kinh nghiem nuoi con dau long giup be nhanh lon tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về...
101 kinh nghiệm nuôi con đầu lòng – Kỳ 7 “Có con thật là hạnh phúc lắm, vui lắm nhưng mà cũng lắm “phiền toái” ra phết. Lần đầu làm mẹ, bao nhiêu là ngỡ ngàng, bao nhiêu là tâm trạng khó có thể nói thành lờì”. Cùng với những tâm tình về hạnh phúc làm mẹ, các mẹ Webtretho còn chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện nuôi con rất chân thực từ chính bản thân mình. Kỳ 7: “Đau mắt sữa”; “Chăm con ốm”; “Hút mũi” và “Đánh tưa lưỡi” #24. Đau mắt sữa ID mup mip – “Bé nhà mình lúc sinh chắc bị nước ối vào mắt (hay gì đó), nên 1 mắt cứ có gỉ lem nhem. Ban đầu ít thôi, mẹ cháu cũng chăm chỉ nhỏ nước muối nhưng không đỡ, sau 2 tuần thì gỉ dính cả 2 mí mắt con lại. Hồi đấy còn ở nhà mình, bà nội với bố bé đều đi làm chỉ trưa về nấu nướng cho ăn rồi lại đi, mỗi hai mẹ con ở nhà thế là cả ngày cứ ôm con ngồi khóc đến lúc mắt mẹ cũng sưng như mắt con luôn. Sau đấy hai mẹ con mình về nhà ngoại, mình mới được dạy rằng đấy gọi là đau mắt sữa, trẻ mới sinh bị thế ko có gì phải lo, chỉ nhỏ mấy giọt sữa mẹ vào là khỏi thôi. Mình nhỏ sữa mẹ cho con 3 ngày là mắt con lại long lanh, cả mắt mẹ nữa cũng thế. Bây giờ thi thoảng mình vẫn bị mẹ đẻ mình trêu vụ đấy.” #25. Chăm con ốm ID BeamBeam – “10 tháng tuổi, con ho sốt lần đầu tiên, bác sĩ nói là bị viêm hô hấp trên, tạm thời chỉ cần hạ sốt, uống siro ho và rửa mũi bằng nước muối biển. Đêm con hay sốt cao hơn và quấy vì mệt và khó thở. Mẹ lần đầu tiên phải canh con ốm nên cũng phờ phạc theo. Không có kinh nghiệm nên mỗi khi đặt thuốc hạ sốt cho con xong, sau khoảng 1 tiếng cơn sốt lui đi, mẹ đo nhiệt độ thấy ổn rồi thì liền ôm con ngủ thiếp đi, mà không hề biết rằng đó mới là lúc con cần mẹ lưu ý nhất vì mồ hôi con túa ra phải được lau liên tục. Ảnh: Inmagine Hậu quả là con bị viêm phổi và phải uống kháng sinh mấy hôm liền. Mẹ ân hận thì cũng muộn rồi. Mọi người lưu ý bài học này nhé.” #26. Hút mũi cho con ID SmartMilk – “Có lần mùa đông thằng con mình bị sổ mũi nặng mà nhất định không cho mẹ hút mũi ra bằng dụng cụ, khóc lóc inh ỏi rồi nôn ọe lung tung. Cáu tiết, mình đè ngửa nó ra áp miệng mình vào 2 lỗ mũi của cu cậu hút suỵt một cái… ra hết luôn. Xong rồi, mẹ vội vàng thay áo ướt cho con vì sợ nó bị lạnh, định bụng thay xong sẽ vào toilet nhổ ra. Mẹ chồng mình đứng gần đấy chả nhớ đã hỏi mình câu gì, mình ngẩng đầu lên trả lời bà thế là nuốt luôn mũi dãi của ông con vào bụng. Hậu quả là phải đến 1 tháng sau chồng nhất định không chịu hôn vợ, thoái thác bằng đủ kiểu lý do. Mình tra gạn mãi chàng mới lí nhí bảo là vì hôm trước nhìn thấy vợ hút mũi cho con rồi nuốt luôn vào bụng nên sợ. Bài học của mình sau vụ đấy là không bao giờ được hút mũi cho con bằng miệng… trước mặt chồng và mẹ chồng” #27. Đánh tưa lưỡi ID BeamBeam – “Mình ít sữa nên bé nhà mình uống sữa bình là chính, thành ra cặn sữa đóng thành tưa lưỡi nhiều. Những ngày đầu nhờ y tá đến tắm, thấy các cô lồng cái miếng gạc đánh tưa vào ngón tay, lách vào miệng bé lau rất nhẹ nhàng và nhanh gọn, mẹ ngồi bên theo dõi nhủ thầm là chắc cũng đơn giản thôi. Ảnh: Gettyimages Rồi mấy tuần sau, sao thấy bé tưa lưỡi ngày càng nhiều thế, cặn trắng thế kia thì người ta bảo bé khó chịu lắm, bú tí chẳng ngon đâu. Bà và mẹ thử nhiều cách rồi, mật ong này, nước rau ngót này… vẫn k ăn thua. Mẹ hì hụi bắt chước mấy cô y tá lồng miếng gạc đánh tưa vào ngón tay để lau cho con. Nhưng mà dù là ngón tay Kinh nghiệm ni đầu lòng giúp bé lớn nhanh Với chị em lần đầu làm mẹ cảm thấy bỡ ngỡ chưa biết để chăm cách Trong viết này, VnDoc chia sẻ kinh nghiệm ni đầu lòng giúp mẹ ln yên tâm chăm sóc khỏe mạnh Giúp bé dễ ni Các mẹ ni đầu lòng cảm thấy vất vả kinh nghiệm Khi mẹ đón bé từ bệnh viện trở phòng, mẹ nên cho nằm xuống chăn trải nhà Nền nhà mẹ nên lau chăn cho bé nằm dày chút để bé không bị lạnh Sau 1-2 phút bạn cho bé lên giường nằm nơi Việc làm có tác dụng giúp cho bé nếm trải thiếu thốn, khó khăn nằm đất trước hưởng sống đủ đầy, sung sướng nằm giường để giúp bé dễ ni khơng quấy đêm nhiều Mẹ lưu ý không cần ga trải giường đẹp, chuẩn bị 2-3 ga để thay bé nhanh tè, ị nên bạn phải giặt giũ thường xuyên VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Cách giúp mẹ nhiều sữa Sau sinh, với mẹ nhiều sữa ln có đủ sữa cho bú có mẹ ni đầu lòng sữa, khơng đủ sữa để bé ti khiến mẹ phải suy nghĩ Đây vấn đề đau đầu chị em Nếu chị em sữa nên sử dụng ăn cháo gạo nếp ninh chân giò lợn hay chân giò lợn hầm hạt sen Nếu sau sinh chậm sữa , mẹ dùng vỏ mướp thông thảo thứ nắm nhỏ sau dùng nồi đất sắc lấy nước uống Uống liên tục vài ngày sữa nhiều tốt cho mẹ bầu sau sinh Với mẹ sinh đầu lòng ln cảm thấy lo lắng chăm Con ăn liệu có đủ no khơng Đây câu hỏi mà nhiều mẹ sinh lần đầu hay đặt thắc mắc Theo kinh nghiệm mẹ diễn đàn, no bé tự động nhả vú mẹ bú vú mẹ nhiều kích thích sữa lên Nếu bạn nghe tiếng bé nuốt ừng ực hồi bú, miệng bé có sữa tràn sữa mẹ chảy nhanh Mẹ nên ý cho bú tránh cho bé bị sặc sữa gây tử vong VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Con chậm ‘ị’ Nhiều mẹ thường kêu 3-4 ngày không ị Điều làm mẹ cảm thấy sốt ruột lo lắng thấy mặt nhăn nhó, ngố tàu mà xi khơng chịu ị Các mẹ có đầu lòng nên biết, bé bú mẹ hồn tồn ị so với bé bú ngồi chậm – ngày mẹ không nên lo lắng Với mẹ ni đầu lòng hồn tồn sữa mẹ tháng đầu mẹ nên ăn nhiều rau, chất xơ… để cải thiện dần phải ngày bé ị VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí 101 kinh nghiệm nuôi con đầu lòng – Kỳ 6 “Có con thật là hạnh phúc lắm, vui lắm nhưng mà cũng lắm “phiền toái” ra phết. Lần đầu làm mẹ, bao nhiêu là ngỡ ngàng, bao nhiêu là tâm trạng khó có thể nói thành lờì”. Cùng với những tâm tình về hạnh phúc làm mẹ, các mẹ Webtretho còn chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện nuôi con rất chân thực từ chính bản thân mình. Kỳ 6: “Đi tè bổng”; “Dị ứng ánh sáng”; “Trượt nước”; “Sặc sữa” và “Tập ăn dặm” #19. Chuyện đi tè của bé trai ID lienhasia – “Mình cũng xin góp một chuyện của bé nhà mình. Từ khi mới 1 tháng, mỗi khi bé tè là “vọt cần câu”, cả bà và mẹ đều nghĩ thằng bé này khỏe nên khi tè mới thành cầu vồng thế. Có hôm mẹ cho con nằm trên giường, loay hoay thay bỉm cho con. Mới tháo cái bỉm ra, mắt mẹ còn tranh thủ liếc lên tivi, thì nghe thấy con ho sặc sụa, giật mình nhìn xuống thấy mặt con đầy nước, còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, mình lại tưởng nhà giột, hóa ra ông con tè vọt cần câu lên tận mặt, nước lọt vào cả miệng nên mới bị sặc. Khoảng đến tháng thứ 4 thì con bị đi tè ra máu, đi khám mới biết là bé bị hẹp bao quy đầu để lâu nên bị nhiễm trùng đường tiết niệu đấy. Thế nên mẹ nào có con trai mà tè kiểu như bé nhà mình cũng nên để ý, nhờ bác sỹ xem bé có bị hẹp bao quy đầu không nhé, để lâu bé lại bị nhiễm trùng, phải dùng kháng sinh tội lắm.” #20. Dị ứng ánh sáng ID leemom – “Hôm ấy bé mới được vài ngày tuổi, sáng ra bà ngoại kéo màn mở cửa sổ cho thông thoáng phòng ốc. Tự dưng bé hắt xì hơi liên tục, rất nhiều. Cả nhà chẳng biết lý do tại sao cả vì lúc ấy trời đã nắng ấm lên rồi, không lạnh tý nào cả nên không thể là cảm lạnh. Mẹ ngồi ôm con khóc ngon lành luôn, sợ con bệnh! Sau đọc sách mới phát hiện ra trẻ hắt xì liên tục có thể là do nguyên nhân dị ứng với ánh sáng mặt trời khi thay đổi môi trường đột ngột nên chưa kịp thích nghi. Mẹ ngố ghê!” #21. Trượt nước ID Metihin – “Khi con biết đi, biết chạy thì mẹ phải luôn giữ nền nhà khô ráo, không một giọt nước. Có nước là phải lau ngay. Có lần vừa tắm, mẹ mặc quần áo cho con xong, chưa kịp lau khô nước bắn ra nhà con đã chạy, ngã oạch một cái đau điếng, đập cả đầu xuống đất, trộm vía, không làm sao.” #22. Sặc sữa Ảnh: Gettyimages ID leemom – “Kinh nghiệm bản thân mình khi bé hay bị sặc sữa: Nếu khi bé bú mẹ mà bị sặc sữa thì có thể do tư thế mẹ bồng bé cho bú không đúng. Hoặc có thể do sữa xuống nhiều quá bé nuốt không kịp, hoặc cũng có thể do bé tham ăn nên bú nhanh quá. Khi bé bú bình thì bạn nên nâng đầu bé lên cao hơn sao cho lúc nào đầu của bé cũng cao hơn so với phần mình của bé, và tuyệt đối không nên cho bé nằm bú. Trước khi cho bé bú bạn kiểm tra xem bé có bị nghẹt mũi không, nếu có thì bạn nên làm thông mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý NaCl 0,9% rồi mới cho bé bú. Và bạn cũng nên đưa bé đến BS kiểm tra xem bé có bị vấn đề gì về đường hô hấp trên không nhé!” #23. Tập cho con ăn dặm ID Martine - “Thời gian cho con ăn dặm có thể bắt đầu từ tháng thứ 4 – tháng thứ 6, khi nào bé thật sự muốn ăn và sẵn sàng cho việc ăn dặm thì mẹ mới cho ăn. Ăn sớm cũng không được, mà ăn trễ cũng không xong. Ảnh: Gettyimages Cách nào để nhận biết bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm? khi đầu bé đã vững trên cổ, không gục gặc khi ẳm và khi bé nhìn mình ăn với cặp muốn thòm thèm muốn ăn. Con mình 5 tháng, có đủ 2 biểu hiện đó, mình bắt đầu cho ăn bột nhũ nhi Hipp, ăn thật ít, xíu thôi, cho bé ăn vừa đủ để bé thòm thèm muốn ăn, đừng cố ép bé 101 kinh nghiệm nuôi con đầu lòng – Kỳ 4 “Có con thật là hạnh phúc lắm, vui lắm nhưng mà cũng lắm “phiền toái” ra phết. Lần đầu làm mẹ, bao nhiêu là ngỡ ngàng, bao nhiêu là tâm trạng khó có thể nói thành lờì”. Cùng với những tâm tình về hạnh phúc làm mẹ, các mẹ Webtretho còn chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện nuôi con rất chân thực từ chính bản thân mình. #12. Ăn quýt ID MecuTit08 – “Hồi con em được 4 tháng là em đã phải đi làm lại rồi. Bé vẫn bú sữa mẹ hoàn toàn, bà ngoại em trông bé ban ngày đến khoảng 4 rưỡi thì gửi bé cho bà nội trông để bà về đón cháu. Mẹ cháu về muộn bà cũng chả pha sữa cho cháu uống gì cả cứ chờ mẹ cháu về thôi. Mấy hôm đó bà kêu sao thằng bé người cứ hâm hấp sốt, đến tối ăn uống xong vợ chồng em đón cháu lên nhà thì không thấy sốt nữa. Tự nhiên mấy hôm đấy bé nhà em đi ị phải rặn mà trước đó chưa bao giờ vì toàn ti mẹ mà, đã thế trong phâncủa bé em còn thấy có những rây li ti màu đỏ chỉ bé như con giun kim thôi. Em cũng không hiểu tại sao nữa. Ảnh: Inmagine Vô tình một hôm đi làm em lướt web thấy có bài báo nói là bé mà ăn nhiều quýt sẽ bị sốt. Thế là em về hỏi bà nội ở nhà có cho cháu ăn gì thêm không thì lúc đấy bà mới khoe là cho nó ăn hết cả quả quýt (tất nhiên là chỉ là nước thôi) thì quả đúng như vậy. Em liền cảnh báo bà luôn là không được cho cháu ăn quýt như thế vì sẽ hại dạ dày với lại nó bị sốt cũng vì ăn quýt đấy. Bà cũng ậm ừ cho qua chuyện. Thế là thằng bé nhà em bây giờ rất hay bị táo bón nó đi cứ phải rặn đỏ cả mặt mặc dù em có cho bé ăn đầy đủ rau và khoai lang nhé. Thương con lắm nhưng chả biết thế làm thế nào, có lẽ dạ dày bé bị ảnh hưởng do ăn quýt sớm quá.” #13. Khi con nuốt phải dị vật ID HaDong – “Con bắt đầu 2 tuổi, bất cứ cái gì lọt vào tầm tay cậu cũng có thể cho vào mồm miệng nêm nếm xem sao. Có đồng xu 2k nằm trong bụng con lợn kêu lạch xạch khi lắc nên con thích lắm. Mẹ cũng chủ quan là nó đựoc nhét từ đằng bụng, phải mở được cái nắp từ bụng nó giống như cái nắp lọ thì mới lấy được những đồng to chứ không thể đổ ra dễ dàng được. Thế nào hôm đấy con cậy một phát cái nắp nó bật ra ngay, chộp vội đồng xu, mân mê mân mê rồi nhanh như cắt, bỏ tọt vào mồm. Lúc ấy mẹ đang nấu cơm, con chơi với bà ngoại. Nghe bà hét thất thanh mẹ chạy vội ra. Hoảng loạn, vội vã mẹ bắt con há mồm cho mẹ xem, rồi con chỉ vào họng, vào ngực kêu đau. Mẹ cứ bắt con há to thật to xem liệu có thể nhìn thấy đồng xu đâu không, rồi mẹ cáu mẹ gắt. Thương con xót con kiểu ngu xuẩn thế chứ. Cái lúc cần bình tĩnh lại chẳng bình tĩnh tí nào. Rồi được một lúc mẹ nhớ ra, gọi điện thoại cho bác sỹ hay chữa cho con. Bác nghe mình tả xong bảo “Anh chịu thôi, nó đã nuốt rồi bây giờ anh xuống cũng không xử lý được gì. Tốt nhất em nên cho cháu đi chụp X- quang.” Nghe lời bác sỹ, mẹ con bà cháu bồng bế nhau ra viện gần nhà. Bác sỹ hỏi con đau ở đâu con chỉ vào ngực. Chụp xong, nhìn trên phim thấy đồng xu đã nằm trọn trong dạ dày con bác sỹ bảo yên tâm nhé. Nó nằm ở đây rồi thì kiểu gì nó cũng ra thôi. Lần sau nhớ cẩn thận, nó vầo đường tiêu hóa thì không sao, chứ nó vào đường thở thì thần tiên cũng không cứu nổi. Chỉ cần vài chục giây thôi với đường thở. Ảnh: Inmagine Mẹ hú hồn, cảm tạ trời phật đã thương. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại vẫn thấy mình thật là ngu hết sức. Đã chủ quan cho con chơi những đồ vật nguy hiểm mà lúc xảy ra sự cố lại hò hét làm con hoảng loạn theo, nước mắt ngắn dài ràn rụa. Chính ra lúc đó cần thật bình tĩnh, cho 101 kinh nghiệm nuôi con đầu lòng - Kỳ 9 “Có con thật là hạnh phúc lắm, vui lắm nhưng mà cũng lắm “phiền toái” ra phết. Lần đầu làm mẹ, bao nhiêu là ngỡ ngàng, bao nhiêu là tâm trạng khó có thể nói thành lờì”. Cùng với những tâm tình về hạnh phúc làm mẹ, các mẹ Webtretho còn chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện nuôi con rất chân thực từ chính bản thân mình. Kỳ 9: “Rối loạn tiêu hóa”; “Giường cũi” và “Con ngã” #32. Rối loạn tiêu hóa Hồi đó bé ăn cả sữa mẹ, cả sữa ngoài. Bé đã được 3 tháng, mà mọi người bảo không nên kiêng khem quá, sữa không đủ chất cho con, một mặt mẹ ăn kiêng khem chán quá rồi. Thế là một hôm bác gái cháu nấu món canh dưa thịt bò ngon ơi là ngon, mẹ cháu xơi tơi tới. Cũng hôm đó, cháu đi uống vắc- xin Rotarix ngừa tiêu chảy. Uống buổi sáng, buổi chiều về xoẹt luôn một bãi. Trong khi đó mấy ngày vừa rồi cháu bị táo, 3-4 ngày mới ị, có khi phải thụt, làm mẹ mừng xới lới, thấy con ị được mà. Thế là từ buổi chiều đó con cứ xì xoẹt. Hôm sau mẹ gọi ra chỗ tiêm phòng, họ bảo có thể đó là do phản ứng phụ của thuốc, vì nhiều bé về đi phân hơi lỏng, 1,2 ngày sẽ hết, thế là mẹ yên tâm. Ảnh: Corbis Thế rồi con cứ đi ngoài như vậy, mẹ đọc trong hướng dẫn thuốc là ngày thứ 7 thuốc sẽ ra hết trong phân nên bụng bảo dạ chắc 1 tuần là hết. 1 tuần sau con vẫn đi xì xoẹt ngày 4-5 lần, bà cháu về gọi điện ra họ bảo thường nếu phản ứng phụ thì 2-3 ngày hết thôi nếu bị lâu phải đi khám bác sĩ. Cả nhà bực hết cả mình, cứ chửi thầm uống cái vắc-xin vớ vẩn, vừa tốn tiền vừa mang bệnh vào người. Thế rồi mẹ cứ kiên trì bảo con đi chỉ khoảng 5 lần 1 ngày thôi, không bị nặng hay cấp tính thế nào, vẫn ăn vẫn chơi bình thường nên còn cố trụ thêm mấy ngày nữa, nghĩ lại ngu thế không biết, đến ngày thứ 10 con vẫn cứ 5-6 lần đi phân nước như vậy mới cho đi khám. Đầu tiên là mang phân vào viện thử, nhưng không có kinh nghiệm nên lại cho con ị vào bỉm rồi mới lấy vào túi ni lông mang vào viện thử. Thử thì không có vấn đề kiết lị gì nhưng ở đó lại bảo cho vào bỉm thế không chính xác. Sau rồi, mẹ cháu sợ phải vào viện nên mang lên bác sĩ Khánh ở hàng Hòm, vẫn cứ mấy đơn thuốc giống hệt các bé khác, uống gần 1 tháng mới đỡ, và chuyển sang sữa Hipp 1 cái thì phân đặc lại luôn, chắc tại hợp sữa, nhưng sau này mẹ cháu phải thay sữa khác vì phân cháu lại hơi rắn quá. Tóm lại là, chả phải tại vắc-xin hay cái gì vì đi uống lần 2 con chả bị làm sao kể cả đi lỏng, mà tại do hôm đó mẹ ăn canh dưa sướng mồm, con bú sữa vào, rồi là con bị táo trước đó cũng đã là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Con bị rồi thì 3 ngày không đỡ phải cho con đi khám luôn thì khỏi nhanh, mẹ lại tinh thần thép đợi 10 ngày mới đem con đi nên con phải uống thuốc cả tháng mới khỏi. #33. Giường cũi ID dungdung8679 – “Chuyện của Cốm nhà mình thì liên quan đến cãi cũi. Mình đặt bé nằm cũi từ 2 tháng tuổi và treo rất nhiều đồ chơi phía trên. Một hôm bố Cốm tì nhẹ chân lên cũi con để chỉnh lại mấy bạn gấu thế là “Rầm!” một cái. Híc, mặt cũi bị lệch khỏi mấu và đổ xuống, bố Cốm ngã lăn lóc, mãi mới nhổm dậy được. May phước làm sao lúc ấy mình đang bế con, chứ con mà nằm đấy thì…. Mẹ nào cho con nằm cũi thì chú ý cẩn thận nhé.” #34. Con ngã Tuổi biết bò, bé rất dễ té ngã - Ảnh: Inmagine Lại nói vụ con ngã, mình giận mình ghê gớm. Hôm đó con cứ chơi không chịu ngủ, hết à ơi trên võng rồi lại đi nhong nhong mà con vẫn không ngủ. Mẹ thì mệt thế là để con lên giường và mẹ nằm bên cạnh cho con tự chơi (con đã hơn 9 101 kinh nghiệm nuôi con đầu lòng – Kỳ 3 “Có con thật là hạnh phúc lắm, vui lắm nhưng mà cũng lắm “phiền toái” ra phết. Lần đầu làm mẹ, bao nhiêu là ngỡ ngàng, bao nhiêu là tâm trạng khó có thể nói thành lờì”. Cùng với những tâm tình về hạnh phúc làm mẹ, các mẹ Webtretho còn chia sẻ những kinh nghiệm, những câu chuyện nuôi con rất chân thực từ chính bản thân mình. Kỳ 3: “Con đi tướt”; “Ai xin thì cho”; “Miếng lót phân su” và “Không thèm bú bình” #8. Con đi tướt ID MebeSach – “Hôm đó con mọc răng nên tướt, lúc đó thì không biết lý do đâu nha, mỗi vài phút lại ị một lần làm con mất giấc ngủ. hai vợ chồng xót con quá, suy diễn “chắc vì ị không thẳng chỗ nên mới lắt nhắt vậy, hay mình bơm đít cho con đi”. Thế là bố mẹ đem thằng nhỏ ra bơm; con khóc, con giãy, mẹ đè, bố bơm. Kết quả là thằng nhỏ có ị được gì đâu, tướt mà, đâu phải bón mà bơm. Sau lần đó, trong phân của con có máu thế là ẵm con đi bác sĩ, đem phân đi xét nghiệm. Thời gian chờ kết quả xét nghiệm, ruột gan nóng không chịu nổi. Và kết quả cũng chẳng bị gì. Vợ chồng về nhà, vạch đít con ra xem thì Ảnh: Inmagine thấy… một lỗ. Lúc đó vợ chồng mới tá hỏa, con bị tướt, đi nhiều lần, chỗ đó bị tấy đỏ và ẩm ướt nên mềm và rất dễ tổn thương, lúc bơm cho con, con không chịu nằm yên nên bố đâm không vào đít mà lại vào thịt. Bây giờ ngồi xem lại ba cái nhật ký và nhớ lại chuyện hồi xưa thấy sao mà “dở hơi” hết sức. Thỉnh thoảng lại chọc chồng “Nghiên cứu làm gì, tiến sĩ làm gì, con bị tướt mà lại đem đi bơm đít”.” #9. Ai xin thì cho ID Thank_you – “Hai vợ chồng quen thói ngủ muộn, dậy trễ, những ngày đầu đưa con về, cứ tưởng con ăn ngủ ngày ba lần như người lớn nên vợ chồng cũng bê nguyên công thức “sáng, trưa, chiều” cho con. Khổ cái hôm đưa con về là buổi chiều nên sau khi cho con ních 1 bụng no nê, hai vợ chồng lăn quay ra ngủ, đến 1-2 tiếng sau con khóc đòi bú, hai đứa luýnh quýnh chả biết lý do gì, hết chồng rồi lại đến vợ thi nhau bế, rồi vừa rung vừa lắc, mệt cả người. Mẹ chồng thì ngày xưa đẻ có người chăm con nên cũng chả có tí kinh nghiệm gì. Bực bội, ông xã cho thằng cu vào nôi rồi tông thẳng ra khỏi phòng hét: “mai mẹ mang nó đi cho ai thì cho đi, khóc vầy sao mà ngủ nổi”. Chẳng biết nghĩ gì, mình pha bình sữa đút thẳng vào miệng con và thấy nó im, thế rồi từ đó, điệp khúc thức đêm cho đến mãi bây giờ, may mà hôm đó không có ai xin, chứ không chắc cho con luôn quá. Lâu lâu hai vợ chồng nhắc lại vẫn tỏn tẻn cười rồi ôm thằng con hôn hít.” #10. Miếng lót phân su ID mebebia – “Được cô bạn mách là có miếng lót hai chiều rất tốt khi bé ị phân su, mình đi mua một túi, cộng thêm nửa túi cô bạn cho nữa, kể ra cũng khá nhiều. Ngày đầu không vấn đề, vì đúng một ngày sau khi sinh bé mới ị phân su, lại cũng chưa đái mấy nên vẫn thấy bình thường, thấy là thay thôi. Sau khi ở viện về bắt đầu dùng tã giấy, hai vợ chồng cứ nghĩ miếng lót đấy tốt thế, lót thêm vào cho nó khỏi thấm vào tã giấy, dùng dc lâu hơn. Ai dè, nó không thấm xuống tã thì nó thấm ngược trở lại, ướt hết cả quần áo và người cu con (tác dụng với phân su thôi mà, làm sao thấm nước được). Cứ thế cáí điệp khúc thay tã là phải thay quần áo. Phải đến ngày thứ 5 hay 6 gì đó, hai vợ chồng mới loay hoay nghiên cứu và tìm ra… thủ phạm, ối giời ơi… Cũng may, trộm vía cu con chả hề hấn gì, không bị lạnh hay bị sao cả. Bố mẹ thật là… quá ngố!” #11. Không thèm bú bình ID mebebia – “Tháng đầu, ... sau sinh Với mẹ sinh đầu lòng ln cảm thấy lo lắng chăm Con ăn liệu có đủ no khơng Đây câu hỏi mà nhiều mẹ sinh lần đầu hay đặt thắc mắc Theo kinh nghiệm mẹ diễn đàn, no bé tự động nhả vú mẹ bú vú... hồi bú, miệng bé có sữa tràn sữa mẹ chảy nhanh Mẹ nên ý cho bú tránh cho bé bị sặc sữa gây tử vong VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Con chậm ‘ị’ Nhiều mẹ thường kêu 3-4 ngày