Học cách massage giúp bé tăng sức đề kháng, IQ và EQ tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớ...
5 siêu thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho trẻ Để giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ, các bậc phụ huynh hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ các loại siêu thực phẩm sau đây nhé! Sữa chua Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi gọi là probiotic. Có thể bạn đã biết rằng các sinh vật này sống trong ruột và có khả năng cải thiện tiêu hóa. Không những thế, chúng còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Một nghiên cứu cho thấy những trẻ dùng sữa chua có nguy cơ mắc cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% các bé không dùng. Vậy bạn nên chọn loại sữa chua nào? Hãy tìm kiếm những thương hiệu được khẳng định chứa vi khuẩn sống. Nếu hộp sữa chua dễ tách ra khi bạn mở, và có một ít chất lỏng ở trên, đó là một dấu hiệu tốt. Sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi gọi là probiotic. Kefir Nấm sữa kefir cũng là dạng sữa lên men gần giống sữa chua. Loại sữa uống lên men này cũng chứa nhiều probiotic tốt cho sức khỏe. Hiện nay vẫn chưa có nhiều bằng chứng về công dụng của kefir. Dù vậy, những nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Quả óc chó Quả óc chó chứa axit béo omega-3 lành mạnh, thứ rất tốt cho bạn theo nhiều cách. Các chuyên gia tin rằng omega-3 giúp cơ thể bạn chống lại đau ốm. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy nó giúp giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em. Quả óc chó dễ dàng trộn vào hỗn hợp đồ ăn nhẹ hay rắc lên ngũ cốc cho bé dùng. Trái cây và rau Để gúp hệ thống miễn dịch của bạn, các nhà khoa học khuyên rằng nên nhắm đến những loại có hàm lượng vitamin C cao, như cam quýt, dâu tây, ớt chuông, bông cải xanh và khoai lang. Các chuyên gia không khẳng định chắc chắn hàm lượng vitamin C bao nhiêu thì có thể chống lại cảm lạnh và cúm. Thịt nạc Thịt nạc có khả năng tăng cường hệ thống chống lại bệnh tật cho cơ thể. Đầu tiên, nó chứa protein – thứ rất quan trọng để duy trì sức khỏe. Thứ hai, thịt nạc cũng chứa kẽm – chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Các mẹo để tăng cường sức đề kháng nhờ thực phẩm: Chọn nhiều loại thực phẩm lành mạnh: Đừng chỉ lấy những “siêu thực phẩm” nổi nhất trong một tháng nào đó, như quả mọng hay hạt mà được cho là có “khả năng thần kỳ”. Chúng có thể tốt cho sức khỏe, nhưng chúng không phải là liều thuốc toàn năng cho mọi thứ. Thay vào đó, hãy khuyến khích con ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ thịt nạc. Nhiều hơn không hẳn là tốt hơn: Nếu một trái kiwi là tốt, thì không có nghĩa là con bạn nên ăn 10 trái. Tăng liều lượng với thức ăn không ích gì. Một khi cơ thể con bạn đã có những gì nó cần, phần còn lại chỉ lãng phí. Nó giống như bơm khí vào chiếc thùng đã đầy rồi. Biết giới hạn của thực phẩm: Hãy nhớ là, không có loại thức ăn nào có thể ngăn ngừa cảm lạnh và cảm cúm. Cũng không có thực phẩm nào có thể Học cách massage giúp bé tăng sức đề kháng, IQ EQ Ngay từ sinh ra, bé hình thành giác quan cảm xúc, tay chân gò má tương đối nhạy cảm Sự phát triển não bé có quan hệ mật thiết với kích thích bên Do đó, mẹ thường xuyên tiếp xúc massage toàn thân có lợi nhiều cho não bé Bên cạnh đó, cách giao tiếp phi ngôn ngữ mẹ bé, tăng tình mẫu tử, tăng sức đề kháng, IQ EQ cho bé Tuy nhiên, việc làm chốc lát mà cần trì suốt tháng cữ mẹ Dưới số cách massage cho bé mẹ nên học hỏi: VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí VnDoc - Tải tài liệu, văn pháp luật, biểu mẫu miễn phí Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, là “vũ khí” giúp kháng lại các virus và các tác nhân gây bệnh. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ giảm làm tăng các nguy cơ mắc những căn bệnh truyền nhiễm. Vậy nên ăn gì để tăng sức đề kháng cho cơ thể? Bệnh cảm cúm chiếm gần 2/3 nguyên nhân gây sốt và viêm đường hô hấp ở trẻ em. Để tăng sức đề kháng cho trẻ em phòng tránh viêm hô hấp, có nhiều biện pháp gồm tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, sử dụng khẩu trang khi đi xe gắn máy, giữ ấm cho trẻ… trong đó chế độ ăn cũng góp phần quan trọng. Khoa học đã chứng minh có vài vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng, đặc biệt là vitamin A và kẽm. Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng. Vitamin A được chứng minh có vai trò tăng miễn dịch chống bệnh nhiễm trùng, có nhiều trong các loại trái cây màu vàng đậm, đặc biệt là ba loại thức ăn phổ biến: khoai lang, cà chua và cà rốt. Trong rau và trái cây, vitamin A có ở dưới dạng beta-caroten là tiền chất và sẽ chuyển sang vitamin khi vào cơ thể. Trong động vật, vitamin nhiều nhất trong các món ăn từ gan, ví dụ gan và patê. Theo chúng tôi, khoai lang là loại thức ăn tuyệt vời mà tạo hóa ban cho con người vì chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, C và vitamin nhóm B. Về khoáng chất, khoai lang chứa rất nhiều khoáng chất trong đó có kali và magie; khoai lang cũng chứa rất nhiều chất xơ. Từ đó khoai lang được xếp vào loại thực phẩm có tính kháng viêm rất cao, giúp phòng chống bệnh mãn tính không lây như đái tháo đường, tăng huyết áp. Chưa kể khoai lang lại là thức ăn rẻ và phổ biến ở nước ta. Kẽm cũng liên quan đến sức đề kháng. Ngoài các chức năng có lợi cho sức khỏe như sức khỏe sinh sản ở nam giới, tăng chiều cao ở trẻ em, kẽm được khoa học chứng minh vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Kẽm có nhiều nhất trong thịt bò, giúp cơ thể sản xuất đủ tế bào miễn dịch phòng chống các tác nhân nhiễm trùng. Do đó cần ăn thịt bò 2-3 lần trong tuần để cung cấp đủ chất kẽm cho cơ thể. Ngoài ra kẽm còn có nhiều trong con hàu và sò. Việc chú ý tăng sức đề kháng quan trọng cho tất cả mọi người, tuy nhiên cần lưu ý ở các đối tượng có nhiều nguy cơ hơn, ví dụ: trẻ em sau 6 tháng tuổi (khi đó kháng thể của mẹ truyền qua đã giảm), trẻ em mới bắt đầu đi học mẫu giáo (thường dễ bị lây bệnh của bạn), trẻ em mắc bệnh hen phế quản (thường cảm cúm sẽ dẫn đến hen phế quản), người cao tuổi, người ăn chay (vì chế độ ăn thiếu kẽm), trẻ biếng ăn do ăn không đa dạng, người ở vùng sâu vùng xa. Ở những đối tượng nguy cơ nêu trên nếu không tiêu thụ đủ và đa dạng thực phẩm thì cần có chế độ bổ sung vitamin A và kẽm theo dạng thuốc để tăng sức đề kháng. Cách massage giúp bé yêu của bạn thư giãn Massage đúng cách không những giúp thắt chặt sợi dây tình cảm giữa 2 mẹ con mà còn giúp bé duy trì tốt việc ăn, ngủ hàng ngày và nhất là có thể tạo cho bé có một thân hình cân đối, săn chắc, dẻo dai và khỏe mạnh. Bạn chỉ nên tiến hành massage khi bé hoàn toàn thoải mái (không quấy khóc, cáu gắt…). Bạn nên tôn trọng sự tự nguyện của bé, hãy hỏi ý kiến bé trước khi tiến hành, dù bé chưa thể diễn đạt bằng lời, bạn vẫn có thể cảm nhận được thái độ khi thử một vài động tác nhẹ nhàng lên người bé. Bạn cần chuẩn bị một phòng yên tĩnh để bé nằm tận hưởng những giây phút thư giãn này, tuy nhiên, bạn cũng có thể bật những giai điệu du dương nhẹ nhàng để bé thư thái. Nhiệt độ lý tưởng của phòng khoảng 28-29°C. Nên dùng loại dầu massage có nguồn gốc tự nhiên được chế riêng cho các bé. Trước khi thực hiện, người mẹ cần phải tháo bỏ hoàn toàn các vật dụng, đồ trang sức trên bàn tay, lưu ý cắt ngắn móng tay để không gây xước da trẻ. Làm ấm lòng bàn tay trước khi chạm vào bé. Massage cổ chân: Cổ chân là nơi tốt nhất để bắt đầu. Bạn hãy đặt chân bé vào giữa ngón cái và ngón tay trỏ. Nắm chân bé đủ chặt và massage nhẹ nhàng từng chân cho bé. Một tay nắm chân bé, một tay bạn nhẹ nhàng xoa cổ chân xuống mắt cá chân của bé. Massage bàn chân Dùng hai ngón tay cái ấn nhẹ gan bàn chân của bé. Từ trên xuống dưới. Chuyển đổi chân và lặp lại. Massage chân giúp máu lưu thông được một cách dễ dàng và luôn tạo cho bé cảm giác thư giãn thoải mái. Massage các ngón chân Trên mỗi ngón chân có tới vài chục nghìn dây thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc massage chân sẽ khiến nhiều bộ phận trên cơ thể bé được thư thái, dễ chịu. Các ngón chân cũng như các ngón tay đều rất nhạy cảm. Cách massage này giúp các ngón chân được dẻo dai, khỏe mạnh. Massage như sau: lòng bàn tay nắm phía dưới bàn chân, tay kia dùng ngón cái và ngón trỏ nắm từng ngón chân bé, kéo duỗi nhẹ nhàng. Sau đó lặp lại những ngón chân khác và bóp nhẹ, xoay tròn các ngón chân bé một cách nhẹ nhàng, êm ái. Cũng làm tương tự với bàn chân kia. Massage bàn tay và cánh tay Trước hết, bạn hãy cầm tay bé thật nhẹ nhàng, truyền hơi ấm sang tay bé để bé biết là bạn chuẩn bị massage tay cho bé. Dùng ngón tay cái mở bàn tay của bé ra. Sau đó, dùng ngón cái và ngón trỏ xoa đều từng ngón tay, nắn, vuốt thật dịu dàng từng ngón tay. Lăn cánh tay bé giữa hai lòng bàn tay bạn. Xoa bóp nhẹ nhàng cánh tay bé từ trên xuống dưới. Làm tương tự với tay bên kia. Massage ngực bé Làm ấm vài giọt dầu trong tay bạn, dùng hai bàn tay xoa nhẹ vùng ngực sang hai bên. Làm nhiều lần động tác này. Massage bụng Massage vùng bụng cho bé giúp tiêu hóa tốt hơn, ít bị các chứng rối loạn tiêu hóa hay đầy bụng thường gặp ở trẻ. Massage còn giúp loại bỏ các độc tố, giúp bé khỏe mạnh hơn vì làm tăng khả năng bài tiết và quá trình trao đổi chất thông qua làn da của bé. Massage: dùng từng bàn tay một vuốt từ bên phải sang bên trái bé, lặp lại nhịp nhàng, uyển chuyển. Massage thường xuyên giúp trẻ mau lớn, tăng sức đề kháng Tình yêu thương của người xoa bóp đối với bé là rất quan trọng, vừa xoa bóp vừa nhẹ nhàng nói chuyện hoặc có thể mở những bản nhạc nhẹ nhàng cho bé nghe. Khi xoa bóp cho bé phải ở trong môi trường ấm áp, bé được đặt nằm thoải mái. Không được xoa bóp lúc bé đang đói hay vừa ăn no xong. Hai tay của người xoa bóp phải ấm, nhẵn, móng tay cắt ngắn, không đeo nhẫn để tránh làm tổn thương da của bé. Có thể bôi một chút dầu dưỡng da trẻ em ra lòng bàn tay. Tình yêu thương của người xoa bóp đối với bé là rất quan trọng, vừa xoa bóp vừa nhẹ nhàng nói chuyện hoặc có thể mở những bản nhạc nhẹ nhàng cho bé nghe. Thủ pháp phải bắt đầu từ nhẹ nhàng, sau đó mạnh dần lên, nhất thiết không được để bé cảm thấy khó chịu, chú ý không nên dùng lực quá mạnh cũng không nên quá nhẹ. Thứ tự xoa từ đầu xuống mặt, cổ, ngực, bụng, tứ chi rồi ra sau lưng. Khi mới bắt đầu, mỗi lần xoa bóp cho bé chừng 5 phút, sau đó tăng dần lên 15 - 20 phút, mỗi ngày 2 lần. Xoa bóp không phải là một thao tác cơ giới mà là sự giao lưu tình cảm mẹ con, cùng với việc xoa bóp cho bé, da tay người mẹ cũng sẽ cảm nhận được những kích thích từ làn da mỏng manh của bé. Ý nghĩa của việc xoa bóp Xoa bóp có thể thúc đẩy sự phát triển của bé: Kiểm tra 42 ngày sau khi sinh thấy thể trọng, chiều dài cơ thể, vòng đầu của những đứa trẻ được xoa bóp tăng lên rõ rệt so với những trẻ không được xoa bóp. Trong quá trình xoa bóp, giữa người mẹ và đứa trẻ sẽ có sự giao lưu bằng ánh mắt, người mẹ thường thông qua giọng nói dịu dàng hoặc âm nhạc du dương để trò chuyện với con, việc này có thể thúc đẩy hệ thần kinh của trẻ phát triển. Qua quan sát lâu dài, người ta đã phát hiện thấy khả năng vận động (như nhấc đầu, lật người) của những đứa trẻ được xoa bóp ngay từ khi mới sinh phát triển sớm hơn so với những đứa trẻ không được xoa bóp, năng lực thích ứng với môi trường xung quanh (như làm quen, khóc, bập bẹ tự nói) cũng phát triển nhanh hơn so với những đứa trẻ không được xoa bóp. Xoa bóp làm gia tăng sức đề kháng của trẻ: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc xoa bóp có thể nâng cao sức miễn dịch, gia tăng các vật chất miễn dịch trong cơ thể cho bé. Ngày nay, xoa bóp đã được dùng như một biện pháp chăm sóc trẻ có bệnh. Với những trẻ có chứng thở khò khè, sau 20 phút xoa bóp, bệnh tình đã có phần thuyên giảm, trạng thái tinh thần cũng được ổn định theo. Theo quan sát, sau khi được xoa bóp bé sẽ ngủ rất ngon, tỉnh dậy cũng không khóc mà rất ngoan. Những bé ngủ không ngon sau khi được xoa bóp sẽ ngủ sâu và yên. Các động tác xoa bóp Xoa bóp cánh tay: đặt bé nằm ngửa, ngón tay cái bàn tay trái của mẹ đặt giữa lòng bàn tay trái của bé, các ngón tay kia nắm nhẹ lấy tay bé. Dùng tay phải xoa nhẹ, chậm từ cổ tay cho đến vai bé. Cũng làm như vậy với tay bên phải của bé, mỗi bên làm 6 - 8 lần. Xoa bóp chân: đặt bé nằm ngửa, tay trái của mẹ nắm nhẹ gót chân phải của bé. Ba ngón tay cái, trỏ, giữa của tay phải mẹ làm thành một vòng tròn xoay dần từ gót chân lên tới đầu gối bé, làm 5 - 6 lần như vậy, sau đó chuyển sang chân kia. Xoa lưng: đặt bé nằm sấp, tay trái của mẹ nắm lấy chân bé, dùng mu bàn tay phải của mẹ xoa nhẹ nhàng từ mông lên tới cổ bé. Hoặc có thể dùng ngón Massage thường xuyên giúp trẻ mau lớn, tăng sức đề kháng Khi xoa bóp cho bé phải ở trong môi trường ấm áp, bé được đặt nằm thoải mái. Không được xoa bóp lúc bé đang đói hay vừa ăn no xong. Hai tay của người xoa bóp phải ấm, nhẵn, móng tay cắt ngắn, không đeo nhẫn để tránh làm tổn thương da của bé. Có thể bôi một chút dầu dưỡng da trẻ em ra lòng bàn tay. Trẻ được massage thường xuyên sẽ mau lớn, tăng sức đề kháng . Ảnh: minh họa - Internet Tình yêu thương của người xoa bóp đối với bé là rất quan trọng, vừa xoa bóp vừa nhẹ nhàng nói chuyện hoặc có thể mở những bản nhạc nhẹ nhàng cho bé nghe. Thủ pháp phải bắt đầu từ nhẹ nhàng, sau đó mạnh dần lên, nhất thiết không được để bé cảm thấy khó chịu, chú ý không nên dùng lực quá mạnh cũng không nên quá nhẹ. Thứ tự xoa từ đầu xuống mặt, cổ, ngực, bụng, tứ chi rồi ra sau lưng. Khi mới bắt đầu, mỗi lần xoa bóp cho bé chừng 5 phút, sau đó tăng dần lên 15 - 20 phút, mỗi ngày 2 lần. Xoa bóp không phải là một thao tác cơ giới mà là sự giao lưu tình cảm mẹ con, cùng với việc xoa bóp cho bé, da tay người mẹ cũng sẽ cảm nhận được những kích thích từ làn da mỏng manh của bé. Ý nghĩa của việc xoa bóp Xoa bóp có thể thúc đẩy sự phát triển của bé: Kiểm tra 42 ngày sau khi sinh thấy thể trọng, chiều dài cơ thể, vòng đầu của những đứa trẻ được xoa bóp tăng lên rõ rệt so với những trẻ không được xoa bóp. Trong quá trình xoa bóp, giữa người mẹ và đứa trẻ sẽ có sự giao lưu bằng ánh mắt, người mẹ thường thông qua giọng nói dịu dàng hoặc âm nhạc du dương để trò chuyện với con, việc này có thể thúc đẩy hệ thần kinh của trẻ phát triển. Qua quan sát lâu dài, người ta đã phát hiện thấy khả năng vận động (như nhấc đầu, lật người) của những đứa trẻ được xoa bóp ngay từ khi mới sinh phát triển sớm hơn so với những đứa trẻ không được xoa bóp, năng lực thích ứng với môi trường xung quanh (như làm quen, khóc, bập bẹ tự nói) cũng phát triển nhanh hơn so với những đứa trẻ không được xoa bóp. Xoa bóp làm gia tăng sức đề kháng của trẻ: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc xoa bóp có thể nâng cao sức miễn dịch, gia tăng các vật chất miễn dịch trong cơ thể cho bé. Ngày nay, xoa bóp đã được dùng như một biện pháp chăm sóc trẻ có bệnh. Với những trẻ có chứng thở khò khè, sau 20 phút xoa bóp, bệnh tình đã có phần thuyên giảm, trạng thái tinh thần cũng được ổn định theo. Theo quan sát, sau khi được xoa bóp bé sẽ ngủ rất ngon, tỉnh dậy cũng không khóc mà rất ngoan. Những bé ngủ không ngon sau khi được xoa bóp sẽ ngủ sâu và yên. Các động tác xoa bóp Xoa bóp cánh tay: đặt bé nằm ngửa, ngón tay cái bàn tay trái của mẹ đặt giữa lòng bàn tay trái của bé, các ngón tay kia nắm nhẹ lấy tay bé. Dùng tay phải xoa nhẹ, chậm từ cổ tay cho đến vai bé. Cũng làm như vậy với tay bên phải của bé, mỗi bên làm 6 - 8 lần. Xoa bóp chân: đặt bé nằm ngửa, tay trái của mẹ nắm nhẹ gót chân phải của bé. Ba ngón tay cái, trỏ, giữa của tay phải mẹ làm thành một vòng tròn xoay dần từ gót chân lên tới đầu gối bé, làm 5 - 6 lần như vậy, sau đó chuyển sang chân kia. Xoa lưng: đặt bé nằm sấp, tay trái của mẹ nắm lấy chân bé, dùng mu bàn tay phải của mẹ xoa nhẹ nhàng từ mông lên tới cổ bé. Hoặc có thể dùng ngón trỏ và ngón cái của hai tay véo nhẹ lên da từ mông lên đến cổ bé dọc theo sống lưng, làm 6 - 8 lần. Xoa bàn chân: đặt bé nằm ngửa, tay trái của mẹ nắm lấy gót chân phải của bé, tay phải của mẹ xoa nhẹ từ gót chân lên đến bụng chân bé 5 - 6 lần, sau đó lại xoa từ cổ