Dự án 1 ngành Quản trị Kinh doanh Marketing salesTìm hiểu Công ty VISSANYÊU CẦU 1: PHÂN TÍCH TẦM NHÌN – SỨ MỆNH CỦA DOANH NGHIỆPYÊU CẦU 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ KHÁCH HÀNG CỦA DOANH NGHIỆPYÊU CẦU 3: PHÂN TÍCH TỔ HỢP MARKETING 4Ps CỦA DOANH NGHIỆPYÊU CẦU 4: TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Trang 1Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đăng Huy Vũ
Ngành: Marketing & Sales Lớp: - Nhóm:
Tháng 7 – 2017
Trang 2NHẬN XÉT
Giảng viên 1:
Giảng viên 2:
Trang 3
YÊU CẦU 1:
PHÂN TÍCH TẦM NHÌN – SỨ MỆNH
CỦA DOANH NGHIỆP
1 Thông tin chung về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN)
Tên giao dịch: VISSAN
Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần – có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật
hiện hành của Việt Nam (Trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn).
Ngày thành lập: 20/11/1970 (bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 18/05/1974)
– Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
– Chuyên ngành chính: Buôn bán thực phẩm (kinh doanh thịt heo – bò – gia cầm – hải sản tươi sống, thịt chế biến, thịt hộp, trứng gà – vịt, kinh doanh heo – bò giống, heo – bò thịt) – Thị trường kinh doanh – xuất khẩu: Nội địa (Việt Nam) / Úc / Hàn Quốc / Đài Loan /
Singapore / Đức / Nga / Đông Âu / Châu Á / Bắc Mỹ /…
– Định hướng kinh doanh: Tham gia bình ổn – tiếp cận thị trường bằng chất lượng và vệsinh an toàn thực phẩm
– Giá trị cốt lõi: Sự lành mạnh và an toàn vệ sinh thực phẩm / Tính tiện lợi / Tính chuyênnghiệp / Tính đa dạng, phong phú và thỏa mãn nhu cầu / Tính thân thiện với cộng đồng vàmôi trường / Tính văn hóa truyền thống ẩm thực / Tính ngon vị và dinh dưỡng / Niềm tự hàotràn đầy sức sống
– Vốn điều lệ: 809.143.000.000VNĐ (Tám trăm lẻ chín tỷ, một trăm bốn mươi ba triệu
đồng)
– Tổng số lao động bình quân: 3.870 người lao động (báo cáo năm 2016)
– Mệnh giá cổ phần: 10.000VNĐ / cổ phần (Vốn điều lệ được chia thành 80.914.300 cổ
Trang 42 Tầm nhìn của Doanh nghiệp:
– VISSAN với mục tiêu trở thành nhà sản xuất – chế biến – phân phối thực phẩm có tầm ảnhhưởng lớn nhất cả nước và trong khu vực với chuỗi sản phẩm đa dạng – phong phú và đápứng đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
– Doanh nghiệp hướng đến sự hoàn chỉnh của các hệ thống chăn nuôi, cơ sở giết mổ – chếbiến – phân phối để có thể giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thực phẩm của nước nhà
– Khai thác nguồn lực vốn – công nghệ – kinh nghiệm từ mọi thành phần kinh tế trong vàngoài nước dưới hình thức hợp tác – liên doanh – liên kết nhằm phát triển đồng bộ và xâydựng chuỗi thực phẩm khép kín từ vùng nguyên liệu cho đến chế biến cung cấp thực phẩm antoàn chất lượng cao, từ trang trại đến bàn ăn của mọi gia đình
3 Sứ mệnh của Doanh nghiệp:
– Mục tiêu sứ mệnh của VISSAN là mang đến nguồn dinh dưỡng, sức khỏe và an toàn thựcphẩm cho thế hệ hiện tại và tương lai cũng như mang đến sự tiện ích cho mọi gia đình
– Kết nối với cộng đồng, khách hàng cũng như với các đối tác bằng uy tín – chất lượng vànguồn năng lượng dồi dào từ các thực phẩm của Công ty đem lại
– Lợi ích của người tiêu dùng chính là kim chỉ nam trong việc tạo nên các giá trị cốt lõi – sứmệnh và phương châm hoạt động của Doanh nghiệp trên suốt chặn đường phát triển
4 Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp:
– Các thành viên của Hội đồng Quản trị gồm:
Ông Nguyễn Phúc Khoa : Chủ tịch HĐQT
Ông Nguyễn Ngọc An : Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc
Ông Phạm Trung Lâm : Phó Chủ tịch HĐQT
Ông Trần Ngọc Đăng : Thành viên HĐQT
Trang 5Ông Huỳnh Quang Giàu : Thành viên HĐQT
– Các thành viên của Ban Điều hành gồm:
Ông Nguyễn Ngọc An : Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT
Ông Nguyễn Đăng Phú : Phó Tổng Giám đốc
Bà Đặng Thị Phương Ninh: Phó Tổng Giám đốc
Bà Lâm Thị Ngọc Sương : Phó Tổng Giám đốc
– Các thành viên của Ban Kiếm soát gồm:
Ông Phạm Hoàng Sơn : Trưởng Ban Kiểm soát
Ông Lê Quang Liêm : Thành viên Ban Kiểm soát
Ông Nguyễn Kim Khánh : Thành viên Ban Kiểm soát
Trang 6SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN
9 Kế hoạch đầu tư
10 Công nghệ thông tin
3 Xưởng Pha lóc
4 Xưởng bao bì
5 Khu trữ lạnh
Các sạp chợ Các cửa hàng GTSP
Đơn vị chi nhánh
1 Các trung tâm KD thực phẩm VISSAN
2 Tr.tâm KD chuỗi cửa hàng VISSAN
Đặt tại Nga và Campuchia
Trang 74.1. Nhiệm vụ của Đại Hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ):
– Ban hành các nghị quyết, thảo luận và thông qua các Báo cáo tài chính năm được kiểmtoán, Báo cáo của Hội đồng Quản trị, Báo cáo của Ban Kiểm soát
– Lựa chọn công ty kiểm toán; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và thay thế thành viên Hội đồngQuản trị và Ban Kiểm soát; Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty
– Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới được phát hành đối với mỗi loại cổ phần
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại hay giải thể (thanh lý) Công ty vàchỉ định người thanh lý
– Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng Quản trị hoặc Ban Kiểm soát gây thiệt hạicho Công ty và các cổ đông của Công ty
– Đưa ra các quyết định giao dịch, lập kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty
– Có trách nhiệm giám sát và báo cáo cho ĐHĐCĐ các quyết định liên quan đến chức vụTổng Giám đốc và các cấp cán bộ quản lý khác; Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các Phó Tổng
Giám đốc, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng Giám đốc.
– Đưa ra quyết định về cơ cấu tổ chức và lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh vàngân sách hằng năm; Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lượcĐHĐCĐ đã thông qua
– Quyết định mức lương, tiền thù lao, lợi ích và các điều khoản khác trong hợp đồng lao
động đối với các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng sau khi tham
khảo ý kiến của Tổng Giám đốc
– Giải quyết khiếu nại của Công ty đối với các cán bộ quản lý, quyết định lựa chọn đại diện
để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý đối với cán bộ quản lý đó
– Đề xuất phát hành các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giáđịnh trước, các trái phiếu chuyển đổi, các cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu pháthành theo từng loại
– Quyết định giá trái phiếu, giá cổ phiếu, chứng khoán chuyển đổi trong trường hợp đượcĐHĐCĐ ủy quyền; Đề xuất mức cổ tức hằng năm, mức cổ tức tạm ứng; Phê chuẩn việc vay
nợ và thực hiện các khoản thế chấp – bảo đảm – bảo lãnh – bồi thường, việc thành lập chinhánh, văn phòng đại diện và các Công ty con của Công ty
– Quyết định việc thực hiện, sửa đổi, hủy bỏ các hợp đồng mua bán – sáp nhập – thâu tómCông ty và liên doanh
Trang 8– Ông Nguyễn Phúc Khoa – Chủ tịch HĐQT phụ trách chung cho cả HĐQT, có nhiệm vụ tổchức bộ máy và ban quản lý các dự án của VISSAN.
– Ông Nguyễn Ngọc An – Phó Chủ tịch HĐQT (kiêm Tổng Giám đốc) phụ trách điều hànhCông ty, các hoạt động và thị trường kinh doanh
– Ông Phạm Trung Lâm – Phó Chủ tịch HĐQT phụ trách hoạt động kế hoạch và chiến lược.– Ông Trần Ngọc Đăng – Thành viên HĐQT phụ trách về tài chính và pháp chế của Côngty
– Ông Huỳnh Quang Giàu – Thành viên HĐQT phụ trách mảng kỹ thuật, sản xuất, nghiêncứu và phát triển sản phẩm
– Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tưcủa Công ty mà HĐQT và ĐHĐCĐ đã thông qua
– Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của HĐQT gồm việc thay mặtCông ty ký kết hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuấtkinh doanh thường nhật của Công ty
– Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm – miễn nhiệm – bãi nhiệm, mức lương, lợi ích và cácđiều khoản khác trong hợp đồng lao động của các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Điều hành,
Kế toán trưởng; Tuyển dụng cán bộ quản lý cần thiết phù hợp, bổ nhiệm – miễn nhiệm – bãinhiệm cán bộ quản lý trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT
– Đưa quyết định số lượng, mức lương, trợ cấp, lợi ích của người lao động sau khi đã thamkhảo ý kiến của HĐQT; Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công
ty, các bản dự toán dài hạn hằng năm – hằng quý
– Chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn đượcgiao và phải báo cáo khi được yêu cầu
– Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề có liênquan; Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắtđầu việc kiểm toán
– Kiểm tra các báo cáo tài chính năm – nửa năm – quý; Thảo luận các vấn đề khó khăn tồntại từ kết quả kiểm toán giữa kỳ – cuối kỳ, những vấn đề kiểm toán viên độc lập muốn bànbạc
Trang 9– Xem xét thu quản lý của kiểm toán viên độc lập, báo cáo của Công ty về các hệ thốngkiểm soát nội bộ, những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phải hồi của ban quản lý Công ty.– Ban hành các quy định về các cuộc họp của BKS và cách thức hoạt động của BKS.
– Ban quản lý dự án: Thực hiện các thủ tục về chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, bồithường, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán vốn đầu tư thuộc các dự án phát triển do Công tyđầu tư
– Phòng Tổ chức nhân sự: Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, tuyển dụng – điềuđộng và quản lý nhân lực, tổ chức bộ máy – quy chế – chức năng nhiệm vụ các phòng ban.– Phòng Hành chính: Xử lý các thông tin, văn thư, soạn thảo văn bản, phát hành – lưu trữ –bảo mật con dấu và tài liệu, lên lịch công tác, trình các giấy tờ cần ký kết lên cấp cao, tínhlương, quản lý vệ sinh – an ninh – an toàn, theo dõi công tác thi đua – khen thưởng và kỷluật
– Phòng Thị trường: Tham mưu phát triển thị trường – thương hiệu, tìm hiểu nhu cầu kháchhàng và phân khúc thị trường – xác định mục tiêu, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.– Phòng Điều hành sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm: Giám sát hoạt động sảnxuất, nghiên cứu tình hình môi trường kinh doanh và xây dựng chiến lược – chiến thuật pháttriển
– Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm: Theo dõi – kiểm tra công tác quản lý chất lượng hệthống sản xuất và thực phẩm đầu vào – đầu ra trước khi đưa vào sản xuất – tiêu thụ
– Phòng Vật tư kỹ thuật: Lập sổ sách theo dõi số lượng xe – thiết bị, lập kế hoạch mua sắmtrang thiết bị – máy móc phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh
– Phòng Kế hoạch đầu tư: xây dựng kế hoạch dài – trung – ngắn hạn, giám sát tiến độ thựchiện kế hoạch, nghiên cứu – đề xuất – lựa chọn dự án đầu tư và đối tác liên doanh – liên kết.– Phòng Công nghệ thông tin: Theo dõi và duy trì hoạt động liên tục các hoạt động trênwebsite hệ thống và cổng thông tin, lắp đặt – cài đặt – sửa chữa các thiết bị điện tử và mạngtrong phạm vi Công ty, quản lý cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ thông tin
– Phòng Tài chính kế toán: Quản lý chi phí – doanh thu – tiền – hành tồn kho – công nợ –vật tư tài sản và các nguồn quỹ, thu thập thông tin chứng từ kế toán, lập báo cáo kế toán.– Văn phòng Đại diện: Nghiên cứu tình hình kinh tế thương mại – tìm kiếm thị trường vàđối tác tại địa phương, thiết lập và tạo hình ảnh đẹp cho Công ty
Trang 10YÊU CẦU 2:
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ KHÁCH HÀNG
CỦA DOANH NGHIỆP
1 Phân tích thị trường và định vị khách hàng của Doanh nghiệp:
1.1. Phân tích thị trường:
Quy mô thị trường:
– Thống kê dân số thế giới tính đến 16/01/2017, Việt Nam – quốc gia đông dân thứ 14 Thế giới có tổng dân số gần 95 triệu người (94.970.597 người), độ tuổi trung bình là 30,8 – độ
tuổi lao động và số dân thành thị chiếm 34,7% tổng số Do đó mà nhu cầu tiêu dùng củangười dân Việt càng cao, đặc biệt là về tiêu thụ thực phẩm
– Theo ước tính của Tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU), các cá nhân –
hộ gia đình Việt Nam có tổng số tiêu dùng đạt đếm gần 128 tỷ USD (3 triệu tỷ đồng), riêng
chi tiêu cho nhóm hàng thực phẩm – đồ uống đạt 55,3 tỷ USD, chiếm 43,3% tỷ trọng
– Việt Nam nằm trong Top 10 các nước sản xuất và tiêu thụ thịt heo nhiều nhất thế giới Sảnlượng tiêu thụ thịt heo hiện nay bình quân là 33,5 kg/người nhưng đến năm 2020, dự kiến con
số này sẽ là 39 kg Vì thế, thị trường còn tiềm năng rất lớn để khai thác
– Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu tiêu thụ các loại thịttại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, bên cạnh thịt heo với gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ -chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt, dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khảquan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới
– Nước ta đang dần mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản – chăn nuôi đến hơn 100quốc gia nhờ vào việc gia nhập sâu rộng trong thị trường chung thế giới Tại thị trường tiêudùng Việt Nam, lĩnh vực chế biến sản xuất thực phẩm chưa bao giờ mất đi sự quan tâm, nhucầu sử dụng thực phẩm an toàn và chất lượng của người tiêu dùng cũng ngày càng tăng cao
Tiềm năng thị trường:
– Quy mô chi tiêu "trên bàn ăn" của người tiêu dùng Việt ước tính tăng trưởng với chi tiêu
cho thực phẩm trung bình hằng tháng tăng từ 28,1 USD (năm 2011) lên 61,3 USD (năm 2015).
Trang 11– Một công ty nghiên cứu trong nước đã kết luận quy mô tiêu thụ của thị trường thực phẩm
chế biến tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ, từ 18,8 tỷ USD (năm 2011) lên 32,1 tỷ USD (năm 2015) và ước tính mức tiêu thụ bình quân đầu người năm 2016 đạt 5,8 triệu đồng/năm – Thông qua ước tính về kết quả chăn nuôi tháng 02/2017 của Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thông và Tổng cục thống kê : Tổng số bò cả nước tăng 1,9% – 2,1% ; Tổng số lợn tăng
4,5% – 5,2% ; Tổng số gia cầm tăng 4,3% – 4,8% so với cùng kỳ năm trước Các thông sốtrên cho thấy việc chăn nuôi bò và gia cầm phát triển tương đối ổn định và đảm bảo nguồncung cho thị trường Tết nguyên đán, tuy nhiên chăn nuôi lợn vẫn gặp khó khăn về giá bánkhiến người nuôi phải chịu lỗ
Xu hướng thị trường:
– Qua một khảo sát cho thấy, các loại thực phẩm nội địa lại lấn át hàng ngoài do việc chếbiến hợp khẩu vị người dùng trong nước Song, đời sống nước ta đang trong quá trình cải tiếnkhiến cuộc sống của người dân cũng trở nên bận rộn hơn, đặc biệt là lối sống hiện đại ở cácthành phố lớn Tiết kiệm thời gian và tiền bạc chính là những yếu tố đầu tiên cho thực đơnbữa ăn gia đình, điều này cũng có nghĩa nhu cầu về các loại chế biến sẵn cũng ngày một giatăng
– Có khoảng 86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thịt tươi tại chợ thay vì trong siêu thị.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, những thói quen này được dự báo là
sẽ dần bị thay đổi, đặc biệt là giới trẻ
– Đối với những người có thu nhập cao, họ sẵn sàng chấp nhận chi trả nhiều hơn để đảm bảomua được các loại thịt có chất lượng cao Đối với nhóm phân khúc khách hằng này, họ dànhnhiều thiện cảm hơn dành cho những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài
– Ý thức về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên việc mua hàng tại siêu thị haycửa hàng chuyên doanh tăng cao, điều này làm cho thị trường thực phẩm chế biến Việt Namsôi động hơn Ngoài ra, để đảm bảo hoàn toàn độ tươi ngon – giá trị dinh dưỡng của thựcphẩm thì các sản phẩm không chứa chất bảo quản hay yếu tố nhân tạo cũng đang trở thành xuhướng
Tuy nhiên, ngành thực phẩm vẫn còn khá hạn chế do các Doanh nghiệp nội chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô thay vì đầu tư sản xuất tinh Song công nghệ sản xuất trong nước còn khá kém, chất lượng thực phẩm bất ổn định và chưa kiểm soát chặt chẽ khâu an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trang 12 Ngoài ra do nhu cầu ăn uống ngày càng tăng, số Doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thực phẩm đã đông nay lại càng tăng ồ ạc Điều này dẫn đến việc mức độ cạnh tranh sẽ cực lớn và cũng tiềm ẩn khá nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh để chiếm lĩnh thị trường.
1.2. Định vị khách hàng:
Thị trường Người tiêu dùng:
– Các nhóm khách hàng: gia đình, công chức văn phòng – sinh viên học sinh, trẻ em,…– Phù hợp với mọi độ tuổi
Thị trường Doanh nghiệp:
– Kinh doanh kết hợp phân phối ở các siêu thị – cửa hàng chuyên doanh
– Triển khai hình thức nhượng quyền thương hiệu qua các sản phẩm thức ăn nhanh
2. Phân tích SWOT của Doanh nghiệp:
2.1 Điểm mạnh:
– Thương hiệu VISSAN trải qua 46 năm hình thành và phát triển, sở hữu bề dày kinhnghiệm lâu đời và có uy tín cao về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách hàng.– Chiếm 65% thị phần xúc xích và 75% thị phần lạp xưởng trên thị trường Việt Nam,VISSAN đang dẫn đầu và được mệnh danh là kẻ “bất khả chiến bại” tại thị trường nội địa.– Sở hữu hệ thống phân phối, siêu thị phủ rộng Bắc chí Nam, mạng lưới cửa hàng đa dạngphong phú với hơn 130.000 điểm bán trên toàn quốc
– Có hơn 100 sản phẩm với các mặt hàng phong phú đa dạng (tươi sống, chế biến đông lạnh,đóng hộp,…) đáp ứng các nhu cầu phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng
– VISSAN hợp tác với các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn và theo dõi kiểm soát trực tiếpchất lượng thực phẩm đầu vào, đồng thời phát triển hệ thống giết mổ tiên tiến và quy trìnhsản xuất đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
– Công ty Kỹ nghệ Súc sản VISSAN đã và đang từng bước hoàn thiện các quy trình cungứng, đảm bảo việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm soát chặt chẽ khau vệsinh an toàn thực phẩm
2.2 Điểm yếu:
– Các nhóm sản phẩm chưa được hoạch định rõ ràng, chưa có sản phẩm cho phân khúc caocấp cũng như việc định vị theo cấp độ nhãn hiệu – thương hiệu Do đó hầu như tất cả các sảnphẩm của Chưa phân VISSAN đều có chung định vị
Trang 13– Khâu quảng cáo, marketing về sản phẩm và thương hiệu chưa được thường xuyên Ngoài
ra việc thu thập thông tin thị trường cũng còn hạn chế, chính sách kinh doanh chưa thực sựlinh hoạt, chỉ phù hợp ở các khu thành thị
– Trong khi mảng thực phẩm rất mạnh thì ở lĩnh vực chăn nuôi, các trang trại của Vissankhá nhỏ, mới đáp ứng được 10% nhu cầu thịt heo
2.3 Cơ hội:
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang gia tăng và ổn định, đời sống người dân được cải thiện vàchỉ số tiêu dùng tăng đặc biệt là nhu cầu ăn uống Đây là một lợi thế về nguồn cung ứng cũngnhu tiêu dùng cho các Công ty thuộc ngành thực phẩm như VISSAN
– Sự hội nhập thông thương quốc tế dẫn đến vô vàng cơ hội tạo sự khác biệt cho sản phẩm
từ các nguyên liệu mới
– Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) mang đến cơ hội tiếp cận vớicác nguồn cung cấp nguyên liệu với mức giá thấp nhưng chất lượng cao từ các nước bạntrong khu vực, giảm được mức chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng thực phẩm chế biến.– Doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là Công ty thuộc ngành thực phẩm như VISSAN sẽ
có thêm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu và hưởng các loại ưu đãi về thuế nhờ vào việc nước tađang chuẩn bị tham gia vào hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương(TPP)
– Nhận thức của người tiêu dùng trên toàn quốc ngày càng cao, ý thức về việc tiêu dùng cácsản phẩm thực phẩm an toàn phù hợp với sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà VISSAN luôn thựchiện
2.4 Thách thức:
– Trong số các quốc gia tham gia TPP thì Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất,đây cũng chính là thách thức lớn cho các Doanh nghiệp về vấn đề sản xuất – chất lượng sảnphẩm và thương hiệu
– Lối sống thay đổi dẫn đến việc dễ dàng thay đổi sản phẩm thương hiệu tiêu dùng củangười dân cũng là một trong những vấn đề nan giải để có thể giữ chân khách hàng Ngoài ramôi trường ô nhiễm và bệnh dịch hoành hành cũng làm hạn chế mức độ tiêu dùng
– Các khoản ưu đãi thuế, cơ chế đầu tư của từ việc hội nhập kinh tế làm cho hàng hóa nhậpkhẩu dễ dàng thâm nhập vào thị trường trong nước với giá cả cạnh tranh khiến VISSAN cóthêm các đối thủ tranh giành thị phần
3. Phân tích môi trường cạnh tranh của Doanh nghiệp:
Trang 14– Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter nhằm phân tích môi trường
vi mô – yếu tố ngoại cảnh của Doanh nghiệp, từ đó thấy được những yếu tố cạnh tranh có ảnhhưởng trực tiếp đến Doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm như hiện tại
3.1 Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại:
– Những Doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với VISSAN (Nam Phong, Hạ Long Canfoco)
có mức giá sản phẩm rẻ hơn nhờ chi phí thấp, đang chiếm được ưu thế hơn tại thị trườngmiền Bắc và cũng đang mở rộng tại miền Nam
– Không thể không nhắc đến CP – Công ty nhận vốn từ Thái Lan, đang đánh chiếm thị phầnvới lợi thế về giá – các chương trình khuyến mãi lớn và nguồn tài chính ổn định Tuy nhiênlại chưa có kênh phân phối xuất khẩu, đặc biệt là bị giảm uy tín do sử dụng hàn the trong sảnxuất
– Ngoài ra, hệ thống thương lái tư nhân cũng là 1 nhóm đối thủ cạnh tranh của VISSANtrong việc kinh doanh thịt tươi sống Xuất hiện hầu hết trên địa bàn thành phố – các tỉnhthành, giá gia công giết mổ thấp hơn so với tại VISSAN, phương thức mua bán linh hoạt,…Tuy nhiên những sản phẩm mà nơi đây cung cấp không đảm bảo nhu cầu vệ sinh an toàn thựcphẩm
3.2 Nguy cơ từ các đối thủ trẻ tiềm năng:
– Như những phân tích thị trường nêu trên, ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm đang ngàycàng trở nên đông đúc do số lượng lớn Doanh nghiệp mới trong nước tham gia kinh doanh.Song thị trường Việt Nam cũng đang nhận được sự thu hút đầu tư từ nhiều Công ty nướcngoài, điều này càng làm cho môi trường cạnh tranh trong ngành thêm phần gay gắt
– Với mong muốn chiếm lĩnh thị phần và nguồn lực, các Doanh nghiệp mới có tiềm lựcmạnh không ngại đầu tư đẩy mạnh việc khai thác các năng lực sản xuất mới hiện đại và tiên
Trang 15tiến Những đối thủ mới tham gia kinh doanh này rất có khả năng trở thành yếu tố làm giảmlợi nhuận của VISSAN.
3.3 Nguy cơ đến từ sản phẩm thay thế:
– Các sản phẩm thay thế trong ngành cũng tạo sức ép cho VISSAN, làm hạn chế tiềm nănglợi nhuận vì mức giá cao bị khống chế Những mặt hàng như thủy cầm và các dạng thức ănnhanh đang dần thay thế cho các mặt hàng tươi sống của Công ty Song những hàng thay thếnày chỉ tồn tại ngắn hạn và không tạo áp lực lớn vì sản phẩm của VISSAN luôn vượt trội hơn
do chứa nhiều dưỡng chất và đảm bảo chất lượng Dù vậy, Công ty cũng đã cho ra mắt cácsản phẩm dạng thức ăn nhanh, vừa là sản phẩm thay thế vừa đẩy mạnh tiêu thụ cho các mặthàng chế biến sẵn
– Các sản phẩm đóng hộp chay của Công ty cũng bị đe dọa bởi sự xuất hiện của các thựcphẩm làm từ thực vật nhưng có mùi vị của thịt hay còn gọi là thịt nhân tạo – thịt chay Loạithực phẩm này hiện đang phát triển trên thị trường Việt Nam, có thể nói là sự lựa chọn hoànhảo cho những khách hàng đang có nhu cầu ăn chay cũng như giảm béo vì được làm từ cácnguyên liệu thực vật
3.4 Quyền thương lượng của khách hàng:
– Lợi thế của VISSAN so với đối thủ cạnh tranh chính là thương hiệu mạnh và sự uy tín Cả
2 mảng B2B (các siêu thị, đại lý, tiểu thương, …) và B2C của Công ty cũng luôn giữ vữngmạng lưới phân phối rộng rãi với số lượng lớn nhờ sản phẩm luôn được khách hàng tintưởng
– Sự đòi hỏi của khách hàng về mức giá hay chất lượng sản phẩm có thể khiến lợi nhuận củaDoanh nghiệp cũng như ngành kinh doanh thực phẩm có phần giảm sút Do đó để giữ chânđược khánh hàng, bên cạnh chất lượng an toàn thực phẩm và giá cả, VISSAN luôn kết hợpthêm nhiều công việc dịch vụ khác (hình ảnh bao bì, chiết khấu, khuyến mãi, quà tặng, …).– Các siêu thị, đại lý, tiểu thương luôn muốn đáp ứng đủ hàng (hay đổi lại hàng trong trườnghợp có sai sót) cách nhanh nhất, đòi hỏi chính sách chiết khấu cũng như hoa hồng phù hợpnhưng lại kéo dài thời hạn thanh toán đơn hàng Điều này tạo áp lực về mặt tài chính, đầu ra
và uy tín của Công ty
3.5 Quyền thương lượng của nhà cung cấp (NCC):
– Ngoài việc trực tiếp chăn nuôi, VISSAN còn đầu tư vào các trại chăn nuôi uy tín tại cáctỉnh thành trên cả nước Tuy nhiên, đợt khủng hoảng thịt heo vừa qua đã gây ảnh hưởng lớn
về giá và chi phí phát sinh cho Công ty
Trang 16– Về nguồn phụ liệu – phụ gia, Doanh nghiệp lựa chọn hợp tác với các NCC nước ngoài cócông nghệ tiên tiến và có uy tín (Úc, Nhật, Pháp, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, …).Nhờ đó, Công ty tránh được việc phải đối mặt với áp lực lớn về giá cả và số lượng đặt hàng.– Nhờ sự hỗ trợ của Công ty Mẹ là Tổng Công ty Thương mại Sàn Gòn, VISSAN được vayvốn với tỉ số lãi suất bằng không Bên cạnh đó, việc hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng giúpDoanh nghiệp dễ dàng thu hút sự huy động vốn đầu tư lớn từ các cá nhân – tổ chức bênngoài Song việc vay vốn của Công ty cũng cực kì thuận lợi.
– Các NCC khác (Bao bì, Vật tư – thiết bị máy móc, …) có thể gây ảnh hưởng mạnh đến chiphí và giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp Nguồn lao động cũng chưa đạt chất lượng dothiếu kinh nghiệm cũng như không đạt được trình độ chuyên môn cao
Trang 17Xúc xích phô mai / Xúc xích bắp / Xúc xích tôm / Xúc xích bò hũ nhựa / Xúc xích heo
hũ nhựa / Xúc xích dinh dưỡng heo/ Xúc xích dinh dưỡng bò / Xúc xích 3 bông mai bò / Xúc xích 3 bông mai heo / Xúc xích Dzô Dzô / Xúc xích Dzui Dzui / Xúc xích hộp nhựa / Xúc xích hộp giấy / Hola vị sườn nướng sốt cay / Hola vị thịt nướng xiên (gói, hũ nhựa) / Hola vị bò hầm khoai tây (gói, hũ nhựa) / Hola ngũ vị cay
Cá kho thịt 3 bông mai / Cá xốt cà / Mắm chưng hột vịt muối / Xúc xích sốt cà Khác Cơm cháy / Cơm sấy chiên giòn / Chà bông giòn / Chà bông heo mặn ngọt / Chà bôngheo không đường / Chả giò ăn liền Ngon Ngon
em / Hoành thánh tôm thịt đặc biệt / Phô mai que / Chả giò cối / Chả cá đặc biệt / Cá ba
sa kho tộ / Nem gà lá chanh / Bắp cải gói thịt / Chà giò thịt / Chả giò rế thịt / Chả giò rế chay / Chả giò chay cao cấp / Chả giò da xốp / Chả giò da xốp em bé / Chả giò hải sản / Chả giò hải sản kem bơ / Chả giò hải sản đặc biệt / Chả giò con tôm / Chả giò rế con tôm / Chả giò tôm cua / Chả giò rế tôm cua / Chả giò cua biển
Thịt
nguội
Nem chua / Dồi heo / Pate gan / Da bao / Thịt heo sấy thượng hạng / Đùi heo sấy / Ba rọi xông khói / Thăn heo xông khói / Jambon xông khói / Jambon Da bao / Jambon
Trang 18Standard / Jambon Choix / Jambon 3 bông mai / Xúc xích Đức / Xúc xích Việt / Xúc xích hồ lô / Xích xích khô / Xúc xích tỏi / Xúc xích Mortadelle / Xúc xích Francfort bò / Xúc xích Francfort heo / Xúc xích Happy / Xúc xích Pecan / Xúc xích xá xíu / Xúc xích phô mai / Xúc xích Cocktail /
Giò Giò hoa / Giò bò / Giò bò đặc biệt / Giò lụa / Giò lụa bì / Giò lụa đặc biệt / Giò lụathủ / Giò thủ
1.1. Đặc trưng – lợi thế của sản phẩm:
– Khi nhắc đến VISSAN người tiêu dùng luôn an tâm về chất lượng sản phẩm Đây chính làlợi thế rất lớn mà Công ty đạt được sau hơn 40 năm nổ lực Với những sản phẩm chất lượng,đặc trưng như dòng sản phẩm “3 Bông Mai” cho phân khúc thị trường nông thôn cũng là thịtrường tiềm năng rộng lớn, chiến 72% tổng lượng tiêu dùng
– Thế mạnh của Công ty đến từ các sản phẩm thịt chế biến khô, chủ yếu ở thị trường nội
địa Theo thống kê chung của Euromonitor về thị phần sản phẩm từ thịt và thủy sản chế biến sẳn tháng 12/2015 thì VISSAN là thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam với 23,6% thị phần.
– Sản phẩm của VISSAN phong phú (có trên 100 sản phẩm các loại) với nhiều loại kích cỡ,đáp ứng được mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như từng phân khúc thị trường – Bên cạnh đó, VISSAN luôn nổ lực nghiên cứu để phát triển thêm sản phẩm mới phù hợpvới chuỗi sản phẩm đa dạng nhưng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Mục đích của việcđưa ra thị trường các dòng sản phẩm mới này nhằm khai thác tối đa lợi thế về thương hiệucủa Công ty, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trong khuvực
– Thịt tươi sống luôn được kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra, thịtchế biến luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng trọng lượng cũng như chủng loại, cộng với trang thiết
bị hiện đại và công nghệ khép kín nên VISSAN luôn đem đến cho khách hàng những sảnphẩm an toàn và dinh dưỡng tốt nhất
– Bao bì sản phẩm của VISSAN thường được sử dụng 3 tone màu chủ đạo: Đỏ, Vàng vàXanh, đây là 3 màu sắc khiến mắt con người dễ dàng bị thu hút nhất Song logo bắt mắt vớihình ảnh 3 bông mai quen thuộc của Công ty luôn xuất hiện ngay bên cạnh tên sản phẩm – Thực phẩm có tác dụng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người tiêu dùng, do đótrong những năm qua Doanh nghiệp đã lựa chọn và làm rất tốt việc xây dựng thương hiệutrên nền tảng chất lượng sản phẩm, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch và tốt nhất cho thịtrường
Trang 192 Hoạt động phân phối:
Đơn vị trực thuộc
VISSAN
Bán trực tiếp Nhượng quyền
Siêu thị
Người tiêu dùng
Tiểu thương Nhà hàng, khách sạn
Nhà bán lẻ Đại lý
Trang 20– Trong thị trường cạnh tranh nội địa, kênh phân phối là yếu tố quyết định, có giá trị lớn vớitiềm năng tạo sức bật và là giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Trên cơ sở đó, Doanh nghiệp đãđưa ra quyết định tái cấu trúc bằng cách chuyển đổi 1000 đại lý thành 116 nhà phân phối trêntoàn quốc Từ 116 nhà phân phối này đã tạo dựng hơn 130.000 điểm bán Điều đó giúp sảnphẩm của VISSAN có thể lan tỏa và đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng.
– Công ty sở hữu mạng lưới phân phối lớn cả nước, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minhthông qua cả hai kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại:
12 đơn vị trung tâm trực thuộc tại các quận – huyện ;
174 điểm bán tại chợ truyền thống ;
233 điểm bán tại các siêu thị ;
706 điểm bán tại các cửa hàng tiện lợi…
– Có khoảng 20 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, 800 đại lý mặt hàng chế biến, trường học –nhà trẻ, nhà hàng – khách sạn trên toàn quốc và các chi nhánh VISSAN tại các thành phố lớnnhư Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ
– Mạng lưới rộng tạo sự thuận lợi trong việc thu thập thông tin, nghiên cứu nhu cầu thịtrường và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng vùng khách hàng, giúp Công tykhắc phục được những hạn chế của sản phẩm Để giảm thiểu cạnh tranh, các đại lý củaVISSAN thường chỉ cách nhau 1km Thông qua các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm,Công ty dễ dàng hơn trong việc triển khai thực hiện các chương trình quà tặng và khuyến mãicho khách hàng
– Tuy nhiên, VISSAN chỉ chủ yếu tập trung hệ thống phân phối tại các thành phố lớn còn ởnhững tỉnh thành khác trong nước thì vẫn còn khá nhiều hạn chế
– Công ty đã và đang từng bước phát triển lại mối quan hệ với thị trường truyền thống củaCông ty tại Nga VISSAN cũng đưa ra một số mặt hàng chế biến truyền thống xâm nhập vàothị trường EU và Mỹ với mục đích thăm dò Mặc dù đạt được kết quả rất khả quan nhưngviệc xâm nhập vào các thị trường này khá khó khăn do các nước trên đưa ra yêu cầu rất gắtgao về tiêu chuẩn kỹ thuật
Người tiêu dùng
cửa hàng Nhà phân phối