TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --- NGUYỄN QUANG VINH KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VẶN THẠC SĨ KIẾN TRÚC Hà Nội - 2
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
NGUYỄN QUANG VINH
KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
TỈNH QUẢNG BÌNH
LUẬN VẶN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
Hà Nội - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Trang 3Lời cảm ơn
Xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Ngô Thám đã tận
tình hướng dẫn, giúp đở tôi trong suốt thời gian làm luận văn
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy, Cô đã tận tìn dạy dỗ, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập
Xin trân trọng cảm ơn Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Bộ xây dựng,
Ban giám hiệu trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, khoa sau Đại Học
Trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện và cung cấp những kiến thức quý báu trong quá trình học tập và thực hiện luân văn
Cuối cùng xin cảm ơn sở xây dựng Quảng Bình, sở văn hóa thể thao và
du lịch Quảng Bình, cùng các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm luận văn
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn
Trang 4Lời cam đoan Tôi xin cam đoan:
- Những nội dung trong luân văn này do chính tôi nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Ngô Thám
- Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn tên tác giả, tên công trình, thời gian công bố
- Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Hà Nội 2017
Học viên cao học
Nguyễn Quang Vinh
Trang 5MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình minh họa
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Nội dung nghiên cứu 4
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 5
Cấu trúc luận văn 5
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 6
1.1 Quá trình phát triển dòng sông Nhật Lệ trong phạm vi thành phố Đồng Hới 6
1.1.1 Giới thiệu về thành phố Đồng Hới 6
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của tuyến sông Nhật Lệ 11
1.1.3 Vị trí, giới hạn nghiên cứu tuyến sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới 13
1.2 Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lệ 17
1.2.1 Thực trạng về công trình kiến trúc 17
1.2.2 Thực trạng cảnh quan 23
1.2.3 Hiện trạng giao thông đô thị và hạ tầng kỹ thuật 28
1.3 Những vấn đề cần nghiên cứu 30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 32
2.1 Cơ sở lý luận về kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị 32
2.1.1 Cảnh quan đô thị 32
2.1.2 Kiến trúc cảnh quan 33
2.1.3 Cở sở khoa học về hình ảnh đô thị 34
2.2 Cơ sở pháp lý để đánh giá kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lệ thành phố Đồng Hới 40
Trang 62.2.1 Các văn bản pháp lý có liên quan 40
2.2.2 Tổ chức không gian cảnh quan của khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới 41
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lệ 45
2.3.1 Yếu tố tự nhiên 45
2.3.2 Yếu tố văn hóa xã hội 47
2.3.3 Yếu tố kinh tế 48
2.3.4 Quá trình đô thị hóa 49
2.3.5 Yếu tố về kỹ thuật 51
2.4 Kinh nghiệm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông trên Thế giới và Việt Nam 51
2.4.1 Paris- Pháp 51
2.4.2 Thượng Hải –Trung Quốc 53
2.4.3 Đà Nẵng- Việt Nam 54
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN HAI BÊN BỜ SÔNG NHẬT LỆ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI 58
3.1 Mục tiêu và nguyên tắc 58
3.1.1 Mục tiêu 58
3.1.2 Nguyên tắc 59
3.2 Đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông 60
3.2.1 Về không gian kiến trúc cảnh quan 60
3.2.2 Về công trình kiến trúc 74
3.2.3 Về màu sắc, vật liệu 81
3.2.4 Về cây xanh, mặt nước 85
3.2.5 Về công trình hạ tầng kỹ thuật và tiện ích đô thị 87
KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 90
Kiến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HĐNN : Hội đồng nhân dân
QHCT : Quy hoạch chi tiết
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN
Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý thành phố Đồng Hới 7 Hình 1.2 Vị trí giới hạn khu vực nghiên cứu 14 Hình 1.3 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong khu vực
Hình 1.10 Cơ sở sản xuất bờ đông SNL 20
Hình 1.24 Cảnh quan khu vực tượng đài mẹ Suốt 25 Hình 1.25 Cảnh quan khu vực Tam Tòa 26 Hình 1.26 Đua thuyền truyền thống trên SNL 26
Hình 1.28 Bến thuyền phường Hải Đình 27
Hình 1.31 Công viên phường Hải Đình 28 Hình 1.32 Hạ tầng kỹ thuật đoạn bờ đông SNL 31
Hình 1.34 Hiện trạng mặt nước khu vực thành Đồng Hới 31
Trang 9Hình 1.35 Rác thải khu vực chơ Đồng Hới 31 Hình 1.36 Hệ thống cây xanh công viên lịch sử 33 Hình 2.1 Các yếu tố nhận diện hình ảnh đô thị 38
quan khu vực hai bên bờ NL
64
Hình 3.2 Sơ đồ phân vùng không gian kiến trúc cảnh
quan khu công viên tự nhiên
66
Hình3.3 Cảnh quan khu công viên phi lao 67
Hình3.5 Cảnh quan khu công viên ẩm thực 69 Hình3.6 Tượng đài thuộc khu công viên ẩm thực 69 Hình3.7 Sơ đồ phân vùng không gian kiến trúc cảnh
quan khu công viên lịch sử
70 Hình3.8 Cảnh quan khu công viên lịch sử 72 Hình3.9 Sơ đồ phân vùng không gian kiến trúc cảnh
quan khu công viên cát Bảo Ninh
75
Hình3.12 Trung tâm thương mại Vincom- Quảng Bình 78 Hình3.13 Cảnh quan trước trung tâm thương mại
Trang 10Bảng 2.1 Sơ đồ các yếu tố tác động đến kiến trúc cảnh quan 33
Bảng 2.2 Sơ đồ các yếu tố cấu thành kiến trúc cảnh quan 35
Bảng 3.1 Thống kê các loại cây chủ yếu trong khu vực 89
Trang 11ra Năm 2004 thị xã Đồng Hới đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định nâng cấp thành Thành phố Đồng Hới - đô thị loại 3
Cùng với xu thế hội nhập và phát triển mạnh của nền kinh tế quốc dân trong cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng đã thúc đẩy nhanh sự phát triển của thành phố Đồng Hới với tư cách là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật của Tỉnh
Nhiều công trình lớn đầu tư trên đất Quảng Bình như đường Hồ Chí Minh, cải tạo nâng cấp đường quốc lộ 1A, đặc biệt là dự kiến xây dựng đường tránh 1A qua thành phố Đồng Hới, khôi phục sân bay Đồng Hới, xây dựng các khu công nghiệp vùng Tây bắc Đồng Hới và các khu công nghiệp khác trong Tỉnh cũng như việc phát triển các khu du lịch thương mại mới như Mỹ Cảnh, Bảo Ninh và nhiều nơi khác quanh Thành phố đòi hỏi phải có những quan điểm và chính sách mới trong khai thác xây dựng phát triển đô thị của Thành phố
Những yếu tố trên đã làm thay đổi cơ bản hình thái đô thị Đồng Hới cần
có trong quy hoạch tổng thể phát triển cả về kinh tế - xã hội lẫn tổ chức không gian đô thị Gần đây nhất là Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Đồng Hới lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2005-2010 ngày 10/11/2005 và Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, là những căn cứ rất cơ bản thúc đẩy sự phát triển của Thành phố trong giai đoạn trước mắt và định hướng phát triển toàn diện lâu dài đến năm 2020
Trang 122
Vì vậy việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đồng Hới đến năm 2020 là rất cần thiết và cấp bách, để làm cơ sở cho việc quản lý và đầu tư xây dựng phát triển đô thị một cách có ý thức, có kế hoạch
có hiệu quả và đúng pháp luật nhằm xây dựng Đồng Hới nhanh chóng trở thành một đô thị văn minh, hiện đại đẹp, giàu bản sắc và phát triển bền vững Nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố dòng sông Nhật Lệ được được quan tâm đặc biệt cho sự phát triển chung của quy hoạch đô thị Nơi đây tập trung nhiều yếu tố quan trọng về kiến trúc cảnh quan, có ảnh hương rất lớn đến bộ mặt đô thị thành phố Đồng Hới, với đa dạng về địa hình cũng như các cơ cấu chức năng độ thị và văn hóa xã hội Nổi bật nhất là khai thác chức nắng du lịch biển, tạo môi trường không gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, các không gian cảnh quan, bảo vệ không gian đô thị dọc theo hai bên bờ sông, tạo dáng vẻ riêng cho thành phố trong tương lai
Để định hướng cho xây dựng, UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới (Quy hoạch đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt theo quyết định số 86/QĐ- UBND ngày 16 tháng 1 năm 2009)
Tuy vậy đồ án quy hoạch hiện nay chủ yếu là quy hoạch mặt bằng sử dụng đất, chưa có đồng bộ tổ chức không gian, thiếu thiết kế đô thị Mặt khác công tác quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc cảnh quan của các cấp chính quyền tỉnh, thành phố chưa đồng bộ, chưa thiết kế chi tiết cho không gian kiến trúc cảnh quan trong khu vực theo quy định của Luật Xây Dựng, Luật Quy Hoạch đô thị hiện hành
Do đó việc nghiên cứu đề xuất đồng bộ hệ thống đánh giá về kiến trúc cảnh quan để làm căn cứ triển khai thực hiện quy hoạch có hiệu quả là hết sức cấp bách và cần thiết
Trang 133
* Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên điều kiện hiện trạng, điều kiện tự nhiên và quy hoạch xây dựng hai bên bờ sông Nhật Lệ đã được phê duyệt ngày 16/1/2009:
- Đề xuất mục tiêu và nguyên tắc
- Đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới đoạn từ cầu Dài cửa sông Nhật Lệ đã được lập quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/2000
- Diện tích khu vực nghiên cứu 132,0978 ha
* Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu thu thập thông tin thuộc nhóm
phương pháp thu nhập thông tin với mục đích nghien cứu tài liệu để tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, kế thừa thành tựu nghiên cứu Sử dụng phương pháp này nhằm xác định nội dung tổng quan lịch sử nghiên cứu và phát triển đô thị trong và ngoài nước ( nghiên cứu toàn bộ luận án, luận văn đã hoàn thành liên quan đến đề tài nghiên cứu) và các phạm trù liên quan, các số liệu thống kê tổng hợp , chủ trương và chính sách liên quan nội dung nghiên cứu nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, phục vụ bàn luận kết quả nghiên cứu; xác lập cơ sở nghiên cứu của đồng nghiệp liên quan đến chủ đề nghiên cứu.[4]
+ Phương pháp tiếp cận định tính và định lượng với mục tiêu là nhận
thức bản chất định tính của khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ Triển khai phương pháp tiến hành điều tra, khảo sát, tập hợp đối tượng khảo sát là kiến
Trang 144
trúc cảnh quan của khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ, khu vực lân cận từ bản
đồ hiện trạng, bản đồ khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ để định lượng và xử lý thông tin.[4]
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tập hợp các nhân tố có quan hệ tương
tác để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, thiết lập nhãn quan, xem xét và phân tích sự việc hiện tượng khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống quản lý phát triển kiến trúc cảnh quan theo dự án đầu
tư để nghiên cứu khả thi giải pháp được xác lập theo các nhân tố để quản lý phát triển gồm: Quy hoạch - kiến trúc - kỹ thuật - tài chính - cơ chế chính sách - quản lý đô thị có tính chất tổng hợp hệ thống kỹ thuật và hệ thống xã hội Trên cơ sở đó, xác định nhân tố cơ bản điều khiển các hệ thống để tập trung nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ hình thành giải pháp [4]
+ Phương pháp quan sát khách quan hình thái - công năng là quan sát
phương thức cơ bản để nhận thức sự vật, sử dụng để tổng quan, phát hiện vấn
đề nghiên cứu và đặt giải thuyết nghiên cứu, Quan sát khách quan hình thái - công năng trên thực trạng khu vực hai bên bơ sông Nhật Lệ, các khu vực lân cận, thực thi giải pháp quản lý và xác định tình hình nghiên cứu ứng dụng với mục đích năm bắt bản chất của đối tượng quan sát Đồng thời, quan sát theo mục đích xử lý thông tin để mô tả và phân tích
* Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra khảo sát các công trình tạo lập không gian trên đoạn sông, loại hình kiến trúc trên đoạn sông, các không gian trống, di tích lịch sử có giá trị, các dự án liên quan trong pham vi nghiên cứu
- Thu thập các kết quả đã nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài luận văn
Trang 155
- Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả khảo sát điều tra trên khu vực hai bên bờ sông Nhật Lệ thuộc thành phố Đồng Hới
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện lý luận khoa học về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông nói chung và hai bên bờ sông Nhật Lệ nói riêng
- Ý nghĩa thực tiễn : Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể áp dụng vào thực tế để hoàn thiện không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông Nhật Lê
và có thể áp dụng cho các không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông của Việt Nam có điều kiện tương đồng
* Cấu trúc luận văn
Nội dung Luận văn gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Nhật Lệ thành phố Đồng Hới
Chương 2: Cơ sở khoa học đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai
bên bờ sông Nhật Lệ thành phố Đồng Hới
Chương 3: Đánh giá không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông
Nhật Lệ thành phố Đồng hới
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1679
Các kiến trúc nhỏ được bố trí trong các khu chức năng của không gian kiến trúc cảnh quan hai bên bờ sông như: Dọc đường đi dạo, đi bộ, sân, vườngquanh các công trình lớn.Khu sân chơi, sinh hoạt cộng đồng
Các kiến trúc nhỏ có tác dụng trang trí, làm đẹp môi trường, gây cảm giác thư giản, là nơi sinh hoạt cộng đồng, làm phòng phú đời sống tinh thần của người dân đô thị
e Tầng cao công trình
- Đối với các trục đường khu vực, liên khu vực, thì chiều cao của các công trình to lớn đồ sộ và các khu xây dựng thấp tầng dầy đặc có sự chuyển tiếp rõ ràng Công trình cao mang tính dẫn hương, các công trình thấp tạo nên
sự đồng nhất cho các diện các tuyến phố Chiều cao tối đa của các công trình trên các tuyến đường này cần có điều chỉnh phù hợp ( 10- 15 tầng)
- Đối với các trục đường chủ đạo – tuyến ( trục đường chính đô thị ), có chiều rộng lòng đường và vỉa hè trương đối lớn, tầm nhìn vì vậy được mở rộng Đây là yếu tố cơ bản để quyết định độ cao cho công trình kiến trúc xét theo tương quan giữa nhà và đường Theo lý thuyết “ Trường thị giác” với góc nhìn 300- 350 sẽ cho ta phạm vi quan sát tối ưu với độ cao tối đa 45m Mặt khác, nếu từ vỉa hè bên này đường nhìn sang mặt phố bên kia, tầm nhìn
Trang 17Ở Phần chân tường, viên của đi, viền cửa sổ hoặc những diện lồi lõm trên mặt đứng công trình sơn những màu cùng tông nhưng đậm hơn cho giúp công trình trở nên sinh động, tươi vui hơn
- Màu sắc vật liệu trên bề mặt sân vườn tổ chức hết sức đa dạng tạo màu sắc địa hình phong phú, có tác dụng định hướng, phân khu chức năng Màu sắc cùng chất cảm vật liệu còn mang lại cho con người cảm xúc khác nhau, tạo sự hứng thú cho người quan sát
Các công trình dạng nhà ở:
- Với đặc điểm là nơi nghỉ ngơi, màu sắc chủ yếu được sử dụng là các màu dịu nhẹ như những màu nhạt của trắng ngà, trắng sữa, vàng kem, xanh cốm, xanh da trời… Sơn những màu cùng tông nhưng đậm hơn cho chân tường, viền của đi, viền của sổ hoặc những diện lồi lõm trên mặt đứng công trình giúp công trình trở nên mềm mại, nhẹ nhàng và hài hòa
Tuy nhiên không phải lúc nào trong công trình nhà ở khu vực cũng sử dụng các tông màu dịu nhẹ và nhạt, đối với những công trình nằm trong khu dịch vụ thường sử dụng màu sắc mạnh hơn tạo thành điểm nhấn bên sông
b Ánh sáng: