Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:- Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã bùng nổ ở Bình Định do 3 anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.. - Quân khởi nghĩa đã tiêu diệt ch
Trang 4I PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XVIII:
1 Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam:
- Đàng Ngoài phong trào nông dân bùng lên mạng mẽ, kéo dài trong hơn 10 năm.
- Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương thành lập triều đình
riêng, đất nước bị chia cắt thành 2 miền Nhưng chính quyền
phong kiến Đàng Trong cũng nhanh chóng suy thoái.
Trang 52 Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn:
- Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã
bùng nổ ở Bình Định do 3 anh em: Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo.
- Quân khởi nghĩa đã tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và sau đó tiến quân ra Bắc tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh, thống nhất đất nước trở lại
- Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.
Trang 6II CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CUỐI THẾ KỶ XVIII:
1 Cuộc kháng chiến chống Xiêm:
- Đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII, Nguyễn Ánh đã cầu cứu vua Xiêm.
- Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược nước ta.
- Được tin đó Nguyễn Huệ đã đem theo binh thuyền vào Gia
Định, đại phá quân Xiêm vào đầu năm 1785 với chiến thắng lẫy lừng: Rạch Gầm- Xoài Mút
- Quân Xiêm đại bại, Nguyễn Ánh theo tàn quân Xiêm chạy
thoát thân.
- Miền Nam trở lại bình yên
Trang 8Lược đồ trận Rạch Gầm- Xoài Mút
Trang 92 Kháng chiến chống quân Thanh (1789):
- Sau khi bị Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh
- Nhân cơ hội đó, vua Thanh đã sai tướng đem 29 vạn quân và dân công sang xâm lược nước ta
- Trước sự tấn công ào ạt của quân Thanh, lực lượng của Tây Sơn đóng ở kinh thành tạm rút lui về mạn nam Ninh Bình và
Thanh Hóa
- Được tin cấp báo quân Thanh đã xâm nhập Bắc Hà, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, thần tốc tiến quân ra Bắc
- Chỉ trong năm ngày( từ chiều 30 Tết đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu), Nguyễn Huệ đã đại phá 29 vạn quân Thanh với chiến
thắng oanh liệt Ngọc Hồi- Đống Đa, quân Thanh bị đánh tơi
bời, đại quân bị tiêu diệt, tàn quân còn lại cùng Tôn Sĩ Nghị
tháo chạy về nước
Trang 11III VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN:
1 Vương triều Tây Sơn thành lập:
- Sau khi tiêu diệt được lực lượng của các chúa Nguyễn, năm
1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế thành lập vương triều
Tây Sơn, nhưng khởi nghĩa vẫn tiếp tục
- Cuối năm 1788, trước khi ra Bắc đại phá quân Thanh,
Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, sau khi thắng lợi trở về, ông chính thức xây dựng vương triều
mới theo chế độ quân chủ chuyên chế
Trang 122 Những chính sách của vương triều Quang Trung:
a) Đối nội:
- Sau khi thắng lợi, Quang Trung xây dựng vương triều mới, thực hiện một số chính sách mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục và quân sự
Đất nước ổn định và thanh bình
b) Đối ngoại:
- Quan hệ hoà hảo với nhà Thanh
- Quan hệ tốt đẹp với Lào và Chân Lạp
Trang 133 Đánh giá những chính sách mới của Quang
Trung:
- Quang Trung đã đề xướng nhiều chính sách tiến bộ về mọi mặt, đặt nền móng cho chế độ mới ra đời
- Nhưng việc Quang Trung qua đời sớm khiến cho
những cải cách đó chưa thực hiện được