massage de be sinh non tang can tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh...
Nguồn: vietgioitinh.net Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non, nhẹ cân Hầu hết các trẻ sinh non, nhẹ cân đều mắc bệnh lý về võng mạc. Nhìn bề ngoài, mắt của trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt nhưng nếu không được khám sàng lọc trong vòng 3-4 tuần sau sinh thì trẻ có nguy cơ bị mù vĩnh viễn rất cao. Có phải tất cả trẻ sinh non, nhẹ cân đều mắc bệnh võng mạc? Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non là một bệnh lý thường gặp ở những trẻ đẻ non (tuổi thai khi sinh dưới hoặc bằng 34 tuần), nhẹ cân (từ dưới 2.000g). Nguyên nhân do trong quá trình phát triển của thai nhi, mạch máu ở võng mạc bắt đầu từ phần trung tâm phía sau (đáy mắt) phát triển dần về phía trước và kết thúc khi thai đủ tháng. Đối với trẻ sinh non, quá trình này chưa hoàn thành nên rất dễ mắc bệnh lý võng mạc. Trong giai đoạn đầu, khi mạch máu không phát triển sẽ hình thành đường ranh giới giữa các mạch máu phía sau và vùng vô mạch phía trước võng mạc. Dần dần đường ranh giới này dày lên, đến giai đoạn sau xuất hiện tình trạng tăng sinh xơ, tăng sinh tân mạch, nếu không được phát hiện quá trình này sẽ nặng lên gây bóc màng võng mạc và trẻ sẽ bị mù, không thể điều trị được. Tuy nhiên, không phải tất cả các trẻ sinh non đều mắc bệnh lý về võng mạc. Những trẻ sinh non nhưng sau khi sinh, nếu các mạch máu tiếp tục phát triển bình thường thì trẻ không mắc bệnh, trẻ chỉ mắc bệnh nếu các mạch máu phát triển một cách bất thường. Nhất là trẻ sinh non bị suy hô hấp, phải thở ôxy nhiều, trẻ bị viêm phổi hay thiếu máu thì càng dễ mắc bệnh và bệnh càng nặng. Khám sàng lọc bệnh lý võng mạc kịp thời giúp giảm biến chứng cho trẻ. Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non có điều trị khỏi hẳn không? Hiện nay, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của võng mạc, có hai phương pháp điều trị chủ yếu bằng lạnh đông và laser sẽ giúp trẻ sinh non tránh được nguy cơ mù cả hai mắt. TS. Nguyễn Xuân Tịnh cũng cho biết, với sự hỗ trợ của Tổ chức Orbis- Hoa Kỳ thì mỗi năm ở nước ta đã khám sàng lọc cho khoảng 1.000 trẻ sinh non, nhẹ cân. Những trường hợp này khi được điều trị bằng laser hay lạnh đông sẽ làm ngừng quá trình chất tiết tạo ra tân mạch làm cho xơ và tân mạch tiêu đi, không tiến triển sang giai đoạn bong võng mạc, giúp trẻ có thể nhìn thấy ánh sáng khi lớn lên. Thời gian điều trị tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh nhưng có thể kéo dài từ 30 phút đến 1-2 giờ đồng hồ. Sau khi điều trị, nếu bệnh thoái triển thì trẻ chỉ cần theo dõi, nếu bệnh vẫn phát triển thì trẻ phải được điều trị bổ sung. Tỷ lệ điều trị thành công đến nay là 80%, 20% thất bại do bệnh quá nặng. Trên thế giới, những trường hợp bệnh nặng này có thể được điều trị bằng thuốc nhưng phương pháp này hiện chưa được sử dụng tại Việt Nam. Làm thế nào để phòng bệnh võng mạc cho trẻ sinh non? Nguyên nhân gây ra Hướng dẫn cách massage để bé sinh non tăng cân Vấn đề bé sinh non cân nặng thấp nên thường yếu so với bé sinh đủ tháng Các nhà khoa học chứng minh massage hay xoa bóp cách giúp bé sinh non lên cân, từ tình trạng sức khỏe nhanh ổn định bắt kịp tốc độ tăng trưởng trẻ khác Sinh non tình trạng bé đời trước 38 tuần tuổi Vấn đề bé sinh non cân nặng thấp nên thường yếu so với bé sinh đủ tháng Một phương pháp giúp bé sinh non tăng cân massage Cơ thể mong manh, non yếu bé chưa sẵn sàng để sống sống ngồi thể mẹ, xoa bóp cho bé vỗ âu yếm, nâng đỡ giúp bé phát triển Các việc cần chuẩn bị: - Chọn khung cảnh yên tĩnh với ánh sáng thật dịu Tư bé: - Nằm sấp nghiêng hai tư tốt cho bé sinh non - Nằm ngửa hai vai, hông, gối, bàn chân cần nâng đỡ - Bàn tay mẹ thoa dầu thảo mộc (tuyệt đối khơng dùng dầu nóng) VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Phần trước thể: Vuốt ve nhẹ nhàng trán, trán sang hai bên thái dương ngón Dùng lòng bàn tay vuốt xoa nhẹ hai má, lại xoa từ má xuống cằm Tiếp tục dùng ngón tay vuốt nhẹ tay qua lơng mày xuống phía mắt (vòng quanh mắt) Xoa bóp phần ngực (xoa tròn lòng bàn tay) vuốt xuôi theo hai bên cánh tay Dùng hai tay tạo thành đường tròn theo chiều kim đồng hồ quanh rốn Nhẹ nhàng xoa xung quanh bụng ngược lên phần thể Nhấc cánh tay bé lên xoa bóp theo chiều dài tay từ vai xuống bàn tay Sau đó, dùng bàn tay để bóp nhẹ cánh tay bé từ bả vai xuống đến cổ tay Xoa bóp bàn tay nắn nhẹ, xoay ngón tay Lặp lại động tác với cánh tay bên Tiếp chuyển sang chân, nắn bóp cẳng chân nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu dễ dàng VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Phần sau thể: Để trẻ nằm sấp nhẹ nhàng vuốt ve phần lưng Xoa tròn khắp lưng bé dùng hai tay xoa từ bả vai dọc sang hai cánh tay Đặt bàn tay đối đẩy nhẹ từ lưng bên ngược chiều (tay trái đẩy từ lưng hông phải, tay phải đẩy từ lưng hông trái bé) Xoa lòng bàn tay từ từ khắp vai, xuống mông, đùi, bắp chân Dùng hai tay thay để vuốt dọc sống lưng bé, đốt sống cổ đến đốt xương Sau đó, lướt nhẹ xuống hai chân Gập đầu gối bé tiếp tục xoa bóp hai bàn chân Dùng ngón tay xoa bóp quanh xương mắt cá hai chân bé Xoa gót chân tay dùng ngón bàn tay để xoa ngược lên lòng bàn chân bé Việc xoa bóp ngón chân tương tự với ngón tay, nắn bóp, kéo xoay ngón Kẹp bàn chân bé hai tay bạn giữ nhẹ vài giây Sau đó, lật người bé lại VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Xoa bóp từ bàn chân ngược lên đùi, vòng qua xương xuống chân bên Trong lúc tiến hành, bạn hát nho nhỏ (hoặc mở nhạc êm dịu không lời) cho trẻ nghe không gian yên tĩnh, điều giúp trẻ thư giãn hoàn toàn Những điều lưu ý: - Tốc độ xoa bóp chậm thích hợp với trẻ có tình trạng tăng kích thích - Tốc độ xoa bóp nhanh có lợi cho trẻ giảm trương lực - Khơng xoa bóp đầu Trẻ phản đối việc xoa bóp, ngưng lại bé có dấu hiệu sau: - Nhíu mày, nhăn nhó - Tiểu tiện - Quay người - Đột ngột xòe bàn tay - Giật VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Lời khuyên bổ ích chăm sóc bé sinh non Hãy tham khảo 9 lời khuyên dưới đây để chăm sóc bé nhà bạn thật đúng cách và hiệu quả nhé! 1. Vì bé sinh non có hệ hô hấp chưa hoàn thiện và lực hút, mút của bé tương đối yếu nên bố mẹ càng phải kiên nhẫn trong cách chăm sóc hơn. Giai đoạn đầu sau khi mới được xuất viện, mỗi lần bú mẹ của bé thường phải kéo dài từ 30 – 40 phút. 2. Trong vòng 2 – 3 ngày đầu về nhà, lượng sữa trong mỗi bữa ăn của bé nên duy trì như khi ở bệnh viện, chưa nên tăng ngay. Đợi đến khi bé thích nghi với môi trường sống ở nhà, bạn mới được tăng lượng sữa dần dần. Các chuyên gia y tế cho biết sự thay đổi môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới bé sơ sinh, đặc biệt là ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của dạ dày. 3. Các bác sỹ và y tá chuyên khoa Nhi khuyên bạn nên nuôi con theo phương thức chia nhỏ thời gian trong mỗi bữa ăn. Cụ thể là: mỗi lần bé thực hiện động tác hút, mút sữa từ ti mẹ chỉ nên diễn ra trong khoảng 1 phút, trong đó thời gian thực sự để sữa chảy ra từ đầu ti mẹ vào khoang miệng bé kéo dài khoảng 10 giây, sau đó nên ngừng lại rồi mới cho bé mút sữa tiếp. Làm như vậy sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ nôn, trớ sữa và giảm áp lực lên cơ quan hô hấp. 4. Bên cạnh việc bú sữa mẹ, có thể cho bé ăn thêm sữa bột để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thế và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. 5. Bé sinh thiếu tháng thường rất mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh nên bạn phải đặc biệt chú ý đến việc duy trì độ ấm của cơ thể bé và sự ổn định của nhiệt độ nơi bé nằm. Làm như vậy cũng giúp bé hạn chế trường hợp bị ốm, bệnh. 6. Cần định kỳ đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa để theo dõi, kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời (nếu có điều kiện thì đưa bé quay lại bệnh viện nơi bé sinh là tốt nhất). Tại bệnh viện, thông thường các bác sỹ sẽ kiểm tra tim, phổi, hệ tiêu hóa, khả năng nghe, bệnh vàng da và tiêm phòng cho bé. 7. Nên giữ liên lạc và trao đổi thường xuyên với bác sỹ chăm sóc sức khỏe cho bé để có thể xin ý kiến tư vấn kịp thời khi cần thiết. 8. Tìm hiểu và nắm bắt kỹ năng sơ cứu cũng như sẵn sàng ứng phó với tình thế phải đưa bé đi cấp cứu tại bệnh viện khi xảy ra các hiện tượng sau: nôn ói, co giật, trên da có vết bầm tím… 9. Một số điều cần chú ý khác: - Khi chơi đùa với bé nên sử dụng các động tác chậm rãi và nhẹ nhàng, không nên thường xuyên thay đổi đồ chơi và khung cảnh mới vì sẽ dễ gây ra các kích thích tâm lý không tốt cho bé. - Cần đặc biệt lưu tâm đến phản ứng của bé, ví dụ như: bé quay đầu đi chỗ khác hoặc không chú ý khi bạn nói thì đó là tín hiệu “Đủ”, bạn nên dừng chơi đùa với bé. - Bé thường rất thích có tã lót quấn quanh người nên chất liệu may tã lót phải mềm mại và không gây kích ứng da bé. - Đồ dùng trong phòng, trên giường bé không nên có màu sắc quá tươi hoặc phát sáng quá chói để tránh gây kích thích không tốt cho mắt bé. Bé sinh non dễ trở thành trẻ ‘có vấn đề’ Những bé trai sinh thiếu tháng lớn lên dễ có tính hung bạo, còn bé gái sinh non thì hay chán nản, bi quan, theo một nghiên cứu mới công bố kết quả. Những đứa trẻ sinh ở giữa 32 và 35 tuần – sinh non vừa phải – thường hay có vấn đề về hành vi và cảm xúc cao gấp hai lần những em bé chào đời ở tuần thứ 38-41. Trong khi các cậu bé sinh non thường hung hăng và bướng bỉnh thì những cô bé lại có khuynh hướng trở nên khép kín, hay lo âu. Nghiên cứu trên xoáy vào những vấn đề bao gồm sự lo âu, hành vi hung hăng và sự chú ý ngắn hạn. Kết quả cho thấy rằng 1/10 số bé trai sinh non có các dấu hiệu hiếu động và con số tương tự ở các bé gái có vấn đề về nội tâm. Sinh non, dù chỉ ít tuần, cũng có thể khiến bé dễ mắc các vấn đề về hành vi và tâm lý. Vì vậy, việc duy trì thai kỳ khỏe mạnh tới ngày sinh là điều quan trọng. Ảnh minh họa. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Các nhà khoa học ở Đại học Groningen (Hà Lan) cho biết, trẻ sinh non thường có vấn đề về hành vi và cảm xúc trước khi chúng bắt đầu tới trường. Vì thế, những em bé này cần được giúp đỡ sớm, chẳng hạn như có sự kèm cặp đặc biệt của các chuyên gia hay hỗ trợ về tâm lý ở trường. Giáo sư Andrew Shennan, chuyên gia tư vấn các vấn đề sản khoa của tổ chức từ thiện cho trẻ em cho biết, trước đây đã có những đánh giá cho rằng trẻ sinh non, dù chỉ vài tuần, cũng có thể gặp các vấn đề về lâu dài, thậm chí cả khi đã trưởng thành. Nghiên cứu lần này khẳng định thêm điều đó. Ông cũng khẳng định việc điều trị cho các sản phụ dọa sinh non, dù thai kỳ sau 32 tuần tuổi, cũng rất quan trọng. Theo Mirror, kết quả nghiên cứu trên được rút ra sau khi các nhà khoa học phân tích dữ liệu của 995 trẻ sinh non vừa phải và 577 trẻ sinh đủ ngày tháng. Bố mẹ của những em bé này trả lời một bảng các câu hỏi khi con họ 4 tuổi, đánh giá về các vấn đề như: trẻ có hay bị lo âu hay trầm cảm, có sống khép kín, có gặp các vấn đề về giấc ngủ hay những chứng bệnh về thể chất mà y khoa không tìm được nguyên nhân, các vấn đề về sự tập trung hay hành vi hung hăng… Thói quen nên bỏ để giúp bé biếng ăn tăng cân Nếu bạn muốn bé bớt biếng ăn và tăng cân tốt, bạn không nên cho bé ăn quá no vào bữa tối, ăn thức ăn đường phố… để con có được một sức khỏe toàn diện và một hệ tiêu hóa tốt. Muốn con tăng cân tốt, mẹ hãy tự nấu cháo cho bé. Tuyệt đối tránh các điều sau đây 1. Để trẻ ăn nhiều vào bữa tối Nhiều mẹ vì công việc hàng ngày vô cùng bận rộn nên chỉ có thể nấu được bữa tối một cách thịnh soạn nhất có thể. Điều này vô tình đã tạo cho trẻ một thói quen xấu là ăn quá nhiều vào bữa tối. Ăn quá nhiều thức ăn vào buổi tối sẽ làm tăng lượng protein và chất béo tích tụ nhiều trong dạ dày của trẻ khiến khó tiêu hóa. Điều này cũng gây bất lợi cho hoạt động của ruột và khi lớn lên, trẻ có thể bị mắc bệnh đau dạ dày. 2. Nhai thức ăn cho con Vì sợ răng của con còn yếu hoặc con sẽ khó tiêu khi không cắn nhỏ được thức ăn, nhiều mẹ thường hay nhai thức ăn giúp con. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không nên bởi đó là cách ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Trong miệng của người lớn có thể chứa nhiều vi khuẩn và khi nhai, những vi khuẩn này có thể theo thức ăn để vào cơ thể trẻ. Sức đề kháng của trẻ yếu hơn người lớn nên cũng dễ nhiễm bệnh hơn. 3. Dùng đồ ăn lạnh Đồ uống lạnh như kem, chè, nước giải khát và nhiều loại thực phẩm khác có thể hợp với khẩu vị của trẻ nhưng lại hoàn toàn có hại cho con. Đồ ăn quá lạnh khi vào đến dạ dày trẻ sẽ khiến niêm mạc và các mạch máu trong dạ dày bị co lại và việc tiết axit sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. 4. Cho trẻ ăn nhiều đồ ăn đường phố Mỗi khi đưa đón con từ trường mẫu giáo về, sợ con đói nên nhiều ông bố bà mẹ đã mua cho con đồ ăn bán ngay tại các vỉa hè mà không biết rằng, trẻ có thể sẽ bị bệnh vì dùng những đồ ăn này. Vì được bày bán ngay trên đường nên không ai có thể đảm bảo được rằng đây là những đồ ăn vệ sinh. Bởi vậy, lời khuyên tốt nhất đó chính là hạn chế cho con ăn thực phẩm được bán ở ngoài. 5. Chế độ ăn uống thất thường Trẻ con ham chơi và có thể bỏ bữa khi quá mải chơi, lúc đó con sẽ không biết mình đang bị đói. Vào lúc khác, con thấy đói và lại ăn rất nhiều. Các bậc cha mẹ khi thấy con ăn nhiều như vậy thì cũng không ngăn cản và còn tỏ ra vui mừng. Thực tế, thói quen ăn uống này vô cùng hại cho dạ dày còn non yếu của trẻ. Nhiều trường hợp, trẻ có thể bị nôn ngay sau khi ăn quá nhiều vì đau bụng hoặc cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân chính là dạ dày của trẻ không kịp tiết ra các axit để tiêu hóa thức ăn khiến bé dễ bị đầy bụng và buồn nôn. 6. Cho trẻ dùng thực phẩm chiên Đồ ăn chiên thường có chứa hàm lượng dầu cao và nó đã gây ra một gánh nặng với dạ dày của trẻ. Điều này có thể gây ra chứng khó tiêu và chán ăn ở bé mà cha mẹ ít ngờ tới. Để bé ăn nhiều, tăng cân Xin các bác sỹ tư vấn giúp em cách chăm con và làm thế nào để cháu ăn được nhiều sữa, tăng cân. Bé nhà em được 9 tháng, nặng 9 kg, cháu đã mọc được 4 răng và biết ngồi. Hàng ngày em cho cháu ăn 3 bữa bột mặn và 1 bữa bột ngọt trước khi đi ngủ. Bột mặn của cháu gồm 2 thìa bột khô + 0,3 lạng thịt (tôm) xay + 4-5 thìa rau xanh + 2 thìa dầu ăn. Và bé ăn 4 bữa sữa x 80ml/ ngày. Cháu chơi ngoan và ngủ ngoan, nhưng từ khi cháu được 6 tháng đến nay cháu không tăng cân. Cho em hỏi cháu ăn uống như thế đã hợp lý chưa, và tại sao mà bé lại không tăng cân, có phải do cháu uống kháng sinh? Vì khi được 6 tháng cháu bị “chốc phồng nước” ở tay và bác sỹ đã cho cháu uống Celor, bôi dafukin 1 tuần. Cách đây 1 tuần cho cháu đi khám bác sỹ bảo cháu bị thiếu máu và cho cháu uống bổ sung Hemopoly 1 ống/ngày. Xin bác sỹ tư vấn giúp em cách chăm cháu và làm thế nào để cháu ăn được nhiều sữa, tăng cân. (Trần Thanh Lua – thanhluatran@gmail.com) Trả lời: Cân nặng của cháu như vậy là bình thường, ở những tháng tuổi này bé chỉ tăng 300g/tháng. Tuy nhiên bữa ăn của cháu em nấu ít chất bột quá, nhiều rau (một bát bột: bột gạo: 20g, thịt: 20 – 25g, rau xanh chỉ cần 2 thìa thôi). Có thể năng lượng không đủ nên bé không lên cân, ngoài ra cũng do bị ốm phải dùng kháng sinh cũng là nguyên nhân không lên cân của bé, hơn nữa từ 6 tháng mẹ đi làm bé nhận được lượng sữa từ mẹ ít hơn. Nếu không còn ăn sữa mẹ thì ở tháng tuổi này cháu cần uống 500ml sữa và 3 bữa bột, ngoài ra còn phải ăn thêm quả chín, sữa chua sau các bữa ăn nữa. Nếu bé ăn sữa ít quá em có thể trộn sữa bột vào các bữa ăn bột của cháu