Thách thức của việt nam khi gia nhập WTO
Thách thức của việt nam khi gia nhập WTO Việt Nam có gần 70% dân số sống nhờ nông nghiệp, 69% lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. , nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp trong đó có 44% số hộ thuộc diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo Vì vậy, khi gia nhập WTO, theo nhận định của nhiều người, nông nghiệp Việt Nam tuy có một số thuận lợi nhưng sẽ đối đầu với nhiều khó khăn. Và điều này sẽ ảnh hưởng không ít đến đời sống nông dân. Thuân lợi khi gia nhập WTO _ Khi Việt Nam (VN) gia nhập WTO thị trường sẽ mở rộng cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như nông nghiệp và thuỷ sản, đồng thời VN có cơ hội tiếp cận cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những xử kiện vô lý như cá ba sa giữa Việt Nam và Mỹ. Khi là thành viên của WTO, VN sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng có tiếng nói cùng với 149 nước khác khi WTO thảo luận các quy chế mới của WTO. _ Đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp, đem vào công nghệ mới, tiên tiến để thúc đẩy ngành chế biến nông sản, nhờ đó giúp mở mang những vùng đất hoang hóa, sản xuất những sản phẩm nông nghiệp độc đáo mà những công ty này đang có thị trường, đưa hàng nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới nhiều hơn. _ Lao động nông nghiệp có thêm công ăn việc làm, người tiêu dùng sẽ mua được những sản phẩm nông nghiệp vừa rẻ vừa tốt hơn. Nông dân nghèo canh tác ở các vùng khó khăn sẽ có cơ may phát triển nhờ có những giống mới do các công ty quốc tế áp dụng công nghệ sinh học tạo ra. Một khi ngành nông nghiệp đứng vững trên sân chơi WTO thì kinh tế nông nghiệp trở thành động lực chính thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo. Lúc đó, nông nghiệp là chìa khóa tạo ra sự ổn định và phát triển vùng nông thôn. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp có thêm nhiều cơ hội phát triển Những thách thức mới Việt Nam phải đối đầu là: 1. Cạnh tranh khốc liệt trong và ngoài nước. khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa cho hàng ngoại tràn vào. Như vậy nông sản Việt Nam sẽ phải cạnh tranh vừa ở sân nhà vừa ở thị trường quốc tế. Báo cáo của FAO (năm 2003) cho biết chỉ riêng khu vực châu Á, đã có gần 1 tỉ tấn nông sản đang cạnh tranh khi sau khi Việt Nam gia nhập. Nông sản xuất khẩu bị ứ đọng tại cửa khẩu. Ảnh: Vinh Hải 2. Tăng khả năng lây lan dịch bệnh Hàng ngoại khi nhập vào Việt Nam sẽ có khả năng mang theo dịch bệnh. Nếu không có một đội ngũ kiểm dịch đầy đủ ở mọi cửa khẩu, một chế độ kiểm dịch nghiêm khắc và một danh sách rõ ràng, công khai về việc được và không được nhập các loại cây, con (để tránh tình trạng lờ mờ như nhập muỗi làm thức ăn cho cá kiểng) thì dịch bệnh sẽ thâm nhập và lây lan rất nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế và sức khỏe người dân. Một ví dụ rất đáng tham khảo là châu Úc trong mấy năm gần đây đang gặt hái một thành quả hết sức to lớn từ chế độ kiểm dịch vô cùng gắt gao của họ: đó là độc quyền xuất khẩu hàng tỉ đô la Mỹ thịt bò sang Nhật và châu Âu vì bò Úc an toàn, không hay chưa bị nhiễm bệnh bò điên. 3. Phá hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để đối phó với cạnh tranh ngày càng gay gắt, cũng như tăng lượng hàng hóa sản xuất theo yêu cầu của thị trường, nông dân và các nhà sản xuất sẽ càng lúc càng sử dụng triệt để tài nguyên thiên nhiên như nước, đất đai, rừng cây… làm cạn kiệt những tài nguyên này. Đồng thời cũng lạm dụng việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật làm môi sinh bị phá hoại. 4. Một bộ phận nông dân không thích hợp với nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất manh mún bị “đào thải”. Vì sức ép của thị trường, và cũng để khỏi bị đẩy vào cảnh lạc hậu, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng phát triển và ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao trong nông nghiệp. Điều này sẽ buộc nông dân phải học hỏi để có kiến thức, từ đó thay đổi kỹ thuật và thói quen làm việc để hợp với yêu cầu mới. Cho nên một bộ phận nông dân không có kiến thức hoặc không chịu trau dồi kiến thức sẽ bị đào thải. Tương tự, kiểu sản xuất manh mún cũng không thể tồn tại do yêu cầu cần có một lượng hàng hóa lớn, chất lượng đồng đều và giá rẻ. 5.Khi hội nhập WTO, lao động nông nghiệp giảm, chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp, địch vụ. 6. Đòi hỏi về an toàn và chất lượng ngày càng gay gắt. Giới tiêu thụ ngày nay, đặc biệt là thị trường nhập khẩu, được tự do lựa chọn nơi mua hàng và có kiến thức ngày càng cao về chất lượng của nông sản, sẽ đòi hỏi những tiêu chuẩn mới vừa cao về chất lượng và an toàn vệ sinh, vừa nghiêm khắc về chế độ nuôi trồng và tính bền vững trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. . Nhiều mặt hàng nông sản của ta hiện nay giá cao hơn nước ngoài, chất lượng không bảo đảm. Khả năng chuyển từ xuất khẩu thô lên chế biến với thương hiệu riêng để tăng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp đòi hỏi cả một quá trình. Chu trình nông nghiệp công nghệ cao (best practice) sẽ trở thành tiêu chuẩn sản xuất mới thay thế chu trình nông nghiệp an toàn (Gap - Good Agricultural Pratices). 7. Việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và thuế quan Những thách thức lớn như là mức độ cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, năng lực của Việt Nam thực thi các điều khoản cam kết, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc Việt Nam không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi . , đối tượng chịu tác động nặng nề và thiệt thòi nhất là nông dân sản xuất nhỏ lẻ, nghèo, yếu do thiếu năng lực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhưng chưa được hỗ trợ để giảm thiểu tác động. Các mặt hàng nông – lâm sản nhập khẩu vào VN hiện đang chịu mức thuế suất bằng, thậm chí thấp hơn so với cam kết cuối năm 2009. Việt Nam đã cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay sau khi hội nhập, trong đó có 5 năm quá độ cho việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu dưới dạng khuyến khích đầu tư, đồng thời Việt Nam sẽ phải cắt giảm mức thuế quan đối với các mặt hàng nông nghiệp. Hiện tại, mức thuế quan bình quân trong nông nghiệp của Việt Nam là 27%. Rất nhiều khả năng mức thuế này sẽ bị cắt giảm xuống khoảng 15%. Bên cạnh đó, nguy cơ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đương đầu với các vụ kiện bán phá giá là hoàn toàn có thực, nhất là khi Việt Nam vẫn đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường (kéo dài 12 năm đối với Mỹ). Đây là một điểm bất lợi đối với Việt Nam khi phải đương đầu với các vụ kiện này vì các nước sẽ được áp dụng những phương pháp tính toán linh hoạt hơn. 8. Phải đầu tư vốn, phát triển khoa học công nghệ Chính phủ phải đầu tư cả tiền vốn và kỹ thuật. Điều này không thể làm trong thời gian ngắn mà phải có kế hoạch trung hạn Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam nên chuyển hẳn sang sản xuất hàng hóa thay vì sản xuất nhỏ lẻ. Với những chương trình cụ thể về hướng đầu tư và nguồn vốn đầu tư về các hướng tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển khoa học công nghệ và đầu tư vào nông thôn tạo việc làm và hỗ trợ cho các vùng xa xôi và người nghèo, cải thiện môi trường đầu tư nông thôn, trợ giúp cho các doanh nghiệp nông thôn và các làng nghề. 9. thiếu thông tin về các thị trường Các doanh nghiệp của chúng ta thường thiếu thông tin về các thị trường, thiếu hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế. Khi gặp những vấn đề liên quan đến pháp lý, doanh nghiệp phải dựa vào Hiệp hội nhưng trên thực tế, Hiệp hội lại chưa đủ mạnh để bảo vệ doanh nghiệp. Thực tế, số lượng doanh nghiệp cung cấp thông tin cho nông dân còn ít và chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Đặc biệt, năm 2010, các doanh nghiệp kinh doanh gạo sẽ gặp một số thách thức, bởitheo cam kết WTO, Việt Nam sẽ cho một số doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, vì vậy sự cạnh tranh là khó tránh khỏi. Tác động của việc gia nhập WTO đối với nguồn lực nông nghiệp Việt Nam Chiểu theo cam kết, khu vực đầu tư nước ngoài buộc phải mở cửa thị trường và cắt giảm thuế quan; Khu vực nông nghiệp, nơi tập trung nhiều lao động, chịu sự tác động mạnh của các điều khoản về thương mại này; 1. Việc gia nhập WTO đã và đang đặt ra những yêu cầu và điều kiện cho việc điều chỉnh cơ cấu lao động xã hội sao cho có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế, và qua đó Việt Nam tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, trong đó Việt Nam phát huy tiềm năng của Việt Nam mà các nước thành viên khác không có được. 2. Vào WTO buộc Việt Nam phải thực hiện việc chuyển đổi lực lượng lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp sang làm việc ở các lĩnh vực phi nông nghiệp; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức cho lao động nông nghiệp, nhất là nông dân; Kinh tế phát triển nên tăng nhu cầu về lao động và tạo thêm việc làm mới; 3. Việc tăng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thu hút sự đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam tăng lên; hệ quả là làm cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế cũng tăng lên, mở ra cơ hội, việc làm và gia tăng thu nhập cho người lao động, tăng lượng xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc từ sản phẩm nông nghiệp, từ đó thúc đẩy nông nghiệp phát triển, 4. Những cơ hội việc làm mở rông cùng với tiền công hấp dẫn hơn tạo ra sự di chuyển lao động từ nông thôn đến đô thị, từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. từ nơi thu nhập thấp đến nơi thu nhập cao, … tạo ra sự di động lao động trong xã hội nông thôn Việt Nam; 5. Hoạt động xuất nhập khẩu mở rộng, hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội hội nhập vào các thị trường trên các nước khác nhau, làm tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, nhất là đối với những sản phẩm nước ta có ưu thế cạnh tranh (hàng nông sản, dệt may,…), nhất là ngành sử dụng nhiều lao động như nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu; 6. Hội nhập WTO làm tăng đầu tư nuớc ngoài vào các lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp, sơ chế biến nông sản, mở mạng những vùng đất hoang hóa, kích thích những sản phẩm nông nghiệp độc đáo mà họ đang có thị trường. Nhờ đó, lao động nông nghiệp Việt Nam có thêm việc làm; người tiêu dùng có thêm những sản phẩm rẻ, tốt hơn do cạnh tranh; 7. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nông thôn nói riêng cần phải cơ cấu lại để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài,. Điều đó làm nảy sinh cơ hội cho những hoạt động trong khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp; 8. Việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay tạo đà cho quá trình đô thị nông thôn nhanh; mặt khác thu hút nhiều lao động dư thừ từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực sản xuất phi nông, dịch vụ, thương nghiệp, v.v. đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 9. Việc hội nhập WTO tác động đến chính bản thân lĩnh vực nông nghiệp: Từ chỗ, nông nghiệp Việt Nam là một nền sản xuất quan trọng, các khu vực trọng yếu được đầu tư phát triển để tăng cường sự thâm nhập vào thị trường các nước thành viên. Hệ quả là làm tái cấu trúc hoạt động sản xuất nông nghiệp theo những hướng mũi nhọn nhằm phục vụ và đáp ứng tiêu dùng nội địa, cũng như xuất khẩu đáp ứng nhu cầu từ các nước thành viên khác; 10. Để ổn định hoạt động lao động của mình, người lao động nông nghiệp Việt Nam phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, thay đổi cách thức sản xuất nông nghiệp từ thói quen sản xuất thủ công, phân tán, manh mún sang cách thức sản xuất hàng hóa, có tính chuyên môn hoá cao. Để đáp ứng điều đó, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đóng một vai trò quan trọng. Dịch vụ này cần được hoàn thiện để xứng tầm với đòi hỏi phát triển nông nghiệp; 11. Để tham gia có hiệu quả trong sân chơi WTO, trong khu vực nông nghiệp diễn ra quá trình tất yếu nhằm cơ cấu lại lực lượng lao động nông nghiệp, nâng cao trình độ lao động trong khu vực nông nghiệp, bởi vì: các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đem theo những công nghệ mới, kể cả những công nghệ cao, … lực lượng lao động nông nghiệp Việt Nam cần được đào tạo để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Lý do là giá thành sử dụng lao động tại chỗ rẻ hơn so với giá thuê lao động từ nước khác đến làm việc tại Việt Nam; 12. Sự tăng lên của đầu tư và thương mại trong nông nghiệp, nông thôn tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay trong sản xuất nông nghiệp: cơ cấu lại vùng nguyên liệu, vùng sản phẩm, vùng cây trồng chuyên, chăn nuôi chuyên theo hướng hàng hóa, v.v. làm cho định hình những khu vực sản xuất có tính chất quy mô lớn; 13. Bản thân việc tổ chức sản xuất, quản lý hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng thay đổi: Những thể chế quản lý mới ra đời, như là những hiệp hội, những mô hình liên kết sản xuất làm ăn, những hợp tác xã, những doanh nghiệp, kinh tế trang trại, kinh tế tiểu chủ,doanh nghiệp tư nhân, v.v. . Các thể chế kinh tế nông nghiệp này định hướng hoạt động một cách có tổ chức theo cơ chế thị trường, v.v. Tất cả những thể chế này sẽ làm đa dạng hóa, và tạo ra đa dạng hóa các cung cách tổ chức hoạt động kinh tế nông nghiệp ở nông thôn. Vấn đề là cần tạo ra môi trường pháp lý để họ tự chủ trong hoạt động, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp nước ngoài. Giải pháp Gia nhập WTO là bước vào một sân chơi mới vừa có những cơ hội lại vừa có những thách thức. Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên sẵn có và khó khăn thử thách luôn ở phía trước. Vì vậy, để các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam có thể tận dụng mọi cơ hội, vượt qua các thách thức, trong thời gian tới cần chú ý tới một số giải pháp sau: _ Về nguyên tắc, WTO không cấm tất cả các hình thức hỗ trợ của Chính phủ. Nhà nước vẫn có thể tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ nghiên cứu triển khai, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, đào tạo giáo dục phát triển nguồn nhân lực. WTO cũng cho phép nhiều hình thức hỗ trợ vùng nghèo và một số khâu trong sản xuất nông nghiệp. Như vậy, Nhà nước cần giúp cho nông dân tiếp cận các thông tin về thị trường bên cạnh việc định hướng thị trường sản xuất gì và làm ở mức độ như thế nào. Điều này sẽ tạo nhiều cơ hội cho nông dân trong việc cạnh tranh với các mặt hàng cùng loại. Do vậy, để phát triển nông nghiệp thời kỳ hội nhập vào WTO, việc tăng cường trang bị kiến thức, hỗ trợ kỹ thuật, cách thức sản xuất tiên tiến cho người dân nông thôn thông qua chính hoạt động của khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cần được đặt lên hàng đâu, có như thế mới bảo vệ được người nông dân trong sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường _ Để có thể phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh thực thi các cam kết gia nhập WTO, các ngành hàng và mỗi doanh nghiệp phải chủ động xây dựng và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh việc tập trung vào các thị trường và sản phẩm chủ lực cần đa dạng hóa thị trường và mặt hàng để có thể chủ động phòng ngừa các biến động thường xuyên của thị trường _ Tăng cường hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp và nhãn hiệu sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hóa. Nhiều mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu, gạo và thủy sản hiện còn xuất khẩu ở dạng thô và hàng dệt may chủ yếu là hàng gia công nên không có thương hiệu ở trong hệ thống phân phối của nước ngoài. Việc không có thương hiệu đã dẫn tới giá bán thấp, nhưng để có được thương hiệu và duy trì được hình ảnh tốt đẹp đối với người mua buộc chúng ta phải tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và những quy định về bảo vệ môi trường. _ Nâng cao vai trò và năng lực hoạt động của các hiệp hội nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cao và nhiệm vụ ngày càng lớn. Một hiệp hội nông nghiệp hữu hiệu cho nhà nông chính là lối ra. . Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững trong thời kỳ hội nhập ngày nay là yêu cầu cấp thiết, bởi vật, hơn lúc nào hết cần phát huy hơn nữa vai trò “đầu tàu” của hội nông dân các cấp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao đời sống nông dân theo tinh thần Nếu nông dân được tham gia vào những hiệp hội có tổ chức hợp lý để qua đó họ được nhanh chóng trang bị đầy đủ kỹ thuật công nghệ cao, thì việc cạnh tranh tốt với hàng ngoại tại sân nhà và chỉ tiêu đạt 4 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu nông lâm sản vào năm 2010 không phải là điều vượt quá tầm tay. _ Phổ biến thông tin về WTO cho doanh nghiệp không chỉ các cam kết của Việt Nam mà các dự báo tác động nhập khẩu và cơ hội về mở rộng thị trường – giảm thuế thị trường nhập khẩu của các nước đối với hàng Việt Nam. _ Nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá nông, lâm sản, nhất là sản phẩm, hàng hoá nôg, lâm sản xuất khẩu nhằm thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội cũng như về thương mại của đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành nông nghiệp và PTNT trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Một mặt quá trình này trược tiếp mang lại khả năng canh tranh cũng như giá cả cao hơn so với các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng mặt khác còn góp phần vào việc tạo ra uy tín và thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá Việt Nam nói chung và sản phẩm, hàng hoá nông lâm sản ché biến nói riêng trên trường quốc tế. Ngoài những nhóm giải pháp trên, Nhà nước cũng cần tập trung vào công tác quy hoạch, hoàn thiện chính sách và thể chế kinh doanh theo hướng minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như các ngành hàng trong khuôn khổ các biện pháp hỗ trợ cho phép của WTO. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để tham gia hội nhập một cách hiệu quả nhất. Với những giải pháp đồng bộ và nỗ lực của các bộ, ngành, doanh nghiệp chắc chắn chúng ta sẽ thực hiện thành công chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước./. . Thách thức của việt nam khi gia nhập WTO Việt Nam có gần 70% dân số sống nhờ nông nghiệp, 69% lực lượng. ảnh hưởng không ít đến đời sống nông dân. Thuân lợi khi gia nhập WTO _ Khi Việt Nam (VN) gia nhập WTO thị trường sẽ mở rộng cho những mặt hàng xuất khẩu