1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)

26 511 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 294,72 KB

Nội dung

Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:

TS LÊ ĐÌNH NGHỊ

Phản biện 1: TS NGUYỄN AM HIỂU

Phản biện 2: PGS.TS HÀ MAI HIÊN

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: 10 giờ, ngày.25 tháng.10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Để tồn tại và phát triển thì mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia nhiều mối quan hệ khác nhau Trong đó, mối quan hệ

về trao đổi với nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng đóng một vai trò quan trọng, một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội và đây là những tiền đề của phương thức giao dịch dân sự (GDDS) Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, các quan hệ trao đổi về lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân ngày càng đa dạng và phức tạp, chính vì thế việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ này được quan tâm nhiều hơn Nội dung của GDDS không thể nằm trong tư tưởng con người mà nó phải được thể hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất định Trong một số trường hợp để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người tham gia GDDS và nhằm tăng cường tính pháp chế của Nhà nước trong việc quản lý GDDS thì hình thức được coi là một trong những điều kiện có hiệu lực của GDDS

GDDS là một quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân và là một hành vi pháp lý trong đời sống xã hội được biểu hiện dưới những hình thức nhất định, như lời nói (bằng miệng), văn bản, bằng hành vi

Trong giai đoạn hiện nay, khi số lượng và giá trị tài sản trong GDDS ngày càng lớn, đa dạng và phong phú thì vấn đề không tuân thủ đúng quy định về hình thức của GDDS cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp Thực tế là có quá nhiều GDDS vi phạm quy định về hình thức để lại những thiệt hại cho bản thân những người

Trang 4

giao kết, người thực hiện cũng như hậu quả để lại cho xã hội là quá lớn Hậu quả đó mang tính diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều người, nhiều mối quan hệ xã hội khác, nhiều đối tượng khác; gây tâm lý hoang mang, nhiều gia đình điêu đứng, đẩy nhiều người đến bước đường cùng

Từ những phân tích và lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề

tài “Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo

bộ luật dân sự 2015” để làm luận văn thạc sỹ luật học

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Phạm Thị Minh Trang (2014), Hình thức GDDS theo pháp

luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc

gia Hà Nội Đề tài đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung về hình

thức GDDS Nguyễn Ngọc Tú Loan (2009), Điều kiện có hiệu lực

của hợp đồng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học

Quốc gia Hà Nội

Ngoài ra, tác giả đã tìm đọc các tài liệu liên quan như: Tác giả Nguyễn Văn Cường (2002) với bài viết về “GDDS vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức”; Tác giả Trần Thị Thu Hà (2014), với bài viết “Về hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức”; Tác giả Tưởng Duy Lượng (2015) với bài viết “Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi GDDS vô hiệu” hay tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng (2013) với bài viết “Hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu do vi phạm về hình thức theo quy định của BLDS Việt Nam 2005 và hướng hoàn thiện”…

Trang 5

Bởi vậy, việc lựa chọn đề tài “Điều kiện có hiệu lực về hình

thức của GDDS theo bộ luật dân sự 2015” để làm luận văn thạc sỹ

của tác giả là không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, quyết định của Bộ luật dân sự hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS ở Việt Nam, đề tài đề xuất giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS

- Nghiên cứu quy định của Bộ luật dân sự hiện hành và thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS

- Trên cơ sở những bất cập đã được xác định từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp trong việc sửa đổi, bổ sung các quy định của BLDS về vấn đề điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật về hình thức GDDS và điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS theo BLDS

Trang 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Về nội dung: điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS là

vấn đề rất rộng, nên nội dung của luận văn tập trung nghiên cứu phân tích các quy định về điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS trong BLDS 2015

Về thời gian: Đề tài nghiên cứu một phần các quy định liên

quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS trong pháp luật của Việt Nam qua các thời kỳ

Về không gian: Đề nghiên cứu thực tiễn một số vụ án liên

quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn dịch và quy nạp Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng chủ yếu ở chương 2, nhằm đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng thực hiện pháp luật liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức GDDS cả về

Trang 7

những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong hoạt động này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn nghiên cứu lý luận một cách toàn diện về điều kiện

có hiệu lực về hình thức của GDDS Đánh giá và phân tích về điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ để thấy được các quy định mới theo BLDS 2015, đồng thời so sánh với quy định về điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS của một số nước trên thế giới

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, giải quyết tranh chấp liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS thông qua các bản án tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh

- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy pháp luật liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS tại Việt Nam; làm tài liệu nghiên cứu cho tất cả những ai quan tâm, muốn tìm hiểu về vấn đề pháp luật này…

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài Phần mở đầu, kết luận và danh mục tài tiệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận liên quan đến điều kiện có

hiệu lực về hình thức của GDDS

Trang 8

Chương 2: Nội dung điều kiện có hiệu lực về hình thức của

GDDS theo quy định của BLDS 2015

Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật liên

quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS theo quy định của BLDS 2015 và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này

Chương 1 MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN

CÓ HIỆU LỰC VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ 1.1 Khái niệm điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự

1.1.1 Giao dịch dân sự

1.1.1.1 Khái niệm

Khái niệm “Giao dịch” theo từ điển Tiếng Việt được hiểu một cách đơn giản nhất là sự đổi chác, mua bán [29, tr20] Giao dịch hình thành từ hình thức đơn giản nhất như con người trao đổi sản phẩm do mình làm ra, cho đến ngày nay khi giao dịch được sử dụng với nhiều hình thức biểu đạt và là một công cụ hữu hiệu để cá nhân,

tổ chức thỏa mãn nhu cầu về vật chất, tinh thần của mình

Chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống luật pháp của các quốc gia nên GDDS cũng có nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau Trong nghiên cứu của luận văn, đề tài sử dụng khái niệm GDDS theo

Điều 116, BLDS 2015 như sau: “GDDS là giao dịch hoặc hành vi

pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” [7, tr33]

Trang 9

1.1.1.2 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Điều kiện có hiệu lực của GDDS là điều kiện mà các bên khi

ký kết các giao dịch phải tuân thủ thì giao dịch mới có hiệu lực, nếu không tuân thủ thì giao dịch sẽ vô hiệu

(1) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với GDDS được xác lập

Chủ thể của GDDS là những người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch hoặc một hành vi pháp lý đơn phương, có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ GDDS và phải chịu trách nhiệm về thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó

Đối với chủ thể là cá nhân: GDDS do cá nhân xác lập chỉ có hiệu lực pháp luật nếu phù hợp với mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân Đối với người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 20 BLDS 2015 là người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên trừ trường hợp bị tòa án tuyên bố bị mất năng lực hành vi dân

sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự

- Đối với chủ thể là pháp nhân:

Pháp nhân khi tham gia giao kết GDDS phải thông qua hành

vi của người đại diện Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật có thể đại diện theo ủy quyền (Điều 137, Điều 138 BLDS)

(2) Chủ thể tham gia GDDS hoàn toàn tự nguyện

Chủ thể của GDDS có thể là cá nhân, tổ chức nhưng người trực tiếp tham gia giao dịch bao giờ cũng là con người cụ thể

Trang 10

Thứ nhất, giao dịch giao kết một cách giả tạo: là giao dịch

được các bên giao kết một cách hình thức không nhằm làm phát sinh các quyền nghĩa vụ dân sự giữa các bên mà chỉ nhằm che giấu một giao dịch có thực khác hoặc nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba

Thứ hai, Giao dịch giao kết do bị đe dọa là hành vi cố ý của

một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình

(3) Mục đích và nội dung của GDDS không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

(4) Hình thức của GDDS là điều kiện có hiệu lực của GDDS trong trường hợp luật có quy định

Tóm lại, điều kiện có hiệu lực của GDDS là tổng hợp những

yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo cho GDDS được lập đúng bản chất đích thực của nó

1.1.2 Hình thức giao dịch dân sự

Theo nghĩa thông thường, hình thức là “toàn thể nói chung những gì làm thành mặt bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng biểu hiện nội dung”

Tóm lại, theo tác giả thì khái niệm hình thức GDDS được

hiểu như sau: “Hình thức GDDS là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội dung GDDS”

1.1.3 Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự

Trang 11

Có nhiều cách hiểu khác nhau về “Điều kiện có hiệu lực về

hình thức của giao dịch dân sự”

Điều kiện có hiệu lực về hình thức của GDDS là khi pháp luật đã quy định hình thức của giao dịch là một điều kiện bắt buộc thì khi các bên vi phạm điều kiện về hình thức thì giao dịch sẽ vô hiệu

Như vậy, có một số loại giao dịch đơn thuần, chủ thể tham gia giao dịch có thể lựa chọn bất kỳ hình thức giao dịch nào Nhưng đối với những GDDS đặc biệt thì nhà nước đã quy định giao dịch đó phải tuân thủ theo một hình thức nhất định

1.2 Quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự qua các thời kỳ

1.2.1 Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự trong các đạo luật thời phong kiến

1.2.1.1 Quốc triều hình luật

Theo sử gia Phan Huy Chú thì Quốc triều hình luật là mẫu mực để trị nước, cái khuôn pháp để buộc dân Đây là bộ “Hình luật” chính thức và quan trọng nhất của Triều đại nhà Lê (1428-1788) Theo các nhà khoa học pháp lý, tuy Quốc triều hình luật là bộ “Hình luật” nhưng lại có nhiều quy định về di chúc - những hoạt động đặc trưng của GDDS

Trong xã hội phong kiến trình độ dân trí còn thấp, có khá đông người dân chưa biết chữ, do vậy bộ luật cũng đã quy định đối với người giao kết không biết chữ thì có thể nhờ người khác viết thay

Trang 12

Không chỉ chú trọng đến mặt hình thức của GDDS, Quốc triều hình luật còn quy định một số giao dịch phải tuân thủ về mặt trình tự nhất định, thể hiện sự quản lý chặt chẽ của chế độ phong kiến Ví dụ: việc mua nô tỳ phải được lập thành văn tự Sau đó phải trình quan để xét hỏi lại (Điều 363)

1.2.1.2 Bộ luật Gia Long

Bộ luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời kỳ đầu nhà Nguyễn được ban hành năm 1813 và chính thức áp dụng năm

1815 gồm 22 quyển, 398 điều Trong phần những quy định về dân sự

có phần quy định về chế độ tư hữu ruộng đất: việc mua bán chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cả hai bên, các điều khoản thỏa thuận

đã tạo điều kiện cho ruộng đất tư phát triển

1.2.2 Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự thời

kỳ pháp thuộc

Bộ luật Hoàng Việt Trung Kỳ (ban hành năm 1936) Các bộ luật trong thời kỳ Pháp thuộc cũng chưa đề cập đến khái niệm GDDS Định nghĩa khế ước vẫn được sử dụng rộng rãi trong văn bản pháp luật và trong nhân dân

Khế ước sinh thời tặng dữ được quy định tại Điều 951 của

Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ: “sinh thời tặng dữ là một khế ước do bên tặng chủ bỏ đứt ngay một tài sản gì để cho bên người thụ tặng nhận lấy” [1] Đồng thời cũng thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với tài nguyên bất động sản của nước ta

Pháp luật về thừa kế được quy định trong các bộ dân luật Bắc

Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ Theo quy định tại Hoàng Việt Trung kỳ

Trang 13

thì hình thức của chúc thư được quy định như sau: “Việc lập chúc thư phải bằng văn bản hoặc do viên quản lý văn khế làm ra hoặc có công chứng thị thực

1.2.3 Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự từ

1945 đến khi Bộ luật dân sự 2005 ra đời

1.2.3.1 Quy định liên quan đến điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự từ thời kỳ 1945 đến trước năm 2005

Năm 1945 đất nước ta giành được độc lập và ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập và thống nhất từ miền Bắc tới miền Nam Trong lúc đất nước còn bộn bề rối ren và khó khăn, chưa

có điều kiện để ban hành tất cả các luật mới thay thế những bộ luật

cũ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 90/SL cho phép tạm thời

sử dụng một số luật lệ đã ban hành ở Bắc Trung Nam với điều kiện những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam Do vậy và văn bản pháp luật dân sự từ thời Pháp thuộc vẫn được tiếp tục sử dụng

Có thể nhận thấy rằng, tại Pháp lệnh thừa kế số 1990 khá chú trọng tới hình thức của di chúc Không chỉ ở việc di chúc phải được lập thành văn bản mà còn cần tới sự chứng thực của cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn

BLDS 1995 quy định bốn hình thức thể hiện của GDDS như: hình thức lời nói, hình thức văn bản, hình thức bằng hành vi cụ thể Ví dụ: hành vi mua hàng qua máy bán hàng tự động, hành vi

Ngày đăng: 07/11/2017, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO BỘ LUẬT  - Điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch dân sự theo bộ luật dân sự 2015 (tt)
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC VỀ HÌNH THỨC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO BỘ LUẬT (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w