Người đứng thẳng Câu 3: Theo từ điển khoa học Mỹ xuất bản năm 1962, dân tộc thiểu số nhấn mạnh đến nhóm người có đặc điểm riêng về ..A. So sánh,đối chiếu Câu 9: Người đầu tiên giải thíc
Trang 1TRƯỜNG ĐH.KHXHNV TPHCM
KHOA : NHÂN HỌC
Họ và tên thí sinh:
MSSV:
ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn: NHÂN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Mã môn: DAI023
Số tín chỉ: 2 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề)
MÃ ĐỀ: 212
Đề thi gồm 80 câu trắc nghiệm
Thí sinh điền họ tên,mã đề và đáp án vào phiếu trả lời trắc nghiệm
Câu 1: Nhân học là khoa học nghiên cứu tổng hợp về:
A Tính chất
B Hiện tượng
C Bản chất
D Đặc điểm
Câu 2: Nền văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ ở Núi Đọ (Thanh Hóa,Việt Nam) được xếp vào
giống người nào?
A Người khéo léo
B Người đứng thẳng
C Người cổ Spien
D Người đứng thẳng
Câu 3: Theo từ điển khoa học Mỹ xuất bản năm 1962, dân tộc thiểu số nhấn mạnh đến
nhóm người có đặc điểm riêng về so với nhóm trong xã hội?
A Dân số ít,kinh tế kém phát triển
B Kinh tế,chính trị
C Nhân chủng,tôn giáo
D Nhân chủng,tôn giáo,xã hội,kinh tế
Câu 4: Theo Spicer,ý thức và bản sắc tộc người được xây dựng trên những vấn đề gì sau
đây?
A Những hiểu biết chung về ý nghĩa của một hệ thống ngôn ngữ
B Những hiểu biết chung về ý nghĩa của một hệ thống biểu tượng
C Những hiểu biết chung về nguồn gốc tộc người
D Những hiểu biết chung về ý nghĩa của một hệ thống văn hóa
Câu 5: Chọn phát biểu đúng?
A Văn hóa chỉ có một định nghĩa duy nhất
B Văn hóa có 2 định nghĩa
C Văn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau
D Văn hóa có nghĩa rộng
Trang 2Câu 6: Có mấy loại thuật ngữ “thân tộc”?
A 2
B 3
C 4
D 5
Câu 7: Cấm kỵ loạn luân là cấm quan hệ tính giao giữa những người
A Có chung quan hệ huyết thống
B Những người sống chung một nhà
C Những người không độ tuổi
D Cả A,B,C đều đúng
Câu 8: Quan điểm nghiên cứu của nhà nhân học bao gồm những gì?
A Toàn diện, so sánh-đối chiếu
B Biện chứng,so sánh
C Toàn diện,đối chiếu
D So sánh,đối chiếu
Câu 9: Người đầu tiên giải thích về sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống và khả
năng di truyền những tập tính đó và đưa ra nguyên lý về sự biến đổi các loài từ loài này sang loài khác trong tác phẩm “Triết học động vật” là ai?
A La-mác
B Đác-uyn
C Men-đen
D Uy-men
Câu 10: Dạng hóa thạch họ người đầu tiên nào có răng được phát hiện năm 1965 ở hang
Thẩm Khuyên (Lạng Sơn),hang Thẩm Òm (Nghệ An) Việt Nam?
A Hômo habilis Leakey
B.Ô-rê-ô-pi-tec
C.Gigantopitec
D Râmpitec
Câu 11: Nhìn ở góc độ vị thế xã hội,đám tang thuộc nghi lễ nào sau đây?
A Nghi lễ chuyển đổi
B Nghi lễ thành đinh
C Nghi lễ tăng cường sức mạnh
D Nghi lễ tưởng niệm
Câu 12: Khuynh hướng phân chia con người thành 2 phái (nam phái và nữ phái) để khảo
sát ngôn từ của họ được các nhà khoa học gọi là nghiên cứu gì?
A Lưỡng ngẫu
B Song ngẫu
C Đối ngẫu
D Đối lập
Trang 3Câu 13: Theo các nhà nhân học kinh tế, “tính vị tộc” của các nhà kinh tế học khi lý giải
hành vi kinh tế ở các xã hội khác nhau là do đâu?
A Các nhà kinh tế học không thích các dân hộc khác ở phương Tây
B Các nhà kinh tế học được đào tạo và sống trong môi trường văn hóa của các nước phát triển phương Tây
C Các nhà kinh tế học muốn qua kinh tế để xâm chiếm các dân tộc khác ở các nước không phải phương Tây
D Các nhà kinh tế học muốn xây dựng một học thuyết mới
Câu 14: Nhân học hình thể gồm các phân ngành nhỏ.Đó là những phân ngành nào/
A Khảo cổ - Nhân chủng – Linh trưởng
B Nhân chủng – Linh trưởng – Văn hóa
C Cổ nhân – Nhân chủng – Khảo cổ
D Cổ nhân – Linh trưởng – Chủng tộc
Câu 15: Lịch sử văn minh của nhân học đi từ thời kỳ đồ đá đế đồ đồng rồi đến đồ sắt
theo quan điểm của trường phái lý thuyết nào?
A Tiến hóa luận
B Chức năng luận
C Đặc thù luận
D Cấu trúc luận
Câu 16: Phân ngành Cổ nhân học trong Nhân học hình thể chuyên nghiên cứu về vấn đề
gì?
A Các loại hóa thạch
B Các loại hóa thạch của con người
C Các loại hóa thạch của động vật
D Các hóa thạch của con người và tiền thân của con người
Câu 17: Cấp độ tiến hóa nào thì sinh giới có thể phân bố rộng trong không gian với các
loại hình chuyên hóa triệt để nhưng theo thời gian tới mức cực đoan có thể dẫn đến sự cằn cỗi và suy vong?
A Tiến hóa vĩ mô
B Tiến hóa vĩ mô
C Tiến hóa hòa nhập
D Xuất hiện một loại hình tổ chức mới
Câu 18: Văn hóa truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là do:
A Di truyền
B Phát tán
C Cơ chế học hỏi
D Giao lưu
Câu 19: Hiện tượng nào trong tôn giáo hiện đại biểu hiện thế tục hóa?
Trang 4A Nhập thế
B Xuất thế
C Cải đạo
D Tổng hợp các niềm tin
Câu 20: Nếu cách sử dụng ngôn ngữ của các tiểu nhóm có ngôn ngữ khác nhau nhưng
vẫn có thể hiểu nhau thì sự khác biệt đó được gọi là gì?
A Ngôn ngữ địa phương
B Ngôn ngữ học xã hội
C Tiếng bồi
D Chuỗi ngôn ngữ
Câu 21: Quan điểm của các nhà Nhân học kinh tế khi nghiên cứu về vai trò của môi
trường đối với văn hóa của con người trong quá trình thích nghi khi cho rằng
A Môi trường quyết định văn hóa của con người
B Môi trường hòa hợp với con người
C Môi trường chi phối văn hóa con người
D A,B,C đều đúng
Câu 22: Juliam H.Steward là nhà lý thuyết thuộc trường phái nào?
A Tiến hóa
B Chức năng
C Tân tiến hóa
D Tân cấu trúc
Câu 23: Ngành Nhân học ra đời vào thời gian nào?
A Cuối thế kỉ XVIII
B Đầu thế kỉ XIX
C Nửa cuối thế kỷ XIX
D Đầu thế kỷ XX
Câu 24: Khái niệm tộc người là tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được
hình thành trong lịch sử,dựa trên những mối liên hệ chung nào?
A Chủng tộc,tôn giáo và kinh tế
B Ngôn ngữ,văn hóa và ý thức tự giác dân tộc
C Lãnh thổ,ngôn ngữ,văn hóa
D Lãnh thổ,kinh tế,ý thức tự giác dân tộc
Câu 25: Nhập thân văn hóa là?
A Sự học hỏi văn hóa
B Phát tán văn hóa
C Sự chia rẽ văn hóa
D Sự giao lưu văn hóa
Câu 26: Lý thuyết tôn giáo của Durkheim nhấn mạnh ý tưởng cho rằng,tôn giáo là gì?
Trang 5A Là để giải thích những việc không thể giải thích được
B Đóng vai trò tăng cường sức mạnh của những người lãnh đạo xã hội
C Khởi nguồn từ ý niệm rằng con người phụ thuộc vào thiên nhiên
D Sự tập hợp định kì để thực hiện các nghi lễ tôn giáo sẽ làm tăng cường và củng cố đoàn kết xã hội
Câu 27: Con người chủ yếu thích nghi với môi trường bằng cách nào?
A Phụ thuộc tựu nhiên
B Cải biến tự nhiên
C Đột biến sinh học
D Tính di truyền
Câu 28: Theo các nhà nhân học,có những hình thái hôn nhân nào?
A Đơn hôn,phức hôn
B Song hôn,đơn hôn
C Phức hôn,song hôn
D Cả A,B,C đều đúng
Câu 29: Franz Boas và Alfred Kroeber là hai nhà lý thuyết thuộc trường phái nào?
A Đặc thù
B Chức năng
C Tân tiến hóa
D Cấu trúc
Câu 30: Edward B.Tylor (1822 – 19170 là nhà lý thuyết thuộc chức năng trường phái
nào?
A Tiến hóa
B Chức năng
C Đặc thù
D Cấu trúc
Câu 31: Theo tự điển Bách khoa Việt Nam năm 1995,định nghĩ “dân tộc thiểu số” nhấn
mạnh đến các vấn đề gì?
A Chủng tộc,tôn giáo,chính trị,ý thức tự giác dân tọc
B Dân số ít,tôn giáo khác biệt,kinh tế kém phát triển
C Dân tộc ít,cư trú ở vùng kém phát triển về mặt văn minh
D Dân tộc ít,ý thức về tộc người và ý thức về quốc gia mình sinh sống
Câu 32: Khi con người quan sát hành vi của người khác trong xã hội và bắt chước hành
vi đó thì được họi là gì?
A Học hỏi biểu tượng
B Học hỏi theo tình huống
C Học hỏi xã hội
D Chia sẻ
Trang 6Câu 33: Phật giáo ở Việt Nam được gọi là tôn giáo gì?
A Tôn giáo bản địa
B Tôn giáo mới
C Tôn giáo thế giới
D Tôn giáo dân tộc
Câu 34: Hành vi kinh tế là gì?
A Hành vi hướng đến sự tiết kiệm và sinh tồn
B Hành vi hướng đến đời sống tinh thần
C Hành vi hướng đến cộng đồng
D Hành vi hướng cá nhân
Câu 35: Trong các tộc người sau đây,tộc người nào hiện nay vẫn còn lưu giữ thiết chế xã
hội theo dòng mẫu?
A Người Ê-đê
B Người Kinh
C Người Hoa
D Người Dao
Câu 36: Mục đích của quan điểm so sánh-đối chiếu trong Nhân học là gì?
A Tìm tính đặc trưng trong văn hóa
B Tìm sự khác biệt trong chủng tộc
C Tìm sự tương đồng về văn hóa
D Tìm hiểu sự tương đồng và dị biệt về sinh học,văn hóa của các tộc người
Câu 37: Levis H.Morgan (1818 – 1889) là nhà lý thuyết thuộc trường phái nào?
A Tiến hóa
B Chức năng
C Đặc thù
D Cấu trúc
Câu 38: Ý thức tự giác tộc người:
A Có tương quan chặt chẽ với ngôn ngữ tộc người
B Có tương quan chặt chẽ với hiểu biết chung về ý nghĩa biểu tượng bản sắc tộc người
C Có tương quan chặt chẽ với nội hôn đồng tộc người
D Có tương quan chặt chẽ với lãnh thổ tộc người
Câu 39: Trong các thể loại học hỏi văn hóa sau đây,thể loại nào là quan trọng nhất?
A Học hỏi biểu tượng
B Học hỏi xã hội
C Học hỏi theo tình huống
D Chia sẻ
Câu 40: Ngôn ngữ là một trong các tiêu chí để xác định thành phần nào sau đây?
Trang 7A Tộc người
B Quốc tịch
C Chủng tộc
D Cả A,B,C đều đúng
Câu 41: Chọn phát biểu đúng:
A Loại hình săn bắt,hái lượm và đánh bắt cá là hình thức mới xuất hiện từ thời đồ đá mới cách đây trên dưới 10000 năm
B Loại hình săn bắt,hái lượm và đánh bắt cá là hình thức sinh kế có từ khi xuất hiện con người
C Loại hình săn bắt,hái lượm và đánh bắt cá tồn tại nguyên vẹn từ khi xuất hiện con người đến thời kỳ hiện đại và kéo dài mãi mãi
D Loại hình săn bắt,hái lượm và đánh bắt cá là hình thức sinh kế của nông dân
Câu 42: Dòng họ mẫu hệ là loại hình dòng họ xác lập quan hệ huyết thông thông qua?
A Phía dòng họ mẹ
B Phía dòng họ cha
C Cả 2 phía
D Không có phía nào cả
Câu 43: “Mỗi nền văn hóa có con đường riêng cua rnos.Có thể không có quy luật về tổ
chức xã hội và sự thay đổi nó cũng không có khả năng theo một khuôn mẫu lý thuyết chung về xã hội hoặc sự phát triển của lịch sử.” Đây là quan điểm trường phái lý thuyết nào?
A Cấu trúc luận
B Đặc thù luận
C Chức năng luận
D Tiến hóa luận
Câu 44: Trong cây phân loại họ người,loài người thuộc chi họ nào?
A Hôm
B Pan
C Gorrila
D Pongo
Câu 45: Những nhân tố nào sau đây tác động đến tộc người?
A Nội hôn đồng tộc – Tôn giáo – Lãnh thổ
B Kinh tế - Lãnh thổ - Ý thức tự giác
C Ngôn ngữ - Sinh hoạt văn hóa – Ý thức tự giác
D Kinh tế - Lãnh thổ - Nội hôn đồng tộc
Câu 46: Con người học hỏi văn hóa qua dạng thức học hỏi biểu tượng là nhờ vào đâu?
A Ngôn ngữ
B Khả năng sử dụng biểu tượng
C Khả năng hiểu các biểu tượng
Trang 8D Cả A,B,C đều đúng
Câu 47: Nguyên lý tương đối ngôn ngữ do nhà khoa học nào đưa ra?
A Boas
B Malinowski
C Sapir
D Cả A,B,C đều đúng
Câu 48: Chọn phát biểu đúng?
A Các dân tộc ở loại hnhf kinh tế - văn hóa chăn nuôi sống chủ yếu dựa vào nguồn lương thực thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chăn nuôi
B Các dân tộc ở loại hình kinh tế - văn hóa chăn nuôi sống chủ yếu dựa vào nguồn lương thực – thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật trồng trọt
C Các dân tộc ở loại hình kinh tế - văn hóa chăn nuôi sống dựa vào nguồn lương thực – thực phẩm có nguồn gốc từ cả động vật chăn nuôi và thực vật trồng trọt hay trao đổi với các cư dân nông nghiệp trồng trọt
D Các dân tộc ở loại hình kinh tế - văn hóa chăn nuôi sống chủ yếu dựa vào thương mại
Câu 49: Dòng họ được xác định bởi mối quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.Đó gọi là
dòng họ gì?
A Phụ hệ
B Đa tuyến
C Mẫu hệ
D Đơn tuyến
Câu 50: Các lĩnh vực nghiên cứu của ngành Nhân học gồm những lĩnh vực nào?
A Khảo cổ,ngôn ngữ,văn hóa-xã hội
B Hình thể,văn hóa
C Hình thể,văn hóa,ứng dụng
D Văn hóa,ngôn ngữ,khảo cổ
Câu 51: Đặc điểm màu da,mày mắt,kiểu tóc, là loại gì trong các phân loại đặc điểm
chủng tộc sau?
A Các đặc điểm mô tả
B Các đặc điểm đo đạc
C Các đặc điểm hóa sinh
D Các đặc điểm rời rạc
Câu 52: Thế nào là lãnh thổ tộc người?
A Khu vực sinh sống của tộc người đó
B Ranh giới quy định khu vực cư trú của tộc người đó
C Điều kiện tự nhiên ban đầu cho các đặc trưng của tộc người đó được hình thành và phát triển
D Chỉ bảo quan trọng trong việc xác định thành phần tộc người
Trang 9Câu 53: Trong nghi lễ chuyển đổi có các giai đoạn nào sau đây?
A Trước lễ,trong lễ,sau lễ
B Trước ngưỡng,trong ngưỡng,sau ngưỡng
C Chuẩn bị,thực hiện,hoàn thành
D Hiến tế,cầu khấn,cảm tạ
Câu 54: Ngôn ngữ mang yếu tố nào sau đây?
A Là một sáng tạo của con người
B Mang tính trừu tượng
C Mang tính văn hóa
D Cả A,B,C đều đúng
Câu 55: Hệ thống kinh tế của xã hội bao gồm những gì?
A Kinh tế,văn hóa và xã hội
B Sản xuất,phân phối và tiêu dùng
C Thị trường toàn cầu,thị trường nội địa và kinh tế địa phương
D Vật chất,tinh thần và xã hội
Câu 56: Hôn nhân con chú-con bác thuộc loại hình hôn nhân?
A Hôn nhân anh chị em họ song song
B Hôn nhân anh chị em họ chéo
C Hôn nhân anh em chồng
D Hôn nhân chị em vợ
Câu 57: Vấn đề quan tâm chính của Nhân học hình thế là xem con người với tư cách là
gì?
A Thực thể của văn hóa
B Thực thể của xã hội
C Thực thể sinh vật
D Thực thể siêu nhiên
Câu 58: Đặc điểm về kích thước đầu,mặt,chiều cao và số đo các đoạn thân thể là loại gì
trong các phân loại đặc điểm chủng tộc sau?
A Các đặc điểm mô tả
B Các đặc điểm đo đạc
C Các đặc điểm hóa sinh
D Các đặc điểm rời rạc
Câu 59: Kinh tế của tộc người là gì?
A Nhân tố cơ bản để xác định tộc người
B Yếu tố quan trọng tạo thành bản sắc tộc người
C Yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển
D Nhân tố thiết yếu cho việc tạo thành đặc trưng văn hóa tộc người
Trang 10Câu 60: Nghi lễ chuyển đổi có bao nhiêu giai đoạn?
A 2
B 3
C 4
D 5
Câu 61: Trong nghiên cứu Nhân học ngôn ngữ thì khi giao tiếp,con người không chỉ cần
đến khả năng ngôn ngữ gồm (khả năng phát âm đúng,dùng từ đúng,ngữ pháp đúng ) mà còn cần đến sự hiểu biết về những yếu tố nào sau đây?
A Quan hệ của người nói và người nghe
B Văn hóa người nghe
C Quy ước xã hội của người nghe
D A,B,C đều đúng
Câu 62: Nội dung thuyết sinh thái văn hóa của Julian Steward là gì?
A Các nền văn hóa đi theo một tiến trình chung duy nhất
B Các nền văn hóa phát triển tywf thấp đến cao theo quy luật chung
C Các nền văn hóa đi theo con đường phát triển riêng,phụ thuộc vào hoàn cảnh môi trường
D Cả A,B,C đều đúng
Câu 63: Quy tắc bắt buộc kết hôn với nhóm người bên ngoài (nếu dòng họ hoặc thị tộc
bên ngoài) được gọi là gì?
A Quy tắc nội hôn
B Quy tắc ngoại hôn
C Quy tắc hôn nhân bắt buộc
D Cả A,B,C đều sai
Câu 64: Một nhà khoa học chỉ quan tâm nghiên cứu đến các công cụ lao động,đồ trang
sức,các mảnh vỡ của dụng cụ do con người tạo ra trong quá khứ.Ông ta là ai?
A Nhà sưu tầm đồ cổ
B Nhà cổ nhân học
C Nhà khảo cổ học
D Nhà nhân chủng học
Câu 65: Yếu tố quan trọng nào dẫn đến sự hình thành các chủng tộc trong thời kỳ đầu
của lịch sử loài người?
A Sự biệt lập của các quần thể kéo dài hàng vạn năm
B Sự thích nghi với điều kiện sinh sống và khí hậu hoàn toàn khác nhau ở các khu vực
C Sự chọn lọc tự nhiên
D Cả A,B,C đều đúng
Câu 66: Nội hôn đồng tộc người là gì?
A Hôn nhân được thực hiện trong nội bộ tộc người