ và Đức. Trong cuốn "Quy mô và Phạm vi" của mình, Alfred Chandler có viết: "Nước Anh cuối thế kỷ 19 đã thỏa sức vẫy vùng trong buổi hoàng hôn của nền kinh tế bá chủ thế giới. Và giờ là thời suy tàn của thế hệ thứ ba .những yếu kém của các doanh nghiệp Anh là sự kết hợp của sự thiếu chuyên nghiệp và ngủ quên trên chiến thắng". Tại Mỹ, các công ty gia đình thường không quá phổ biến. Cũng giống như ở Đức, dù đại đa số các công ty trong nhóm Mittelstandt (gồm những công ty quy mô vừa) thường do các gia đình sở hữu, nhưng họ luôn có xu hướng tuyển dụng những nhà quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty. Lý do ủng hộ Những người ủng hộ mô hình kinh doanh gia đình sẽ tranh luận rằng, đời con có thể học hỏi được nhiều từ đời cha, do vậy sẽ có những kỹ năng kinh doanh tốt hơn trong ngành công nghiệp cụ thể (điều này có thể không đúng lắm trong trường hợp công ty phát triển lớn hơn và cần nhiều kỹ năng quản lý tổng quát hơn). Không những thế, theo họ thì các công ty gia đình sẽ xây dựng được niềm tin lớn hơn giữa người chủ và người quản lý cũng như giữa công ty với khách hàng và nhân viên. Khía cạnh này đặc biệt quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà cơ sở pháp lý còn lỏng lẻo và danh tiếng thường là tất cả. Minh chứng Về lý thuyết thì bên nào cũng có lý, nhưng từ những số liệu khảo sát có thể rút ra được kết luận gì? Nhóm nghiên cứu gồm những thành viên từ Harvard, Stanford, và LSE của chúng tôi đã khảo sát hàng ngàn công ty quy mô vừa tại 20 quốc gia, xác định các phương pháp thực hành quản lý của họ đối với các hoạt động quản lý, giám sát và thúc đẩy công nhân. Từ 18 câu hỏi, chúng tôi xây dựng một chỉ số về chất lượng quản lý từ mức 1 (cực kỳ yếu kém) đến mức 5 (xuất sắc trong mọi khía cạnh). Chỉ số này có mối tương quan chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của công ty trên các khía cạnh như năng suất, lợi nhuận, tăng trưởng doanh số và khả năng tồn tại. Biểu đồ bên dưới cho thấy, chất lượng quản lý giảm dần theo các hình thức sở hữu. Không có gì ngạc nhiên khi những công ty hoạt động hiệu quả nhất là những công ty có góp vốn tư nhân và phân tán quyền sở hữu. Ngược lại, những công ty chính phủ lại ở trong nhóm hoạt động kém hiệu quả nhất. Một điều thú vị là, những công ty gia đình nhưng tuyển dụng CEO bên ngoài có điểm số chất lượng quản lý khá tốt. Chỉ khi một thành viên trong gia đình (đặc biệt là trưởng nam) đảm đương cương vị CEO thì hiệu quả quản lý có vẻ như sẽ giảm xuống mức thấp nhất. Tác động tiêu cực của hình thức kinh doanh gia đình lên chất lượng quản lý thậm chí vẫn còn thể hiện qua rất nhiều khía cạnh khác mà chúng tôi đã nghiên cứu, ví dụ như tuổi tác, quy mô, ngành nghề, kỹ năng v.v Kết quả này đã chứng thực cho các nghiên cứu khác về những thay đổi trong lợi nhuận hay giá trị thị trường. Giá cổ phiếu và lợi nhuận công ty thường giảm xuống bất ngờ khi người thành lập công ty "nhường ngôi" cho con trai trưởng. Các nghiên cứu về hiện tượng cha truyền con nối CEO cũng cho thấy, những người con được chọn làm CEO kế nhiệm thường có kết quả học ĐH kém hơn và tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với những CEO khác. Bài học kinh doanh Những kết quả nghiên cứu trên chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ trên thực tế đã có rất nhiều công ty gia đình rất thành công. Tuy nhiên, sẽ là không thừa khi nhắc lại rằng, việc trao quyền quản lý cho trưởng nam có thể không phải là một quyết định đúng đắn. Ít nhất, các chủ sở hữu công ty gia đình cũng nên cân nhắc việc tuyển dụng một nhà quản lý chuyên nghiệp từ bên ngoài. Chỉ chuyên quyền trong phạm vi gia đình không những sẽ không mang lại lợi ích kinh tế mà còn có thể làm tổn hại đến tương lai của thế hệ sau này. Nguồn: vnmarketer . Cần quản lý các công ty gia đình như thế nào? Tại những quốc gia mới nổi như Ấn Độ và Brazil, các công ty gia đình chiếm một. Tại Mỹ, các công ty gia đình thường không quá phổ biến. Cũng giống như ở Đức, dù đại đa số các công ty trong nhóm Mittelstandt (gồm những công ty quy mô