1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LA tiến sĩ)

211 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 8,93 MB

Nội dung

Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 (LÀ tiến sĩ)

Trang 1

PHÙNG QUANG HUY

BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2017

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS TS NGUYỄN CÔNG KHANH

2 PGS TSKH TRẦN KHÁNH

NGHỆ AN - 2017

Trang 3

Tôi cam đoan: Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả và

số liệu được nêu trong Luận án là trung thực Những kết luận trong Luận án chưa được công bố ở bất cứ công trình nào khác

Tác giả

Phùng Quang Huy

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Nguồn tài liệu 4

5 Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 5

6 Đóng góp của luận án 6

7 Bố cục của luận án 6

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 7

1.1.1 Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài 7

1.1.2 Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài 11

1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 16

1.2.1 Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài 16

1.2.2 Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài 19

1.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 22

1.3.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu 22

1.3.2 Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 23

Chương 2 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 25

2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á 25

2.1.1 Bối cảnh quốc tế 25

2.1.2 Bối cảnh khu vực Đông Nam Á 27

2.2 Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và quan hệ đối ngoại của Thái Lan từ 1997 đến 2011 29

2.2.1 Tình hình kinh tế 29

2.2.2 Tình hình xã hội 34

2.2.3 Tình hình chính trị Thái Lan trước năm 2006 44

2.2.4 Những bất ổn trong quan hệ Thái Lan với một số nước láng giềng 59

Tiểu kết chương 2 62

Trang 5

3.1 Cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 và những tác động đến tình hình

chính trị Thái Lan 63

3.1.1 Đảo chính quân sự tháng 9/2006 63

3.1.2 Tác động của đảo chính quân sự đến tình hình chính trị Thái Lan 68

3.2 Khủng hoảng Chính phủ giai đoạn 2006 - 2008 72

3.2.1 Thời Thủ tướng Surayud Chulanont (tháng 10/2006 - tháng 1/2008) 73

3.2.2 Thời Thủ tướng Samak Sundaravej (tháng 1/2008 - tháng 9/2008) 78

3.2.3 Thời Thủ tướng Somchai Wongsawat (tháng 9/2008 - tháng 12/2008) 83

3.3 Giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejajiva (tháng 12/2008 - tháng 7/2011) 88

3.3.1 Những thách thức đối với Chính phủ Abhisit Vejjajiva 88

3.3.2 Giải pháp nhằm ổn định tình hình của Chính phủ Abhisit 91

3.4 Cuộc bầu cử tháng 7/2011: thắng lợi của “Chủ nghĩa dân túy” và nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra 99

Tiểu kết chương 3 102

Chương 4 NHẬN XÉT VỀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 104

4.1 Một số đặc điểm biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 104

4.1.1 Biến động chính trị ở Thái Lan diễn ra liên tục và có xu hướng tiếp diễn 104

4.1.2 Biến động chính trị ở Thái Lan là hệ quả của khủng hoảng chính trị nội bộ trong lòng xã hội và của cuộc đấu tranh giữa xu hướng dân chủ mới và xu hướng bảo thủ 106

4.1.3 Biến động chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của Nhà Vua, tòa án và quân đội 109

4.1.4 Cuộc đấu tranh giữa các đảng phái mới thông qua biểu tình đường phố của quần chúng tác động tiêu cực đến xã hội và khó có thể khiến nền chính trị Thái Lan trở nên dân chủ hơn 116

4.2 Hệ quả của những biến động chính trị giai đoạn 2006 - 2011 đối với Thái Lan 121

Trang 6

4.3.1 Đối với hợp tác, ổn định tại khu vực Đông Nam Á 124 4.3.2 Đối với quan hệ của Thái Lan với một số nước (Mỹ, Trung Quốc…) 126 4.3.3 Đối với Việt Nam 131

KẾT LUẬN 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

PHỤ LỤC

- Phụ lục 1 Các bảng biểu

- Phụ lục 2 Thông báo đảo chính 19/9/2006

- Phụ lục 3 Các chính đảng, phong trào chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006-2011

- Phụ lục 4 Một số Hiến pháp Thái Lan từ 1997 đến 2011

- Phụ lục 5 Bản đồ, ảnh

Trang 7

Viết tắt Nghĩa

AEC ASEAN Economic Community - Cộng đồng Kinh tế ASEAN APSC ASEAN Political - Security Community - Cộng đồng chính trị - an

ninh ASEAN ASC ASEAN Security Community - Cộng đồng An ninh ASEAN

ASCC ASEAN Socio-Cultural Community - Cộng đồng Văn hóa - Xã hội

ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ARC Administration Reform Council

Hội đồng Cải cách hành chính lâm thời ARF ASEAN Regional Forum - Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ASEAN Association of South-east Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN+1 ASEAN Plus One - ASEAN + 1 nước

Trung Quốc hoặc 1 nước nào đó ASEAN+3 ASEAN Plus Three - ASEAN + 3 nước Đông Bắc Á

Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ATTO Association of Thai tour operators

Hiệp hội Các công ty lữ hành Thái Lan CEO Chief Excutive Officer - Giám đốc điều hành

CNS Council of National Security Hội đồng An ninh quốc gia

DP Democratic Party - Đảng Dân chủ (tiếng Thái: Phak Prachathipat)

DSI Department of Special Investigation - Ủy ban Điều tra đặc biệt

EC Election Commitet - Ủy ban Bầu cử

FTA Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do

GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GNP Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc gia

IMF International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ quốc tế

Trang 8

KHXH Khoa học xã hội

KMM Kumpulan Mujahideen - Tổ chức Kumpulan Mujahideen (Malaysia)

NACC National Anti-corruption Commission

Ủy ban chống tham nhũng quốc gia NICs Newly industrialized countries - Các nước công nghiệp mới

NLA National Legislative Council - Hội đồng Lập pháp quốc gia

NRC National Reconciliation Commission - Ủy ban Hòa giải quốc gia

PAD People's Alliance for Democracy - Liên minh Nhân dân vì dân chủ PDP Palang Dharma Party - Đảng Sức mạnh đạo đức

PPP Palang Prachachon Party - Đảng Quyền lực nhân dân

PT Pheu Thai - Đảng Vì nước Thái

PTP Puea Thai Party - Đảng Vì nước Thái

PULO The Pattani United Liberation Organization

Tổ chức giải phóng thống nhất Pattani SEATO Southeast Asia Treaty Organization - Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập

SP Saha PrachaThai - Đảng Thống nhất dân tộc Thái

UN United Nations - Liên Hợp Quốc

USD US Dollas - Đô la Mỹ

VAT Value Added Tax - Thuế giá trị gia tăng

WB World Bank - Ngân hàng Thế giới

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Vương quốc Thái Lan - một quốc gia khá phát triển, thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nằm ở vị trí tương đối trung tâm của Đông Nam Á, đã và đang giữ một vị trí địa chiến lược trong khu vực và

trên thế giới Hơn nữa, trong lịch sử và hiện tại, Thái Lan được xem là “nước mở”

với thế giới bên ngoài, có quá trình dân chủ hóa phát triển tương đối sớm, sâu rộng và luôn có tư tưởng cải cách, đồng thời lại đề cao tính dân tộc Chính vì vậy, mọi biến động ở Thái Lan, nhất là về chính trị, không chỉ biểu hiện xu hướng phát triển nội tại, mà còn phản ánh các trào lưu, xu hướng liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng của khu vực và thế giới, đồng thời, chúng có tác động sâu sắc đến sự phát triển tổng thể của Thái Lan và ảnh hưởng đến tình hình khu vực Đông Nam

Á, trong đó có Việt Nam

1.2 Trong lịch sử hiện đại, nền chính trị của Thái Lan luôn có những biến

động lớn, nhất là sự thay đổi chính phủ bởi nhiều cuộc đảo chính quân sự và “cách mạng đường phố” Đặc biệt từ sau năm 2006 cho đến nay, Chính phủ Thái Lan luôn

luôn phải đối mặt với tình trạng bất ổn về chính trị do những mâu thuẫn và bất đồng quan điểm về vấn đề đường lối chính sách của các thủ tướng và chính phủ với quyền lợi của người dân thuộc các đảng phái khác nhau

Cuộc bầu cử dân chủ năm 2001, theo tinh thần bản Hiến pháp nhân dân

1997, mang đến thắng lợi cho Thaksin Shinawatra, một nhân vật nổi lên từ thương trường với nhiều thành công trước khi bước sang con đường chính trị Trong suốt nhiệm kỳ của mình (2001-2006), thực hiện đúng cương lĩnh tranh cử, Thaksin tiến hành một loạt chính sách mà phần nhiều nó khá mới lạ đối với Thái Lan lúc bấy giờ, đặc biệt là những quan tâm của chính phủ dành cho người nghèo, nhất là tầng lớp nông dân ở phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan, nơi vốn có cuộc sống khó khăn và thường không nhận được sự quan tâm đúng mực từ các chính phủ trước đó Nhờ nhiều thành tựu lớn, Thaksin nhận được sự ủng hộ rông rãi từ tầng lớp dân nghèo,

với phần đa là nông dân, đối tượng được thụ hưởng nhiều từ chính sách “dân túy”

của chính phủ Tuy nhiên, cũng từ đó, ông cũng vấp phải rất nhiều sự đối kháng, đến từ đại đa số tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở Bangkok, trong đó có Hoàng gia, phần lớn quân đội, tầng lớp quan liêu, các thương gia có hoạt động làm ăn cạnh tranh với Thaksin… những thành phần chịu ảnh hưởng bởi chính sách tự do hóa của chính phủ Đảo chính lật đổ Thaksin vì thế đã diễn ra Từ đây, chính trường Thái

Trang 10

Lan liên tục bất ổn khi xoay quanh là những cuộc đấu tranh không ngớt của hai

“khối xã hội đối lập”, giữa những người thân Thaksin và những người chống lại ông với những “đại diện ưu tú” là Mặt trận Dân tộc thống nhất chống độc tài -

UDD (phe Áo đỏ) và PAD (phe Áo vàng)

Cuộc đảo chính quân sự ngày 19/6/2006, là hệ quả của những mâu thuẫn không thể giải quyết được trên chính trường nước này Sau cuộc đảo chính, tướng Surayud Chulanont được cử làm Thủ tướng của Chính phủ mới, nhưng nền chính trị Thái Lan không vì thế mà ổn định, khủng hoảng chính phủ diễn ra liên tục, không một thủ tướng nào đi hết nhiệm kỳ bốn năm của mình, thậm chí chưa hết năm đầu nhiệm kỳ Từ cuối 2006 đến giữa năm 2011, trong chưa đầy năm năm, lịch sử chứng kiến sự thay đổi Thủ tướng đến năm lần, từ Thủ tướng Surayud Chulanont đến Thủ tướng Samak Sundaravej, Thủ tướng Somchai Wongsawat, Thủ tướng Abhisit Veijjajiva và nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra

Cuộc bầu cử tháng 7/2011, Đảng Pheu Thái - PTP của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra giành thắng lợi trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva Chiến thắng này đưa bà Yingluck trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan Sự xuất hiện của Yingluck tuy có thổi một luồng gió mới vào chính trường Thái Lan, đạt được một

số thành tựu ban đầu nhưng rốt cục, tình hình chính trị Thái Lan vẫn không nhiều chuyển biến bởi những mâu thuẫn xã hội trước đó chưa được giải quyết Sau gần ba năm cầm quyền, Yingluck vẫn lặp lại kịch bản của những chính phủ tiền nhiệm, đó

là không thể hoàn thành hết một nhiệm kỳ sau cuộc đảo chính tháng 5/2014 và chịu phán quyết từ Tòa án Hiến pháp

Chính trị bất ổn không chỉ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội Thái Lan, mà tác động đến cả khu vực Đông Nam Á, cũng như quan hệ của Thái Lan với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới

1.3 Thái Lan là nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, là quốc gia láng giềng của Việt Nam, có quan hệ lâu đời và trải qua không ít thăng trầm lịch sử Năm 2013, hai nước cũng đã nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với năm trụ cột chính, gồm quan hệ chính trị; hợp tác quốc phòng và an ninh; kinh tế; văn hóa - xã hội; hợp tác khu vực và quốc tế Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu một cách toàn diện về đất nước, con người, trong đó có nền chính trị, nhất là những bất ổn trên chính trường trong bối cảnh cạnh tranh giành quyền lực của các nhóm lợi ích, mâu thuẫn xã hội, ly khai sắc tộc đang gia tăng trong thập niên gần đây có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc Thông qua hiểu biết về những biến động chính trị của Thái Lan,

Trang 11

Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học, tìm kiếm đối sách hợp lý nhằm giữ vững ổn định trong nước, phát triển quan hệ đối ngoại với Thái Lan và khu vực

1.4 Nghiên cứu về những biến động chính trị ở Thái Lan có ý nghĩa khoa học cao Thông qua nghiên cứu toàn diện biến động chính trị (nhân tố, biểu hiện và tác động) ở Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 một cách có hệ thống sẽ bổ sung thêm tư liệu để hiểu biết thêm về lịch sử hiện đại Thái Lan nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung

Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011” làm đề tài Luận án Tiến sĩ sử

học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động, phục dựng lại diễn biến chủ yếu của quá trình biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm

2011, để làm rõ các đặc điểm tình hình biến động, tác động và hệ quả của nó đối với Thái Lan cũng như đối với khu vực

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực lịch sử chính trị của khoa học lịch sử Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xem xét, đánh giá thực chất sự biến động của chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về thời gian

Luận án tập trung nghiên cứu tình hình chính trị của Thái Lan trong giai đoạn 2006 - 2011 Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề từ khi quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính lật đổ Chính phủ Thaksin Shinawatra vào tháng 9 năm 2006 đến khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên cầm quyền vào tháng 7 năm 2011 Tuy nhiên,

để làm rõ các nhân tố tác động, nguyên nhân cũng như tác động, hệ quả của biến động chính trị ở Thái Lan, đề tài có xem xét, đề cập đến quá trình vận động chính trị

ở Thái Lan thời gian trước năm 2006 và từ sau năm 2011

Trang 12

một nước là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các tộc người; là vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị…, nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích

Liên quan đến phạm trù “Chính trị”, có nhiều khía cạnh Ở đây, luận án tập trung đề cập đến các yếu tố liên quan đến “Biến động chính trị” như “Đảng phái”,

“Quyền lực chính trị”…

Ngoài giới hạn về thời gian và nội dung nêu trên, các vấn đề khác đều không thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu đặt ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ:

- Phân tích, làm rõ các nhân tố từ bối cảnh quốc tế, khu vực Đông Nam Á; tình hình chính trị, xã hội Thái Lan tác động đến biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan trong giai đoạn 2006 - 2011

- Phục dựng lại bức tranh tổng thể về diễn biến tình hình biến động chính trị

ở Vương quốc Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 thông qua các đời thủ tướng cầm quyền với các biến cố lịch sử diễn ra ở nước này

- Chỉ rõ và phân tích một số đặc điểm nổi bật của biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ 2006 đến 2011, đồng thời nhận xét, đánh giá tác động của quá trình biến động này đối với đất nước Thái Lan trong sự phát triển nội tại, quan

hệ với các nước và tác động đối với khu vực Đông Nam Á

4 Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận án bao gồm:

- Các văn bản, văn kiện của chính phủ, các bộ, ngành, các đảng phái chính trị

- xã hội của Thái Lan liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhất là các tài liệu ban hành trong giai đoạn 2006 - 2011

- Các tài liệu, sách tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá

- xã hội của Thái Lan đã xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài

- Các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được công bố, đăng tải trên các tạp chí, báo, chuyên san, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học…

- Ngoài ra, đề tài còn khai thác, sử dụng các nguồn tin của Thông tấn xã, báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng Internet Việt Nam, các nguồn thông tin từ báo chí Thái Lan như: Bangkok Post, The Nation.v.v

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài thuộc phạm trù lịch sử chính trị Chính vì vậy, luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, xem xét sự kiện, nhân vật và

xu hướng tiến triển của lịch sử được đặt trong bối cảnh không gian, thời gian được xác định và tuân theo nguyên tắc lịch đại, sự tương tác nhiều chiều của quá trình khủng hoảng chính trị diễn ra tại Thái Lan từ 2006 đến 2011

Về mặt phương pháp luận, chúng tôi dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, về nhà nước và quyền lực trong

hệ thống chính trị v.v.…

Về phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, chúng tôi sử dụng kiến thức về

sử liệu học, thống kê, phân tích, so sánh để tiếp cận và lý giải các nguồn thông tin cần thiết

5.2 Cơ sở lý thuyết

Để phân tích thấu đáo, nhận diện vai trò của các thế lực chính trị cũng như bản chất mâu thuẫn xã hội ở Thái Lan tác động đến những biến động chính trị,

luận án tham khảo lý thuyết về “Tinh hoa quyền lực” của C.Wright Mills Theo lý

thuyết này, quyền lực chính trị được tập hợp thông qua ba thiết chế kinh tế, chính trị và quân sự Các thiết chế này có khả năng chi phối các thiết chế khác trong xã hội thông qua ba hình thái cưỡng chế (quân sự), thống trị (chính trị) và thao túng (kinh tế) Chúng tôi sử dụng lý thuyết này để phân tích vai trò của các lực lượng chính trị Thái Lan gồm Hoàng gia, giới tướng lĩnh quân đội, lực lượng bảo hoàng, tầng lớp trung lưu thành thị và tầng lớp bình dân nông thôn Từ đó chỉ ra rằng, giới tinh hoa Thái Lan đã giữ các quyền lực thống trị, cưỡng chế và thao túng nhưng lực lượng chính trị mới cũng đã tìm cách tái cân bằng quyền lực, nhất là sau khi Thaksin nắm quyền

Ngoài ra, luận án cũng sử dụng lý luận “điểm nóng xã hội” và “điểm nóng chính trị - xã hội”:

+ Điểm nóng xã hội: là đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường,

bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi không còn tự kiềm chế được, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức, diễn ra trong một không gian và một thời gian nhất định và có khả năng lan tỏa sang nơi khác

+ Điểm nóng chính trị- xã hội: là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực

chính trị- xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng của các lực lượng

Trang 14

đối lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà nước Sử dụng lý luận này, luận án góp phần chỉ rõ làn sóng đấu tranh của hai hay nhiều lực lượng xã hội đối lập vì những mâu thuẫn chính trị - xã hội không thể hòa giải

6 Đóng góp của luận án

- Trên cơ sở nghiên cứu về biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011, trình bày toàn diện, hệ thống về những nhân tố tác động, các diễn biến chính của biến động chính trị Thái Lan trong những năm 2006 - 2011, Luận án thực sự là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống và khá toàn diện về vấn đề này

- Luận án cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính độc lập về một số đặc điểm của biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm

2011 và tác động nhiều mặt của nó

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng thành chuyên đề về lịch

sử chính trị Thái Lan thời hiện đại Đề tài còn cung cấp thông tin, luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam xử lý các vấn đề nội bộ của mình Luận án có thể sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử Thái Lan hiện đại nói chung, lịch sử chính trị nói riêng

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương:

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Nhân tố tác động đến biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Thái Lan là một quốc gia nằm ở vị trí địa chiến lược, tương đối trung tâm Đông Nam Á, với một nền kinh tế khá phát triển và nền dân chủ đang trên đường trưởng thành, có nền ngoại giao thực dụng, linh hoạt, nhưng tình hình chính trị - xã hội thì thường hay bất ổn Vì vậy, giới học giả trong nước và trên thế giới dành quan tâm nhiều nghiên cứu về đối tượng này

1.1.1 Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Thứ nhất, việc nghiên cứu Thái Lan gắn với bối cảnh chung Đông Nam Á:

Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có mối quan hệ lịch sử, kinh tế, văn hóa lâu đời với các quốc gia trong khu vực, vì vậy, tài liệu nghiên cứu

về Thái Lan gắn với khu vực này khá phong phú Tiêu biểu là các công trình sau:

Mô hình nền hành chính các nước ASEAN của Lương Trọng Yêm và Bùi Thế Vĩnh (NXB Chính trị Quốc gia, 1998); Lịch sử Đông Nam Á (NXB Giáo dục, 2005) của tác giả Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh; Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI của tác giả Trần Khánh (NXB Khoa học xã hội, 2006); Tri thức Đông Nam Á (NXB Chính trị quốc gia, 2008) của

Vũ Dương Ninh (chủ biên) và Lương Ninh; Xã hội dân sự ở một số nước Đông Nam Á do Lê Thanh Hương chủ biên, xuất bản năm 2009; Lịch sử Đông Nam Á, tập

4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội của tác giả Trần Khánh (chủ biên, 2016); … Đây

là các công trình đã đề cập đến những nét cơ bản nhất về tình hình chung của khu vực cũng như tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia Đông Nam Á một cách khá cụ thể, trong đó có Thái Lan

Đề tài khoa học cấp Bộ Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam do Nguyễn

Hoàng Giáp làm chủ biên (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

2011) và cuốn Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh do Trần Khánh làm chủ biên (NXB Thế giới,

2014) cho rằng, trong thập niên đầu thế kỷ XXI, các nước lớn đều quan tâm và mong muốn hiện diện ở Đông Nam Á, can thiệp sâu, rộng hơn vào khu vực nhằm giành giật ảnh hưởng và kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau để tạo dựng vị thế, hướng khu vực đi theo quỹ đạo riêng của mình thông qua thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, tăng cường sự hiện diện quân sự Do đó, các quốc gia ở Đông Nam Á (trong đó có

Trang 16

Thái Lan) đang phải ứng phó trước những biến động đầy phức tạp trong quan hệ với các nước lớn, với vô số thách thức, nhưng cũng nhiều cơ hội

Công trình nghiên cứu Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay do Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên, 2012), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật

Công trình được các tác giả đề cập đến những vấn đề có tính thời sự của nền chính trị quốc tế hiện nay, như xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa các nước lớn, chống chủ nghĩa khủng bố, trật tự thế giới mới…Cuốn sách cho thấy một bức tranh đa dạng về tình hình chính trị của từng quốc gia nói riêng cũng như thế giới nói chung Ngoài ra, các tác giả cũng đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm đổi mới và tăng cường chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Các công trình nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 tại châu Á mà khởi nguồn từ Thái Lan đã được nhiều nhà nghiên cứu dành sự quan tâm Tiêu biểu, năm 1998, Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản chuyên đề:

Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á và những vấn đề đặt ra hiện nay với một

loạt bài nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đang diễn ra ở châu Á

mà khởi đầu là ở Thái Lan Các nghiên cứu: So sánh cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ giữa Thái Lan và Mêhicô của tác giả Nguyễn Minh Phong, Khủng hoảng tiền

tệ ở Thái Lan: nguyên nhân, hậu quả, giải pháp và triển vọng phục hồi của tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Khủng hoảng tiền tệ ở châu Á và một số giải pháp đối với Việt Nam của tác giả Tào Hữu Phùng, bài viết Khủng hoảng tài chính ở châu Á: nguyên nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam của tác giả Nguyễn Thiện Nhân đăng trên

tạp chí Nghiên cứu và phát triển, 2003

Trên đây là những công trình cung cấp kiến thức cơ sở nền tảng giúp chúng tôi có nhận thức về tình hình chung của các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng như phông kiến thức về chính trị và quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay Từ đó, mới có được cái nhìn về Thái Lan sâu sắc hơn, đặt trong mối quan hệ với các quốc gia khu vực khi thực hiện đề tài

Thứ hai, các công trình chuyên khảo về Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia

có lịch sử lâu đời và độc đáo, có nền văn hóa phong phú, đa dạng Chính vì vậy, các tác giả Việt Nam đã có khá nhiều sách chuyên khảo về lịch sử tổng hợp của Thái

Lan như: Lịch sử Vương quốc Thái Lan của Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1994, NXB Giáo dục), Lịch sử Thái Lan (1998, NXB Khoa học xã hội) do Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai đồng chủ biên; Thái Lan những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI (do Nguyễn Thị Quế chủ biên, 2006, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà

Trang 17

Nội)… Trong những tác phẩm này, các tác giả đã dành nhiều công sức để trình bày những nét khái quát, chung nhất về đất nước Thái Lan trên các mặt kinh tế, xã hội cũng như những chuyển biến lớn của nền chính trị Các nghiên cứu này giúp chúng tôi tiếp cận, khai thác và phục dựng bối cảnh lịch sử Thái Lan

Không chỉ dừng ở nghiên cứu lịch sử đơn thuần, nhiều học giả đã đi sâu nghiên cứu Thái Lan theo các chuyên đề khác nhau, trong đó không ít công trình nghiên cứu chú tâm nhận diện những vấn đề chính trị của Thái Lan Ở đây, chúng tôi đề cập một

số công trình tiêu biểu về tình hình chính trị theo diễn trình lịch sử quốc gia này

Trước tiên, đề cập đến quá trình chuyển đổi thể chế chính trị từ nền quân chủ chuyên chế sang nền quân chủ lập hiến, tác giả Kim Ngọc Thu Trang (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2013) đã lựa chọn cách tiếp cận này với Luận án Tiến sĩ

lịch sử: Cách mạng năm 1932 ở Xiêm (Thái Lan): tính chất và ý nghĩa lịch sử Trong

nghiên cứu của mình, tác giả đã khái quát những nhân tố khiến giới quân sự quyết định tiến hành cuộc cách mạng năm 1932 lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế cũng như diễn biến và kết quả cuộc cách mạng Công trình nghiên cứu cũng phân tích, làm

rõ tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng này, so sánh, đối chiếu với các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu trong các thế kỷ trước đó để đưa ra những đặc điểm của cuộc cách mạng 1932 Luận án cũng đưa ra kết luận khi cho rằng cuộc chính biến của tầng lớp sĩ quan quân đội lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, tạo dựng chính thể quân chủ lập hiến là một cuộc cách mạng, tạo điều kiện để Thái Lan tiến hành các cải cách theo hướng tư sản, mở ra kỷ nguyên mới tại quốc gia này Nhận định về tính chất cuộc

cách mạng 1932, cũng tác giả Kim Ngọc Thu Trang có bài phân tích Về tính chất cách mạng 1932 ở Xiêm (Thái Lan) (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2012),

cho rằng cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm là một hiện tượng khá độc đáo, để đưa ra nhận định này, tác giả đã khát quát vài nét về cuộc cách mạng với các nguyên nhân điển hình, diễn biến chóng vánh và để lại hệ quả to lớn, biến chuyển chính thể Thái Lan từ chính thể quân chủ chuyên chế sang chính thể quân chủ lập hiến Theo Kim Ngọc Thu Trang, cuộc cách mạng 1932 không phải là một cuộc chính biến mà cho rằng đây hoàn toàn là một cuộc cách mạng mang tính chất cuộc cách mạng tư sản, đã giải quyết được những vấn đề, nhiệm vụ cơ bản của một cuộc cách mạng tư sản

Nhận diện thêm về quá trình đấu tranh đòi dân chủ của người Thái, công

trình nghiên cứu Nhìn lại cuộc nổi dậy của sinh viên Thái Lan tháng 10/1973 của

tác giả Lê Hùng Nam (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/1994), đã đưa ra cách nhìn về truyền thống đấu tranh trong tầng lớp trí thức, nhất là giới sinh viên tại các trường Đại học trong thập niên 1970 Nhờ mối liên hệ chặt chẽ và sự giúp

Trang 18

đỡ của nhiều tầng lớp nhân dân, sinh viên đã trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu, góp phần quyết định trong việc lật đổ chế độ độc tài Thanom Kittikachon năm 1973, mở ra một thời kỳ dân chủ mới cho Thái Lan, cũng từ đây vai trò của tầng lớp quân nhân trên chính trường thực sự bị thách thức bởi các lực lượng dân chủ

Là lĩnh vực mấu chốt của ổn định chính trị và xã hội, nền kinh tế Thái Lan được ghi nhận có những năm tháng phát triển cực thịnh, đưa đất nước hướng đến trở thành một con rồng nhỏ châu Á về kinh tế Tuy vậy, với chính sách phát triển kinh tế hướng ngoại, dựa vào các nguồn lực đầu tư bên ngoài mà thiếu đi sự ổn định

từ nền kinh tế nội tại hay chính sách phát triển kinh tế thiếu cân bằng giữa các vùng, các ngành kinh tế… đã khiến Thái Lan vấp phải rất nhiều hệ lụy, chênh lệch phát triển vùng miền, chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn Đề cập đến lĩnh vực này, nhiều học giả đã có những nghiên cứu chuyên sâu, như: Luận án Tiến sĩ kinh tế của

Trương Duy Hoà Chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu ở Thái Lan từ

1972 đến nay, (Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, 2005) Trương Duy Hoà cũng là tác giả của bài viết Một số điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô của Thái Lan sau khủng hoảng tài chính - tiền tệ (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12, 2001) đã

đưa ra nhiều ý kiến, nhiều sự lý giải khác nhau về nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, diễn biến, tác động cũng như triển vọng phục hồi của nền kinh tế các nước chịu ảnh hưởng, đặc biệt là Thái Lan Tác giả Lê Thanh Bình với Luận án Tiến sĩ

Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, khả năng vận dụng vào Việt Nam (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010), đã đề cập đến điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội và nền chính trị Thái Lan cùng tác động của những yếu tố này đến quá trình phát kinh tế Tác giả cũng đi sâu phân tích quá trình phát triển kinh tế công nghiệp hóa theo hướng thay thế nhập khẩu giai đoạn 1959 - 1972 và quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu giai đoạn 1972 - 2008 của Thái Lan Đồng thời, luận án đưa ra những bài học kinh nghiệm về quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và khả năng vận dụng đối với Việt Nam, cả những kinh nghiệm thành công cũng như bài học từ thất bại Những tác phẩm này đã đề cập tương đối hoàn chỉnh

về tiến trình phát triển của nền kinh tế Thái Lan sau khi quốc gia này định hướng phát triển nền kinh tế dựa trên xuất khẩu thay thế nhập khẩu Các tác giả đều có chung nhận định, trải qua một chặng đường dài và liên tục, có định hướng rõ ràng

và các thời cơ khách quan tác động đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cao, ổn định của nền kinh tế trước khi bị chặn lại bới cuộc khủng hoảng tài chính 1997 bất chấp tình hình chính trị luôn bất ổn

Trang 19

Những tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về đất nước, con người Thái Lan, quá trình lịch sử và phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của Thái Lan từ khi lập quốc đến những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX Đây là những cuốn sách tham khảo giúp chúng tôi có phông kiến thức chung về lịch sử,

văn hóa Thái Lan khi thực hiện đề tài

1.1.2 Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài

Trong lịch sử Thái Lan đương đại, có một nhân vật không thể không nhắc đến, đó là Thaksin Shinawatra, viết về nhân vật góp phần làm khuynh đảo nền chính trị Thái Lan trong suốt thập niên đầu thế kỷ XXI và một vài năm sau của thập niên thứ hai dù đã bị quân đội đảo chính lật đổ năm 2006, nhiều nhà nghiên cứu đã dành

sự quan tâm của mình về Thaksin, trên nhiều góc cạnh khác nhau Cụ thể, Luận án

Tiến sĩ kinh tế Chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra của Nguyễn Ngọc Lan (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt

Nam, 2013), đã viện dẫn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn các chính sách kinh tế của Thaksin, nghiên cứu các chính sách kinh tế của Thaksin cũng như tác động của các chính sách này đến nền kinh tế Thái Lan Đi sâu vào một lĩnh vực

cụ thể, cũng tác giả Nguyễn Ngọc Lan có bài viết Các chính sách chống đói nghèo của Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông

Nam Á, số 2/2014 Bài viết đã khái quát những chính sách của Thaksin và Đảng TRT cầm quyền trong hướng về nông thôn, khu mà các chính phủ trước gần như rất

ít đề cập Cũng nhờ các chính sách này mà Thaksin đã giành được rất nhiều thiện cảm của người dân khu vực nông thôn, để chính khu vực này đã tạo cho Thaksin

được nhận định như “ông trùm dân túy” như cách gọi của học giả Tom Plate, được

sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng

Tiếp tục chọn cách tiếp cận về các chính sách kinh tế của Thaksin, tác giả Lê

Thị Anh Đào có bài viết Chính sách phát triển kinh tế của Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin (2001- 2005) (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2012) Bài viết cùng Luận án Tiến sĩ (bảo vệ năm 2012 tại Đại học Huế) Quá trình phát triển kinh tế của Thái Lan (1982 - 2006), đưa ra các chính sách khắc phục và điều chỉnh

trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế Thái Lan dưới thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra, trong đó nhấn mạnh việc điều chỉnh, đổi mới chiến lược, đường lối phát triển của Chính phủ ông, cũng như chính sách phát triển kinh tế hướng về nông thôn ở Thái Lan

Luận án Tiến sĩ Chính trị học Vai trò của giới doanh nhân trong nền chính trị Thái Lan hiện đại: trường hợp của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra của

Trang 20

Nguyễn Đình Thuận (Đại học Quốc gia Hà Nội - 2016) Luận án đã trình bày một cách khái quát về nền chính trị Thái Lan hiện đại, với các định chế được quy định trong hiến pháp, nhất là bản Hiến pháp 1997 như về đảng phái, các lực lượng chính trị chủ yếu hay mối tương quan giữa các lực lượng này Trọng tâm luận án đề cập đến vai trò của tầng lớp doanh nhân trong nền chính trị Thái Lan mà nhân vật tiêu biểu là Thaksin Shinawatra Tác giả đã tập trung nghiên cứu sự hiện diện của Thaksin trên chính trường cũng như các chính sách và tác động của các chính sách này đối với chính trị Thái Lan Luận án cũng cho rằng Thủ tướng Thaksin chính là tác nhân khiến Chính phủ của mình sụp đổ khi trong nhiệm kỳ cầm quyền tạo ra quá nhiều mâu thuẫn đối với tầng lớp tinh hoa truyền thống

Nhận diện sự kiện Thaksin bị quân đội lật đổ, các tác giả Văn Ngọc Thành và

Đàm Thị Đào có bài phân tích Cuộc đảo chính ngày 19/9/2006 ở Thái Lan (Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, 2008) đề cập đến nguyên nhân, diễn biến và kết quả cuộc đảo chính của quân đội lật đổ Thủ tướng Thaksin Trong đó, các tác giả nhận

định rằng, “phong cách Thaksin” chính là nguyên cớ để quân đội tiến hành đảo chính

lật đổ ông, việc lật đổ Thaksin chỉ đơn thuần là sự thay đổi của một bộ phận kiến trúc thượng tầng và thể hiện bước tiếp theo của sự phát triển nền dân chủ Thái Lan

Việc Thaksin bị lật đổ đã tạo ra rất nhiều hệ lụy cho chính trường Thái Lan,

do đó các công trình nghiên cứu về chính trị Thái Lan giai đoạn này được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn Tạp chí Foreign Affairs số tháng 8/2009 và báo chí ở Bangkok

đã khái quát lại tình hình chính trị đương đại Thái Lan một cách ngắn gọn với rất nhiều những bất ổn cũng như dự cảm về một tương lai của nền chính trị nước này không mấy tốt đẹp cùng với một nền dân chủ không chắc chắn

Tác giả Phạm Quốc Trụ với nghiên cứu Biểu tình sắc màu và cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan đăng ở Tạp chí Nghiên cứu Biển Đông (năm 2010) đã

chỉ ra nguồn gốc dẫn tới cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan trong đó nhấn mạnh nhân tố Thaksin Shinawatra trên chính trường Thái Lan từ khi nắm quyền tháng 1/2001, đến khi Thaksin bị quân đội lật đổ vào tháng 9/2006 Bài viết cũng nhắc tới cuộc đấu tranh của các phe đối lập, đại diện cho 2 xu hướng chính trị khác nhau là PAD và PPP sau này là UDD (Mặt trận Dân chủ thống nhất chống độc

tài), với 2 sắc màu “vàng - đỏ” thường xuyên đối chọi nhau trên đường phố, cũng

như triển vọng không mấy sáng sủa trên chính trường khi Abhisit Vejjajiva được bầu làm Thủ tướng Thái Lan

Tác giả Phan Trần, trong Trận cầu lửa chính trị Thái Lan (gồm 3 kì, đăng

trên Tạp chí Giáo dục và thời đại, số 14, 15, 16, tháng 4/2010) mô tả chân dung

Trang 21

Thaksin, một ông bầu chính trị, về những người biểu tình Áo đỏ và Áo vàng, về tình hình bạo động leo thang ngày càng đáng lo ngại khi gia tăng các cuộc biểu tình ủng

hộ cựu Thủ tướng Thaksin đã bất chấp lệnh cấm của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva,

về sự nghi ngờ của giới kinh doanh trước khả năng Chính phủ có thể tái lập trật tự

Tác giả Hà Anh Tuấn, Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao, Học viện

Ngoại giao, trong bài viết Từ Thaksin đến cuộc chiến Vàng - Đỏ: Góp phần hiểu thêm về chính trị Thái Lan (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2, tháng 6/2009) góp

phần trả lời cho câu hỏi: bản chất của cuộc khủng hoảng chính trị lúc này là gì? Nó mang yếu tố cá biệt hay là cuộc khủng hoảng không tránh khỏi, mang cấu trúc của

xã hội Thái Lan? Tác giả cũng giới thiệu một số cách tiếp cận chính đối với khủng hoảng ở Thái Lan hiện nay để hiểu thêm về tình hình chính trị Thái Lan và góp phần giải thích các câu hỏi trên

Cuốn Thái Lan, giải mã nền chính trị và can thiệp quân đội của tác giả

Nguyễn Đình Thuận (NXB Công an nhân dân, 2011), gồm 12 chương, với 3 phần: Phần thứ nhất, điểm qua lịch sử hình thành và phát triển của Thái Lan trước năm 1932; phần thứ hai, cuốn sách nghiên cứu sự phát triển của quân đội và vai trò của lực lượng này trên chính trường Thái Lan từ sau năm 1932 đến giữa năm 1970; phần thứ ba, cuốn sách tập trung tìm hiểu hoạt động của hệ thống chính trị Thái Lan trong giai đoạn chuyển giao và tranh giành ảnh hưởng giữa hai thế lực chính là quân đội và các đảng phái chính trị Cuộc tranh giành ảnh hưởng về chính trị cũng được tác giả nhìn nhận dưới góc độ hoạt động và đặc trưng của các phong trào chính trị như PAD, UDD

Bước sang giai đoạn Thủ tướng Abhisit cầm quyền, nền chính trị Thái Lan

đã có nét bình ổn hơn nhưng chỉ là sự dịu lắng của một thủ tướng cầm quyền dài hơi hơn, còn bản chất sự bất ổn vẫn rất nhức nhối Nghiên cứu về giai đoạn Thủ tướng

Abhisit nắm quyền có thể kể bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Lan Những vấn đề kinh tế - chính trị, xã hội nổi bật của Thái Lan trong năm 2009 (Tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á, số 1/2010) Tác giả bài viết đã nhận định về những khó khăn mà Chính phủ Abhisit gặp phải khi lực lượng UDD đối lập liên tiếp tổ chức các cuộc tuần hành đòi thủ tướng từ chức, đối nội gặp khó khăn, Chính phủ Abhisit còn đối diện với vấn đề đối ngoại nhức nhối, đó là vấn đề mâu thuẫn với nước láng giềng Campuchia trong việc tranh chấp ngôi đền cổ Preah Vihear Chính những bất ổn cả trong đối nội lẫn đối ngoại đã khiến cho tình hình kinh tế Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn Bức tranh kinh tế chỉ khởi sắc vào cuối năm sau khi Chính phủ Abhisit áp dụng một loạt các biện pháp phù hợp

Trang 22

Liên quan đến các chính sách mà Chính phủ Abhisit áp dụng, tác giả Nguyễn

Quang có bài phân tích Chính sách của Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva (Tạp

chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 4/2009), trong đó liệt kê những chính sách được Chính phủ Abhisit áp dụng để khôi phục kinh tế trong năm 2009, nhất là khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư vốn đã bị giảm sút nghiêm trọng trước những bất

ổn chính trị tại quốc gia này Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra kế hoạch định hướng

ổn định chính trị dài hơi trong 3 năm tiếp theo, nổi bật trong kế hoạch này là: bảo vệ nền quân chủ lập hiến, trung thành tuyệt đối với Nhà Vua, ngăn chặn hành vi xúc phạm Hoàng gia; đoàn kết dân tộc dựa trên cơ sở pháp lý, công bằng; khôi phục và phát triển kinh tế bền vững; phát triển ổn định hệ thống chính trị quốc gia, tăng cường thực thi pháp luật công minh Tựu trung lại, các chính sách của Chính phủ Abhisit được tác giả nhận định là nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường an ninh quốc gia, mấu chốt là ổn định tình hình chính trị

Đối với cuộc đấu tranh dai dẳng đòi ly khai của các tỉnh miền Nam, bài viết

Về cuộc khủng hoảng tôn giáo ở miền Nam Thái Lan - một số nguyên nhân và tác động của Phạm Thị Thúy (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2007) đã đề cập

đến những xu hướng bạo lực, gây bất ổn chính trị ở miền Nam Thái Lan dưới thời cầm quyền của Thaksin

Chính trị khủng hoảng kéo dài mang theo rất nhiều hệ lụy đến mọi mặt trong

đời sống kinh tế - xã hội Thái Lan Đề cập đến vấn đề này bài viết Khủng hoảng chính trị Thái Lan và những tác động đến kinh tế - xã hội (Tạp chí Đối ngoại số

7/2010, tr.27-32) của Hoàng Thị Thanh Nhàn điểm lại tình hình chính trị Thái Lan

từ năm 2006 đến năm 2010 Cuộc khủng hoảng chính trị Thái Lan giai đoạn này đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội tại quốc gia này Tác giả cho rằng cuộc khủng hoảng chính trị đã khiến không chỉ kinh tế Thái Lan chịu tác động xấu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, quốc gia truyền thống và bạn hàng lớn của kinh tế Thái Lan Trong khi

đó, ở khía cạnh xã hội, các cuộc bạo loạn không thể giải quyết được những mâu thuẫn xã hội vốn đã rất nhức nhối trong xã hội Thái Lan, hệ quả của sự chênh lệch khoảng cách thu nhập và phát triển xã hội, khoảng cách giàu nghèo gia tăng nhanh chóng Tác giả cũng nhấn mạnh sự đối lập trong tư duy kinh tế của học thuyết kinh

tế Thaksin và chính sách kinh tế “vừa đủ” của Nhà Vua chú trọng đến nền kinh tế

phát triển ổn định và hài hòa Những mâu thuẫn chồng mâu thuẫn giữa các phe phái,

sự thù hận và chia rẽ có thể bị kích động và trở thành chủ nghĩa cực đoan nếu Thái Lan không có giải pháp thích đáng Hòa giải dân tộc thực sự là giải pháp lâu dài đối với quốc gia này nhằm sớm đưa đất nước trở lại ổn định

Trang 23

Tác giả Nguyễn Ngọc Lan có bài viết Tác động của khủng hoảng chính trị Thái Lan (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2011) đã nêu lên những vấn đề xung

đột, mâu thuẫn xảy ra trong nội bộ chính quyền sau năm 2006, sự quản lý yếu kém của chính phủ và những hệ lụy khiến cho tình hình chính trị Thái Lan càng thêm rối ren Chính trị khủng hoảng tác động đến lựa chọn chính sách đối ngoại với các nước lớn hay giải quyết các vấn đề xã hội Tác giả cũng đưa ra những tác động của chính trị khủng hoảng ở Thái Lan đến kinh tế Việt Nam Tác giả Nguyễn Ngọc Lan đồng

thời cũng là Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Thái Lan giai đoạn 2011 - 2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, 2010) Đề tài đã tóm lược những nét cơ bản

về kinh tế, chính trị Thái Lan thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó nhấn mạnh sự bất

ổn chính trị đã tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội Thái Lan Ngoài

ra, đề tài cũng đưa ra các dự báo diễn tiến chính trị đến năm 2020 và cho rằng nền chính trị Thái Lan rất khó dự báo, khi vẫn còn đó những vấn đề cốt lõi dẫn đến bất

ổn chưa được tháo gỡ Nghiên cứu cũng tiếp cận những tác động của các vấn đề chính trị, kinh tế Thái Lan đến Việt Nam

Đề cập đến quan hệ bất ổn giữa Thái Lan và Campuchia xung quanh vấn đề

tranh chấp chủ quyền ngôi đền cổ Preah Vihear, tác giả K.T.Trung có bài Tranh chấp chủ quyền đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia (Tạp chí Sự kiện và

nhân vật nước ngoài, số 2/2011) Bài viết nhận định những mâu thuẫn, căng thẳng trong quan hệ Thái Lan và Campuchia liên quan đến ngôi đền cổ Preah Vihear nằm trên vùng đất rộng 4,6km2 kéo dài hàng thập kỷ, vấn đề có tính chất lịch sử này đã khiến quan hệ ngoại giao luôn căng thẳng giữa hai quốc gia, đỉnh điểm là cuộc đụng

độ quân sự năm 2011 Nội dung này cũng được đề cập khá kỹ trong Luận văn Thạc

sĩ Nguyễn Thị Thuý, Quan hệ Vương quốc Thái Lan - Vương quốc Campuchia từ

1993 đến 2010 (Trường Đại học Vinh, 2011)

Tổng hợp một thập kỷ đầu thế kỷ XXI đầy những biến động trên chính trường

Thái Lan, tác giả Nguyễn Phương Bình có bài viết Chính trường Thái Lan thập niên đầu thế kỷ XXI (Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2/2010), phân tích sự nổi lên và thời

gian cầm quyền của Thủ tướng Thaksin cũng như những chính sách được Chính phủ thực hiện Tác giả đề cập đến tình hình chính trị Thái Lan sau khi Thaksin bị lật đổ cùng nhận định: Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan vẫn chưa có hồi kết và dường như khó đi đến một giải pháp toàn diện để ổn định tình hình

Nhìn chung, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu lịch sử Thái Lan nói chung, lịch sử chính trị nói riêng khá nhiều Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu về biến động chính trị của nước này giai đoạn 2006 - 2011 còn khiêm tốn

Trang 24

1.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Thái Lan là một quốc gia thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều chuyên gia nước ngoài Theo chúng tôi có không ít công trình khoa học dành nghiên cứu về nền chính trị Thái Lan nói chung, biến động chính trị của nước này nói riêng trong tiến trình lịch sử

1.2.1 Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Khủng hoảng kinh tế 1997, khơi nguồn từ Thái Lan sau đó lan rộng ra các quốc gia Châu Á khác làm cho nền kinh tế lớn thứ 2 Đông Nam Á này chao đảo Hệ lụy không chỉ tác động đến các mặt của nền kinh tế mà nó còn tác động sâu rộng đến chính trị cũng như các vấn đề xã hội của Thái Lan Đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, giống như các học giả trong nước, các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng dành quan tâm nghiên cứu nhằm làm rõ nguyên nhân, đánh giá tác động, hệ quả của khủng hoảng kinh tế đến Thái Lan trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị và xã hội Tiêu

biểu có cuốn Cuốn Forthcoming in, In East Asia ten years after the crisis, Chapter 8: Politict of economic recovery in Thailand and the Philippines (Chính trị góp phần

khôi phục nền kinh tế Thái Lan và Philippines của Andrew MacIntyre, TJ Pempel, John Ravenhill, eds Cornell University Press Allen Hicken) đã nghiên cứu so sánh môi trường chính trị tại hai quốc gia Thái Lan và Philippines và ảnh hưởng của nó đến quá trình phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính 1997 Tại Thái Lan, cuộc khủng hoảng đã bộc lộ một loạt các vấn đề trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia này Chính phủ Thái Lan sau đó cũng đã đưa ra một loạt các chương trình, giải pháp để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế Trong đó, cải cách Hiến pháp đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và mở đường cho giới doanh nhân bước chân vào chính trị Tác giả nhận định, chính những cải cách về chính trị đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan phục hồi và phát triển Tuy nhiên, thay đổi này đã tạo ra lỗ hổng chính trị mới mà hậu quả của nó là cuộc khủng hoảng chính trị dẫn đến cuộc đảo chính lật đổ Thủ tướng Thaksin năm 2006 của quân đội Thái Lan

Nhờ những nỗ lực vượt khó của chính phủ cũng như sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, nhất là Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Thái Lan đã từng bước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế 1997, đặc biết có sự tăng trưởng, ổn định dưới thời Thaksin Shinawatra Đánh giá thành công này của Thái Lan, Cavan Hogue (chủ

biên) có công trình nghiên cứu Thailand’s Economic Recovery (Sự phục hồi kinh tế

của Thái Lan), xuất bản năm 2006 ở Singapore Tác giả Medhi Krongkaew lại có cách tiếp khác, khi nhìn nhận quá trình phục hồi nền kinh tế Thái Lan sau khủng

hoảng dưới góc độ các bài học kinh nghiệm với công trình nghiên cứu Economic

Trang 25

growth and social welfare: Experience of Thailand after the 1997 economiccricis

(Tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội: Kinh nghiệm của Thái Lan sau khủng hoảng kinh tế 1997), do Đại học Thammasat, Bangkok xuất bản năm 2002

Chính trường Thái Lan vốn thường hay bất ổn, khơi nguồn bởi rất nhiều nguyên do, một trong số đó chính là làn sóng đấu tranh đòi ly khai của các tỉnh

miền Nam phần đa dân số theo đạo Hồi Đề cập đến vấn đề này, tác giả Chandra-nuj Mahakanjana có công trình nghiên cứu Decentralization, local government and Socio-political conflict in Southern Thailand (Phân cấp, chính quyền địa phương và

xung đột chính trị - xã hội ở miền Nam Thái Lan, No.5, 2006, Est, West centrer Washington) Tác giả đã đề cập đến quá trình lịch sử của khu vực miền Nam Thái Lan với nhiều nét khác biệt so với những khu vực khác của đất nước, từ văn hóa đến kinh tế, chính trị, xã hội Sau Hiệp ước Siam 1902, làn sóng đấu tranh của người Hồi giáo đòi ly khai của khu vực này khỏi chính quyền Trung ương diễn ra mạnh mẽ, ngày một gia tăng Cuốn sách cũng tập trung nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến những cuộc đấu tranh này là do khác biệt về văn hóa, sự cai trị của người Thái Phật giáo đối với đa số người Mã Lai Hồi giáo tại khu vực miền Nam, sự thờ ơ của chính quyền trung ương, chênh lệch trong phát triển kinh tế khu vực này đối với các khu vực khác tại Thái Lan, tình trạng tham nhũng của giới cầm quyền khu vực này… qua nghiên cứu, Chandra-nuj Mahakanjana đưa ra các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột, đặc biệt đó là chính sách phân cấp quản lý xuống địa phương, đưa những người địa phương lên đứng đầu chính quyền

Bài viết Muslim insurgency, political violence and democracy in Thailand

(Phong trào Hồi giáo, bạo lực chính trị và dân chủ ở Thái Lan) của Aurel Croissant (Ruprecht Karls University, Heidelsery, Germany, 2007) phân tích các cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở các tỉnh miền Nam Thái Lan Bài viết dựa trên 2 quan điểm:

thứ nhất, quan điểm dựa trên những nguyên nhân từ sự khác biệt về tôn giáo, văn hóa, kinh tế; thứ hai, quan điểm dựa trên nền chính trị bất ổn ở Thái Lan thường

xuyên diễn ra, người Hồi giáo tại miền Nam đã nhân đó nổi dậy đòi ly khai khỏi chính quyền Bangkok Bài viết gồm 5 phần: phần đầu là nguyên nhân dẫn đến các cuộc nổi dậy của người Hồi giáo; phần 2 đến phần 4, tác giả miêu tả những sự kiện người Hồi giáo nổi dậy đòi ly khai hay tình trạng bạo lực leo thang tại khu vực này; phần cuối cùng tác giả đưa ra các kết luận

Trong lịch sử chính trị Thái Lan, quân đội đóng vai trò trung tâm bên cạnh Hoàng gia Thái Lan Các học giả nước ngoài dành nhiều sự quan tâm nghiên cứu về các lực lượng này Cụ thể, đánh giá vai trò của quân đội, tác giả Katsamaporn

Rakson với bài viết The influence of the military in Thai politics since 1990 (Vai trò

Trang 26

của quân đội trong nền chính trị Thái Lan từ năm 1990), (Deakin University, 2010, National library of Australia ISSN: 1037-4612) đã đưa ra lý do vì sao quân đội Thái Lan lại có ảnh hưởng lớn đến chính trị nước này Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ

ra nguyên nhân quân đội tiến hành các can thiệp chính trị vào các năm 1991 và

2006 và so sánh mức độ tham gia vào chính trường của quân đội trước, trong và sau hai lần can thiệp chính trị nêu trên Nghiên cứu cho rằng chính sự tham gia sâu rộng của quân đội trên chính trường Thái Lan đã làm cho Thái Lan không có một nền dân chủ thực sự và nhận định, nếu quân đội không tham gia một cách quá sâu rộng vào chính trị có thể sẽ thúc đẩy hòa giải dân tộc và thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển tại Thái Lan

Luận án Why Thailand’s military stepped in (Tại sao quân đội Thái Lan lại bước

vào chính trị) của Andrew C O’Connor, Trường Hải quân Monterey, California (2011), đã tập trung nghiên cứu 2 cuộc đảo chính của quân đội năm 1991 và 2006 để lý giải lý do quân đội quyết định can thiệp vào chính trường để nhằm ổn định tình hình

Trong số các công trình bằng tiếng Anh, còn có các công trình quan trọng liên

quan nhiều đến đề tài mà chúng tôi có cơ hội tiếp cận, như: cuốn Democracy and National Identity in Thailand (Dân chủ và bản sắc dân tộc ở Thái Lan) của Michael Kelly Connors do NXB Routledge Curzon ấn hành vào năm 2003; cuốn Jourmal of democracy (Hành trình dân chủ) volume 19, number 4, 10/2008) là tập hợp các công

trình nghiên cứu, bài viết của các nhà nghiên cứu về các vấn đề chính trị nổi cộm trên

thế giới; cuốn Divied Over Thaksin: Thailand’s Coup and Problematic Transition

(Quyền lực bị phân chia trên đầu Thaksin: Đảo chính của Thái Lan - vấn đề chuyển giao có tính hệ thống) do John Funstion chủ biên, xuất bản tại Singapore năm 2009;

bài viết Thailand Reform politics (Cải cách chính trị ở Thái Lan) in trong cuốn sách Goverment and Politics in Southeast Asia”(Chính phủ và chính trị Đông Nam Á) ở

Singapore năm 2000 Trong các công trình này, các tác giả đã xem xét, so sánh tính đặc thù về dân chủ và phát triển kinh tế thị trường, dân chủ và duy trì bản sắc quốc gia - dân tộc của Thái Lan, dân chủ và ổn định chính trị - xã hội, vai trò của Nhà Vua

và Hoàng gia Thái Lan, của quân đội và tầng lớp trung lưu mới trong nền chính trị Thái Lan hiện đại, đồng thời cũng đề cập đến sự rạn nứt xã hội Thái bằng sự phân chia, khác biệt về mức sống, thu nhập, chênh lệch giàu nghèo và văn hóa giữa các vùng miền, nhất là giữa khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam, giữa các đô thị

lớn với các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, giữa đội quân “Áo đỏ, “Áo vàng” và

“Áo xanh da trời” v.v Hơn nữa, các cuốn sách trên cũng xem xét tính truyền thống

và tính hiện đại của cạnh tranh quyền lực trong cơ cấu quyền lực và quá trình dân chủ hóa ở nước Thái dưới tác động của bối cảnh mới

Trang 27

Có thể thấy, các công trình này không chỉ phân tích khía cạnh kinh tế, mà đề cập nhiều đến khía cạnh chính trị - xã hội của khủng hoảng và hệ quả của chúng đối với sự phát triển và ổn định của Thái Lan từ sau 1997 Đây là những nguồn tài liệu quý

để tác giả luận giải sự biến động chính trị của Thái Lan trong khoảng 15 năm qua

1.2.2 Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài

Nổi lên từ thương trường trước khi bước chân sang con đường chính trị Thaksin Shinawatra được đánh giá là một trong những Thủ tướng dân sự thành công nhất trên chính trường vốn từ lâu bị tri phối bởi quân đội Tuy vậy, Thaksin cũng là vị thủ tướng gây nhiều tai tiếng trong cách điều hành và quản lý đất nước của mình Do đó, Thaksin được nhiều học giả nước ngoài dành quan tâm nghiên

cứu Trong số các công trình mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận có Cuốn Thaksin Shinawatra thương trường và chính trường của hai tác giả Pasuk Phongpaichit và

Chris Baker được nhóm biên dịch Nguyễn Hương Giang, Trần Phương Hà, Lê Khánh Duy dịch sang tiếng Việt (NXB Thông tấn, 2005) có nói đến tình hình khủng hoảng chính trị của Thái Lan trước khi Thaksin nắm quyền cũng như con đường từ thương trường đến chính trường của Thaksin Cùng với đó là những cải cách mang đậm phong cách của ông trên hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội

Tác giả Tom Plate trong cuốn Đối thoại với Thaksin (NXB Trẻ TP Hồ Chí

Minh, 2013) kể về cuộc gặp và trực tiếp đối thoại với cựu Thủ tướng Thái Lan - Thaksin Shinawatra Trong cuộc đối thoại này cựu Thủ tướng Thaksin đã bộc bạch những quan điểm của mình về phong cách điều hành đất nước cũng như chính sách

dân túy với suy nghĩ Thái Lan không thể giàu khi người nghèo vẫn nghèo mà ông

đã thực hiện khi còn tại nhiệm Tác giả trao đổi thẳng thắn với Thaksin về cuộc đảo chính lật đổ ông vào năm 2006 của quân đội cùng những cáo buộc của Tòa án Hiến pháp đối với ông khi đang cầm quyền và khi đã sống lưu vong, nhằm loại bỏ hẳn ảnh hưởng của ông đối với nền chính trị Thái Lan, hay quan điểm khi em gái út của ông, bà Yingluck Shinawatra lên làm Thủ tướng năm 2011

Cuốn Thaksin populism and beyond: A study of Thaksin’s pro-poor populist policies in Thailand (Chủ nghĩa dân túy của ThaksinThaksin: Một nghiên cứu về

chính sách dân túy vì người nghèo của Thaksin ở Thái Lan) của Patana Ginger Tangpianpant do Wesleyan University xuất bản năm 2010, gồm 4 chương Trong phần đầu, tác giả khái quát về nền chính trị tại Thái Lan từ năm 1932 đến năm 2001, thời điểm Thái Lan với nền Quân chủ lập hiến được xác lập đến trước khi Thaksin nắm quyền, về quá trình phát triển kinh tế Thái Lan giai đoạn 1968 - 2006 và khủng hoảng tài chính châu Á 1997 Phần trọng tâm của cuốn sách đề cập đến Thaksin,

Trang 28

Đảng Thai Rak Thai cũng như chiến lược phát triển kinh tế hướng về người nghèo của Thaksin Trong chiến lược đó các chương trình như: chăm sóc sức khỏe với 30 Baht, mỗi làng một sản phẩm, mỗi làng một triệu Baht… nhằm kích thích nền kinh tế nông thôn phát triển, thúc đẩy đời sống của người nghèo là những mục tiêu chính mà chính sách dân túy hướng đến, mà theo tác giả đó là học thuyết kinh tế Thaksin

Khi Thaksin xuất hiện trên chính trường, với cách thức tiếp cận mới trong lãnh đạo và điều hành đất nước với nhiều nét khác biệt Làm rõ điều này tác giả

Sutree Duangnet Trường Đại học Chulalongkorn có công trình nghiên cứu Populist policies in Thailand: A comparative study between Thaksin’s anh democrat party’s

(Chủ nghĩa Dân túy ở Thái Lan: so sánh giữa Đảng của Thaksin và Đảng Dân chủ), trình bày về chủ nghĩa dân túy hướng về nông thôn của Thaksin, kết quả đạt được cũng như có sự so sánh đến chính sách kinh tế của Đảng Dân chủ, khi Đảng này thực hiện các chương trình khôi phục và phát triển đất nước

Trong quá trình điều hành đất nước, Thaksin rất được lòng người dân nông thôn, đối tượng được thụ hưởng nhiều từ các chính sách của chính phủ Tuy vậy, Thaksin lại vấp phải sự phản đối của tầng lớp trung lưu cũng như quân đội Thái Lan Một đất nước mà quân đội và Hoàng gia luôn luôn cho mình đặc quyền ở vị trí trung tâm, trong khi Thaksin nổi lên và lộ rõ tham vọng danh lấy vị trí này thì việc quân đội tổ chức đảo chính lật đổ Thaksin là vấn đề không mới trong một đất nước

vốn có “truyền thống” đảo chính như Thái Lan Đề cập đến việc quân đội lật đổ

Thaksin và hệ lụy sau đảo chính, chúng tôi có điều kiện tiếp cận một số công trình

tiêu biểu, như cuốn A coup for the rich, Thailand’s political crisis (Đảo chính cho

người giàu, khủng hoảng chính trị Thái Lan) của Giles Ji Ungpakorn thuộc khoa Chính trị học, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan (worker democracy publishing 2007), gồm 4 chương, đề cập chủ yếu đến Thaksin và chủ nghĩa dân túy hướng về người nghèo Thái Lan của ông cũng như cuộc đảo chính năm 2006 của quân đội Tuy Thaksin đã thắng cử năm 2001 và nhiệm kỳ tiếp theo năm 2005 khi được chính những người nghèo Thái Lan bỏ phiếu tán thành Chính phủ của ông, nhưng, cũng từ chính những thành công này đã khiến Thái Lan liên tục rơi vào bất ổn định chính

trị, mà cái tên luôn được xướng lên là Thaksin, tác giả nghiên cứu đã gọi là “Khủng hoảng Thaksin” Hệ quả của khủng hoảng này là quân đội đã tiến hành đảo chính

lật đổ Thaksin, hay đảo chính cho người giàu như tiêu đề nghiên cứu này đã đề cập Phần sau của công trình nghiên cứu, tác giả đề cập những xung đột ở miền Nam Thái Lan, nguyên nhân của những xung đột và giải pháp của Chính phủ để bình ổn xung đột khu vực này

Trang 29

Cuốn The changing face of management in Thailand (Cách thức điều hành

đang thay đổi ở Thái Lan của Tim G.Andrew và Sununta Siengthai, 2009) cũng đã đưa ra những đánh giá của tác giả về quá trình điều hành kinh tế của Thái Lan kể từ sau khủng hoảng, trong đó có đề cập đến nguyên nhân vì sao các chính sách kinh tế

của Thaksin lại “lên ngôi” lúc bấy giờ cũng như những tồn tại của các chính sách

đó khiến cho Thaksin bị “hạ bệ” khi vẫn còn trong nhiệm kỳ thủ tướng Với cách tiếp cận gần tương tự, John Funston (2009) trong Divided over Thaksin: Thailand’s coup and Problematic Transtion (Sự chia rẽ thời Thaksin: Cuộc đảo chính và

chuyển giao đầy rắc rối của Thái Lan) bên cạnh việc đánh giá cao những thành tựu

mà chính sách kinh tế Thaksin đem lại, tác giả cũng phê phán những mặt hạn chế của nó khi rằng chính những chính sách kinh tế không công bằng của Thaksin là

nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn và chia rẽ xã hội sâu sắc Cuốn Reinventing Thailand: Thaksin and his Foreign Policy (Tái thiết Thái Lan: Thaksin và chính

sách đối ngoại của ông, tác giá Pavin Chachavalpongpun, 2010) khái quát các chính sách của Thaksin cả về đối nội (chính trị, kinh tế) và đối ngoại

Bài viết Thailand since the coup (Thái Lan sau đảo chính) của Giáo sư

Thitinan Pongsudhirak, Đại học Chulalongkorn, Bangkok miêu tả sự kiện quân đội đảo chính năm 2006 như là hệ quả tất yếu của bất ổn chính trị kéo dài trong năm

2005 giống như sự phát nổ của chiếc nồi áp suất được đun sôi, dồn nén quá mức Sau sự kiện quân đội đảo chính năm 2006 kéo theo đó là một loạt những biến động

về chính trị như: xóa bỏ Hiến pháp 1997, xác lập bản Hiến pháp mới 2007 và cuộc đấu tranh của PPP và PAD kéo theo những bất ổn suốt năm 2008 khi PAD liên tục biểu tình đòi lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Samak thân Thaksin

Bài viết The limitations on democrations in Thailand through the lens of the

2006 military coup (Những hạn chế về dân chủ tại Thái Lan thông qua lăng kính

cuộc đảo chính quân sự năm 2006 đăng trên Taiwan journal of democrations, volume 3 No.1: 127-141, July, 2007, Aaron Stern) đề cập đến cuộc đảo chính quân

sự tại Thái Lan năm 2006, lý giải nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính ở một quốc gia mà có nền dân chủ hàng đầu Đông Nam Á Bài viết nhận định việc thiếu một nền chính trị đại chúng, phục vụ cho số đông của Thái Lan, việc đặt nặng lợi ích nhóm trong nền chính trị quốc gia là những nguyên nhân căn bản dẫn đến nền chính trị bất ổn và thiếu vắng một nền dân chủ thực sự Cuộc đảo chính năm 2006 do quân đội tiến hành được tác giả bài viết nhận định đó là sự bế tắc trong việc dung hòa lợi ích nhóm, mà quyền lực chính trị rốt cuộc nằm trong nhóm có lợi ích mạnh hơn trong xã hội thay vì nằm trong tay người dân, mà tác giả gọi là các Đảng nhân dân Việc lật đổ Thaksin cũng chỉ là bề nổi của những mâu thuẫn lợi ích nhóm đó

Trang 30

Tác giả Jame Ockey, Đại học Cantenbury với bài Thailand in 2006: Retreat

to the military rule và Allen Hicken thuộc Đại học Michigan với bài: Party Fabrication, Constitutional Reform in the rise of Thai Rak Thai trong Kỷ yếu Hội thảo Vấn đề dân chủ tại Thái Lan nhận định rằng, cuộc đảo chính năm 2006 tại Thái

Lan chỉ ra thực trạng dân chủ bấp bênh của nước này Cũng tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu còn nêu lên những điểm yếu trong hệ thống chính trị Thái Lan, yếu điểm này xuất hiện rõ trước và sau khi đảo chính Hội thảo cũng phân tích những khó khăn trong việc xây dựng nền dân chủ thực sự tại Thái Lan và xem xét tương lai của nền dân chủ nước này

Công trình nghiên cứu Transforming the current Thai political conflict to a peaceful society (Chuyển đổi các xung đột chính trị hiện tại của Thái Lan sang một

xã hội hòa bình) của Ranatchai Phumcharoen (University of Sanfrancisco, 2011) đã

đề cập đến các xung đột chính trị của hai ý thức hệ chính trị khác nhau, giữa người dân và chính phủ, là của chính người Thái với người Thái dưới các mục tiêu chính trị khác nhau Tác giả cũng viện dẫn sự khác biệt của các cuộc xung đột hiện nay với các cuộc xung đột ở các năm 1973, 1976 và 1992 Lý giải nguyên nhân dẫn đến những xung đột và ảnh hưởng của những xung đột chính trị này đến xã hội Thái

Lan Đó là cuộc chiến “Vàng - Đỏ” biểu trưng cho ý thức hệ chính trị của tầng lớp

dân nghèo Thái Lan và phe bảo hoàng là những tầng lớp trung lưu, giàu có của xã hội Trong nghiên cứu của mình tác giả đi sâu phân tích, tìm lời giải cho hòa bình dân tộc, chấm dứt những cuộc xung đột kéo dài suốt từ năm 2005 và tiếp tục tiếp diễn những năm sau đó Nghiên cứu cũng nhận định, hòa giải dân tộc và thu hẹp khoảng cách về kinh tế xã hội là giải pháp tốt nhất đi đến hòa bình cho Thái Lan

Có thể thấy, các công trình mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận của các học giả nước ngoài khá phong phú Các học giả đã cố gắng từng bước làm rõ một số vấn

đề cơ bản khi nghiên cứu, đánh giá về Thaksin cũng như cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Thaksin và hệ lụy mà cuộc đảo chính mang lại đối với chính trị Thái Lan Đây chính là những tư liệu quý giúp chúng tôi tham khảo, phục dựng và đưa ra các đánh giá về biến động trên chính trường nước này sau khi Thaksin bị quân đội lật

đổ đến khi Yingluck Shinawatra lên nắm quyền, điều còn thiếu cần bổ khuyết trong giai đoạn 2006-2011

1.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

1.3.1 Những vấn đề đã được nghiên cứu

Điểm lại hầu hết các công trình nghiên cứu ở trong Việt Nam và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, có thể nhận thấy, các tác giả, dù xuất phát từ nhiều góc

Trang 31

độ và cách tiếp cận vấn đề không giống nhau, nhưng đều nhằm mục tiêu làm rõ toàn

bộ hay một số khía cạnh về tình hình chính trị của Vương quốc Thái Lan Từ những công trình nói trên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã làm rõ một số vấn đề sau đây:

- Các công trình nghiên cứu tiếp cận nền chính trị Thái Lan trên những mệnh

đề, thời gian khác nhau để khắc họa tính thiếu ổn định trong nền chính trị dưới thể chế quân chủ lập hiến tại Thái Lan từ năm 1932 Ở khía cạnh này, với những mức

độ khác nhau, các nghiên cứu đã chạm vào hầu hết các vấn đề nổi cộm trong lịch sử chính trị Thái Lan hiện đại

- So sánh với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, thì các học giả trong nước dành nghiên cứu những bất ổn của nền chính trị Thái Lan còn tương đối khiêm tốn, rất ít công trình chuyên khảo, đa phần mới dừng lại ở những bài viết định lượng nêu vấn đề, chưa có cái nhìn toàn diện, hệ thống về những bất ổn nêu trên

- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các thông tin và bài viết đăng trên một số tạp chí nước ngoài, nhất là ở Thái Lan về tình hình chính trị nước này khá phong phú Các nghiên cứu đề cập đến vai trò của các lực lượng chính trị Thái Lan,

về mâu thuẫn đối kháng giữa các lực lượng chính trị đối lập được tái hiện khá cụ thể, là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án

1.3.2 Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Mặc dù vậy, nhìn tổng thể vào hệ thống tư liệu mà chúng tôi có điều kiện tiếp xúc và khai thác, có thể thấy, những nghiên cứu chuyên sâu về biến động chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 chưa nhiều Thiếu đi những phân tích đánh giá xuyên suốt nhân tố bên trong và bên ngoài, truyền thống và hiện tại nhất là trong và sau khi Thaksin bị lật đổ, đồng thời làm rõ diễn biến của khủng hoảng chính trị qua các đời thủ tướng từ 2006 đến 2011, cũng như đưa ra những đặc điểm, hệ quả của quá trình trên Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa những kết quả của các công trình, những tác giả đi trước, luận án sẽ bổ khuyết những điểm còn thiếu hụt hoặc chưa được chú trọng đúng mức trong việc nghiên cứu về biến động chính trị ở Thái Lan với các khía cạnh như:

- Biến động chính trị Thái Lan là một mệnh đề lớn cần tập trung nghiên cứu chuyên sâu, trong đó các nhân tố cá nhân, phe, nhóm, những mâu thuẫn trong xã hội không có cơ chế hòa giải phù hợp là những nguyên nhân then chốt khiến cho tình hình chính trị Thái Lan luôn bất ổn trong một thời gian dài Trong giai đoạn

2006 -2011, những yếu tố trên càng cần được nhìn nhận, lý giải một cách thỏa đáng, đặc biệt là ảnh hưởng của Thaksin Shinawatra xuyên suốt trên chính trường,

Trang 32

ngay cả khi bị quân đội đảo chính năm 2006 rất rõ rệt nhưng chưa được các học giả phân tích, lý giải thỏa đáng Ngoài ra, vai trò suy giảm của Hoàng gia khi Nhà Vua Bhumibol đã già yếu, bên cạnh sự lớn mạnh về ý thức chính trị, mong muốn quyền được đại diện của tầng lớp bình dân nông thôn cũng chưa được làm rõ Trong khi, đây chính là những nhân tố mấu chốt khiến cho chính trị Thái Lan liên tục biến động

- Sau khi Thaksin bị lật đổ năm 2006 đến khi em gái ông, bà Yingluck chính thức nắm quyền tháng 7/2011, chính trị Thái Lan biến động liên tục, khủng hoảng chính phủ, bộ máy cai trị và bất ổn xã hội nối tiếp diễn ra gây cản trở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị Thái Lan Tuy nhiên, các công trình mới chỉ tiếp cận ở mốc khủng hoảng nhất định, chưa cho thấy được tính hệ thống, liên tục và còn kéo dài cũng như bản chất của biến động liên quan đến phát triển thiếu công bằng và bền vững trong lịch sử Thái Lan Đây là những vấn đề lớn cần được gia công tìm hiểu kỹ trên các mặt:

+ Đánh giá chính sách của chính phủ cầm quyền trong việc giải quyết bất ổn chính trị trên các vấn đề như: giải quyết xung đột ở miền Nam, giải quyết bất ổn

liên quan đến cuộc đấu tranh của hai lực lượng đối lập - “Áo đỏ” và “Áo vàng”, tác

động nhân tố Thaksin xuyên suốt những biến động chính trị trong giai đoạn này, cũng như nhận định việc chuẩn bị chuyển giao quyền lực của Hoàng gia Thái Lan

+ Phân tích đặc điểm biến động chính trị giai đoạn 2006 - 2011, để thấy được tính đặc thù về bản chất đối kháng, mâu thuẫn xã hội, vùng miền, giai tầng tại Thái Lan đã trở nên hết sức sâu sắc Chính phủ thiếu đi những giải pháp cốt lõi có thể dung hòa mâu thuẫn, trong bối cảnh Nhà Vua Thái Lan, nhân tố quan trọng và uy tín giúp gắn kết dân tộc đã già yếu

+ Đánh giá hệ quả cùng tác động của biến động chính trị ở Thái Lan trên các mặt khác nhau

Chính vì những lý do trên, chúng tôi khẳng định việc chọn đề tài Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 để triển khai luận án

là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, không trùng lặp với bất

cứ công trình nào đã công bố Trên cơ sở kế thừa những thành tựu và kết quả nghiên cứu của những học giả đi trước, cùng với việc khảo cứu và bổ sung các nguồn tư liệu mới, luận án sẽ tập trung nhận diện, đánh giá một cách toàn diện thực trạng những biến động chính trị tại Thái Lan trong từng giai đoạn nắm quyền của các đời thủ tướng Từ đó chỉ ra đặc điểm, đánh giá những tác động của biến động chính trị Thái Lan trên các mặt khác nhau

Trang 33

Chương 2 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ

Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011

2.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á

2.1.1 Bối cảnh quốc tế

Bước vào thế kỉ XXI, nhân loại cũng phải đối mặt với một loạt những thách thức mới Sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ, các nước cùng bắt tay chống lại chủ nghĩa khủng bố Cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tạo ra một sự chuyển đổi lớn

trong quan hệ quốc tế Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là “một người khổng

lồ về kinh tế” vẫn tiếp diễn, với nhiều hệ lụy về kinh tế, ngoại giao và quân sự Các

điểm nóng kéo dài hàng thập kỉ (xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, bán đảo Triều Tiên và Mỹ, Israel và thế giới Ảrập…) vẫn tồn tại, các cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Iraq vẫn tiếp tục diễn ra Thế giới vẫn phải đối mặt với những bất ổn chính trị đến từ các quốc gia, khu vực như bán đảo Triều Tiên, bất ổn trên biển Đông và biển Hoa Đông, cuộc khủng hoảng ở Ucraina Những năm đầu thế kỉ XXI, con người cũng phải đối mặt với những tác động lớn từ thiên nhiên, nhất là biến đổi khí hậu gây nên sóng thần, động đất, lũ lụt, hạn hán diễn ra tại nhiều nơi khác nhau của thế giới

Yếu tố toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Thái Lan Các nhà lãnh đạo Thái Lan, tiêu biểu như Thaksin Shinawatra đã tận dụng những cơ hội toàn cầu hóa khi lên nắm quyền Mục tiêu của Thaksin là đưa nền kinh tế Thái Lan hội nhập vào nền kinh tế tư bản toàn cầu hóa Trong suốt nhiệm kỳ cầm quyền của mình, Thaksin đã tiến hành các cuộc đàm phán và ký kết các hiệp định tự do thương mại với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật… tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế, hành chính quan liêu Những cải cách này đã làm thiệt hại đến một số tầng lớp doanh nhân và quý tộc Thái Lan

Toàn cầu hoá được thúc đẩy cũng mở ra khả năng thực tế cho quá trình dân chủ hoá trên nhiều lĩnh vực mà trực tiếp là chính trị xã hội Dân chủ hoá trong lĩnh

vực chính trị là một trong những nét nổi bật của toàn cầu hoá hiện nay, điều mà cách đây nửa thế kỷ không thể có Dân chủ hoá đã giúp cho các quốc gia đang phát triển có điều kiện tiếp thu các chuẩn mực của thời đại văn minh để rút ngắn con đường phát triển của đất nước mình Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, quá trình dân chủ hoá bắt đầu làm cho các nước xích lại gần nhau hơn, phụ thuộc lẫn

Trang 34

nhau nhiều hơn Nhờ vậy mà nhân loại đã có một bước tiến dài trên con đường thực

hiện lý tưởng cao cả mà cả thế giới từng mơ ước - tất cả đều vì con người Dân chủ

hoá công nghệ cùng với dân chủ hoá thông tin, vì vậy, vừa thúc đẩy người ta phải thường xuyên, liên tục tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình, vừa để qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nếu như muốn tồn tại, muốn phát triển không ngừng và không muốn một lúc nào đó bị thất bại

Trong thời đại hiện nay, dù đầu óc có bảo thủ đến mức nào đi chăng nữa thì cũng đều không thể phủ nhận được vai trò tích cực và to lớn của quá trình dân chủ hoá mà toàn cầu hoá mang lại Về thực chất, đó cũng là một bước tiến đáng ghi nhận trong lịch sử phát triển của nhân loại

Cũng vào đầu thế kỷ XXI, trong nên chính trị thế giới, xuất hiện hiện tượng

“Cách mạng sắc màu” (Colour revolution) Thoạt đầu, Cách mạng sắc màu là tên

chỉ các cuộc chính biến không bạo lực ở các nước Trung và Đông Âu sau sự kiện Đông Âu và Liên Xô sụp đổ Nhìn rộng ra, Cách mạng màu có thể dùng để chỉ những sự kiện tương tự xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới Thực chất đây là một cuộc chính biến không bạo lực, những người tham gia cuộc cách mạng này thông qua hoạt động biểu tình và dư luận để chống lại chính quyền Những người biểu tình thường sử dụng một màu sắc hay một loài hoa để làm biểu tượng cho mình

Hiện tượng “Cách mạng sắc màu” diễn ra liên tiếp ở một số nước thuộc

Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) như: Cách mạng Hoa Hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng màu Cam ở Ukraina (2004), Cách mạng Hoa Tuylíp (2005) ở Kyrgyzstan Đây là các cuộc cách mạng do các phe nhóm đối lập phát động, nhằm lôi kéo các lực lượng khác nhau trong xã hội tham gia để tranh giành quyền lực với các chính phủ, các lực lượng cầm quyền

Tiếp theo là hiện tượng “Mùa xuân Ảrập” mở đầu từ đốm lửa ở Tunisia

(2010) khiến một loạt chế độ thiếu dân chủ, cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng thuộc thế giới Hồi giáo đó đồng loạt đi đến hồi kết Chính những cuộc nổi dậy của

"Mùa xuân Ảrập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của

dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng Sự căm phẫn âm ỉ của dân chúng sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào

Trong bối cảnh tình hình quốc tế biến đổi không ngừng, đa diện trên hầu khắp các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, xã hội Quá trình dân chủ hóa diễn tiến

sâu rộng đã góp phần hun đúc ý thức chính trị đông đảo dân chúng Thái Lan, nhất là

tầng lớp nông dân nghèo khó vốn hạn chế hiểu biết về chính trị, hay quyền đại diện

Trang 35

trong hệ thống tháp quyền lực Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin cũng như hưởng lợi từ chính sách phát triển kinh tế của chính phủ Thaksin giúp họ nhận thức rõ hơn thế nào là dân chủ, là quyền được tham gia vào hệ thống công quyền…

2.1.2 Bối cảnh khu vực Đông Nam Á

2.1.2.1 Quá trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN

Cho đến đầu thế kỷ XXI, trải qua gần 40 năm ra đời và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng lớn mạnh, đóng vai trò to lớn không chỉ ở khu vực mà cả trên trường quốc tế Những phối hợp khá nhịp nhàng và

có hiệu quả trên lĩnh vực chính trị - an ninh, mà tiêu biểu là tìm ra giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia cũng như bước đột phá kết nạp CHXHCN Việt Nam và các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á vào ASEAN đã mở ra thời kỳ hợp tác

và liên kết mới của Hiệp hội Trên cơ sở ra đời các cơ chế mới như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) v.v , năm 2003, tại Bali (Indonesia), lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã quyết định hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2020 với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa -

Xã hội ASEAN (ASCC) Tuy nhiên, nhận thấy tầm quan trọng của tự do hóa với phát triển, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 năm 2007, lãnh đạo ASEAN quyết định rút ngắn thời gian hiện thực hóa AC với thời hạn chót là vào năm 2015 Thuận lợi đối với tiến trình xây dựng AC đến từ việc các nước thành viên ASEAN ngày càng có được tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh, chính trị nhạy cảm như vấn đề Biển Đông, vấn đề dân chủ - nhân quyền hay nhận được sự ủng hộ của các nước lớn cũng như các thể chế quốc tế quan trọng Trên lĩnh vực kinh tế, những thành quả đáng ghi nhận của hội nhập kinh tế nội khối cùng sự thành công trong liên kết kinh tế với bên ngoài chính là những nền tảng thuận lợi cho việc xây dựng AC Bên cạnh đó, tiến trình hiện thực hóa AC gặp không ít trở ngại, bao gồm sự suy giảm lòng tin nhất định giữa một số nước thành viên bắt nguồn tư những tính toán lợi ích quốc gia khác nhau, sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, giáo dục chất lượng thấp và không đồng đều, tình trạng đói nghèo phổ biến cùng ảnh hưởng lớn của các nước lớn trong nhiều lĩnh vực, nhất

là kinh tế và chính trị - an ninh

2.1.2.2 Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn

Sự tranh giành quyền lực ở Đông Nam Á giữa các cường quốc mà rõ nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có tác động đến Thái Lan nói chung và cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này nói riêng Nhiều nhà lãnh đạo Thái Lan (cả hai anh em

Trang 36

nhà Shinawatra - Thaksin và Yingluck), trước khi trở thành thủ tướng đều du học ở

Mỹ và có tư tưởng dân chủ và khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước thì họ cũng đã hướng đất nước theo mô hình dân chủ điển hình phương Tây này Trong các cuộc biểu tình của phe đối lập đòi lật đổ chính phủ dân sự do quân đội tiến hành tại Thái Lan đã nhận được sự lên tiếng phản đối của Mỹ

Trong khi đó, Trung Quốc rất tích cực mở rộng ngoại giao đa phương và

song phương, tạo hình ảnh tốt đẹp về một nước Trung Quốc “phát triển hòa bình và

có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”, thắt chặt quan hệ song phương với các

nước bạn bè truyền thống, mở rộng quan hệ với các nước vốn là đồng minh của Mỹ

Ở châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc ra sức tranh thủ các nước ASEAN với

phương châm “cầu đồng tồn dị”, “lấy kinh tế thúc đẩy chính trị” Thông qua nhiều

biện pháp tổng hợp về chính trị, kinh tế, đầu tư, viện trợ, Trung Quốc đẩy mạnh việc nâng cấp quan hệ với các nước, tranh thủ mở rộng ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực, kể cả với các nước đồng minh của Mỹ (Philippin, Thái Lan) Chính vì thế,

khủng hoảng chính trị tại Thái Lan là cơ hội để Trung Quốc “đón nhận” Thái Lan

dễ dàng hơn nhằm thực hiện mục tiêu địa - chính trị, kinh tế của mình, mặt khác làm giảm đi mối quan hệ đồng minh thân thiết của Mỹ, gây cản trở chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ Trung Quốc cũng là cường quốc duy nhất đã không lên tiếng phản đối cuộc đảo chính ở Thái Lan khi lực lượng quân đội nước này phế truất chiếc ghế Thủ tướng của Thaksin, tháng 9/2006, mà thay vào đó bằng những chuyến thăm cấp cao lẫn nhau, hợp tác về kinh tế, quân sự ngay sau thời gian cuộc đảo chính kết thúc

2.1.2.3 Tiến trình cải cách dân chủ ở Myanmar

Xu thế dân chủ hóa thế giới tác động mạnh đến khu vực Đông Nam Á, trong

đó có nước láng giềng của Thái Lan là Myanmar Myanmar, giành độc lập năm

1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân

sự năm 1962 Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ “độc tài nhóm”, một

hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân Đây là nguyên nhân khiến Myanmar từ vị thế một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960, đã tụt hậu và kiệt quệ thành một trong những nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á, có nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng vào đầu thế kỷ XXI Giới lãnh đạo Myanmar với vai trò to lớn của Thein Sein và Aung San Suu Kyi đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục

Cuộc bầu cử dân sự năm 2010, tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào đầu năm

Trang 37

2011 Thein Sein nằm trong số này Ông từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng này đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, xem xét lại những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào mùa Xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm và cho phép tự do báo chí

Bà Aung San Suu Kyi - người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước Quá trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ

Đứng trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đưa nhân loại đến gần nhau hơn hay tác động trong cạnh tranh giữa các cường quốc (nhất là

Mỹ và Trung Quốc) cũng ít nhiều tác động đến tình hình chính trị Thái Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI Quá trình dân chủ hóa phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trên thế giới, mà gần nhất là nước láng giềng Myanmar, đất nước đã thành công trên con đường hòa giải dân tộc, thúc đẩy kinh tế đi lên sau nhiều năm trì trệ bởi khủng hoảng chính trị kéo dài chính là một kênh mà chính phủ Thái Lan có thể tham khảo để giải bài toán chính trị thường hay khủng hoảng của nước mình

2.2 Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và quan hệ đối ngoại của Thái Lan từ 1997 đến 2011

2.2.1 Tình hình kinh tế

2.2.1.1 Cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ 1997

Những dấu hiệu về sự phát triển không bền vững của Thái Lan xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX Tuy nhiên, do đạt được tốc độ phát triển cao (hơn 8%) nên Chính phủ Thái Lan chưa quan tâm đầy đủ đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước trong xu thế hội nhập Đến cuối năm 1996, đầu năm

1997, nền kinh tế Thái Lan đã tích tụ đầy đủ các nguy cơ khủng hoảng ở mức cao: tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,4% so với mức 8,6% năm 1995, lạm phát cao 7% so với 4,5% năm 1995, xuất khẩu chỉ tăng 7% so với 28% năm 1995, thâm hụt ngân sách trên 7%, cán cân thanh toán vãng lai thâm hụt 8,2% GDP Nợ nước ngoài lên tới gần

100 tỷ USD trong đó 40% là nợ ngắn hạn trong khi dự trữ ngoại tệ giảm chỉ còn 26,6% GDP (1994:31,6% GDP, 1995: 29,5% GDP) Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ và phá sản ở mức cao, trong khi đó, người dân cũng như các nhà

Trang 38

đầu tư lo lắng về quỹ tiết kiệm của mình có thể bị đóng băng do các ngân hàng không

có khả năng thanh khoản, họ bắt đầu đổ xô đi rút tiền Trong quí I/1997, các nhà đầu

tư bắt đầu rút vốn ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính, buộc Chính phủ phải tuyên bố đóng cửa thị trường chứng khoán một ngày (3/3/1997) và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt [39, tr.84] Với hệ quả này, đã có tới 21,4 tỷ Baht (820 triệu USD) đã được rút ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính Tháng 3/1997, Thái Lan công bố mức thâm hụt thương mại lên tới 373 tỷ Baht, hay 8% GDP (mức thâm hụt cho phép là dưới 5% GDP) Các dòng tiền chảy khỏi ngân hàng, các nhà băng không có khả năng thanh khoản, đồng Baht kéo theo đó mất giá hàng ngày Hệ quả là Chính phủ Thái Lan sau nhiều tháng cố gắng cứu vãn đồng nội

tệ đã quyết định thả nổi đồng Baht sau gần 20 năm theo đuổi chính sách hối đoái cố định giá đồng tiền này Ngay lập tức đồng Baht giảm giá tới mức thấp nhất trong vòng 12 năm kể từ 1986 (29,55 Baht/USD) Tính trung bình trong năm 1997 đồng Baht giảm giá 89% (47,25 Baht/USD) Cơn bão tài chính - tiền tệ châu Á bùng nổ ở Thái Lan, báo hiệu một thời kỳ khủng hoảng của thị trường tài chính châu Á

2.2.1.2 Tình hình kinh tế Thái Lan 1997 - 2011

Sau khi chính phủ tuyên bố thả nổi đồng Baht, chấp nhận thực tế nền tài chính quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính tiếp tục bị đình chỉ hoạt động Ngày 28/7/1997, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan từ chức Tính đến ngày 5/8/1997, có tới 42 ngân hàng và các công ty tài chính buộc phải đình chỉ hoạt động Ngày 10/8/1997, 58 trong số 91 công ty tài chính và ngân hàng bị đóng cửa tại Thái Lan, một số khác bị quốc hữu hoá do Chính phủ giám sát

Trong bối cảnh nền kinh tế bị tàn phá nặng nề bởi cuộc khủng hoảng, các giải pháp của chính phủ đưa ra không thể cứu vãn được sự đi xuống của nền kinh tế cũng như những tác động xấu đến nền chính trị, Chính phủ Thái Lan chấp thuận kế hoạch cứu vãn nền kinh tế do IMF đề nghị mặc dù kéo theo đó là những ràng buộc kinh tế bất lợi cho đất nước Ngày 4/3/1998, IMF đã có một số động thái hạn chế mức độ và tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế đưa lại, đồng thời lên kế hoạch dự phòng và giải ngân 270 triệu USD cho Thái Lan Tuy nhiên, những nỗ lực của cộng đồng quốc

tế và Chính phủ Thái Lan vẫn chưa đủ sức vực dậy được nền kinh tế

Năm 1998 được coi là năm ảm đạm nhất trong lịch sử kinh tế Thái Lan kể từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX Đồng Baht có thời điểm mất giá trên sàn giao dịch quốc

tế đến mức kỷ lục 54,1 Baht/USD (7/1/1998), lạm phát ở mức cao (8,1%), nợ nước ngoài lên tới trên 100 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ giảm gần 10 tỷ USD so với năm 1996

Trang 39

(từ 38,7 tỷ USD xuống còn 29,5 tỷ USD năm 1998) Cũng trong năm 1998, 9,5 tỷ USD vốn vay đã chạy ra nước ngoài, các ngân hàng do chính phủ quản lý gần như chỉ để duy trì sự tồn tại hơn là để phát triển Nền kinh tế Thái Lan khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 là - 8,3% [40, tr.18] Chưa bao giờ ngân sách quốc gia của Thái Lan bội chi đến mức kỷ lục: -

128 tỷ Baht (1998) và - 154 tỷ Baht (1999) Ngoài ra, thương mại của Thái Lan cũng bị ảnh hưởng nặng nề, xuất khẩu giảm sút, khả năng cạnh tranh quốc tế không còn như trước nữa [46]

Thái Lan lúc này dưới thời Thủ tướng Chuan Leekpai của Đảng Dân chủ đã

tỏ ra chậm chạp và thiếu phương cách hữu hiệu để vực dậy nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề bởi khủng hoảng Chính phủ ban hành một số chính sách cải cách theo những quy định thắt lưng buộc bụng mà các tổ chức tài chính quốc tế, trong đó đặc biệt là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đặt ra Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu ngân sách ở các phần đầu tư không sinh lợi, mở cửa hơn nữa thị trường, thúc đẩy hơn nữa tự do hóa nền kinh tế Tuy vậy, đến năm 1998, có rất ít tiến triển trong việc khôi phục Không những thế, chính phủ còn bị các đảng phái đối lập ra sức công kích, cho rằng chỉ các

tổ chức tài chính mới được hỗ trợ và chính phủ đang tìm cách bán đất nước cho các nhà đầu tư ngoại quốc

Chỉ đến khi Thaksin lên nắm quyền với Học thuyết kinh tế “Thaksinomics”

của mình đã đưa kinh tế Thái Lan từng bước thoát khỏi hậu quả của khủng hoảng và vững bước phát triển trong suốt nhiệm kỳ Thủ tướng của Thaksin (2001-2006) Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã gây tổn thất rất lớn đến sức khỏe nền kinh

tế Thái Lan nhưng cũng chính nó đã giúp Thaksin thể hiện khả năng lãnh đạo của mình, cùng với hàng loạt các chính sách có lợi cho dân nghèo đã làm lung lay hệ thống chính trị Thái Lan [45]

Thông qua nội dung các chính sách phát triển kinh tế dưới thời Thaksin, với trọng tâm là hướng đến việc giảm nghèo ở vùng nông thôn đã giúp cho Thái Lan nhanh chóng phục hồi, từng bước phát triển bền vững sau khủng hoảng 1997-1998 và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói trên toàn quốc Theo số liệu của ngân hàng Thái Lan, thì GDP Thái Lan đã tăng từ 4,9 nghìn tỷ baht vào cuối năm 2001 lên 7,1 nghìn tỷ baht vào cuối năm 2006 Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Thái Lan trong giai đoạn 2002-2006 cũng đạt mức cao hơn trong suốt thời kỳ sau khủng hoảng 1997 Thái Lan cũng đã trả được các khoản nợ cho IMF trước thời hạn Trụ cột tăng trưởng chủ yếu là nông nghiệp, xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và du lịch

Trang 40

Thành quả của việc kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm (xem Bảng

4, phần Phụ lục) đã dẫn đến thu nhập của người dân có sự tiến bộ rõ rệt Đối với vùng Đông Bắc, thu nhập trung bình của người dân đã tăng 46% trong giai đoạn 2001-2006, trong khi nó gần như không thay đổi trong giai đoạn 1995-2000 Trong khi đó, ngân sách nhà nước cũng đã được Chính phủ Thaksin tạo ra mức thặng dư trong giai đoạn 2003-2005, nợ công giảm từ 57% GDP năm 2001 xuống còn 41% vào tháng 9/2006, cho dù có khá nhiều công trình hạ tầng lớn được xây dựng trong thời gian này, trong đó lớn nhất là sân bay Suvarnabhumi, dự trữ ngoại tệ đã tăng gấp đôi từ 30 tỷ USD năm 2001 lên 64 tỷ USD năm 2006 [25, tr.60] Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng tốt trong thời gian này đã kéo theo sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong nước cũng như giá trị tài sản của các công ty Thái trên thị trường chứng khoán quốc tế

Trong giai đoạn 2001-2010 được cho là thời kỳ rất thành công của Thái Lan trong lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế cũng như hội nhập khu vực và toàn cầu hóa nền kinh tế Hàng loạt các hiệp định thương mại (xem Bảng 5, phần Phụ lục) được

ký kết và có hiệu lực Đến tháng 12/2009, Thái Lan đã có quan hệ FTA với 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời đàm phán với 6 quốc gia khác Trong số các quốc gia mà Thái Lan đã ký kết FTA là Nhật Bản và Mỹ được nhận định đã mang đến những thay đổi lớn cho nền kinh tế Thái Lan Việc Thái Lan tham gia sâu rộng vào các FTA khu vực và FTA song phương đã có tác dụng đáng kể thúc đẩy gia tăng thương mại, đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống và nâng cao phúc lợi cho nhân dân

Để có được những thành quả phát triển kinh tế ấn tượng giai đoạn từ khi Thaksin nắm quyền đến sau 5 năm khi Thaksin bị quân đội tiến hành đảo chính, tháng 9/2006 thì Thái Lan đã tiến hành một loạt các kế hoạch 5 năm, có thể kể đến

Kế hoạch 5 năm lần thứ 9 (2002-2006) và Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2007-2011) Nếu như kế Koạch 5 năm lần thứ 9 được đưa ra trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực lấy lại tốc độ tăng trưởng cao sau thời kỳ khủng hoảng khu vực 1997, với chính

sách “kinh tế đầy đủ” (sufficiency economy) theo khái niệm được nhà Vua đề xuất

với nòng cốt là phát triển cân bằng phải được thiết lập thông qua sự kết hợp giữa các yếu tố như sự kiên nhẫn, bề bỉ, cần cù, khôn ngoan và thận trọng trong việc hoạch định chính sách kinh tế và thực hiện nó Bốn trụ cột chính của kế hoạch là bảo vệ xã hội, tăng cường cạnh tranh, nâng cao khả năng quản trị và bảo vệ môi trường Bước sang kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2007-2011), đặt ra định hướng phát triển kinh tế xã hội cho giai đoạn mới Triết lý cơ bản của giai đoạn này vẫn dựa

Ngày đăng: 14/11/2017, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w