1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

một số vấn đề triều nguyễn

3 894 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 63 KB

Nội dung

Nhà nguyễn ra đời và tồn tại không những trong bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình của thế giới có nhiều biến chuyển to lớn, thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã

Trang 1

Trường DDHDL Phú Xuân

Khoa Xã Hội Nhân Văn

Lớp: Lịch Sử 4A-K3

Họ và Tên: HỒ THỊ THƯƠNG

Kiểm Tra Học Trình

Chuyên Đề: Một Số Vấn Về Triều Nguyễn

Đề bài: Trình bày về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và canh tân đất nước của Triều nguyễn (thế kỉ XIX)

Bài làm.

Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng trong và Đàng ngoài cũ, Nguyễn Ánh tự đặt niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn Các vua nhà nguyễn từ Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883) kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong.Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỉ tồn tại dưới triều nguyễn, xã hội Việt Nam hầu như không phát triển lên được theo chiều hướng tiến bộ của thời đại…và cuối cùng trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương tây

Thành lập và thống trị trong thế kỉ XX, nhà nguyễn thừa hưởng được thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, làm chủ một lãnh thổ trải dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau Do mặc cảm với vị trí của mình, năm 1803, Gia Long cử sứ bộ do Lê Quang Định đứng đầu, sang nhà thanh xin quốc hiệu và đầu năm 1804 chính thức công bố tên nước là Việt Nam Tuy nhiên,

do phản ứng của nhân dân, năm 1913 Gia Long cho trở lại tên Đại Việt Năm 1837, Minh mạng lấy quốc hiệu là Đại Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân (Huế)

Nhà nguyễn ra đời và tồn tại không những trong bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình của thế giới có nhiều biến chuyển to lớn, thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thực dân và của sự giao lưu buôn bán quốc tế Hàng loạt các nước Châu Á rơi vào ách đô hộ thực dân và Việt Nam cũng không tránh khỏi mối đe dọa đó

Đứng trước những hoàn cảnh trong nước và quốc tế đặc thù như vậy đặt ra cho triều nguyễn phải giải quyết nhiều vấn đề, cả về vấn đề độc lập dân tộc bảo vệ nền thống trị của chính quyền phong kiến vừa cần có những đường lối canh tân, dổi mới đất nước nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp của mình

Thực tế lịch sử cho thấy, với vấn đề độc lập dân tộc, trong 60 năm đầu triều nguyễn đã làm rất tốt (đặc biệt là không để xảy ra chiến tranh với Trung Quốc) Qua

đó, trì hoãn được ít nhiều cuộc xâm lược có thể xảy ra của các nước Phương Tây, nhưng nhà nguyễn lại không tận dụng được thời gian để tăng cường sức tự vệ của đất nước, mà lại chon con đường tự vệ tiêu cực là cấm đạo “đóng cửa”, cự tuyệt quan hệ với các nước phương tây Điều đó đã kìm hãm sự giao lưu với bên ngoài, làm cho công cuộc canh tân đất nước bị chậm lại

Trang 2

Qua đó ta có thể phần nào hiểu được những mâu thuẫn của nhà nguyễn xung quanh vấn đề canh tân và bảo vệ độc lập dân tộc (với tư tưởng phong kiến nho giáo nhà nguyễn ngại canh tân và đổi mới, cũng không mở cửa vì sợ phương tây xâm nhập vào bằng con đường truyền đạo…)

Quá trình đánh Tây Sơn, khôi phục đất đai dòng họ là nhiệm vụ mà Nguyễn Ánh đã thực hiện rất tốt, đó là công lao rất lớn của Nguyễn Ánh đối với dòng họ Nguyễn, đưa họ Nguyễn trở thành dòng họ làm vua Để làm được điều đó Nguyễn Ánh đã bất chấp tất cả bao gồm cả việc cầu viện quân Xiêm và Pháp, mặc dù có tội rất lớn với dân tộc song Nguyễn Ánh đã đạt được mục đích của mình là khôi phục địa

vị dòng họ Nhưng khi lên làm vua của một đất nước thống nhất thì Gia Long cũng đã không ngừng nỗ lực để bảo vệ chủ quyền của quốc gia mình, đó cũng là một điểm tiến bộ của Gia Long, bên cạnh đó Gia Long cũng đã thi hành nhiều biện pháp củng

cố chính quyền phong kiến và canh tân trên một số lĩnh vực như: thiết lập hệ thống quan lại, cho dịch sách tây, đóng thuyền theo kiểu tây…

Để đảm bảo chủ quyền độc lập dân tộc của mình nhà nguyễn đã thi hành nhiều chính sách cấm đạo ngày càng ngay gắt từ Gia Long cho đến Tự Đức đưa đến việc cự tuyệt với phương tây Mặc dù vậy, các vua đầu triều nguyễn cũng đã có lúc muốn hòa giải với phương tây (việc Gia Long vẫn cho một số người Pháp làm việc cho mình, Thiệu trị có những giải pháp ôn hòa và được các tín đồ, giáo sĩ ủng hộ…) và vẫn cho

mở cửa biển Đà Nẵng, thậm chí cho thuyền đi buôn bán với các nước trong khu vực hay sang cả Châu Âu Song tất cả điều đó cũng không làm nguôi đi tinh thần chống đạo của nhà Nguyễn và đây đã trở thành một trong những lý do đầu tiên và là nguyên nhân dân đến việc cho pháp xâm lược nước ta Điều đó càng nói lên rằng, Triều đình nhà nguyễn không vượt qua được những hạn chế nhãn thiên của mình Điều đó đã kiến những giải pháp đưa ra sau này của triều đình càng làm cho đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy kiệt dẫn đến bị thất bại, không giữ được nền độc lập dân tộc

Đứng trước những thách tức đó dòi hỏi nhà nguyễn phải canh tân đất nước nhằm nâng cao sức mạnh của đất nước, chống lại các mối đe dọa cả bên trong lẫn bên ngoài Canh tân là cần thiết, qua đó thổi vào đất nước những luồn gió mới, điều đó là cần thay đổi, đổi mới toàn diện về mọi mặt từ tư tưởng, chính trị, quân sự và đặc biệt

là hệ thống quan lại triều đình

Như vậy, canh tân là cần thiết, nhưng canh tân như thế nào, cách làm ra sao, điều này cũng đã được một số qua lại có tầm nhìn xa như: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch…đã thấy Nghĩa là cần phải canh tân đất nước theo lối phương Tây (vì ở phương Tây có một cuộc cách mạng công nghiệp) Trong giai đoạn này, phương tây đã có mặt ở Việt Nam và có ảnh hưởng từ rất sớm Ngay từ thời chúa Nguyễn việc phát triển kinh tế, buôn bán với phương tây đã được thực hiện khá tốt làm cho kinh tế đàng trong không ngừng phát triển Dựa trên vị trí địa lý thuận lợi, với nhiều cửa biển và đô thị thì việc giao lưu với phương tây đã giúp chúa nguyễn Đàng Trong chống lại được các cuộc tấn công của Đàng Ngoài và qua đó không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Nam

Lợi ích của việc mở cửa, canh tân là rất rõ, song đến thời các vua nguyễn thì điều này không được phát huy, chính vì vậy làm cho đất nước trở nên lạc hậu, tụt lùi

và rơi vào khủng hoảng Nhà nguyễn đầu thế kỷ XIX đa không tìm cho mình được lời giải giữa việc bảo vệ độc lập dân tộc và canh tân, mở cửa với bên ngoài, đó là cái

Trang 3

vòng luẩn quẩn mà triều đình phong kiến không tìm được lối ra cho mình và ngày càng làm tăng mâu thuãn giữa độc lập dân tộc và canh tân

Trong bối cảnh quốc tế các nước xung quanh lần lượt bị các nước phương tây xâm lược càng làm cho nhà nguyễn cảnh giác với phương tây Gia Long không mặn

mà với phương Tây, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức thì cấm đạo, cắt hẳn quan hệ với phương tây Nhà nguyễn bảo vệ độc lập dân tộc bằng con đường “đóng cửa” đó là con đường tiêu cực, thiển cận không thấy được sự phát triển, mở cửa là quy luật

Đối với chính sách canh tân, nhà nguyễn đã thực hiện ngay từ khi Gia Long lên ngôi như: xây dựng thành lũy, đóng thuyền… Nhưng sự canh tân hay nói đúng hơn đó là việc làm cố gắng củng cố nền thống trị phong kiến của mình Bên cạnh đó cũng có những biểu hiện tiến bộ của sự học hỏi bên ngoài như: mua tàu tây, học đóng tàu tây, dịch sách tây…mặc dù vậy sau này tất cả những điều đó đã không được phát huy

Trước sự lớn mạnh và phát triển của tư bản phương tây thì sự “cố chấp” của nhà nguyễn đã làm cho đất nước mất đi những cơ hội canh tân, đổi mới tốt, làm cho đất nước rơi vào lạc hậu, không theo kịp với thời đại, điều đó dẫn tới nguy cơ bị các thế lực phương tây xâm lược là không thể tránh khỏi

Điều chúng ta thấy ở đây là những mâu thuẫn trong chính sách của nhà nguyễn xoay quanh vấn đề canh tân và độc lập dân tộc: ví như việc mua tàu, đóng tàu là để buôn bán rõ ràng là biểu hiện của canh tân song bên cạnh đó lại ưu tiên xây dựng thành lũy để phục vụ quân sự đó lại là biểu hiện của quyền lực phong kiến, là sự “bảo thủ”… Chính sách kinh tế của nhà nguyễn là “trọng nông ức thương” điều này là do nhà nguyễn đề cao nho giáo và không thấy được hết tiềm năng phát triển ngoại thương của mình mà tạo ra một đội ngũ qua lại hết sức bảo thủ nên không có lực lượng để canh tân

Tất cả điều đó đã làm cho đất nước rơi vào lạc hậu, kéo lùi dân tộc, làm suy yếu tiềm lực đất nước, tạo cơ hội cho phương tây xâm lược, làm vi phạm chủ quyền dân tộc

Ngay từ đâu, nhà nguyễn có thể nhìn ra được xu thế thời đại, đưa đất nước canh tân, phát triển, mở cửa thong thương với các nước bên ngoài, làm cho sức mạnh đất nước tăng lên thì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc đã nằm trong tầm tay

Nói tóm lại, nền kinh tế tài chính nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX đã suy đốn trầm trọng về mọi mặt Do chính sách phản động của triều nguyễn, các yếu tố tư bản chủ nghĩa mới nảy sinh trong các khu vực kinh tế, đang trên đà phát triển tự nhiên và tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội hồi đó, đều bị bóp nghẹt Khiến cho công cuộc canh tân, phát triển đất nước không thực hiện được dẫn tới nguy cơ bị tư bản phương tây xâm lược, đe dọa đến nền độc lập dân tộc

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w