1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giúp em học tôt môn sinh học

5 1,1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

1. Cách học TT - a) Liệt kê trong mỗi bài học các khái niệm; không nhất thiết phải thuộc lòng, nhưng phải hiểu bản chất của khái niệm, phân biệt được khái niệm đó trong hệ thống các khái niệm đã biết. b) Tìm trong bài học những kiến thức về quá trình, qui luật sinh học; phân biệt các quá trình, qui luật sinh học đó với những quá trình, qui luật sinh học khác trong hệ thống kiến thức của chương trình; không cần học thuộc từng câu chữ, nhưng phải ghi nhớ những nội dung cơ bản. c) Tìm trong bài học những kiến thức liên quan đến thực tiễn đời sống; cách vận dụng các kiến thức đó trong thực tiễn; tìm thêm các ví dụ tương tự. d) Khi ôn tập có thể hệ thống hóa kiến thức bằng cách lập sơ đồ khái niệm, lập bảng so sánh. Ví dụ khi học và ôn tập bài "đột biến gen": Liệt kê các khái niệm: đột biến, thể đột biến; các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một cặp nuclêôtit (Nu); đột biến giao tử; đột biến xooma; đột biến tiền phôi; thể khảm; đột biến trội; đột biến lặn . Cơ chế phát sinh đột biến gen: phân biệt với cơ chế nhân đôi ADN, cơ chế đột biến nhiễm sắc thể; các tác nhân gây đột biến có bản chất vật lý, hóa học, sinh học. Kiến thức thực tiễn: đột biến gen gây chết ở lợn, thể đột biến bạch tạng ở cây lúa, bệnh hồng cầu hình liềm ở người, bệnh máu khó đông ở người . Và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ phân loại các dạng đột biến. e) Một số phương pháp học phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm là thường xuyên tự đặt các câu hỏi về các nội dung từng chủ đề đã học, rồi tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi đó; vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh học thường gặp trong đời sống hằng ngày, hoặc từ thông tin của các phương tiện thông tin đại chúng . Khi ôn luyện bài trắc nghiệm, không chỉ đơn thuần chọn phương án đúng mà đồng thời chọn giải thích tại sao các phương án còn lại không đúng. Những cách học này giúp hiểu và nhớ kiến thức lâu dài, sâu sắc. 2. Cách trả lời câu trắc nghiệm a) Đối với câu hỏi ở mức biết Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra khả năng nhận ra và nắm bắt của thí sinh về một khái niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá trình cơ bản nào đó. Những câu hỏi này thường ngắn, đơn giản và thường thì phần lớn thí sinh ở mức trung bình, khá trở lên chỉ cần 15 giây đến 1 phút để trả lời mỗi câu hỏi. Ví dụ: Trong tế bào sinh vật nhân thực, bào quan nào sau đây không chứa ADN? A. Nhân tế bào. B. Ti thể. C. Lạp thể. D. Mạng lưới nội chất. Trả lời: D b) Đối với câu hỏi ở mức hiểu Loại câu hỏi này thường được dùng để kiểm tra thí sinh về việc hiểu bản chất một khái niệm, hiện tượng, qui luật hoặc quá trình nào đó. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường phức tạp hơn, có thể ở dạng so sánh, đối chiếu, suy luận ở dạng đơn giản; các phương án sai có mức độ gây nhiễu cao hơn. Với các câu hỏi thuộc nhóm này, thí sinh trung bình, khá trở lên thường cần 30 giây đến 2 phút để trả lời. Ví dụ: Các sự kiện diễn ra của nhiễm sắc thể trong giảm phân khác biệt với nguyên nhân là: A.Sự tạo thành bốn tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa. B. Chỉ có một lần phân bào và chỉ có một lần nhân đôi của nhiễm sắc thể. C. Sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể không tương đồng. Trả lời: A c) Đối với câu hỏi vận dụng Loại câu hỏi này thường kiểm tra về khả năng tổng hợp, so sánh, suy luận và vận dụng các khái niệm, các quá trình và qui luật sinh học. Các câu hỏi thuộc nhóm này thường ở dạng các bài tập tình huống, hoặc các dạng câu hỏi kiểu so sánh, đối chiếu, cần sự nắm vững kiến thức của thí sinh; phương án sai có mức độ gây nhiễu cao. Sự phân hóa thí sinh ở mức độ khá, giỏi chủ yếu phụ thuộc vào những câu hỏi này. Với những câu hỏi này, thường thì các học sinh khá, giỏi cần 2-5 phút hoặc nhiều hơn để trả lời. Ban Khoa học Tự nhiên (thí điểm) I. Những kiến thức cơ bản Chú ý: - Học sinh học theo bộ sách giáo khoa nào thì ôn tập theo bộ sách giáo khoa đó. - Thi trắc nghiệm khách quan nên cần ôn tập toàn bộ nội dung có trong chương trình và sách giáo khoa. Phần V. DI TRUYỀN HỌC Chương 1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị Tự nhân đôi của ADN; Khái niệm gen và mã di truyền; Sinh tổng hợp ARN; Sinh tổng hợp prôtêin; Điều hoà hoạt động của gen; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể; Đột biến nhiễm sắc thể; Bài tập về đột biến gen và đột biến NST. Chương 2. Tính quy luật của hiện tượng di truyền Các định luật Menđen; Mối quan hệ giữa gen và tính trạng (sự tác động của nhiều gen, tính đa hiệu của gen); Di truyền liên kết: Liên kết hoàn toàn và không hoàn toàn; Di truyền liên kết với giới tính; Di truyền tế bào chất; Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập. Chương 3. Di truyền học quần thể Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và giao phối; Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối: Định luật Hacđi - Vanbec và ý nghĩa của định luật; Bài tập. Chương 4. Ứng dụng di truyền học Kĩ thuật di truyền (các bước tiến hành, ứng dụng trong tạo giống vi sinh vật); Các nguồn vật liệu và các phương pháp chọn giống; Chọn giống vi sinh vật, thực vật và động vật bằng đột biến, lai tạo và kỹ thuật di truyền. Chương 5. Di truyền học người Phương pháp nghiên cứu di truyền người (phả hệ, đồng sinh, tế bào). Di truyền y học (các bệnh di truyền do đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể); Bảo vệ di truyền con người và một số vấn đề xã hội; Bài tập. Phần VI. TIẾN HOÁ Chương 1. Bằng chứng tiến hoá Bằng chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lÝ sinh vật học; Bằng chứng tế bào họcsinh học phân tử Chương 2. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá Thuyết tiến hoá cổ điển: - Học thuyết của Lamác J.B, Học thuyết của Đacuyn S.R; Thuyết tiến hoá hiện đại: thuyết tiến hoá tổng hợp, Sơ lược về thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính; Quan niệm hiện đại về nguyên nhân và cơ chế tiến hoá: Các nhân tố tiến hoá cơ bản; Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi; Loài sinh học; Quá trình hình thành loài; Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới. Chương 3. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất Sự phát sinh sự sống trên trái đất; Khái quát về sự phát triển của giới sinh vật qua các đại địa chất; Sự phát sinh loài người. Phần VII. SINH THÁI HỌC Chương 1. Cá thể và môi trường Các nhân tố sinh thái; Sự tác động của nhân tố sinh thái của môi trường lên cơ thể sinh vật và sự thích nghi của cơ thể sinh vật với môi trường; Sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. Chương 2. Quần thể Khái niệm về quần thể. Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể trong nội bộ quần thể; Cấu trúc dân số của quần thể; Kích thước và sự tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể.Sự sinh sản và tử vong, sự phát tán các cá thể của quần thể.Sự biến động số lưọng và cơ chế điều hoà số lượng cá thể của quần thể. Chương 3. Quần xã Khái niệm về quần xã. Các mối quan hệ sinh thái mang tính tương trợ và đấu tranh giữa các cá thể khác loài trong quần xã. Mối quan hệ dinh dưỡng và những hệ quả của nó. Mối quan hệ cạnh tranh khác loài - Sự phân hoá ổ sinh thái. Sự diễn thế và sự cân bằng quần xã. Chương 4. Hệ sinh thái - sinh quyển và sinh thái học với việc quản lÝ nguồn lợi thiên nhiên Khái niệm về hệ sinh thái - Cấu trúc hệ sinh thái - Các kiểu hệ sinh thái. Sự chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái; Sự chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái; Sinh quyển; Sinh thái học và việc quản lÝ nguồn lợi thiên nhiên: quan niệm về quản lÝ nguồn lợi thiên nhiên, những biện pháp cụ thể, giáo dục bảo vệ môi trường. II. Những kĩ năng cơ bản 1. Kỹ năng quan sát, mô tả các hiện tượng sinh học. 2. Kỹ năng thực hành sinh học. 3. Kỹ năng vận dụng vào thực tiễn 4. Kỹ năng học tập: HS thành thạo các kĩ năng học tập đặc biệt là kĩ năng tự học (biết thu thập, xử lí thông tin, lập bảng biểu, vẽ đồ thị, làm việc cá nhân hay làm việc theo nhóm, làm báo cáo). III. Những điểm cần lưu ý Tăng cường tổng kết, hệ thống hoá các kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh các kiến thức quan trọng mà học sinh hay quên hoặc hay nhầm lẫn. Hướng dẫn cho học sinh tự rèn luyện, tự làm nhiều các bài tập (đặc biệt là câu hỏi trắc nghiệm khách quan). Khai thác một số hiện tượng trong các thí nghiệm thực hành và yêu cầu học sinh giải thích. Phân loại các dạng câu hỏi, bài tập có trong SGK Sinh học 12 đồng thời tổng kết các cách giải để giúp cho học sinh nhanh chóng có cách giải đúng khi làm bài trắc nghiệm khách quan. . trong bài học những kiến thức về quá trình, qui luật sinh học; phân biệt các quá trình, qui luật sinh học đó với những quá trình, qui luật sinh học khác. chứng giải phẫu so sánh; Bằng chứng phôi sinh học; Bằng chứng địa lÝ sinh vật học; Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử Chương 2. Nguyên nhân và cơ

Ngày đăng: 23/07/2013, 01:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w