1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng bản đồ chuyên đề du lịch

64 901 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trên từng nhóm bản đồ địa lý, nội dung được thể hiện khác nhau: - Nhóm bản đồ đại cương: biểu hiện các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có trên bề mặt đất ở mức độ chi tiết khác nhau

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG 2

1.1 DẪN NHẬP VỀ BẢN ĐỒ HỌC CHUYÊN ĐỀ 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Đối tượng và nhiệm vụ 2

1.1.2.1 Đối tượng 2

1.1.2.2 Nhiệm vụ 2

1.1.3 Phương pháp nghiên cứu 2

1.1.4 Mối quan hệ với các ngành khác 2

1.1.4.1 Nghệ thuật 2

1.1.4.2 Toán học 3

1.1.4.3 Trắc địa học 3

1.1.4.4 Tin học và các ngành kỹ thuật 3

1.1.4.5 Địa lý học 3

1.2 BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 3

1.2.1 Khái niệm 3

1.2.2 Tính chất cơ bản của bản đồ chuyên đề 3

1.2.2.1 Thành lập trên cơ sở toán học 3

1.2.2.2 Sử dụng ký hiệu bản đồ 3

1.2.2.3 Có sự tổng quát hoá 4

1.2.2.4 Có tính đa dạng 4

1.2.3 Các yếu tố cấu thành bản đồ chuyên đề 5

1.2.3.1 Cơ sở toán học 5

1.2.3.2 Yếu tố nội dung 5

1.2.3.3 Yếu tố hỗ trợ 5

1.2.3.4 Yếu tố bổ sung 6

1.2.4 Vai trò và ý nghĩa của bản đồ chuyên đề 6

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 7

2.1 TỶ LỆ BẢN ĐỒ 7

2.1.1 Khái niệm 7

2.1.2 Phân loại tỷ lệ bản đồ 7

2.1.2.1 Tỷ lệ chính 7

2.2.2.2 Tỷ lệ riêng 7

2.2 CƠ SỞ TRẮC ĐỊA - THIÊN VĂN 7

2.2.1 Hình dạng Trái Đất 7

2.2.1.1 Elipsoid Trái Đất 7

2.2.1.2 Elipsoid quy chiếu 8

2.2.2 Các loại hệ tọa độ bề mặt Trái Đất 8

2.2.2.1 Hệ tọa độ địa lý 8

2.2.2.2 Hệ tọa độ trắc địa 8

2.2.2.3 Hệ tọa độ không gian 8

2.2.2.4 Hệ toạ độ mặt phẳng 8

Trang 3

2.2.3 Một số hệ toạ độ phổ biến ở Việt Nam 8

2.3 PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 9

2.3.1 Phương trình chiếu và sai số 10

2.3.1.1 Phương trình chiếu 10

2.3.1.2 Sai số trong phép chiếu bản đồ 10

2.3.2 Phân loại phép chiếu bản đồ 11

2.3.2.1 Dựa vào đặc tính sai số 11

2.3.2.2 Dựa vào vị trí mặt hỗ trợ 11

2.3.2.3 Dựa vào bề mặt hình hỗ trợ 11

2.3.3 Phép chiếu phương vị 11

2.3.4 Phép chiếu hình nón 12

2.3.5 Phép chiếu hình trụ 12

2.3.6 Phép chiếu bản đồ có số hiệu 13

2.3.6.1 Phép chiếu bản đồ thế giới 1: 1.000.000 13

2.3.6.2 Phép chiếu cho bản đồ Việt Nam 13

2.3.7 Nhận biết và lựa chọn phép chiếu 14

2.3.7.1 Cách nhận biết phép chiếu 14

2.3.7.2 Lựa chọn phép chiếu trong thiết kế, biên tập và thành lập bản đồ 15

2.4 CÁC YẾU TỐ KHÁC 15

2.4.1 Khung và bố cục bản đồ 15

2.4.1.1 Khung của bản đồ 15

2.4.1.2 Bố cục của bản đồ 15

2.4.2 Hệ thống lưới toạ độ trên bản đồ 15

CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 16

3.1 KÝ HIỆU BẢN ĐỒ 16

3.1.1 Khái niệm và phân loại 16

3.1.1.1 Khái niệm ký hiệu bản đồ 16

3.1.1.2 Phân loại ký hiệu bản đồ 16

3.1.2 Màu sắc và nét trải 17

3.1.2.1 Khái quát về màu sắc và nét trải 17

3.1.2.2 Sử dụng màu trong bản đồ học 17

3.1.2.3 Sử dụng nét trải trong bản đồ học 17

3.2 CHỮ VIẾT TRÊN BẢN ĐỒ 18

3.2.1 Khái quát chung 18

3.2.1.1 Vai trò của chữ viết trên bản đồ 18

3.2.1.2 Phân loại chữ viết trên bản đồ 18

3.2.1.3 Nguyên tắc sử dụng chữ viết trên bản đồ 18

3.2.2 Địa danh và viết chuyển địa danh 19

3.2.2.1 Địa danh theo các dân tộc khác nhau 19

3.2.2.2 Địa danh theo thời gian lịch sử 19

3.2.2.3 Địa danh nước ngoài 19

3.3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ 20

3.3.1 Phương pháp ký hiệu điểm 20

3.3.2 Phương pháp biểu đồ định vị 22

3.3.3 Phương pháp ký hiệu đường 23

3.3.4 Phương pháp chấm điểm 23

Trang 4

3.3.5 Phương pháp khoanh vùng 24

3.3.6 Phương pháp đường đẳng trị 25

3.3.7 Phương pháp nền số lượng 26

3.3.8 Phương pháp nền chất lượng 26

3.3.9 Phương pháp đồ giải (Cartogram) 27

3.3.10 Phương pháp bản đồ biểu đồ (Cartodiagram) 28

3.3.11 Phương pháp ký hiệu chuyển động 29

3.3.12 Vận dụng và phối hợp các phương pháp 30

CHƯƠNG 4 PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 32

4.1 PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ 32

4.1.1 Ý nghĩa - nguyên tắc phân loại 32

4.1.2 Các hệ thống phân loại 32

4.1.2.1 Phân loại theo nội dung 32

4.1.2.2 Phân loại theo tỷ lệ 33

4.1.2.3 Phân loại theo mục đích 33

4.2 BẢN ĐỒ DU LỊCH 33

4.2.1 Khái quát chung 33

4.2.2 Tính chất bản đồ du lịch 33

4.2.2.1 Tính khoa học 33

4.2.2.2 Tính trực quan 34

CHƯƠNG 5 THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 35

5.1 QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 35

5.1.1 Khái quát về thành lập bản đồ 35

5.1.1.1 Khái niệm 35

5.1.1.2 Đặc điểm của quá trình thành lập bản đồ 35

5.1.1.3 Quy trình thành lập bản đồ 36

5.1.2 Thiết kế bản đồ 36

5.1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực 37

5.1.2.2 Phân tích và đánh giá tài liệu 37

5.1.2.3 Thiết kế mô hình bản đồ 38

5.1.3 Thu thập dữ liệu 41

5.1.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 41

5.1.3.2 Dữ liệu thứ cấp 43

5.1.4 Biên vẽ bản đồ 43

5.1.4.1 Khái niệm 43

5.1.4.2 Nội dung các bước biên vẽ theo công nghệ truyền thống 44

5.2 PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 46

5.2.1 Phương pháp đo đạc trực tiếp từ thực địa 46

5.2.2 Phương pháp ảnh hàng không 48

5.2.3 Phương pháp viễn thám 50

5.2.4 Phương pháp biên vẽ từ tài liệu bản đồ 52

5.2.5 Phương pháp thống kê 53

CHƯƠNG 6 SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 55

6.1 KHÁI QUÁT CHUNG 55

6.2 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ 56

6.2.1 Đọc bản đồ 56

Trang 5

6.2.1.1 Khái niệm 56

6.2.2.2 Các nhiệm vụ chính trong đọc bản đồ 56

6.2.2 Suy giải bản đồ 56

6.2.3 Đo đạc bản đồ 57

6.2.3.1 Khái niệm 57

6.2.3.2 Các nhiệm vụ chính trong đo đạc bản đồ 57

6.2.4 So sánh bản đồ 57

6.2.5 Mô hình hóa bản đồ 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 59

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Bài giảng “Bản đồ chuyên đề du lịch” được biên soạn dựa trên cơ sở những

giáo trình có liên quan của các trường bạn và tài liệu tác giả thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau

Bài giảng giới thiệu các kiến thức cơ bản về bản đồ chuyên đề, đặc điểm của bản đồ chuyên đề du lịch (cơ sở toán học, ngôn ngữ bản đồ, tổng quát hóa và tính đa dạng của bản đồ chuyên đề du lịch) Trên nền tảng đó, học phần giới thiệu về quy trình thành lập bản đồ hoàn chỉnh và cách sử dụng bản đồ phục vụ cho việc tổ chức, quản lý lãnh thổ du lịch và cung cấp thông tin để hướng dẫn du khách cho sinh viên ngành Địa lý học được đào tạo tại Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Quảng Bình

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để nội dung bài giảng đáp ứng được yêu cầu của chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo, song chắc chắn không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự chỉ bảo của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp, cùng sự góp ý của các bạn sinh viên khi sử dụng bài giảng này

Trân trọng cảm ơn tập thể Bộ môn Địa lý – Việt Nam học – Công tác xã hội, Trường Đại học Quảng Bình đã đọc và góp nhiều ý kiến bổ ích

NGƯỜI BIÊN SOẠN

Trang 7

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG

1.1 DẪN NHẬP VỀ BẢN ĐỒ HỌC CHUYÊN ĐỀ

1.1.1 Khái niệm

Định nghĩa chặt chẽ và hoàn chỉnh do GS K.A Salishev đưa ra, được nhiều người

thừa nhận: “Bản đồ học là khoa học về sự nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian,

sự phối hợp và sự liên kết lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên và xã hội (cả những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình ký hiệu hình tượng đặc biệt - sự biểu hiện bản đồ”

- Định nghĩa bao hàm trong nó bản đồ về Trái Đất và bản đồ các hành tinh khác

- Bao trùm trong đó cả bản đồ địa lý/ bản đồ các hành tinh, quả cầu địa lý, bản đồ nổi, biểu đồ khối, bản đồ số v.v

- Định nghĩa không chỉ xác định “Bản đồ học” là khoa học độc lập thuộc lĩnh vực tự nhiên mà còn chỉ ra phương pháp bản đồ là một dạng đặc biệt của mô hình hoá

Năm 1995, tại Bacxêlôna - Tây Ban Nha, đại hội lần thứ X Hội Bản đồ thế giới đã

đưa ra định nghĩa: “Bản đồ học là ngành khoa học giải quyết những vấn đề lý luận, sản

xuất, phổ biến và nghiên cứu về bản đồ” Với định nghĩa này, vai trò và chức năng của Bản

- Nghiên cứu các phương pháp truyền tin, ngôn ngữ thể hiện nội dung bản đồ

- Nghiên cứu về các phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ

1.1.3 Phương pháp nghiên cứu

Trong nhận thức thực tế khách quan, phương pháp bản đồ là một phương pháp luận khoa học Theo sơ đồ “Phương pháp bản đồ nhận thức thực tế” của L Rataixki, có thể chia thành 4 quá trình:

- Nhận thức thông tin từ thực tế khách quan và chọn lọc thông tin

- Biến đổi thông tin thành dạng bản đồ

- Truyền thông tin ở dạng bản đồ đến người dùng

- Tái tạo trong nhận thức người dùng thông tin về thực tế khách quan

Các phương pháp nghiên cứu bản đồ học nhằm hoàn thành các quá trình trên gồm:

- Nhóm phương pháp nhằm thành lập bản đồ, nghĩa là xây dựng mô hình không gian của thực tế khách quan được nghiên cứu

- Nhóm phương pháp nhằm sử dụng bản đồ, nghĩa là nghiên cứu mô hình (bản đồ) nhằm thu nhận các kiến thức về thực tế khách quan

1.1.4 Mối quan hệ với các ngành khác

1.1.4.1 Nghệ thuật

Bản đồ là một tác phẩm khoa học mang tính nghệ thuật cao Các tác phẩm bản đồ phải đảm bảo tính mỹ thuật Từ phương pháp biểu hiện đến sự thể hiện và phối hợp các đường nét, màu sắc, hình vẽ, chữ viết, trình bày bố cục bản đồ đều phải đảm bảo tính mỹ thuật Vì thế, trong Bản đồ học đã xuất hiện bộ môn trình bày bản đồ nhằm nghiên cứu các phương pháp và phương tiện trình bày bản đồ

Trang 8

1.1.4.2 Toán học

Toán học được ứng dụng để đo và tính kích thước Trái Đất, xác lập cơ sở lý luận để chuyển mặt elipxoit Trái Đất sang mặt phẳng và xây dựng các phép chiếu bản đồ, xác định toạ độ địa lý các điểm trên mặt đất và vẽ kinh tuyến, vĩ tuyến

Ngày nay, khoa học bản đồ ngày càng hoàn thiện nhờ sự ứng dụng nhiều lĩnh vực của toán học: Toán thống kê, Lý thuyết thông tin, Hình học phẳng, Đại số quan hệ, …

Ngược lại, Bản đồ học là một trong những lĩnh vực cho một số ngành Toán học ứng dụng phát triển

1.1.4.3 Trắc địa học

Trắc địa học có quan hệ trực tiếp với Bản đồ học – xác định hệ quy chiếu không gian trên Trái Đất Trắc địa học cung cấp cho Bản đồ học số liệu về hình dạng, kích thước Trái Đất và các hành tinh

Số liệu về toạ độ các điểm, mạng lưới khống chế đo vẽ trên bề mặt đất, nhằm xác định được chính xác vĩ độ, kinh độ, độ cao tuyệt đối của các đối tượng địa lý

Bằng phương pháp tính toán chuyển từ bề mặt vật lý của Trái Đất sang elipxoit Trái Đất làm cơ sở để chuyển bề mặt lồi lõm của Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ

1.1.4.5 Địa lý học

Địa lý học nghiên cứu những quy luật phát sinh và phát triển, các mối quan hệ giữa các đối tượng và hiện tượng địa lý (tự nhiên và kinh tế - xã hội) trong không gian địa lý Địa lý học cung cấp tri thức về bản chất, sự phân bố và các mối quan hệ tương hỗ của các đối tượng địa lý, là cơ sở thành lập các bản đồ địa lý

Bản đồ học lại cung cấp cho các nhà Địa lý một phương tiện nghiên cứu đặc biệt -

bản đồ địa lý và phương pháp nghiên cứu đặc thù - phương pháp bản đồ

1.2 BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ

1.2.1 Khái niệm

Theo K A Xalishev: “Bản đồ địa lý là những biểu hiện thu nhỏ, được quy định về

mặt toán học, có tính chất hình ảnh - ký hiệu và được khái quát hoá bề mặt Trái Đất lên

trên mặt phẳng”

1.2.2 Tính chất cơ bản của bản đồ chuyên đề

1.2.2.1 Thành lập trên cơ sở toán học

Để chuyển bề mặt tự nhiên của Trái Đất sang mặt phẳng bản đồ, phải thực hiện:

- Chiếu bề mặt Trái Đất vốn có địa hình rất phức tạp và những đối tượng cần hoạ đồ rất đa dạng lên bề mặt elipxoit Trái Đất

- Thu nhỏ kích thước elipxoit Trái Đất và biểu hiện bề mặt elipxoit đó lên mặt

phẳng Để làm điều này phải sử dụng phương pháp toán học, gọi là phép “chiếu hình bản

đồ” Phép chiếu hình bản đồ quy định sự phụ thuộc giữa toạ độ của những điểm trên bề

mặt elipxoit Trái Đất và toạ độ tương ứng trên mặt phẳng bản đồ Nhờ đó, bản đồ bảo đảm được tính đồng dạng và sự tương ứng không gian của các đối tượng

1.2.2.2 Sử dụng ký hiệu bản đồ

- Các ký hiệu bản đồ giúp thể hiện các đối tượng, hiện tượng khác nhau trên bản đồ

Sử dụng ký hiệu làm cho bản đồ khác với những bức ảnh hàng không và tranh phong cảnh cùng một địa phương

Trang 9

- Với các ký hiệu, ban đầu có thể cho cảm giác xa lạ, không trực quan như tranh ảnh, nhưng thực tế, sử dụng ký hiệu lại có nhiều ưu thế:

+ Bao quát được không gian rộng, trên đó thể hiện và làm nổi bật đối tượng, đặc trưng

dù kích thước rất nhỏ Với ảnh hàng không, chúng sẽ bị biến mất khi thu nhỏ lại

+ Biểu diễn địa hình trên mặt phẳng mà không làm mất đi những đặc điểm lồi lõm, có thể nhận biết và tính toán được độ cao thấp của địa hình (bằng các đường bình độ)

+ Thể hiện được bản chất bên trong của các đối tượng, những biến đổi của chúng theo không gian và thời gian, đưa ra được nhiều mặt của đối tượng (Bức ảnh hàng không cho thấy rất rõ các điểm quần cư nhưng không đưa ra được số dân, mật độ, kết cấu, … ở những điểm quần cư đó Với bản đồ, bằng ký hiệu, điều này hoàn toàn biểu hiện được)

+ Thể hiện được sự phân bố và đặc điểm của hiện tượng mà giác quan ta không tri giác được (Ví dụ: sự phân bố từ trường, sự dị thường trọng lực, …), hiện lên rõ ràng những mối quan hệ giữa các sự vật (lượng mưa với chế độ nước sông, nguồn nguyên liệu với các

xí nghiệp chế biến, …)

+ Cho phép chọn lọc, lược bỏ những khía cạnh, bộ phận riêng lẻ, ít giá trị của sự vật, khái quát thành những dấu hiệu chung có tính bản chất, cơ bản của đối tượng, tức là sự trừu tượng hoá (Ví dụ: dựa vào dân số và hành chính, đưa ra đặc trưng các điểm dân cư, bỏ qua được vị trí quy hoạch của các điểm dân cư)

1.2.2.3 Có sự tổng quát hoá

Bản đồ là sự biểu hiện thu nhỏ của bề mặt thực tế Nếu tỷ lệ càng nhỏ thì mức độ thu nhỏ càng lớn Mặt khác, mỗi bản đồ thành lập nhằm mục đích khác nhau Vì thế khi đưa lên bản đồ phải loại bỏ những đối tượng, khía cạnh không cần thiết, chỉ giữ lại và nêu bật những đối tượng, hiện tượng điển hình, quan trọng nhất trên cơ sở mục đích, chủ đề, tỷ lệ

và đặc điểm địa phương Quá trình này là “Tổng quát hoá bản đồ”

1.2.2.4 Có tính đa dạng

Thế giới thực và cuộc sống rất phong phú và đa dạng Hình ảnh của thế giới thực ấy

do đó cũng rất đa dạng tùy theo cách nhìn, góc độ nhìn, tầm nhìn cũng như khía cạnh vấn

đề ta muốn “mô tả” Chính vì vậy, bản đồ rất đa dạng và phong phú

* Theo nội dung thể hiện

- Bản đồ địa lý chung: thể hiện hình hình ảnh bề mặt Trái Đất (sông hồ, địa hình, giao

thông, dân cư,…) được sử dụng trong để đi đường, khảo sát thực địa…

- Bản đồ chuyên đề: tập trung thể hiện một đặc điểm, vấn đề nào đó Bản đồ chuyên

đề rất đa dạng về nội dung: bản đồ đất, bản đồ địa chất, bản đồ khí hậu, phân bố dân tộc, bản đồ dịch tễ, bản đồ mức sống, bản đồ trình độ học vấn, bản đồ du lịch

Khi cần tìm hiểu một khía cạnh nào đó của khu vực, bản đồ chuyên đề có thể cung cấp cho ta thông tin mang tính tổng quát đồng thời cho ta cái nhìn nhanh, rõ và thấy được phân bố trong không gian của hiện tượng Ví dụ, hình dưới cho thấy vị trí và loại hình các điểm du lịch tại khu vực Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam

* Theo tỷ lệ bản đồ

Tỷ lệ bản đồ quyết định đến mức độ thu nhỏ của bản đồ so với thực tế Lưu ý rằng cách gọi “tỷ lệ nhỏ”, “tỷ lệ lớn” là dựa vào hình ảnh kết quả và ngược với mẫu số của tỷ lệ

- Bản đồ tỷ lệ lớn (có mức thu nhỏ ít) sẽ có hình ảnh khu vực chi tiết, rõ ràng Trên

bản đồ tỷ lệ lớn, ta có thể thực hiện các phép đo đạc với độ chính xác cao

- Bản đồ tỷ lệ nhỏ (có mức thu nhỏ cao) cho hình ảnh một khu vực rộng lớn, bao quát

nhưng không chi tiết Với bản đồ tỷ lệ nhỏ, sai lệch sẽ rất lớn nên việc đo đạc chỉ cho kết quả rất hạn chế

Như vậy, cần hiểu rõ để lựa chọn sử dụng bản đồ phù hợp: khi cần xem khu vực nhỏ, khảo sát chi tiết thì dùng bản đồ tỷ lệ lớn, nhưng nếu cần nhìn bao quát khu vực thì phải

Trang 10

chọn tỷ lệ nhỏ hơn Để thực hiện các đo tính cụ thể, cần lưu ý rằng bản đồ tỷ lệ càng lớn sẽ cho kết quả càng tốt

* Theo phương thức sử dụng

- Bản đồ để bàn: thành lập để xem với khoảng cách gần (25-30cm) nên các ký hiệu

nhỏ, bản đồ nhiều chi tiết hơn

- Bản đồ treo tường: được thành lập để nhìn ở khoảng cách xa (2,5m) nên các ký hiệu,

chữ sẽ rất to, dẫn đến bản đồ sẽ ít chi tiết

* Theo mục đích và đối tượng sử dụng

Khi thành lập bản đồ, cũng như làm sản phẩm bất kỳ, người làm bản đồ đã xác định mục đích và đối tượng phục vụ nhắm đến Nội dung, mức độ chi tiết, dễ hiểu của bản đồ cũng thay đổi Ví dụ: bản đồ dành cho học tập phổ thông sẽ phải đơn giản, rõ ràng hơn so với những bản đồ dùng trong nghiên cứu, đòi hỏi mức độ chi tiết cao

Tóm lại, mỗi bản đồ được xây dựng nhằm thể hiện nội dung khác nhau, khu vực khác nhau và đáp ứng mục tiêu, đối tượng cụ thể Người sử dụng cần hiểu được điều này để chủ động chọn lựa loại bản đồ phù hợp giúp sử dụng hiệu quả

1.2.3 Các yếu tố cấu thành bản đồ chuyên đề

1.2.3.1 Cơ sở toán học

- Cơ sở toán học của bản đồ địa lý gồm: lưới chiếu, mạng lưới điểm khống chế trắc địa, tỷ lệ và bố cục bản đồ

- Lưới chiếu: cơ sở của tất cả bản đồ, thuộc vào thành phần bắt buộc của bản đồ địa

lý, xây dựng bản đồ bắt đầu từ việc thành lập lưới toạ độ - mạng lưới kinh vĩ tuyến Đây là

- Mạng lưới điểm khống chế trắc địa nhằm xác định chính xác vị trí mạng lưới toạ độ

địa lý và phân bố chính xác các yếu tố nội dung trong hệ tọa độ mặt phẳng

- Tỷ lệ bản đồ quy định kích thước bản đồ, xác định mức độ chi tiết của nội dung bản

đồ, phương pháp biểu hiện bản đồ, sự phân mảnh và lập danh số (số hiệu) các bản đồ trong

hệ thống bản đồ nhiều tờ

- Bố cục bản đồ: xác định phạm vi khu vực lập bản đồ, sắp xếp nội dung của bản đồ,

gồm khung bản đồ, sơ đồ bảng chắp mảnh, sơ đồ trình bày trong và ngoài khung bản đồ

1.2.3.2 Yếu tố nội dung

Nội dung bản đồ là lượng thông tin về các đối tượng, hiện tượng địa lý được biểu hiện trên bản đồ Trên từng nhóm bản đồ địa lý, nội dung được thể hiện khác nhau:

- Nhóm bản đồ đại cương: biểu hiện các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội có trên bề mặt đất ở mức độ chi tiết khác nhau tùy tỷ lệ bản đồ

- Nhóm bản đồ chuyên đề: chọn lọc một số đối tượng có trên bản đồ địa lý chung, bổ sung thêm một số đối tượng ở mức chi tiết và sâu hơn, được phân ra thành phần chính, phụ

Ví dụ, bảng chú giải của bản đồ A (Cambodia) cho ta biết Cambodia có các dân tộc: Khmer, Khmer Loeu, Vietnamese, Cham, Lao trong khi bản đồ B (Pakistan) cho biết Pakistan có các dân tộc: Sindhi, Punjabi, Chitrali, Baluch, Pathan, Brahui, …

* Kim chỉ hướng

Trang 11

Mỗi bản đồ thường có kim chỉ hướng, cho ta biết hướng Bắc thật để ta đặt bản đồ đúng hướng khi sử dụng Thông thường, hướng Bắc bản đồ trùng hướng thẳng đứng của tờ giấy Tuy nhiên, để tiện cho việc thể hiện nội dung bản đồ, một số trường hợp hướng này

bị xoay đi Lúc đó kim chỉ hướng sẽ rất cần thiết và bắt buộc phải có

* Ghi chú tỷ lệ

Mỗi bản đồ đều cần có ghi chú về tỷ lệ để có thể đo tính, ước lượng kích thước các đối tượng Ghi chú về tỷ lệ có thể ở dạng số, dạng chữ hay thước

* Thông tin xuất bản

Khi sử dụng bản đồ, cần lưu ý xem thông tin xuất bản thường được đặt ở góc trái bên dưới của tờ bản đồ Thông tin xuất bản ghi rõ bản đồ được thành lập bởi ai, sử dụng nguồn

tư liệu nào và vào thời điểm nào Những thông tin này giúp ta đánh giá độ tin cậy và tính

cập nhật của bản đồ

1.2.3.4 Yếu tố bổ sung

Trên bản đồ còn có thể có các bản đồ phụ, lát cắt địa hình, biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu… Các nội dung này giúp mở rộng nội dung bản đồ chính Yếu tố bổ sung không bắt buộc phải có trên bản đồ

1.2.4 Vai trò và ý nghĩa của bản đồ chuyên đề

Trong phương pháp bản đồ, sự nhận thức được thực hiện theo hai quá trình khép kín:

- Từ thực tế khách quan, tùy thuộc vào yêu cầu và nội dung nghiên cứu, nhà bản đồ học phân tích, chọn lọc đối tượng, hiện tượng trong thực tế và phản ánh lên bản đồ bằng ngôn ngữ bản đồ

- Với tấm bản đồ, người dùng bản đồ nghiên cứu các đối tượng và hiện tượng đã được biểu hiện trên bản đồ để rút ra những tri thức cần thiết về thực tế

R: thực tế khách quan; R1: phần thực tế khách quan được thành lập bản đồ; 1: người nghiên cứu thu thập và xử lý thông tin (đánh giá, phân loại, tính toán); T1: Các thông tin đã

xử lý để lập bản đồ; 2: người lập bản đồ thành lập bản đồ (lập mô hình); C: Bản đồ; 3: người đọc bản đồ đọc, suy giải bản đồ, xử lý thông tin bản đồ; T2: thông tin nhận được từ bản đồ; 4: giải thích thông tin và hình thành khái niệm địa lý R2: Phần thực tế khách quan

- Trong giảng dạy và học tập địa lý, bản đồ vừa là nội dung vừa là phương tiện đặc thù không thể thiếu Bản đồ địa lý cho ta khái niệm “Bề mặt” lãnh thổ (không gian hai chiều, ba chiều) nên bản đồ cùng với bài viết là hai "Kênh thông tin (hình và chữ)" bổ sung nhau

- Bản đồ là phương tiện có hiệu quả để phổ biến tri thức, nâng cao trình độ văn hoá cho mọi người, cung cấp hiểu biết về quê hương, đất nước, về các quốc gia trên thế giới, giáo dục lòng yêu nước, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường

- Bản đồ là phương tiện phục vụ giao thông, du lịch và quốc phòng, thăm dò khoáng sản, điều tra tài nguyên rừng, đánh giá đất nông nghiệp, thiết kế, xây dựng công trình thuỷ lợi, mạng lưới giao thông và các vấn đề trong đời sống con người

- Trong phân bố lực lượng sản xuất, tổ chức lãnh thổ nền sản xuất xã hội, kế hoạch hoá sự phát triển tổng hợp nền sản xuất các miền, các vùng, bản đồ là phương tiện hỗ trợ quy hoạch hiệu quả

Trang 12

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ

Tỷ lệ chính của bản đồ phản ánh mức độ thu nhỏ độ dài trên bề mặt đất lên bản đồ ở

nơi không có sai số chiếu hình Tỷ lệ chính được thể hiện dưới ba dạng:

- Tỷ lệ số được xác định bằng một phân số, có tử số là 1 và mẫu số thường là một số

chẵn thể hiện số lần được thu nhỏ trên bản đồ của một đoạn s so với S ngoài thực địa, thường được viết dưới dạng: 1:M hay 1/M với M là số lần thu nhỏ

- Tỷ lệ chữ cụ thể hóa tỷ lệ số bằng lời: 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu m (km)

2.2 CƠ SỞ TRẮC ĐỊA - THIÊN VĂN

Cơ sở trắc địa - thiên văn của bản đồ được đặc trưng bởi hình dạng Trái Đất, hệ tọa độ được sử dụng đầu tiên để thành lập bản đồ và các điểm khống chế trắc địa

2.2.1 Hình dạng Trái Đất

Năm 1873 nhà Vật lý học người Đức Lixtinh đã đưa ra khái niệm Geoid Mặt Geoid

là mặt nước biển trung bình yên tĩnh trải rộng xuyên qua các lục địa tạo thành một mặt cong khép kín Tại bất kỳ một điểm nào trên bề mặt này, đường pháp tuyến đi qua điểm đó

cũng trùng với phương của dây dọi

Trong thực tiễn Trắc địa - Bản đồ, mặt Elipsoid quay có hình dạng và kích thước gần giống Geoid được dùng thay cho Geoid Elipsoid có khối lượng bằng khối lượng Geoid, tâm trùng với trọng tâm của Trái Đất, mặt phẳng xích đạo trùng với mặt phẳng xích đạo Trái Đất Có hai dạng Elipsoid: Elipsoid Trái Đất và Elipsoid quy chiếu:

2.2.1.1 Elipsoid Trái Đất

Elipsoid này xoay quanh mặt phẳng xích đạo, có tâm trùng với tâm của mặt phẳng xích đạo và tâm của Trái Đất, biểu diễn chính xác tới mức tối đa bề mặt của Geoid

Các điểm và đường quan trọng trên Elipsoid Trái Đất:

- Cực Trái Đất: Các giao điểm giữa bán trục nhỏ (b) của Elipsoid với mặt của

Elipsoid gọi là các cực Bắc (PB) và Nam (PN)

- Kinh tuyến: Các giao tuyến của mặt Elipsoid với các mặt phẳng đi qua trục quay là

những Elipsoid bằng nhau và gọi là các vòng kinh tuyến Nửa vòng Elipsoid chứa hai cực gọi là kinh tuyến

- Vĩ tuyến: Các vòng tròn được tạo ra do các mặt phẳng vuông góc với trục nhỏ đồng

thời cắt Elipsoid gọi là các vĩ tuyến Vĩ tuyến lớn nhất nằm trên mặt phẳng đi qua tâm Elipsoid gọi là đường xích đạo Đường xích đạo là vòng tròn có bán kính bằng a

Trang 13

2.2.1.2 Elipsoid quy chiếu

Elipsoid này có hình dạng gần với bề mặt Geoid tại một vùng trên Trái Đất Mỗi quốc gia sử dụng Elipsoid quy chiếu khác nhau về kích thước các bán trục

Trước 1975, Bắc Việt Nam sử dụng Elipsoid Krasovski (1940) với các kích thước: a = 6.378.245; b= 6.356.863 Miền Nam, sử dụng Elipsoid Everest (1930) gốc tại Ấn Độ Hiện

nay, Việt Nam thống nhất Elipsoid WGS-84 (World Geodetic System-84)

2.2.2 Các loại hệ tọa độ bề mặt Trái Đất

Vị trí của một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất được xác định bằng các đại lượng toạ

độ Toạ độ các điểm có thể được xác định trong các hệ toạ độ sau đây:

2.2.2.1 Hệ tọa độ địa lý

Hệ tọa độ địa lý xem bề mặt Trái Đất là mặt Geoid, được xác định bằng kinh độ (λ) và

vĩ độ (φ) và cao độ (h) theo phương pháp đo thiên văn nên còn gọi là Hệ tọa độ thiên văn

- Kinh độ địa lý của một điểm là trị số góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó Phân biệt Kinh độ Đông, Kinh độ Tây, Kinh tuyến gốc (0˚)

- Vĩ độ độ địa lý của một điểm là trị số của góc hợp bởi đường pháp tuyến đi qua điểm đó với mặt phẳng xích đạo Phân biệt: Xích đạo (0˚), Vĩ độ Bắc, Vĩ độ Nam

- Độ cao thuỷ chuẩn (h): độ cao so với mặt Geoid Như vậy λ, φ , h được xác định trên mặt Geoid, là mô hình vật lý

2.2.2.3 Hệ tọa độ không gian

Nếu lấy 3 trục của Elipsoid làm 3 trục của hệ toạ độ vuông góc không gian OX, OY,

OZ Trong đó trục OZ trùng với bán trục nhỏ và hướng về phía bắc, trục OX trùng với giao tuyến của mặt phẳng kinh tuyến 0 và mặt phẳng xích đạo OY là trục còn lại

Giữa hệ toạ độ địa lý, hệ toạ độ trắc địa và hệ toạ độ vuông góc không gian có mối quan hệ toán học đặc trưng cho tính vật lý và toán học

2.2.2.4 Hệ toạ độ mặt phẳng

Vị trí địa lý của một đối tượng trong hệ toạ độ này là toạ độ vuông góc của điểm đó,

ký hiệu là A (X, Y) Giá trị x là giá trị theo hướng bắc - nam và thường đặt lên trước; giá trị

y là giá trị theo hướng đông - tây

Đối với hệ toạ độ này, các giá trị dương đồng thời của x và y chỉ có được ở góc phần

tư bên phải phía trên hệ toạ độ Tại các góc phần tư còn lại, hoặc x, hoặc y, hoặc cả x và y phải nhận giá trị âm Để tránh các giá trị âm, người ta dịch gốc toạ độ sang phía tây và xuống phía nam một số km nào đó

Hệ toạ độ phẳng vuông góc thường sử dụng ở bản đồ tỷ lệ lớn Ví dụ: VN2000 sử dụng phép chiếu UTM, múi 6° Mỗi múi có một hệ toạ độ vuông góc Gốc toạ độ là giao điểm của kinh tuyến giữa múi chiếu đó với xích đạo Trục tung là kinh tuyến giữa của múi chiếu - x (trục tung là hướng bắc - nam); trục hoành là xích đạo - y Để tránh có giá trị âm, gốc toạ độ được dời sang phía tây 500km (gốc toạ độ thật cách rìa múi 333km) Vì Việt Nam ở bán cầu Bắc nên x đều dương nên không cần dời gốc toạ độ xuống phía nam

Toạ độ vuông góc của P (x = 2150000m, y = 48572000m) hiểu là P cách xích đạo 2.150.000m và cách kinh tuyến 105°Đông (kinh tuyến giữa múi 48) về phía đông 72.000m

2.2.3 Một số hệ toạ độ phổ biến ở Việt Nam

- Hệ toạ độ Non - Earth: hệ toạ độ phẳng không liên quan đến phép chiếu Trong phạm vi diện tích không lớn, lúc đó bề mặt Geoid được coi là mặt phẳng Trong phần mềm

Trang 14

Autocad, Mapinfo có hệ toạ độ này Khi sử dụng hệ toạ độ này không thể chuyển đổi trực tiếp sang các hệ toạ độ khác trong chương trình Mapinfo

- Hệ toạ độ Pulkovo 1942: sử dụng phép chiếu Gauss, kích thước Elipsoid Krasovski: a= 6378.245,00m; b=6356.863,0188 m; α = 1:298,300

- Hệ toạ độ HN-72: sử dụng phép chiếu Gauss, kích thước Elipsoid Krasovski: a= 6378.245,00 m; b=6356.863,0188 m; α = 1:298,300 nhưng tham số định vị của Ellipsoid khác với hệ toạ độ Pulkovo 1942

- Hệ toạ độ WGS-84: sử dụng phép chiếu UTM, k=0,9996 với múi chiếu 6o Kích thước Elipsoid WGS-84: a=6378.137,00; b= 6356.752,00; α = 1:298,257223563

- Hệ toạ độ VN-2000: sử dụng phép chiếu UTM, k=0,9996 (múi chiếu 6o); k=0,9999 (múi chiếu 3o) Kích thước Ellipsoid là kích thước Elipsoid WGS-84: a=6378.137,00; b= 6356.752,00 ; α = 1:298,257223563

- Hệ toạ độ Ấn Độ 1954: sử dụng phép chiếu UTM, k=0,9996 với múi chiếu 6o, k=0,9996 Kích thước Ellipsoid Everest 1830: a=6377.276,3452; b=5356.075,4133; α

Như trên ta thấy có các hệ toạ độ có cùng kích thước Ellipsoid, cùng phép chiếu nhưng khác nhau các tham số định vị:

- Hệ toạ độ Pulkovo 1942 và hệ toạ độ HN-72

- Hệ toạ độ WGS84 và hệ toạ độ VN2000

- Hệ toạ độ Ấn Độ 1954, Ấn Độ 1960 và Ấn Độ cho Thailand & Việt Nam

Như vậy, có thể rút ra được 4 điểm cơ bản sau:

- Cùng một vị trí trên Trái Đất theo các hệ quy chiếu khác nhau sẽ có giá trị khác nhau

Một phần hoặc toàn bộ mặt đất được chiếu lên mặt phẳng theo tỷ lệ nhất định Mặt đất dạng mặt cầu và độ cao các điểm trên mặt đất khác nhau nên không cùng nằm trên một mặt phẳng Nếu chiếu lên mặt phẳng sẽ bị biến dạng (ít hay nhiều tùy vào quy mô không gian) Để giảm biến dạng, tùy mục đích, phạm vi và tỷ lệ, cần chọn phương pháp thích hợp Phép chiếu bản đồ chính là sự biểu diễn bề mặt Elipsoid Trái Đất lên mặt phẳng bằng các quy tắc toán học xác định Các quy tắc này được xác định thông qua phương trình của

phép chiếu bản đồ, thường gọi tắt là phương trình chiếu

Trang 15

2.3.1 Phương trình chiếu và sai số

ra vị trí của hình trụ hoặc hình nón còn có thể tiếp xúc hoặc cắt Ellipsoid

Về tổng quát, hệ phương trình chung nhất cho các phép chiếu bản đồ:

x = f1 (φ, λ)

y = f2 (φ, λ) Trong đó, (x, y) là tọa độ mặt phẳng, (φ, λ) là tọa độ địa lý (kinh độ, vĩ độ) Tính chất của các phép chiếu phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của hàm số f1 và f2 Có bao nhiêu hàm f1, f2 thì có bấy nhiêu loại phép chiếu

Mỗi một phép chiếu bản đồ lại có một dạng kinh, vĩ tuyến riêng của nó Các kinh, vĩ

tuyến được biểu diễn trên bản đồ được gọi là lưới bản đồ Phương trình chiếu cho ta biết

đặc điểm định dạng của hệ thống lưới bản đồ này

+ Các trường hợp đặc biệt

- Hệ thống lưới bản đồ có hình dáng đơn giản nhất khi phương trình chiếu có dạng x =

f1 (φ), y = f2 (λ) Lúc đó, kinh tuyến và vĩ tuyến đều được biểu diễn thành những đường thẳng vuông góc với nhau

- Nếu x = f1 (φ), y = f2 (φ, λ) thì vĩ tuyến được biểu diễn thành những đường thẳng song song với trục Y, kinh tuyến là những đường cong

- Nếu x = f1 (φ, λ), y = f2 (λ) thì kinh tuyến được biểu diễn thành những đường thẳng song song với trục X, vĩ tuyến là những đường cong Nếu x = f1 (φ, λ), y = f2 (φ, λ) thì ta có thể nhận được vô số phép chiếu có lưới bản đồ khác nhau Hình dáng của chúng phụ thuộc vào f1 và f2

2.3.1.2 Sai số trong phép chiếu bản đồ

Tỷ lệ chính của bản đồ chỉ được bảo toàn tại một số điểm hoặc đường nào đó khi biểu

diễn bề mặt Elipsoid lên mặt phẳng bản đồ Do đó, nếu trên bề mặt Elipsoid, ta lấy một

hình tròn bán kính vô cùng bé Hình chiếu của nó lên mặt phẳng bản đồ sẽ bị biến dạng

Tỷ lệ riêng của bản đồ có thể nhỏ hơn/ lớn hơn tỷ lệ chính Nếu coi tỷ lệ chính = 1 thì

độ chênh lệch giữa tỷ lệ chính và tỷ lệ riêng sẽ là đại lượng để xác định sai số trên bản đồ

Có ba loại biến dạng thường được nói đến trong toán bản đồ, đó là biến dạng về độ dài, biến dạng về diện tích và biến dạng về góc

+ Sai số về độ dài (νμ) là hiệu số giữa tỷ lệ riêng của độ dài và 1, được biểu diễn dưới

dạng phần trăm Trong đó, tỷ lệ riêng của độ dài là tỷ số giữa độ dài của một đoạn vô cùng

bé trên bản đồ với khoảng cách tương ứng của nó trên bề mặt Elipsoid Trái Đất

+ Sai số góc (Δu): là hiệu số của đại lượng góc trên bản đồ (u’) với đại lượng góc

tương ứng trên bề mặt Elipsoid Trái Đất (u)

Thông thường thì u’ ≠ u Chỉ trong trường hợp phép chiếu bản đồ được sử dụng là phép chiếu đồng góc, khi đó tại mọi điểm u’ = u

Trang 16

2.3.2 Phân loại phép chiếu bản đồ

Ứng với mỗi dạng bản đồ người ta dùng một phép chiếu hình bản đồ tương ứng để thành lập nhằm giảm thiểu tối đa các sai số theo yêu cầu đặt ra

2.3.2.1 Dựa vào đặc tính sai số

- Các phép chiếu đồng góc: Trên phép chiếu đồng góc thì góc không biến dạng, tỷ lệ độ dài

tại mỗi điểm không phụ thuộc vào phương hướng

- Các phép chiếu đồng diện tích: Trong phép chiếu đồng diện tích thì diện tích tại mọi

điểm không biến dạng Trên các phép chiếu đồng diện tích, do biến dạng góc lớn cho nên các hình dạng bị biến dạng nhiều

- Các phép chiếu tự do: Các phép chiếu không thuộc nhóm đồng góc và nhóm đồng

diện tích thì gọi là phép chiếu tự do

Các phép chiếu tự do rất đa dạng Trong số các phép chiếu tự do thì đáng chú ý các phép

chiếu đồng khoảng cách, là những phép chiếu giữ cho tỷ lệ độ dài không đổi trên một trong các

hướng chính tức là a = 1 hoặc b = 1

Phép chiếu đồng khoảng cách có tính chất trung gian giữa phép chiếu đồng góc và phép chiếu đồng diện tích về phương diện trị số biến dạng Có những phép chiếu tự do gần với đồng diện tích, có những phép chiếu gần với đồng góc…

2.3.2.2 Dựa vào vị trí mặt hỗ trợ

- Phép chiếu đứng (hay còn gọi là phép chiếu thẳng, ngay) là phép chiếu mà trục của

mặt hỗ trợ trùng với trục Elipsoid Trái Đất; trong phép chiếu phương vị, mặt phẳng chiếu vuông góc với trục quay của Elipsoid

- Phép chiếu ngang là phép chiếu mà trục của mặt hỗ trợ nằm trong mặt phẳng xích

đạo của Elipsoid Trái Đất và vuông góc với trục quay của Elipsoid, trong phép chiếu phương vị, mặt phẳng chiếu vuông góc với đường pháp tuyến nằm trên bề mặt của mặt phẳng xích đạo

- Phép chiếu nghiêng là phép chiếu mà trục của bề mặt hỗ trợ trùng với đường pháp

tuyến ở giữa cực và mặt phẳng xích đạo của Elipsoid Trái Đất; trong phép chiếu phương vị, mặt phẳng chiếu vuông góc với đường pháp tuyến này

Trong phép chiếu ngang và nghiêng, lưới bản đồ khác với lưới trong phép chiếu đứng Trong phép chiếu đứng, lưới chuẩn (hay còn gọi là lưới thẳng đứng – là lưới toạ độ có dạng đơn giản nhất) chính là lưới kinh vĩ tuyến, còn trong phép chiếu ngang và nghiêng, hệ thống lưới chuẩn là lưới của vòng thẳng đứng và vòng đồng cao

Tên gọi của các phép chiếu bản đồ còn được đặt theo tên của người đã thiết lập ra loại phép chiếu đó Ví dụ: Phép chiếu Mercator, phép chiếu Mollweide…

Ngoài ra, với sự biến đổi các công thức chiếu hình, có thể tạo nên các dạng phép chiếu khác: hình trụ giả, hình nón giả, phương vị giả hay đa nón bằng cách dàn xếp mạng lưới kinh, vĩ tuyến để thể hiện tốt cho khu vực với mục đích nhất định

Việc phân loại trên chỉ là tương đối, vì hiện nay người ta dùng phương pháp số nên có nhiều hình chiếu mới với những dạng toạ độ khác nhau không nằm trong phân loại trên

2.3.3 Phép chiếu phương vị

Phép chiếu phương vị là phép chiếu mà bề mặt Elipsoid được biểu diễn lên trên mặt phẳng tiếp xúc hoặc cắt Elipsoid

Trang 17

- Phép chiếu phương vị đứng là phép chiếu mà kinh tuyến được biểu diễn thành

những đường thẳng đồng quy tại một điểm dưới một góc bằng hiệu số kinh độ tương ứng;

vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm mà tâm là điểm hội tụ của kinh tuyến

Khoảng cách giữa các vĩ tuyến được xác định dựa vào điều kiện vế sai số biến dạng đặt ra cho phép chiếu (đồng góc, đồng diện tích, tự do)

- Phép chiếu phương vị giả là phép chiếu mà vĩ tuyến được biểu diễn thành những

đường tròn đồng tâm; kinh tuyến là những đường cong, ngoại trừ hai cặp kinh tuyến vuông góc và đối xứng với nhau

2.3.4 Phép chiếu hình nón

Phép chiếu hình nón là phép chiếu mà bề mặt của Elipsoid được biểu diễn lên trên bề mặt của hình nón tiếp xúc hoặc cắt Elipsoid Sau đó hình nón được cắt theo chiều từ đỉnh xuống đáy và trải phẳng, ta được hình ảnh của phép chiếu hình nón

Phép chiếu hình nón thường chỉ dựng trường hợp đứng Trong các phép chiếu đứng,

bề mặt hỗ trợ có thể tiếp xúc với Elipsoid tại một vĩ tuyến hoặc cắt Elipsoid theo hai vĩ tuyến nào đó Trên các vĩ tuyến này, tỷ lệ độ dài được bảo toàn, gọi là các vĩ tuyến chuẩn

- Phép chiếu hình nón đứng là phép chiếu mà kinh tuyến được biểu diễn thành những

đường thẳng đồng quy tại một điểm dưới một góc tỷ lệ với hiệu số kinh độ; vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, mà tâm chính là điểm hội tụ của các kinh tuyến

Nếu điểm hội tụ của kinh tuyến ở xa vô cực, lúc đó vĩ tuyến được duỗi thẳng và phép chiếu hình nón thành phép chiếu hình trụ

- Phép chiếu hình nón giả: phép chiếu mà các vĩ tuyến được biểu diễn thành những

cung tròn đồng tâm; kinh tuyến giữa là đường thẳng; các kinh tuyến còn lại là những đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa Không có phép chiếu hình nón giả đồng góc, chỉ có phép chiếu đồng diện tích và tự do

Phép chiếu này được sử dụng rộng rãi để thành lập bản đồ các tỷ lệ khác nhau của từng quốc gia vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Hiện nay, ít sử dụng phép chiếu này

- Phép chiếu đa nón: phép chiếu mà vĩ tuyến được biểu diễn thành những cung tròn

khác tâm; tâm các cung tròn nằm trên kinh tuyến giữa; kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường cong, đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa và xích đạo Theo đặc điểm biến dạng, phép chiếu đa nón có nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến hơn cả là phép chiếu tự do Các đường đẳng biến trong phép chiếu này là những đường cong có hình dạng phức tạp, đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa và xích đạo

2.3.5 Phép chiếu hình trụ

- Phép chiếu hình trụ đứng: trục của hình trụ trùng với trục của Elipsoid, đường tròn

tiếp xúc giữa Elipsoid và hình trụ là xích đạo Phép chiếu hình trụ đứng thường được dùng

để vẽ bản đồ thế giới hoặc bản đồ ở các khu vực gần xích đạo

Trong phép chiếu hình trụ đứng, kinh tuyến được biểu thị thành các đường thẳng song song, khoảng cách giữa các kinh tuyến tỷ lệ thuận với hiệu số kinh độ tương ứng, các vĩ tuyến là những đường thẳng vuông góc với các kinh tuyến

Trong phép chiếu hình trụ ngang hoặc nghiêng thì vòng thẳng đứng và các vòng đồng cao của hệ toạ độ cực mặt cầu nghiêng và ngang được biểu thị giống như kinh tuyến và các

vĩ tuyến trên phép chiếu hình trụ thẳng

- Phép chiếu hình trụ giả

Trên các phép chiếu hình trụ giả thì các vĩ tuyến là những đường thẳng song song, kinh tuyến giữa là đường thẳng vuông góc với các vĩ tuyến; các kinh tuyến khác là những đường cong đối xứng với nhau qua kinh tuyến giữa

Mạng lưới kinh, vĩ tuyến của các phép chiếu hình trụ giả thì không trực giao cho nên loại phép chiếu này không có trường hợp đồng góc

Trang 18

Hình: Lưới chiếu hình trụ giả đồng diện tích Mollweide

Trong ba loại phép chiếu kể trên, phép chiếu phương vị đứng để thiết kế bản đồ các khu vực gần cực; phép chiếu hình nón đứng để biểu diễn các lãnh thổ nằm trong khoảng vĩ

độ trung bình và phép chiếu hình trụ đứng dùng cho các khu vực gần xích đạo

2.3.6 Phép chiếu bản đồ có số hiệu

2.3.6.1 Phép chiếu bản đồ thế giới 1: 1.000.000

Năm 1909, Hội nghị Địa lý Thế giới họp tại London, quy định phép chiếu cho bản đồ

thế giới 1:1.000.000 là phép chiếu nhiều hình nón Bản đồ được phân mảnh và đánh số

theo một quy ước chung

Bề mặt Trái Đất được coi như bề mặt Elipsoid quay, được chia nhỏ bởi các đường kinh, vĩ tuyến thành những hình thang Các hình thang này được biểu diễn trên những mảnh bản đồ riêng biệt trong cùng một phép chiếu Đối với các mảnh bản đồ từ vĩ tuyến 60° (Bắc, Nam) về xích đạo, kích thước theo kinh độ là 6° và vĩ độ là 4° Các mảnh trong phạm vi vĩ tuyến 60 - 76° thì kích thước theo kinh độ là 12° và từ vĩ tuyến 76 trở lên là 24° Các mảnh trong một dải 4° vĩ tuyến tạo thành một đai, ký hiệu riêng bằng chữ cái Latin bắt đầu từ A, B, C… tính từ xích đạo về hai cực Kinh độ chia ra làm 60 phần, mỗi phần gọi là một múi 6° ký hiệu bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 60; múi thứ nhất bắt đầu từ kinh độ 180°Đông đến 174°Tây

Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 có một ký hiệu cố định, gọi là số hiệu mảnh bản đồ; gồm chữ cái biểu thị đai và chữ số biểu thị múi Ví dụ E-48; D-49; P-39,40…

Hai vĩ tuyến biên là những cung tròn, với tâm trên đường kéo dài của kinh tuyến giữa Hai vĩ tuyến này không biến dạng độ dài Kinh tuyến là những đường thẳng, trên hai kinh tuyến đối xứng và cách kinh tuyến giữa 2° không có biến dạng độ dài Đối với mảnh ghép đôi thì khoảng cách này là 4°; mảnh ghép bốn là 8°

Tại Hội nghị Địa lý Thế giới không đưa ra phương pháp dựng các vĩ tuyến còn lại Những vĩ tuyến này được dựng qua các điểm chia toàn bộ kinh tuyến ra 4 phần bằng nhau

Lưới bản đồ mỗi tờ bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 có 5 vĩ tuyến và 7 kinh tuyến

2.3.6.2 Phép chiếu cho bản đồ Việt Nam

- Phép chiếu hình nón đứng đồng góc: sử dụng cho Bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1:

1.000.000 và nhỏ hơn với hai vĩ tuyến chuẩn là 11° và 21°

Bản đồ không có sai số chiếu hình trên hai đường vĩ tuyến chuẩn φ1 = 11° và φ2 = 21° Phép chiếu thuộc nhóm đồng góc Sai số diện tích (p-1) có giá trị nhỏ nhất là -0,75% trên vĩ tuyến 16° 01'; giá trị của sai số diện tích ở biên cực Bắc và Nam phần đất liền lãnh thổ Việt Nam là +0,90%

Phép chiếu này thuận lợi để xây dựng bản đồ Việt Nam; có thể mở rộng ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không ảnh hưởng đến sai số chiếu hình Với kinh tuyến là đường thẳng, phép chiếu này rất thuận lợi cho việc chia mảnh và chọn kinh tuyến giữa tuỳ

ý, trình bày ngay ngắn trong một tập bản đồ

Bản đồ địa hình Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000 được thiết kế theo phép chiếu này từ

1968 Phép chiếu này được dùng với bản đồ tỷ lệ nhỏ thể hiện lãnh thổ Việt Nam tới nay

- Phép chiếu Gauss (hình trụ ngang đồng góc): Gauss thiết lập 1820 – 1830, Kruger

hoàn thiện 1912 – 1919, mang tên Gauss-Kruger Việt Nam quen gọi phép chiếu Gauss

Bề mặt Elipsoid Trái Đất được biểu diễn theo từng múi kinh tuyến Theo vĩ độ, múi lấy từ cực này đến cực kia, còn theo kinh độ, múi rộng hẹp khác nhau (các múi có số kinh

độ bằng nhau: 60 múi 6° hoặc 120 múi 3°, số múi tính từ kinh tuyến Greenwich) Nếu lấy múi 3° thì các biên của múi, sai số chiều dài ở xích đạo đạt 1/3200; khi múi dài 6° thì sai số lớn nhất bằng 1/750; sai số ở vĩ độ trung bình nhỏ hơn nhiều

Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là đường cong, chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa Lãnh thổ Việt Nam nằm trên 2 múi 6° có kinh tuyến giữa là

Trang 19

105° và 111°, là các múi 18, 19 Xích đạo là một đường thẳng, vuông góc với kinh tuyến giữa Các vĩ tuyến đều là những đường cong, chiều lõm hướng về phía cực gần với vĩ tuyến

đó hơn Kinh tuyến đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa, vĩ tuyến đối xứng qua xích đạo Phép chiếu không có biến dạng về góc Tỷ lệ độ dài không đổi trên kinh tuyến giữa và

có giá trị bằng 1 (k=1) Tỷ lệ này không đổi trên các cặp đường thẳng song song với kinh tuyến giữa và đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa

Tại mỗi múi có hệ thống toạ độ vuông góc riêng Gốc toạ độ của mỗi múi là điểm giao nhau của xích đạo với kinh tuyến giữa của múi đó Để tránh có toạ độ âm, người ta lùi gốc toạ độ về phía tây của kinh tuyến giữa 500km

Phép chiếu được sử dụng nhiều trong các trường hợp thiết kế bản đồ có số hiệu Bản

đồ địa hình của nhiều nước trên thế giới đều dùng phép chiếu này

Hệ toạ độ Hà Nội 72 sử dụng phép chiếu Gauss với Elipsoid Kraxôpxki (1940) cho toàn cầu a = 6378245m ; α = 1/298,3

- Phép chiếu UTM (hình trụ ngang đồng góc): xây dựng trên nền tảng phép chiếu

hình trụ ngang Mercator (Transverse Mercator – TM), còn gọi là phép chiếu Gauss-Boag Phép chiếu được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng 1940 Về cơ bản, phép chiếu này giống phép chiếu Gauss, chỉ khác hệ số k=0,9996 trong khi Gauss k=1 Việt Nam sử dụng cả hệ

số k=0,9999 đối với múi 3 độ cho bản đồ địa hình tỷ lệ lớn

Trong phép chiếu UTM, bề mặt Elipsoid Trái Đất chia ra thành 60 múi theo chiều kinh tuyến; mỗi múi 6° Múi đầu tiên được đánh số 1 từ kinh tuyến 180°Tây đến 174°Tây Các vĩ tuyến lấy từ 80°Nam đến 84°Bắc Lãnh thổ Việt Nam nằm trên 2 múi 6° có kinh tuyến giữa là 105° và 111°, là các múi 48 và 49

Phép chiếu không có biến dạng về góc Tỷ lệ độ dài tại kinh tuyến giữa nhỏ hơn 1 (k=0,9996) Tỷ lệ độ dài là không đổi (k = 1) trên hai đường thẳng song song và đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa và cách kinh tuyến giữa 180km Tỷ lệ biến dạng nhỏ hơn một trong khoảng giữa hai đường không biến dạng và lớn hơn ở ngoài hai đường đó

Phép chiếu được sử dụng nhiều trong các bản đồ có số hiệu Bản đồ địa hình của nhiều nước trên thế giới đều dùng phép chiếu này Quân đội Mỹ sử dụng phép chiếu này cho bản đồ quân sự Lưới chiếu UTM của quân đội Mỹ, tuỳ từng khu vực khác nhau dùng Elipsoid khác nhau Phần đất liền Nam Việt Nam (trước 1975) tính theo Elipsoid Everest (1930) với a = 6377276m; α = 1/300,8

Nếu coi độ chính xác chiều dài là tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản khi thành lập bản đồ Việt Nam, bản đồ UTM múi chiếu 6o có độ biến dạng nhỏ hơn bản đồ sử dụng lưới chiếu Gauss Hiện nay, bản đồ địa hình Việt Nam thành lập trong Hệ VN2000, với phép chiếu UTM theo Elipsoid WGS-84 định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam

2.3.7 Nhận biết và lựa chọn phép chiếu

2.3.7.1 Cách nhận biết phép chiếu

- Để xác định chính xác phép chiếu một bản đồ, thường dựa vào đặc điểm lưới bản đồ: hình dạng kinh - vĩ tuyến, độ lớn các góc hợp bởi các kinh - vĩ tuyến đó, hay góc hợp bởi các kinh tuyến, sự thay đổi độ dài các cung vĩ tuyến (cả đường xích đạo) giữa hai kinh tuyến liền nhau hay độ dài các cung kinh tuyến giữa hai vĩ tuyến liền nhau; sự thay đổi khoảng cách ngắn nhất giữa từng cặp vĩ tuyến Cách nhận biết này chỉ tiến hành trong phạm vi bản đồ thể hiện lãnh thổ lớn (bản đồ thể giới, các lục địa, đại dương…), vì lưới bản đồ thể hiện trên những lãnh thổ nhỏ ở các phép chiếu khác nhau tương đối giống nhau

và rất khó phân biệt

- Lưới bản đồ của các phép chiếu đứng khác nhau tương đối dễ phân biệt Ví dụ: nếu kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều, vĩ tuyến là những đường thẳng song

song và vuông góc kinh tuyến là phép chiếu hình trụ đứng; nếu vĩ tuyến là những đường

thẳng song song, kinh tuyến giữa là một đường thẳng vuông góc với các vĩ tuyến, các kinh

Trang 20

tuyến còn lại là những đường cong có chiều lõm hướng vào kinh tuyến giữa thì là phép

chiếu hình trụ giả; nếu kinh tuyến là chùm đường thẳng xuất phát từ một điểm, vĩ tuyến là

những cung tròn đồng tâm, vuông góc với các kinh tuyến thì là phép chiếu hình nón đứng

- Có thể xác định phép chiếu không đồng góc hay không đồng diện tích Ví dụ: nếu như hai hình thang cầu liền nhau tạo bởi hai vĩ tuyến liền nhau với các kinh vĩ tuyến cắt các vĩ tuyến tạo thành hai hình thang cầu đó có diện tích khác nhau thì phép chiếu không đồng diện tích; hoặc kinh tuyến và vĩ tuyến tại một vài điểm nào đó khi cắt nhau không tạo thành góc vuông thì phép chiếu đó không đồng góc

Ngoài ra, người ta còn dùng phương pháp đo đạc trên bản đồ để xác định sai số của bản đồ rối từ đó, dựa vào các đặc điểm của kinh vĩ tuyến mà đưa ra nhận biết chính xác về phép chiếu trên bản đồ thành lập

2.3.7.2 Lựa chọn phép chiếu trong thiết kế, biên tập và thành lập bản đồ

Ba tiêu chí lựa chọn phép chiếu bản đồ:

- Thứ nhất, vị trí địa lý, kích thước và hình dạng của lãnh thổ

- Thứ hai, mục đích thành lập, chuyên đề, tỷ lệ và nội dung bản đồ

- Thứ ba, sai số trong phép chiếu (đồng góc, đồng diện tích hay tự do…)

Ví dụ: Bản đồ đòi hỏi độ chính xác cao, sai số độ dài và sai số diện tích không vượt quá 0,2-0,4% Khi các thông tin trên bản đồ được đánh giá hoàn toàn bằng mắt, không cần thiết đến đo đạc (như bản đồ treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa, …) thì sai số độ dài

2.4.1.2 Bố cục của bản đồ

Bố cục của bản đồ là sự trình bày vị trí của lãnh thổ thể hiện so với khung bản đồ; cách bố trí tên, bảng chú giải, bản đồ phụ hoặc đồ thị của bản đồ

2.4.2 Hệ thống lưới toạ độ trên bản đồ

Trên bản đồ ở các tỷ lệ và mục đích sử dụng khác nhau, người ta đưa ra các mật độ lưới bản đồ khác nhau Đối với những bản đồ cần thiết cho công tác đo đạc trên đó thì mật

độ lưới thường dày hơn nhiều so với các bản đồ chỉ phục vụ cho mục đích quan sát hiện tượng như bản đồ treo tường hoặc bản đồ giáo khoa Các loại bản đồ này thường có mật độ lưới bản đồ cách nhau từ 15 - 20cm Các lưới bản đồ đều được ghi chú ở giữa khung trong

và khung ngoài của tờ bản đồ

Hệ thống lưới bản đồ giúp chúng ta xác định vị trí toạ độ địa lý của đối tượng một cách nhanh chóng cũng như đảm bảo đặt đúng vị trí địa lý cho một đối tượng nào đó muốn đưa lên bản đồ

Trang 21

CHƯƠNG 3 NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ

Ngôn ngữ là phương tiện để truyền tải tri thức Bản đồ sử dụng ngôn ngữ riêng để thể hiện nội dung Hệ thống các phương tiện thể hiện bản đồ bao gồm:

(1) Các ký hiệu diễn đạt ý nghĩa, biểu thị các đối tượng trong thực tế;

(2) Các chữ viết nhằm diễn giải cho có đối tượng được ký hiệu trên bản đồ;

(3) Các nguyên tắc và phương pháp sử dụng những ký hiệu này tương ứng với các đặc thù không gian - thời gian của hiện thực cần được biểu thị

3.1 KÝ HIỆU BẢN ĐỒ

3.1.1 Khái niệm và phân loại

3.1.1.1 Khái niệm ký hiệu bản đồ

Ký hiệu bản đồ bao gồm tập hợp các chấm điểm, đường nét, con số, chữ cái, đồ thị, hình học, hình vẽ khác , … có kích thước, màu sắc, cấu trúc khác nhau để phản ánh các đối tượng, hiện tượng và truyền thông tin của về vị trí của chúng trong không gian

Ký hiệu bản đồ thể hiện sự thống nhất hai mặt hiện thực: nội dung và không gian

- Nội dung: phản ánh bởi ý nghĩa được mã hoá trong đó Do vậy, bảng chú giải mới

chỉ là các mã của ký hiệu, tức là các quy ước đơn thuần vì chưa phản ánh được sự phân bố

về không gian

- Không gian: được phản ánh bởi “trạng thái” không gian của ký hiệu Sự xác định

không gian được hình thành từ ba yếu tố:

+ Sự định vị không gian của đối tượng hay là sự xác định vị trí của nó so với hệ quy chiếu không gian được chấp nhận Sự định vị không gian của các đối tượng được nhóm thành ba dạng chung nhất: đối tượng định vị theo điểm, theo tuyến và theo diện tích

+ Sự định vị tương quan của đối tượng hay là sự xác định vị trí của nó so với các đối tượng khác

+ Hình dạng bên ngoài của đối tượng hay là sự xác định những thay đổi không gian bao quanh nó

Như vậy, đặc thù của ký hiệu bản đồ ở chỗ nó không chỉ biểu thị nội dung ra bằng ý nghĩa ký hiệu mà còn biểu thị không gian của đối tượng

Trên hình vẽ có 2 ký hiệu bản đồ Hình của ký hiệu thứ nhất là hình kẻ xiên, còn ý nghĩa “kinh tế á nhiệt đới” Hình của ký hiệu thứ hai là đường đen đậm, còn ý nghiã “Nhiệt

độ khí quyển trung bình từ các cực tiểu tuyệt đối” Những ký hiệu này chưa nói lên hiện thực được biểu thị mà chỉ đưa ra cách giải mã cho đối tượng

Sự tương ứng giữa ký hiệu và hiện thực chỉ được xác lập khi ký hiệu được xác định không gian (được định vị không gian, có hình dáng bề ngoài và định vị tương quan như đối tượng vốn có)

3.1.1.2 Phân loại ký hiệu bản đồ

Ký hiệu bản đồ rất đa dạng, bao gồm các dạng chính: ký hiệu hình học (sử dụng các hình học cơ bản như tròn, vuông, chữ nhật, thoi, thang, …), ký hiệu tượng hình (hình vẽ mô phỏng gần giống với hình dạng bên ngoài của đối tượng) và ký hiệu chữ (sử dụng các chữ

cái viết tắt để ký hiệu) Kết hợp với các chỉ tiêu về kích thước, định hướng, độ sáng, màu sắc, nét trải đã tạo nên sự đa dạng của hệ thống ký hiệu bản đồ

Các ký hiệu trên có thể gộp thành 3 nhóm:

- Ký hiệu theo tỷ lệ: còn gọi là ký hiệu diện tích, dùng biểu thị sự phân bố đối tượng

theo diện tích lãnh thổ như rừng, đầm lầy, ao hồ, diện tích trồng trọt, … Chúng được thể hiện theo tỷ lệ bản đồ, giới hạn bởi ranh giới vùng phân bố, bên trong có thể có tỷ lệ ngoài

tỷ lệ

Trang 22

- Ký hiệu ngoài tỷ lệ: còn gọi ký hiệu điểm, biểu thị các đối tượng mà diện tích chúng

quá nhỏ, không thể hiện theo tỷ lệ trên bản đồ được (điểm tam giác trắc địa, trạm thủy điểm, trạm khí tượng, …)

- Ký hiệu nửa tỷ lệ: còn gọi ký hiệu dạng tuyến, để biểu thị các đối tượng dạng hình

tuyến như sông ngòi, đường sá, ranh giới Chiều dài của đối tượng thể hiện theo tỷ lệ, còn

bề ngang thì không theo tỷ lệ Vị trí chính xác là ở tâm trục của ký hiệu Muốn thể hiện bề ngang theo tỷ lệ thì phải sử dụng các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn

3.1.2 Màu sắc và nét trải

3.1.2.1 Khái quát về màu sắc và nét trải

Màu sắc có thể thể hiện tốt các cấp hạng của hiện tượng, phân chia và phân biệt các vùng khác nhau trên bản đồ nên có vai trò đặc biệt trong việc truyền tải thông tin và tăng cường khả năng đọc bản đồ Cùng với màu sắc, nét trải cũng trở thành yếu tố đồ họa phổ biến có thể thay thế cho màu sắc

Màu sắc được thể hiện qua 3 đặc trưng cơ bản: tông màu, độ sáng và độ bão hòa

- Tông màu: các sắc thái màu khác nhau, liên quan đến sự phối hợp của các bước song

ánh sáng khác nhau Hệ thống phân loại tông màu phổ biến nhất là theo thứ tự màu cầu vồng 7 sắc: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ theo thứ tự bước sóng ngắn dần Để tiện sử dụng, người ta thể hiện dải màu lên vòng tròn, các màu đối xứng nhau qua tâm gọi là màu đối xứng Hòa các màu đối xứng sẽ ra màu vô sắc Các màu từ vàng đến hồng là màu nóng, còn lại là màu lạnh

- Độ sáng: tất cả các màu đều có thể thể hiện dưới các độ sáng khác nhau thay đổi từ

sáng (trắng) đến tối (đen)

- Độ bão hòa: gần với khái niệm độ tinh khiết, thể hiện sự khác biệt của màu hữu sắc

và màu vô sắc khi chúng có cùng độ sáng như nhau Độ bão hòa của màu giảm khi tăng lượng màu xám

3.1.2.2 Sử dụng màu trong bản đồ học

Hiệu quả uyển chuyển của màu sắc: Việc sử dụng màu cần căn cứ vào khả năng điều

tiết của mắt theo trật tự nhất định (gần đến xa: đỏ đến xanh da trời, hoặc xa về gần: xanh da trời đến đỏ) để thể hiện trên bản đồ Khi quan sát từ trên xuống, màu đỏ thể hiện cho khu vực núi, cảm giác gần rồi chuyển xa dần đến vàng, cam cho cao nguyên, xanh lá cây cho

đồng bằng, xanh da trời cho nước, biển

Hiệu quả pha trộn của màu sắc: Các màu chính (xanh da trời, vàng, đỏ, trắng, đen)

thường được sử dụng để thể hiện các hiện tượng có tính chất cơ sở Trong khi đó, các màu pha trộn giữa các màu chính được sử dụng thể hiện các hiện tượng trung gian Ví dụ: sử dụng màu đỏ, màu xanh da trời cho việc thể hiện sự phân bố hai dân tộc chính và màu tím (pha trộn giữa đỏ và xanh da trời) để thể hiện khu vực có cả hai nhóm dân tộc

Ý nghĩa biểu thị: Màu sắc thể hiện ý nghĩa biểu thị khác nhau Lịch sử ngành bản đồ

đã có nhiều cách ứng dụng màu sắc khác nhau dựa trên tầm quan trọng truyền thống của màu, hoặc dựa trên cơ sở chuẩn hóa, hoặc nguyên tắc ngẫu nhiên Hiện nay, đa số các màu sắc sử dụng trên bản đồ thường gắn với các ý nghĩa biểu thị:

- Màu xanh da trời: mặt nước, cảm giác ẩm ướt

- Màu xanh lục: thực vật, đồng bằng, rừng, cảm giác lạnh

- Màu vàng: nắng ấm, khô hạn, thực vật thưa thớt

- Màu đỏ: cảm giác nóng ấm, đối tượng quan trọng (thủ đô, đường giao thông)

- Màu nâu: đồi núi, đường bình độ

3.1.2.3 Sử dụng nét trải trong bản đồ học

Nét trải thường được sử dụng thay thế màu sắc trong các bản đồ có sự hạn chế về khả năng thể hiện màu sắc Nét trải có nhiều hình thức khác nhau:

Trang 23

- Nét trải đường: được tạo ra bằng các đường có cùng độ dày, song song với nhau

nhưng khác nhau về khoảng cách giữa chúng Khi các đường cắt nhau, ta có nét trải giao tuyến (có thể vuông góc hoặc không vuông góc)

- Nét trải chấm: được tạo thành từ các chấm phân bố trên một lưới ô vuông hay tam

giác

- Nét trải tổng hợp: hỗn hợp từ nhiều hình nét khác nhau (cây cỏ, chữ thập)

3.2 CHỮ VIẾT TRÊN BẢN ĐỒ

3.2.1 Khái quát chung

3.2.1.1 Vai trò của chữ viết trên bản đồ

Một đối tượng mà ký hiệu bản đồ chỉ ra thường không phải là duy nhất Để chỉ rõ và chính xác thị xã nào cần ghi tên riêng được chỉ ra Ký hiệu cùng với ghi chú đặt trên hoặc cạnh ký hiệu (ghi chú có thể là chữ cái, chữ số, mũi tên, ) Về mặt cú pháp, ký hiệu bản

đồ biểu hiện đối tượng ở trạng thái không gian nào đó trên lưới bản đồ, còn ghi chú bản đồ giải thích rõ hơn các khía cạnh nội dung của hiện tượng Như vậy, chữ viết trên bản đồ làm phong phú thêm nội dung bản đồ, chỉ ra đối tượng duy nhất trên bản đồ

Ví dụ: một vòng tròn nhỏ đồ họa được định vị rất chính xác trên bản đồ chỉ đối tượng

“thị xã” nhưng thị xã nào được biểu hiện thì chưa nói lên được Khi ghi thêm chữ như “Ba Đồn” thì “Ba Đồn” biểu thị (định danh) cho ký hiệu vòng tròn Điều đó rất quan trọng, vì

đó là phương thức đánh dấu, thông báo về đối tượng đầy đủ nhất

3.2.1.2 Phân loại chữ viết trên bản đồ

Trên bản đồ, chữ viết thường là các thuật ngữ, các địa danh (tên gọi địa lý) và các ghi chú giải thích Những chữ viết thường gặp trên bản đồ gồm các nhóm sau đây:

- Các thuật ngữ địa lý, xác định khái niệm về đối tượng như biển (biển Đông), vịnh

(vịnh Bắc Bộ), sông (sông Hồng), hồ (hồ Tây) …

- Các tên gọi đối tượng mà không được phản ánh bằng các ký hiệu: tên các loại cây

gỗ, tên các cuộc thám hiểm, các cuộc viễn chinh, các đoàn khảo sát,

- Ghi chú số lượng hoặc tính chất: độ cao các đỉnh núi, độ cao dòng thác, độ cao và

độ dày, kích thước trung bình của cây cối, chiều rộng, độ sâu của sông suối, hướng dòng chảy, chiều rộng của đường, chiều dài và sức tải trọng của cầu, hướng vận chuyển, chất đất đáy sông (bùn, cát, vật liệu trải mặt đường (nhựa đá), …

- Những ghi chú thời gian xảy ra các sự kiện: mốc thời gian của các cuộc thám hiểm,

các cuộc khởi nghĩa và khung diễn biến của các hiện tượng theo mùa,

Không phải ở bản đồ nào cũng có đủ các nhóm chữ viết và ghi chú như trên, mà tùy thuộc ở mỗi bản đồ, nhưng chữ viết nói chung thì không một bản đồ nào không có

3.2.1.3 Nguyên tắc sử dụng chữ viết trên bản đồ

Tuy chữ viết trên bản đồ làm rõ nội dung và định hướng bản đồ rõ ràng nhưng không được lạm dụng Sử dụng chữ viết trên bản đồ nếu không có chọn lọc và giới hạn ở mức cần thiết sẽ làm bản đồ kém sáng sủa, khó đọc và che lấp những nội dung chính của bản đồ, làm biến chất bản đồ

Sự lựa chọn, giới hạn và bố trí chữ viết trên bản đồ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tải trọng và tính mỹ thuật của bản đồ Vì thế, bố trí chữ viết trên bản đồ cần bảo đảm các yêu cầu sau:

- Mỗi chữ viết phải gắn với một đối tượng địa lý nhất định, không nên thiết kế chữ viết khó xác định nó thuộc vào đối tượng nào, gây hoài nghi đối với người sử dụng

- Chữ viết trên bản đồ không được làm che lấp (hoặc làm gián đoạn) những chi tiết quan trọng của các đối tượng địa lý

- Sự phân bố các tiêu đề trong sự tập hợp của chúng phản ánh được mật độ tương đối của các đối tượng tương ứng ở địa phương, bảo đảm được sự cân đối, hài hoà

Trang 24

Chữ viết trên bản đồ ngoài chức năng dẫn đường, giải thích, bản thân chúng có khả năng phản ánh những đặc điểm đối tượng, thông qua hình thức biểu hiện như kiểu chữ, độ nghiêng của chữ và kích thước, màu sắc của chữ Hiện nay như đã thành quy ước, người ta lấy kiểu chữ khác nhau kết hợp với màu sắc để thể hiện các loại đối tượng khác nhau:

- Kiểu chữ đứng màu đen hoặc đỏ cho các đối tượng hành chính – chính trị;

- Kiểu chữ nghiêng xanh lam cho các đối tượng nước (thuỷ văn);

- Kiểu chữ nghiêng màu nâu đối với các yếu tố địa hình

Để đặc trưng cho độ lớn hoặc giá trị, ý nghĩa của các đối tượng, người ta thường biểu hiện thông qua kiểu và kích thước của chữ , ví dụ như các cấp hành chính được thể hiện thông qua kiểu và kích thước chữ v.v…

Như vậy, chữ viết là một yếu tố không thể thiếu trên bản đồ và tự nó đã đóng vai trò của một loại ngôn bản đồ, làm tăng thêm giá trị và chất lượng bản đồ

3.2.2 Địa danh và viết chuyển địa danh

Trong hệ thống chữ viết trên bản đồ, địa danh chiếm phần lớn Địa danh là một lĩnh vực rất phức tạp, việc nghiên cứu chúng một cách toàn diện (nguồn gốc, giá trị và ý nghĩa,

sự phân loại chúng, …) thuộc bộ môn “Địa danh học” và “Ngôn ngữ học”

Ở đây, trong giới hạn khoa học Bản đồ, chỉ đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến địa danh, có quan hệ trực tiếp với bản đồ, đó là sự lựa chọn, sử dụng và chuyển dịch các địa danh trên bản đồ

3.2.2.1 Địa danh theo các dân tộc khác nhau

Các dân tộc, quốc gia trên thế giới có rất nhiều tiếng nói và chữ viết (văn tự) khác nhau Do truyền thống và cách cấu tạo ngôn ngữ, mỗi dân tộc, mỗi nước có sự đặt tên và cách đọc, viết địa danh khác nhau Nhiều trường hợp, cùng một đối tượng có nhiều tên gọi khác nhau nhất là ở những nước có nhiều dân tộc và sử dụng nhiều ngôn ngữ Ví dụ: ở Thuỵ Sỹ, một đất nước có nhiều ngôn ngữ quốc gia thì các quận Vô, Valê, Phribua được người Pháp dùng, nhưng người Đức lại gọi là Vaadt, Valix, Phrâybua Sự khác tên cũng thường gặp ở những đối tượng chạy dài qua nhiều địa phương, nhiều quốc gia khác nhau Mỗi địa phương, mỗi quốc gia gọi theo tên khác nhau Sông Đanuyp ở Đức gọi là Đônau, qua Hungari được gọi là Duna, Bungari và Nam Tư gọi là Đunap, Rumani gọi là Đunêria

và Nga gọi là Đunai

Để giải quyết vấn đề này, trong thực tiễn, trên nhiều bản đồ đã được các nhà Bản đồ học vận dụng nguyên tắc lấy theo tên gọi của ngôn ngữ chính thống (ngôn ngữ nhà nước) của quốc gia đó Với những nước có vài ngôn ngữ quốc gia thì sử dụng tên gọi theo ngôn ngữ của dân tộc chiếm ưu thế ở địa phương đó Cách vận dụng như vậy là hợp lý, bảo đảm được nguồn gốc tên đối tượng ở nước có đối tượng

3.2.2.2 Địa danh theo thời gian lịch sử

Trường hợp một đối tượng có nhiều tên gọi khác nhau qua các thời kỳ, thì bản đồ lập cho thời kỳ nào phải lấy địa danh được gọi ở thời kì đó (phổ biến là các bản đồ lịch sử) Ở nước ta, thủ đô Hà Nội cũng có những tên khác nhau qua các thời đại: Thăng Long; Đông Đô; Hà Nội, …

3.2.2.3 Địa danh nước ngoài

Phức tạp nhất là sự chuyển dịch và viết tên địa danh nước ngoài trên bản đồ thế giới, bản đồ địa lý nước Để chuyển và viết địa danh nước ngoài lên bản đồ theo chữ viết và ngôn ngữ nước thành lập, thường sử dụng 5 hình thái chuyển dịch: chính thức ở địa phương, dịch hình, ngữ âm, dịch nghĩa và truyền thống

- Hình thái chính thức ở địa phương: viết tên gọi địa danh theo ngôn ngữ nhà nước

của đất nước có đối tượng bằng bảng chữ cái đã được thừa nhận của nước đó Ví dụ: Paris Hình thái này mang tính vay mượn “từ” trực tiếp, chỉ dùng được đối với những quốc gia sử dụng cùng một bảng chữ cái, có ngôn ngữ gần nhau, như cùng sử dụng một bảng chữ cái

Trang 25

Latin, bảng chữ cái Slav, … Ngay cả những nước dùng chung một bảng chữ cái cũng có hạn chế, tuy đọc được nguyên dạng nhưng phát âm lại khác Ví dụ: cùng bảng chữ cái Latin nhưng phát âm của Pháp và Anh khác nhau

- Hình thái dịch hình: sự dịch chuyển từ chữ cái của bảng chữ cái này sang chữ cái

tương ứng của bảng chữ cái khác, không chú ý đến sự phát âm Theo hình thái này, các địa danh nước ngoài (Kueb, Jyganewt, Toulouse, Geneve) chuyển sang chữ Việt tương ứng là Kiev, Buđapest, Tuluxe, Geneve

- Hình thái ngữ âm: viết theo phát âm địa phương có địa danh bằng chữ của một ngôn

ngữ khác mà khi đọc lên đúng như phát âm của địa danh địa phương Các chữ cái đó có thể trùng nhau hoặc khác nhau Ví dụ: Mockba, Idaho, Geneve, Newyork, khi chuyển sang tiếng Việt sẽ được viết: Maxcơva, Aiđaho, Giơnevơ, NiuIooc Hình thái này có ưu điểm là phát lại đúng (hoặc gần đúng) với sự phát âm của địa danh địa phương, nhưng khác với cách viết nguyên bản Mặc dầu, với nhiều địa danh không thể đạt được sự đồng nhất (đúng như phát âm của địa phương) về mặt phát âm, do những âm tố có trong ngôn ngữ này lại không có trong ngôn ngữ khác, nhưng hình thái ngữ âm là hình thái truyền đạt các tên gọi dựa theo âm hưởng là dễ nhận biết nhất so với các hình thái khác

- Hình thái dịch nghĩa: gọi và viết địa danh theo nghĩa dịch cuả địa danh đó bằng

ngôn ngữ của nước lập bản đồ Ví dụ: Thái Bình Dương (Ocean Pacifique), Mũi Hảo Vọng (Cap de boane Esperance), Đất Lửa (Terre de feu), … Hình thái này chủ yếu gặp ở các đối tượng tự nhiên, khi mà địa danh đặt tên theo nghĩa mang tính quốc tế

- Hình thái truyền thống: sự truyền đạt tên gọi khác hẳn với nguyên bản (địa danh

gốc) nhưng đã được sử dụng thành truyền thống trong ngôn ngữ hàng ngày, trong các văn bản nhà nước, trong văn học, chính trị, khoa học, mà nếu gọi và viết khác đi (trở về nguyên bản) sẽ gặp khó khăn, nhiều người không hiểu, vì chúng đã bắt rễ vững chắc, lâu dài, đã thành thói quen Ở nước ta hình thái này khá phổ biến, đặc biệt là tên các quốc gia Ví dụ: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Campuchia, … đã là những tên gọi truyền thống, nếu thay đổi bằng tên gọi nguyên bản: China, Russia, India, England, France, Cambodia,

… sẽ trở nên xa lạ khó được chấp nhận

Trong năm hình thái viết chuyển địa danh như trên, hầu hết các nước trên thế giới sử

dụng hình thái ngữ âm là chủ yếu, kết hợp với hình thái truyền thống và hình thái dịch

nghĩa Sự sử dụng kết hợp ba hình thái chuyển dịch này có nhiều ưu điểm:

- Các địa danh chuyển dịch bảo đảm được sự gần giống về âm hưởng và dạng chữ địa danh nước ngoài, cho phép thông báo đúng đối tượng mang tên thuộc tất cả các loại ngôn ngữ khác nhau

- Có khả năng truyền đạt những địa danh không xác định được dạng nguyên gốc, những địa danh mà tên quá dài có hình thức như một ngữ, nếu viết theo ngữ âm rất phức tạp (Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – Hoa Kỳ) và những địa danh mang tính quốc tế

Hiện nay ở nước ta, vấn đề chuyển dịch địa danh còn phức tạp, kể cả cách viết, chưa

có quy chuẩn pháp lý Ở Liên Xô trước đây, được thực hiện bởi Ban phiên âm thuộc Viện nghiên cứu khoa học Trung ương về Trắc địa, Đo vẽ hàng không và Bản đồ

3.3 PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN BẢN ĐỒ

3.3.1 Phương pháp ký hiệu điểm

Thể hiện đối tượng phân bố theo từng điểm cụ thể, riêng biệt hoặc chiếm diện tích nhỏ nên biểu thị ký hiệu không theo tỷ lệ Ví dụ: mốc ranh giới, cây to biệt lập, mốc chỉ đường (bản đồ địa hình) nhà máy, trung tâm công nghiệp, đô thị (bản đồ tỷ lệ nhỏ)

Hình thức biểu thị: dùng ký hiệu (hình học, chữ, tượng hình) đặt đúng vị trí đối tượng Phương pháp này thể hiện chính xác sự phân bố (định vị) các đối tượng, phản ánh đặc trưng số lượng, chất lượng, cấu trúc và động lực Các đặc trưng này được phản ánh qua hình dạng, kích thức, màu sắc ký hiệu

Trang 26

* Biểu hiện chất lượng đối tượng

Thể hiện bằng hình dạng và màu sắc ký hiệu, tuỳ trường hợp, từng bản đồ và thói

quen truyền thống Bản đồ khoáng sản sử dụng ký hiệu hình học để thể hiện các loại khoáng sản, còn bản đồ công nghiệp lại sử dụng màu sắc Nhưng nói chung hai hình thức này thường sử dụng kết hợp, nhất là bản đồ nhiều nội dung, thể hiện nhiều loại đối tượng

và khía cạnh đối tượng

- Hình dạng ký hiệu có thể là dạng hình học: vuông (than đá), chữ nhật (đồng), tam giác (sắt), tròn (trung tâm công nghiệp) Cũng có thể là dạng chữ: C (than), Cu (đồng), Fe (sắt) và cũng có thể là dạng tượng hình (hoặc tượng trưng): hình cây (rừng), Trong đó,

ký hiệu hình học dễ vẽ, phản ánh chính xác vị trí phân bố, dễ ứng dụng công nghệ và thể hiện được nhiều đặc trưng của đối tượng Ký hiệu tượng hình, tượng trưng trực quan cao,

dễ nhận biết, nhưng khó vẽ, khó thể hiện định lượng, sự chính xác địa lý hạn chế, khó áp dụng công nghệ, nên thường thể hiện ở bản đồ du lịch và bản đồ giáo khoa Tiểu học

- Màu sắc được dùng phổ biến để nêu đặc trưng chất lượng do độ tương phản cao, dễ nhận biết, phân biệt Ví dụ: đỏ - cơ khí, vàng - thực phẩm, nâu - xây dựng,

* Biểu hiện số lượng đối tượng

Số lượng đối tượng được biểu hiện qua kích thước ký hiệu Sự xác định toán học khác nhau sẽ cho mức độ chính xác về số lượng của đối tượng khác nhau, có thể theo quan hệ

tuyệt đối hoặc quan hệ quy ước (tương đối)

- Quan hệ tuyệt đối: kích thước ký hiệu biến đổi tương ứng với số lượng của từng đối

tượng Qua ký hiệu xác định được số lượng của đối tượng

- Quan hệ quy ước: số lượng của đối tượng chỉ mang tính khái niệm (lớn, trung bình,

nhỏ) Việc xác định số lượng kém chính xác nên ít sử dụng đối với bản đồ nghiên cứu, nhưng phổ biến ở bản đồ giáo khoa phổ thông treo tường, bản đồ tuyên truyền

Thang ký hiệu có thể là thang liên tục hoặc thang cấp bậc (thang bị phân chia thành

các khoảng cách)

- Thang liên tục: kích thước ký hiệu biến đổi liên tục tương ứng với sự biến đổi số

lượng của đối tượng

- Thang cấp bậc: các đối tượng có số lượng gần nhau được ghép thành nhóm số lượng

có một kích thước ký hiệu không đổi Thang được xây dựng theo nguyên tắc cấp số cộng,

số nhân hoặc tuỳ ý (hỗn hợp) Khoảng cách và phân chia phải căn cứ vào đặc điểm đối tượng, mục đích bản đồ Thang cấp bậc không tính toán được như thang liên tục, nhưng dễ tri giác, tính toán, không phải dùng đến phương tiện hỗ trợ (compa, thước kẻ)

Dựa theo các kiểu quan hệ, hình thành 4 kiểu thang khác nhau:

Lựa chọn kích thước cơ sở cho ký hiệu phải dựa vào số lượng của đối tượng để vẫn tri giác được ký hiệu nhỏ nhất (số lượng bé nhất) và không làm bản đồ quá tải vì ký hiệu quá lớn (số lượng lớn nhất) Để giải quyết vấn đề này, có thể chọn kiểu phụ thuộc khác nhau:

- Kiểu phụ thuộc theo chiều dài: số lượng đối tượng tăng giảm tương ứng với chiều

dài ký hiệu Ví dụ: trên bản đồ công nghiệp, tổng sản lượng 1 tỷ đồng ứng với 1mm, như

vậy 10 tỷ đồng thì chiều dài 10mm, 20 tỷ đồng thì chiều dài 20mm Theo kiểu này, nhận

biết rõ và nhanh sự khác nhau về số lượng đối tượng, thuận lợi để thành lập và sử dụng bản

đồ trong trường hợp số lượng đối tượng được biểu hiện không khác nhau quá lớn

- Kiểu phụ thuộc theo diện tích: số lượng của đối tượng tương ứng với diện tích ký

hiệu Sự biến thiên của ký hiệu theo diện tích nên kích thước vẫn tăng/ giảm theo số lượng nhưng sự tăng/ giảm nhỏ hơn (theo căn bậc hai của ký hiệu) Theo kiểu phụ thuộc này, độ

lớn các ký hiệu tính theo công thức:

P = Qm2 P: diện tích của ký hiệu; Q: số lượng của đối tượng

m2: đơn vị đo diện tích ứng với 1 đơn vị số lượng quy định

Trang 27

Ví dụ: nếu quy định 1mm2

ký hiệu ứng với số lượng 1 tỷ đồng, thì giá trị số lượng là

100 tỷ đồng, sẽ có ký hiệu với diện tích là 100mm2 Sau khi đã có diện tích (P), sẽ tính được kích thước ký hiệu (cạnh – hình vuông, đường kích – hình tròn) Theo kinh nghiệm, không nên chọn ký hiệu có hình phức tạp, sẽ khó khăn đối với người thành lập và sử dụng

- Kiểu phụ thuộc theo thể tích: số lượng đối tượng được thể hiện tương ứng với thể

tích ký hiệu Sự biến thiên của ký hiệu là sự biến thiên theo thể tích Ký hiệu sẽ có dạng

hình khối như khối cầu, khối lập phương, khối nón,

Với kiểu phụ thuộc này, kích thước ký hiệu sẽ tăng/ giảm không lớn (chỉ bằng căn bậc

ba của thể tích ký hiệu) Ví dụ: hai đối tượng có số lượng lớn nhỏ hơn nhau 100 lần thì kích thước ký hiệu chỉ lớn nhỏ hơn nhau 4,64 lần

Sự vận dụng kiểu phụ thuộc phải căn cứ đặc điểm số lượng của các đối tượng Nếu số lượng khác nhau không nhiều thì nên vận dụng kiểu chiều dài; nếu khác nhau lớn thì vận dụng kiểu diện tích hoặc thể tích Trong thực tiễn, kiểu phụ thuộc theo diện tích phổ biến nhất do kích thước ký hiệu không biến thiên quá mạnh, dễ tính và thể hiện

Trong nhiều trường hợp, cùng một địa điểm có vài đối tượng đồng loại hoặc chỉ một đối tượng nhưng muốn biểu hiện nhiều nhiều khía cạnh nội dung của chúng Ví dụ: khu công nghiệp gồm nhiều xí nghiệp, điểm dân cư có nhiều dân tộc chung sống, Nếu thể hiện mỗi khía cạnh/ thành phần bằng ký hiệu riêng lẻ sẽ phức tạp và khó chính xác vị trí Vấn đề này thường giải quyết theo hướng:

- Nếu đối tượng đồng loại hoặc các thành phần của một đối tượng thì kết hợp chúng trong một ký hiệu có tổng lượng chung, trong đó chia ra các phần theo tỷ lệ tương ứng

bằng màu sắc/ nét trải khác nhau (ký hiệu cấu trúc) Với hình tròn, sẽ chia thành các hình

quạt, nếu hình vuông được chia thành các ô vuông Ví dụ: một trung tâm công nghiệp có một số xí nghiệp công nghiệp khác nhau, sẽ được biểu hiện bằng một hình tròn có giá trị tổng Mỗi hình quạt có tỷ lệ tương ứng với giá trị của các xí nghiệp ngành

- Nếu các đối tượng khác loại, tính chất và các chỉ số khó hợp nhất hoặc muốn nâng cao tính trực quan và trong điều kiện bản đồ cho phép (bản đồ tỷ lệ lớn, bản đồ giáo khoa treo tường) có thể thể hiện ký hiệu cho từng đối tượng riêng lẻ trong một ký hiệu hình tròn chung ở điểm tương ứng

* Biểu hiện sự biến động đối tượng

Phản ánh sự biến động các đối tượng, hiện tượng ở những thời điểm nhất định, thể hiện bằng “ký hiệu tăng trưởng” (dùng hệ thống ký hiệu kích thước khác nhau ứng với số lượng đối tượng ở thời điểm biểu hiện đặt chồng lên nhau) Ví dụ: dân số các điểm quần cư

ở hai thời điểm điều tra dân số, giá trị sản lượng công nghiệp của các trung tâm công nghiệp một số năm,

Phương pháp ký hiệu điểm biểu hiện địa lý cao, cho phép phản ánh sự phân bố các đối tượng, hiện tượng chính xác đến từng điểm cụ thể và biểu hiện chi tiết, rõ ràng các đặc trưng số lượng, chất lượng và biến động của đối tượng Tuy nhiên, cần có điều kiện sau:

- Trên bản đồ nền phải xác định được vị trí phân bố theo điểm của từng đối tượng

- Tài liệu thành lập bản đồ phải rất chi tiết, chính xác và đồng bộ đối với từng điểm phân bố của đối tượng

3.3.2 Phương pháp biểu đồ định vị

Thể hiện những hiện tượng phân bố liên tục hoặc bao phủ diện tích rất lớn và biến đổi theo chu kỳ với tần suất nhất định (các yếu tố khí tượng) mà khi nghiên cứu thường được tiến hành theo những trạm quan trắc đặt trên các điểm đặc trưng

Hình thức: dùng biểu đồ đặt ở những điểm đặc trưng nhất định trên bản đồ để phản ánh sự biến động theo mùa và có tính chất chu kỳ: nhiệt độ, mưa, gió, … nhằm nêu lên những đặc trưng như tiến trình, tần suất, cường độ, xác suất của hiện tượng Ví dụ: tiến

Trang 28

trình nhiệt độ không khí, lượng mưa các tháng trong năm, hướng gió, tần suất và tốc độ gió, sự phân bố tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông ngòi,

Các biểu đồ biểu thị sự biến động về lượng của các hiện tượng theo thời gian, có thể được thể hiện với hệ toạ độ, hệ tọa độ vuông góc với các dạng biểu đồ thường dùng như biểu đồ cột, biểu đồ đường và biểu đồ kết hợp (cột và đường), …

Biểu đồ “Hoa hồng” (dạng hoa) thường được dùng để biểu thị hướng gió, tần suất, tốc độ gió trong năm Biểu đồ này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thông thường là dạng tia xuất phát từ tâm Hướng của tia chỉ hướng gió tính theo phần trăm (%),

độ dài của tia chỉ tần suất hướng gió, màu sắc tia chỉ tốc độ trung bình của hướng gió tính bằng m/giây và tâm hoa hồng chỉ thời gian lặng gió (phần trăm)

Về hình thức, ký hiệu biểu đồ của phương pháp Biểu đồ định vị rất gần gũi với các biểu đồ của phương pháp Bản đồ biểu đồ và các ký hiệu của phương pháp Ký hiệu theo

điểm, vì thế dễ dẫn đến sự lầm lẫn

Để phân biệt, phải phân tích bản chất của phương pháp: Phương pháp ký hiệu điểm thể hiện các đối tượng phân bố độc lập từng điểm; phương pháp Bản đồ biểu đồ thể hiện tổng lượng đối tượng theo các lãnh thổ, còn phương pháp Biểu đồ định vị phản ánh đặc điểm hiện tượng phân bố toàn bộ hoặc trên diện rộng nhưng được đặc trưng ở những điểm nhất định

3.3.3 Phương pháp ký hiệu đường

Còn gọi là phương pháp tuyến tính, thể hiện các đối tượng phân bố theo đường nhất định, chạy dài theo tuyến, mà chiều rộng thể hiện lên bản đồ không theo tỷ lệ (giao thông, sông ngòi, ) hoặc đối tượng theo cách hiểu hình học được xem là đường (đường chia nước, đứt gãy kiến tạo, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, đường bờ biển, ranh giới hành chính, ) hoặc để nhấn mạnh hướng đối tượng phân bố theo diện nhưng có dạng chạy dài (hướng chủ yếu các dải núi) thường thấy trên bản đồ sơn văn

Phương pháp này có khả năng phản ánh hình dạng, chất lượng, số lượng, biến động của đối tượng bằng màu sắc, chiều rộng của đường hoặc hình dạng ký hiệu đường

Các đối tượng phân bố theo đường có dạng ngoại hình rất đa dạng, đặc biệt là đối tượng tự nhiên Bằng ký hiệu đường, dễ dàng nhận biết được đặc trưng đối tượng Ví dụ: các kiểu bờ biển có nguồn gốc khác nhau (bờ biển fjo, bờ biển bồi tụ), sông ngòi tự nhiên với những công trình thuỷ lợi nhân tạo, …

Một số trường hợp đối tượng có độ rộng lớn nên khó xác định ký hiệu đường trên bản

đồ Vì vậy, ở bản đồ địa hình tỷ lệ lớn thường đặt các ký hiệu sao cho trục ký hiệu trùng với vị trí thực tế của các đối tượng trên bản đồ Trên bản đồ chuyên đề: đặt các băng màu/ băng khắc vạch dọc đường biểu thị vị trí đối tượng, đặt ký hiệu về hẳn một phía của vị trí đối tượng dưới dạng đồ thị, …

Để truyền đạt sự biến động của đối tượng, phương pháp ký hiệu dạng đường được thể hiện bằng sự kết hợp của các ký hiệu đường - các đường này đặc trưng cho các thời điểm khác nhau

3.3.4 Phương pháp chấm điểm

Phương pháp chấm điểm thể hiện sự phân bố của các đối tượng, hiện tượng phân tán theo các cụm, khối (dân số của các điểm quần cư nông thôn, đàn gia súc của các nơi chăn thả, diện tích các khu canh tác, )

Phương pháp chấm điểm được thể hiện bằng những điểm chấm (có thể là những vòng tròn rất nhỏ) có trọng số nhất định đặt theo các lãnh thổ phân bố của hiện tượng

Với phương pháp này, trên bản đồ được thể hiện bằng nhiều điểm chấm Các điểm chấm này có thể phân bố đều trên lãnh thổ hoặc theo vị trí của đối tượng Ở trường hợp đầu, bản đồ chỉ có ý nghĩa thống kê; trường hợp hai, bản đồ không những nêu lên được số lượng hiện tượng, mà còn đảm bảo tính địa lý, phản ánh sự phân bố hiện tượng

Trang 29

Phương pháp chấm điểm chủ yếu đưa ra số lượng hiện tượng Số lượng hiện tượng được xác định thông qua số lượng các điểm chấm mang những trọng số Công thức chung

để xác định số lượng là: Q = Pn

Trong đó: Q - số lượng hiện tượng ; P - trọng số điểm chấm; n - số điểm chấm Nếu điểm chấm có trọng số lớn thì số lượng điểm chấm (n) ít và ngược lại Vì thế, ở phương pháp chấm điểm, quan trọng nhất là lựa chọn “trọng số” của điểm chấm Sự xác định trọng số dựa vào đặc điểm phân bố về lượng của đối tượng, hiện tượng, tỷ lệ bản đồ

Sự lựa chọn trọng số các điểm chấm có ảnh hưởng đến mức độ sai số giữa số lượng thực của đối tượng và số lượng biểu hiện trên bản đồ

Trường hợp phân bố về lượng của đối tượng ở các điểm khác nhau trên lãnh thổ quá chênh lệch, biên độ quá lớn, có thể chọn vài cấp trọng số Cấp trọng số lớn dùng cho địa điểm có số lượng lớn và cấp trọng số nhỏ hơn dùng cho địa điểm có số lượng nhỏ Tối đa không nên quá 4 cấp và nên áp dụng theo từng khu vực, hạn chế xen kẽ Những đối tượng phân bố về lượng khác nhau theo từng vùng rõ (phân bố dân cư đồng bằng và miền núi) vận dụng trường hợp này rất hiệu quả Ở đồng bằng dân cư tập trung cao, các điểm quần cư

có số lượng dân lớn nên dùng điểm chấm có trọng số lớn Ngược lại, miền núi dân cư thưa thớt, các điểm quần cư số dân ít thì dùng điểm chấm trọng số nhỏ

Phương pháp chấm điểm còn có khả năng biểu hiện chất lượng và động lực của đối tượng, hiện tượng Chất lượng của đối tượng thường được phản ánh qua màu sắc của điểm chấm và hình thức điểm chấm thể hiện động lực của đối tượng

Ví dụ: trên bản đồ dân số có cấu trúc dân số theo dân tộc và số dân ở các thời điểm khác nhau có thể thể hiện các điểm chấm có màu sắc khác nhau và hình thức điểm chấm khác nhau Mỗi màu đặc trưng cho một dân tộc và mỗi hình thức điểm chấm (tròn, vuông) đặc trưng cho một thời điểm Số điểm chấm theo màu và hình thức đó tương ứng số dân của dân tộc ở thời điểm biểu hiện Trường hợp này cần thể hiện kết hợp sao cho các đặc trưng của đối tượng cần biểu hiện (số lượng, chất lượng, động lực) dễ nhận biết, nhưng không ảnh hưởng đến bản chất của phương pháp chấm điểm và tính mỹ thuật của bản đồ

3.3.5 Phương pháp khoanh vùng

Còn gọi là phương pháp Vùng phân bố/ Khoanh diện tích hoặc Diện tích giới hạn, biểu hiện những đối tượng, hiện tượng phân bố theo diện nhưng không đều khắp và liên tục trên lãnh thổ, mà chỉ có ở từng vùng, diện tích riêng lẻ nhất định Ví dụ: sự phân bố động vật, thực vật, các vùng băng tuyết vĩnh cửu, các vùng băng hà cổ, sự phân bố đất cày, đồng

cỏ hoặc cây trồng khác nhau,

Các đối tượng, hiện tượng thể hiện bởi phương pháp khoanh vùng có thể là vùng tuyệt đối, tương đối, tập trung hoặc phân tán Vùng tuyệt đối: hiện tượng chỉ phổ biến ở một khu vực, không gặp lại ở khu vực khác (khu sinh sống của loài gấu trắng) Vùng tương đối: hiện tượng không chỉ phân bố ở một khu vực nhất định mà còn có mặt ở những khu vực khác Vùng tập trung: hiện tượng phân bố dày đặc, liên tục trong khu vực (khu vực một loại mỏ khoáng sản, được tạo nên bởi cùng một mẫu nham) Vùng phân tán: hiện tượng không liên tục, xen kẽ hiện tượng khác (vùng xen kẽ lúa và ngô, lạc và đậu) Trường hợp này không cần khoanh riêng hàng loạt các khu vực nhỏ rời rạc, mà có thể thể hiện bằng khu vực lúa - ngô (cây lương thực), lạc - đậu (cây công nghiệp ngắn ngày)

Bản chất khoanh vùng là nêu lên sự phổ biến của một đối tượng, hiện tượng riêng lẻ nhất định nào đó tách hẳn với các đối tượng, hiện tượng khác lân cận Sự tách rời đó được xác định bằng đường giới hạn Mỗi khu vực giới hạn được thể hiện các màu/ nét trải khác nhau cho các đối tượng tương ứng Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều xác định chính xác ranh giới trên bản đồ Do đó, thể hiện ranh giới trong khoanh vùng sẽ khác nhau:

- Những vùng phân bố xác định được ranh giới chính xác, cụ thể trên thực địa và trên

bản đồ (khoáng sản, cây trồng), được thể hiện bằng đường viền nét liền

Trang 30

- Những vùng phân bố khó xác định được một cách chính xác hoặc kém xác định (khu vực phổ biến các loài cá, khu vực hoạt động, sinh sống của động vật), được thể hiện

bằng đường viền nét đứt

- Những vùng phân bố xen lẫn nhau trong cùng khu vực, không xác định được ranh giới (vùng luân canh cây trồng) thì không thể hiện các đường giới hạn mà chỉ dùng màu, nét trải hoặc chữ viết phủ lên khu vực để chỉ ra khu vực phổ biến của hiện tượng

Ở bản đồ có mức độ khái quát cao, vùng phân bố không còn theo diện mà bằng ký hiệu tượng trưng cho sự phân bố đối tượng Ví dụ: khu chè thể hiện bằng ký hiệu cây chè Trường hợp này, khoanh vùng giống ký hiệu điểm về hình thức Sự khác nhau ở bản chất: phân bố theo điểm, thể hiện chính xác điểm phân bố của đối tượng (ký hiệu điểm), phân bố theo diện, đằng sau ký hiệu khoanh vùng ẩn dấu diện tích nhất định (khoanh vùng)

Về hình thức biểu hiện, phương pháp khoanh vùng cũng có thể phản ánh số lượng và động lực khi kết hợp với dấu hiệu phụ Số lượng phản ánh bởi: chỉ số số lượng, biểu

đồ (giống phương pháp Bản đồ biểu đồ) và cấu trúc đối tượng Động lực thể hiện bằng những đường viền khác màu đặc trưng các thời gian khác nhau Song sự kết hợp này không phổ biến vì bản chất phương pháp khoanh vùng là biểu hiện đặc trưng chất lượng

Phương pháp khoanh vùng rất dễ lầm với phương pháp nền chất lượng Để phân biệt chúng, ngoài phân tích bản chất, có thể tìm thấy ở khoanh vùng sự chồng chéo của các ranh giới hoặc phân bố không liên tục, nhưng ở nền chất lượng không cho phép điều đó

3.3.6 Phương pháp đường đẳng trị

Đường đẳng trị là những đường cong mềm mại nối các điểm cùng trị số số lượng trên bản đồ Các đường đẳng trị cổ điển là bình độ/ đẳng cao trên bản đồ địa hình - đường cong nối các điểm cùng độ cao trên bản đồ Ngày nay sử dụng rộng rãi trong các bản đồ khí hậu,

từ trường, địa chấn , là những hiện tượng phân bố rộng lớn liên tục và biến thiên từ từ trong không gian Tuỳ thuộc vào đối tượng, các đường đẳng trị có tên gọi khác nhau: đẳng cao (bình độ), đẳng nhiệt, đẳng áp, đẳng mưa, đẳng từ thiên,

Phương pháp đường đẳng trị được sử dụng chủ yếu và phổ biến trên các bản đồ thể hiện các hiện tượng có sự phổ biến toàn bộ, liên tục trên lãnh thổ và biến đổi từ từ về lượng

từ nơi này đến nơi khác, không có biến đổi đột biến, đứt quãng hoặc nhảy vọt

Các đường đẳng trị biểu hiện những hiện tượng phân bố liên tục, biến đổi về lượng dần trong không gian, cho phép xác định được số lượng đối tượng ở điểm bất kỳ trên bản

đồ nằm ngoài các đường đẳng trị bằng nội suy và qua khoảng cách giữa các đường đẳng trị, có thể biết được biên độ biến thiên của hiện tượng Trên bản đồ địa hình, dựa vào đường bình độ có thể xác định độ cao, độ dốc và các dạng địa hình khác nhau Đây là ưu thế của phương pháp đường đồng mức

Phương pháp đường đẳng trị không trực tiếp biểu hiện chất lượng, mà qua đặc trưng

số lượng tìm thấy đặc trưng chất lượng Ví dụ: qua sự phân bố đường đẳng nhiệt, đẳng mưa, biết được đặc điểm khí hậu của lãnh thổ Phương pháp này cũng có thể phản ánh động lực đối tượng theo thời gian bằng sự sử dụng các đường đẳng trị có màu khác nhau

Ví dụ: sự khác nhau giữa các đường đẳng nhiệt, đẳng áp tháng 1 và tháng 7,

Để vẽ được các đường đẳng trị, trước hết, phải xác định giá trị về lượng của đối tượng

ở những điểm xác định Mật độ các điểm xác định càng dày thì tính xác thực của đường bình độ càng cao và sự thể hiện càng dễ Sau đó nội suy để tìm đường cùng giá trị và nối các điểm có cùng một trị số với nhau bằng những đường cong mềm mại

Bản đồ được thể hiện bằng phương pháp đường đẳng trị bao giờ cũng gồm một hệ thống các đường đẳng trị, vì thế vấn đề xác định biên độ (khoảng cách đều về lượng) các đường đẳng trị rất quan trọng Sự chính xác này có thể khác nhau tuỳ vào đặc điểm, sự biến thiên của đối tượng, vào mức độ đầy đủ, chính xác của tài liệu gốc Ngoài ra, còn căn cứ vào mục đích và yêu cầu của bản đồ, tỷ lệ bản đồ Những yếu tố này là căn cứ để quy định

Trang 31

biên độ giữa các đường đẳng trị (khoảng cách về lượng giữa các đường đẳng trị) Đối với các bản đồ tra cứu, thiết kế có tỷ lệ lớn, cần xác định đường đẳng trị có biên độ hẹp hơn so với các bản đồ giáo khoa và bản đồ có tỷ lệ nhỏ Sự biến thiên của đối tượng chậm, biên độ các đường đẳng trị phải được xác định nhỏ hơn so với sự biến thiên nhanh Ví dụ: đối với bản đồ địa hình, biên độ đường đẳng trị (khoảng cao đều) ở đồng bằng hoặc đồi núi thấp phải nhỏ hơn biên độ đường đẳng trị ở vùng núi cao, độ dốc lớn

Về nguyên tắc, trên cùng bản đồ các đường đẳng trị có cùng một biên độ là tốt nhất vì thuận lợi để đọc bản đồ, nhận biết đặc điểm khái quát của hiện tượng Song thực tế, các hiện tượng phân hoá theo không gian, biến đổi về cường độ hoặc số lượng nên giữ đồng nhất một biên độ đôi khi không thích hợp Ví dụ: ở bản đồ địa hình, sử dụng khoảng cao đều 5 - 10m cho đồng bằng, đồi núi là 25m, 50m và vùng núi cao là 100m hoặc lớn hơn

Để nâng cao trực quan và nhấn mạnh đặc trưng số lượng, trên cơ sở các đường đẳng trị, có thể kết hợp nền màu Các nền màu khác nhau giúp dễ nhận biết về số lượng, nhận thức và phân biệt chất lượng đối tượng Ví dụ: ở bản đồ nhiệt thế giới, với nền màu khác nhau giữa các đường đẳng nhiệt 0o

, 10o, 20o, 30o có thể nhận biết các đới khí hậu

Phương pháp đường đẳng trị thể hiện đơn giản, trực quan và không đòi hỏi thuyết minh phức tạp trong chú giải, tiết kiệm diện tích trên bản đồ Trên cùng bản đồ có thể sử dụng đồng thời nhiều hệ thống đường đồng mức (phân biệt bằng màu) đặc trưng cho các đối tượng khác nhau hoặc có thể phối hợp các phương pháp biểu hiện khác Ví dụ: trên bản

đồ khí hậu, có thể đồng thời biểu hiện nhiệt độ, lượng mưa, áp suất, gió,

3.3.7 Phương pháp nền số lượng

Để biểu hiện đặc trưng số lượng của các hiện tượng phân bố theo diện một cách đều khắp nhưng không liên tục trên bề mặt lãnh thổ Ví dụ: độ dốc của địa hình

Đặc trưng số lượng này có thể xác định được ranh giới và thuộc tính đi kèm lên bản

đồ Trong phương pháp này, các giá trị có thể rời rạc, không đòi hỏi sự liên tục và biến đổi đều Giới hạn của các khu vực có cùng đặc tính số lượng được xác định bởi ranh giới Phương pháp này cho phép định vị và xác định được giá trị theo được các đối tượng dựa vào sự phân bố trên bản đồ, chỉ xác định nhưng không thể xác định được giá trị

Để thành lập bản đồ với phương pháp nền số lượng, cần xác định giá trị của chỉ tiêu

đo vẽ, quy các đơn vị lãnh thổ đã phân chia tương ứng với các bậc chỉ tiêu (bậc thang hoặc bậc loạt chỉ tiêu định lượng), xác định các giá trị của chỉ tiêu định lượng cho toàn lãnh thổ, sau đó vẽ đường biên của các vùng thuộc các bậc số lượng Việc thể hiện các khu vực đồng nhất về mặt số lượng phải tiến hành đồng thời và phù hợp với cơ sở phân loại các hiện tượng cần phản ánh

Hình thức thể hiện có thể sử dụng màu (độ sáng, độ bão hòa), nét trải với các cấp độ tăng dần Hình dưới đây sử dụng nét trải để thể hiện số lượng của đối tượng Các góc nghiêng của bề mặt Trái Đất là các mặt nghiêng

3.3.8 Phương pháp nền chất lượng

Để biểu hiện đặc trưng chất lượng đối với các hiện tượng phân bố liên tục trên mặt đất (lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng, khí hậu, địa chất ) hoặc các hiện tượng phân bố phân tán theo khối (dân cư, dân tộc ) trên bản đồ

Phương pháp nền chất lượng dùng để đặc trưng sự khác nhau về chất của các hiện tượng giữa các vùng lãnh thổ Ví dụ: phân bố các loại nham thạch (bản đồ địa chất), các quần thể thực vật (bản đồ thực vật), các loại đất (bản đồ thổ nhưỡng), các vùng cư trú của các dân tộc (bản đồ dân cư - dân tộc), các vùng sản xuất nông nghiệp (bản đồ kinh tế) Một bản đồ được thành lập bằng phương pháp nền chất lượng, trên bản đồ được phân chia thành những vùng theo những dấu hiệu nhất định nào đó và được giới hạn bởi những đường ranh giới cụ thể Mỗi vùng được thể hiện bằng màu sắc khác nhau hoặc các nét trải khác nhau và cũng có thể là các tiêu đề, chữ số quy ước

Trang 32

Với cách thể hiện này, về hình thức, phương pháp nền chất lượng rất dễ lẫn với phương pháp khoanh vùng và đồ giải (Cartogram), nhưng về bản chất, hoàn toàn khác nhau Đồ giải biểu hiện số lượng, còn Nền chất lượng biểu hiện chất lượng của hiện tượng Phương pháp khoanh vùng biểu hiện hiện tượng phân bố phân tán, riêng lẻ; mỗi khu vực của hiện tượng cô lập với nhau Ranh giới các vùng phân bố có thể không được thể hiện hoặc chồng chéo nhau, nếu như thực tế có sự chồng chéo đó Trong phương pháp nền chất lượng, ranh giới giữa các vùng phân định rõ ràng, không chồng chéo, các vùng khác nhau

về chất nhưng vẫn có quan hệ, do được phân chia theo hệ thống phân loại nhất định

Khi lập bản đồ theo phương pháp nền chất lượng, đầu tiên là khởi thảo sự phân loại Tuỳ đối tượng, hiện tượng mà phân loại theo một dấu hiệu nhất định hoặc tổng hợp

- Phân loại theo một dấu hiệu phân loại nhất định thường dùng trong trường hợp đối tượng biểu hiện là một hiện tượng cụ thể Ví dụ: ở bản đồ địa chất, đối tượng biểu hiện là cấu trúc địa chất, dấu hiệu phân loại được lựa chọn theo sự phân loại địa chất Dấu hiệu chính được đưa ra đầu tiên là đá trầm tích và magma (theo nguồn gốc phát sinh), kế đó tiếp tục các cấp phân loại thấy hơn theo thành phần thạch học và thời kỳ hình thành Ở bản đồ dân tộc, dấu hiệu phân loại chính là các dòng ngôn ngữ, dưới đó là các dân tộc

- Phân loại tổng hợp dựa trên sự phối hợp nhiều dấu hiệu khác nhau Ví dụ: bản đồ phân vùng nông nghiệp, sự phân chia các vùng được thực hiện trên hàng loạt chỉ tiêu kinh

tế, theo sự tương quan giữa các ngành khác nhau của sản xuất nông nghiệp và tỷ lệ hàng hoá của các ngành đó

Tiếp theo vạch ranh giới lãnh thổ phân chia các vùng có sự đồng nhất về mặt chất lượng, thực hiện bằng đo vẽ thực địa, dựa vào nguồn tài liệu bản đồ, ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, … Việc vạch ranh giới dễ dàng khi ranh giới thực địa đã có mốc xác định (ranh giới hành chính), hoặc dễ quan sát (giới hạn các loại đất đá ) Phức tạp nhất những hiện tượng thay đổi từ từ trong không gian qua một dải chuyển tiếp (khí hậu, thực vật)

Tiếp theo là tô màu hoặc dùng các nét trải thể hiện theo các vùng xác định Trên một bản đồ, có thể dùng kết hợp 2 - 3 hệ thống nền chất lượng, tất nhiên không thể cùng dùng màu chồng phủ lên nhau, mà phải thay bằng sự thể hiện khác như nét trải chẳng hạn Ví dụ:

ở bản đồ thổ nhưỡng, nền màu thể hiện sự phân chia các loại đất theo nguồn gốc, còn nét vạch thể hiện thành phần cơ giới của đất

Phương pháp nền chất lượng dễ dàng dùng kết hợp với nhiều phương pháp biểu hiện khác Điều này cho phép bản đồ phản ánh được nhiều hiện tượng khác nhau, nội dung bản

đồ phong phú nhưng vẫn sáng sủa, dễ đọc

3.3.9 Phương pháp đồ giải (Cartogram)

Còn gọi là phương pháp bản đồ mật độ, biểu hiện cường độ trung bình (giá trị tương đối) của các đối tượng, hiện tượng địa lý theo các đơn vị lãnh thổ Đơn vị lãnh thổ có thể là đơn vị hành chính, vùng tự nhiên, vùng kinh tế, nhưng thường gặp là đơn vị hành chính Ví dụ: mật độ dân số, năng suất cây trồng/km2

đất canh tác của xã, huyện, tỉnh, … Cũng như phương pháp Bản đồ biểu đồ, Đồ giải thành lập trên cơ sở số liệu thống kê theo các đơn vị lãnh thổ, không chú ý đến đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng Khác với phương pháp Bản đồ biểu đồ, phương pháp Bản đồ đồ giải chỉ thể hiện cường độ trung bình, những chỉ số tương đối của đối tượng, hiện tượng trong phạm vi lãnh thổ Chỉ số này được hình thành từ mối quan hệ của hai chỉ số tuyệt đối nào đó trên cơ sở chia hai dãy số tuyệt đối trong cùng đơn vị lãnh thổ, hoặc từ việc tính toán các tỷ lệ phần trăm Ví dụ: mật độ dân số là kết quả tính được từ tổng số dân trên diện tích lãnh thổ; năng suất lúa là thương số của sản lượng lúa và diện tích canh tác, …

Các cường độ trung bình của đối tượng được biểu hiện trên các đơn vị lãnh thổ bản

đồ không theo sự biến thiên liên tục, mà được chia ra các nhóm, tạo thành các thang cấp bậc Mỗi thang cấp bậc được chọn một cường độ màu sắc hoặc nét chải Khi thể hiện trên

Ngày đăng: 08/11/2017, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w