PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HUỆ CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VIẾT CỦA HỌC SINH NGAY TẠI LỚP Tổ : Anh Văn Tháng 10/ năm 2008 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Chúng ta đã nghe hoặc nói nhiều về cách dạy và học môn tiếng Anh theo hướng giao tiếp trong đó hai kĩ năng nghe và nói được đặc biệt chú trọng. Đối với học sinh cấp THCS thì việc hướng dẫn các em học theo cách này là tốt. Tuy nhiên , sẽ có rất nhiều thiếu sót nếu như khi hoàn thành cấp học này mà các em không có khả năng hoặc có khả năng rất yếu để viết những câu đơn giản để diễn tả ý tưởng của mình. Vì vậy, dạy viết là một trong những nội dung cơ bản và thực sự là sự kết hợp tinh tế của việc giảng dạy các kĩ năng ngôn ngữ khác. Hơn thế, để phát triển kĩ năng này, cần phải có những hình thức luyện tập phù hợp . B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Trong quá trình dạy viết cho học sinh , chúng ta có thể sử dụng một số hình thức bài tập khác nhau để luyện tập khả năng viết. Tuỳ theo từng giai đoạn của quá trình dạy viết và tuỳ theo mục đích viết mà bạn có thẻ cho học sinh luyện tập các hình thức bài tập khác nhau, có thể là những bài tập có hướng dẫn nhưng cũng có những bài tập mang tính sáng tạo từ phía học sinh. tuỳ vùng, tuỳ trường khác nhau. Như vậy, sự lựa chọn các hình thức bài tập cũng phải có sự cố gắng hết mình của giáo viên. Và dù ở bất kỳ hình thức viết nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng đều phải qua ba giai đoạn của một quá trình viết như sau: 1. Pre- writing 2. While- writing 3. Post- writing Trước hết chúng tôi xin đi vào phần đầu tiên của một bài viết. I. Pre- writing: Như chúng ta đã biết, thiếu giai đoạn này chắc hẳn học sinh chúng ta gặp không ít khó khăn khi làm một bài tập viết. Như vậy vai trò của người giáo viên trong lúc này là rất quan trọng. Có thể giáo viên hướng cho học sinh bắt đầu từ “nói” trao đổi các thông tin cần thiết cho bài tập viết, chuản bị những ý tưởng, từ ngữ, cấu trúc câu, thì của động từ Và quan trọng hơn cả là lập dàn ý. Các hình thức thảo luận chỉ có thể là việc trả lời các câu hỏi gợi mở của giáo viên hay của học sinh, được viết dưới dạng ghi chép. Phụ thuộc vào kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên có thể nêu ra những yêu cầu thiết thực để đầu tư thêm vào bài viết. Chúng tôi tin chắc rằng có sự hỗ trợ nhiều như vậy thì kết quả viết của học sinh càng cao. Ví dụ như Unit 3-Period 18. Đây là mọt tiết viết điển hình mà chúng tôi muốn nêu ra. Trong giai đọan đầu này giáo viên cho học sinh chơi một trò chơi Net Work: Picnic’s activities nhằm gợi nhớ lại từ vựng, kích thích hứng thực sự của học sinh hơn và hỏi thêm một số câu hỏi: 1. Have you ever gone on a picnic? 2. When did you go? 3. Where did you go? 4. How did you get there? 5. What did you do? 6. When did you come back home? 7. Did you enjoy it? Sau khi gợi mở hướng vào chủ đề chính để viết của học sinh. Thì giai đoạn tiếp theo này rất là quan trọng- giai đoạn trong quá trình viết. II. WHILE- WRITING Sau khi học sinh đã định hướng được vấn đề hình thành cấu trúc, từ mới, ý tưởng thì bây giờ các em bắt đầu triển khai viết Giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật dạy viết khác nhau cho các loại bài tập khác sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh của từng trường, từng vùng. Sau đây là một số hình thức viết mà chúng tôi thường gặp. Học sinh bắt đầu làm và viết theo yêu cầu của giáo viên 1. Complete the dialogue 2. Complete the form 3. Write sentences using the given words. 4. Complete the letter using the given words 5. Write numbers 6. Building a dialogue 7. Write a letter to a friend 8. Write a composition Một ví dụ cụ thể để chúng ta hiểu rõ hơn trong phần II này. Sau đây chúng tôi xin nêu ra là dạy mẫu một tiết viết English 9- Period 18- Unit 3-Write Sau khi giáo viên gợi mở về từ vựng, ngữ pháp xong, chủ đề học sinh đã nắm, bây giờ giáo viên phân thành từng nhóm, mỗi nhóm miêu tả một bức tranh. Trong khi đó có sự hướng dẫn của giáo viên. III.POST-WRITING: Theo truyền thống thì giáo viên thường chữa lỗi cho học sinh sau khi các em đã hoàn thành nhiệm vụ viết. Đây là một việc làm rất cần thiết mà giáo viên cần phải làm. Thường thì giáo viên thu vở để chấm bài, chữa tất cả các lỗi vào vở hôm sau sửa trước lớp. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ nên cho học sinh viết tại lớp vào bảng phụ theo nhóm, cộng với sự hỗ trợ trực tiếp và quan tâm hết mình từ giáo viên, giáo viên cho học sinh trình bày bài viết của mình theo nhóm và sửa ngay lúc đó. Làm như vậy rất hay và có hiệu quả. C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Như vậy một tiết viết tại lớp mà phát huy hết vai trò của nó thì thật là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình viết chuyênđề này sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong quý đồng nghiệp thông cảm và góp ý chân thành. Xin trân trọng cảm ơn! Tổ Anh Văn thực hiện. Đại lãnh, ngày 16 tháng 10 năm 2008. . TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN HUỆ CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VIẾT CỦA HỌC SINH NGAY TẠI LỚP Tổ : Anh Văn Tháng 10/ năm 2008 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: Chúng ta đã nghe hoặc. C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Như vậy một tiết viết tại lớp mà phát huy hết vai trò của nó thì thật là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình viết chuyên đề này sẽ còn