Mục đích rõ thực trạng pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh hoạt động tự doanh, từ đó có những kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Chứng khoán Việt nam nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán nói riêng.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
-NGUYỄN NHƯ ÁI
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
-KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CỦA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
“Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Phan Phương Nam,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan này”
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngày 11/07/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán vàTTCK chính thức khai sinh TTCK Việt Nam1 Từ đó đến nay, TTCK Việt Nam đãkhông ngừng biến động và ngày càng chứng tỏ nó là một trong những thị trường đượcquan tâm nhất Và cho đến hiện nay, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TTCKđối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Tuy nhiên, TTCK sẽ không thể vận hành
và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạtđộng của nó Vì lẽ đó, để tạo nên cơ sở pháp lý cho việc hình thành TTCK và các hànghóa cần thiết của nó, cũng như một cơ sở pháp lý vững chắc cho các hoạt động và vậnhành của TTCK Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006 đã được ban hành để điềuchỉnh những quan hệ phát sinh trong thị trường này Về phía các cơ quan quản lý nhànước, để cụ thể hóa các quy định của Luật Chứng khoán, đảm bảo sự thi hành Luật mộtcách đúng đắn, đúng tin thần của các nhà lập pháp, Chính phủ, Bộ Tài chính đã banhành nhiều Nghị định, Thông tư hướng dẫn có tác động tích cực điều chỉnh hoạt độngcủa TTCK Tuy nhiên, Pháp luật Chứng khoán nước ta chưa thật sự hoàn chỉnh Nóvẫn còn nhiều thiếu sót và chưa bắt kịp tinh thần của pháp luật chứng khoán thế giới,một phần do TTCK nước ta chỉ mới ra đời, còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm,cũng như điều kiện kinh tế nước ta còn hạn chế Vì vậy để có thể hoàn thiện hệ thốngpháp Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho một môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng vàhiệu quả, đòi hỏi phải có sự cố gắng và nổ lực không ngừng của các nhà lập pháp Trên TTCK, một chủ thể đóng vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn và tácđộng trực tiếp đến hoạt động của TTCK đó chính là các CTCK, thông qua hoạt động tựdoanh chứng khoán các công ty này góp phần tạo lập giá cả, tăng quy mô đầu tư vốn,tăng chất lượng đầu tư, điều tiết, bình ổn thị trường, làm tăng tính thanh khoản của cáctài sản tài chính Bên cạnh đó, tự doanh chứng khoán là một trong những hoạt động đặc
1 Thị Thùy Giang, “Tìm hiểu lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam”, lich-su-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-11614/, truy cập ngày 29/06/2015
Trang 7http://luanvan.co/luan-van/tim-hieu-thù của CTCK, cũng là hoạt động duy nhất mà các CTCK dùng vốn của mình để đầu tưvào chứng khoán tìm kiếm lợi nhuận cho chính công ty mình, hoạt động này có khảnăng mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho công ty Vì vậy, đa phần các CTCKđược thành lập đều đăng ký thực hiện hoạt động tự doanh với hi vọng thu về đượcnhững khoản lợi nhuận lớn, đồng thời khi được thành lập các CTCK thường đăng kýthực hiện các hoạt động khác như môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán,…bên cạnh hoạt động tự doanh chứng khoán, các hoạt động này tác động qua lại và hỗtrợ cho nhau cùng phát triển Song khi đồng thời thực hiện nhiều hoạt động nó chứađựng những mâu thuẫn nhất định về lợi ích giữa CTCK với khách hàng của họ Xuấtphát từ tính chất đặc thù của chứng khoán, vai trò của TTCK đối với sự phát triển củanền kinh tế đất nước, cũng như vai trò quan trọng của các CTCK đối với TTCK ViệtNam, và những mâu thuẫn lợi ích có thể xảy ra giữa những hoạt động của CTCK Một
hệ thống pháp luật hoàn thiện về điều kiện thành lập, tổ chức CTCK và việc thực hiệnhoạt động tự doanh chứng khoán là hết sức cần thiết để phát triển nhanh và lành mạnh
thị trường Chứng khoán Việt Nam Đó chính là lý do em chọn đề tài: “Pháp luật về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của
mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài.
Hiện nay, đa phần các đề tài nghiên cứu về hoạt động tự doanh của công ty chứngkhoán chỉ dừng lại nghiên cứu sâu ở khía cạnh kinh tế như năm 2007 có đề tài Nghiêncứu hoạt động tự doanh chứng khoán tại công ty chứng khoán ngân hàng công thươngViệt Nam của Dương Văn Cường năm và đề tài Hoạt động tự doanh chứng khoán tạicông ty TNHH chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam– Thực trạng và giải pháp của Hà Thị Mai Linh năm Trường Đại học ngoại thương.Còn ở khía cạnh pháp luật vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu Cho đến hiện nay,chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứngkhoán mà chỉ có một số đề tài về Công ty chứng khoán có đề cặp đến khía cạnh pháp
lý của hoạt động tự doanh như Pháp luật về công ty chứng khoán – Thực trạng vàphương hướng hoàn thiện của Lê Anh Đức năm 2006, Luận văn tốt nghiệp, Trường Đạihọc Luật Hà Nội, nhưng chỉ đơn giản dừng lại ở việc trình bày những quy định củapháp luật về hoạt động này, chưa đi sâu vào việc nghiên cứu, phân tích để làm rõnhững vấn đề còn bất cặp, hạn chế của nó
3 Mục đích nghiên cứu đề tài
Trang 8Mục đích cuối cùng khi nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về hoạt động tự doanh củacông ty chứng khoán” là nhằm làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam khi điều chỉnhhoạt động tự doanh, từ đó có những kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luậtChứng khoán Việt nam nói chung và pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứngkhoán nói riêng Để đạt được mục đích này, bài viết sẽ nghiên cứu hai vấn đề trọng tâmsau:
Một là, tìm hiểu những vấn đề cơ bản về hoạt động tự doanh chứng khoán và phápluật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán
Hai là, nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật về hoạt động tự doanh chứngkhoán, thực trạng áp dụng pháp luật tự doanh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
• Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu các quy định của pháp luật về hoạt động tự doanh chứng khoán đượcquy định trong:
- Luật Chứng khoán năm 2006
- Luật Chứng khoán đã sửa đổi, bổ sung năm 2010
- Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtChứng khoán
- Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn về thành lập và hoạt động công tychứng khoán
- Nghị định 108/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực chứng khoán và TTCK
- Dự thảo sửa đổi, bổ sung thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn về thànhlập và hoạt động công ty chứng khoán
• Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam hiệnhành về những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động tự doanh chứng khoán củaCTCK
5 Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ đề tài nghiên cứu, bài viết đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa để làm rõ những vấn đề lý
Trang 9luận chung về hoạt động tự doanh chứng khoán và pháp luật điều chỉnh hoạtđộng tự doanh chứng khoán.
- Phương pháp so sánh giữa các quy định pháp luật chứng khoán hiện hành vềhoạt động tự doanh chứng khoán với những quy định cũ trước đây và nhữngquy định sắp được ban hành trong tương lai
Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán ở Việt
Nam hiện nay và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật tự doanh chứng khoán
Trang 10CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TỰ DOANHCHỨNG KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN
1.1 Khái quát chung về hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty chứng
khoán
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động tự doanh chứng khoán
Để hình thành và phát triển TTCK có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được
là các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường chứng khoán Mục tiêu của việc hìnhthành TTCK là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tínhthanh khoản cho các loại chứng khoán Do vậy, để thúc đẩy TTCK hoạt động một cách
có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời và hoạt động của các CTCK.TTCK Việt Nam chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ năm 2000, tuy nhiên trongnhững năm đầu mới hình thành hoạt động của thị trường rất chậm chạp và vắng lặng.Ban đầu, các CTCK ra đời chỉ nhằm thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán Tuynhiên, đến năm 2004, hoạt động tự doanh đã được một số CTCK chú trọng thực hiện.Theo giáo trình Luật Chứng khoán Đại học Luật Hà Nội: “Tự doanh là nghiệp vụ kinhdoanh chứng khoán, trong đó CTCK mua bán chứng khoán bằng vốn của mình để thulợi nhuận và chịu mọi rủi ro liên quan đến việc nắm giữ chứng khoán đó”2
Và theo Luật Chứng khoán Việt Nam hiện hành, tự doanh chứng khoán cũng đượcđịnh nghĩa là việc CTCK mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình Trong đó, chứngkhoán được hiểu là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữuđối với tài sản hoặc phần vốn góp của tổ chức phát hành Chứng khoán được thể hiệndưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm: cổ phiếu, tráiphiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọnbán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; hợp đồng gópvốn đầu tư Mặc dù pháp luật Việt Nam thừa nhận có nhiều loại chứng khoán như trên.Tuy nhiên, không phải loại chứng khoán nào cũng được giao dịch rộng rãi và phát triểntrên TTCK Việt Nam Vì vậy, hoạt động tự doanh chứng khoán của các CTCK chỉ chủ
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật chứng khoán, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr 235
Trang 11yếu xoay quanh các loại chứng khoán truyền thống là cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉquỹ.
Công ty chứng khoán (CTCK) là một định chế tài chính trung gian, thực hiện cácnghiệp vụ trên thị trường chứng khoán Vì vậy, hoạt động đầu tư và kinh doanh chứngkhoán của CTCK có những điểm khác biệt so với các chủ thể kinh doanh khác trên thịtrường như sau:
Thứ nhất, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán mang tính chuyên nghiệp cao 3 Tính chuyên nghiệp này được thể hiện ở trình độ và khả năng của cán bộ, nhânviên được giao thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty Họ phải lànhững người có kiến thức chuyên sâu, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ mình chịutrách nhiệm thực hiện, họ có khả năng phân tích thị trường và đưa ra được các quyếtđịnh đúng đắn trong kinh doanh, vì vậy họ phải làm việc với những áp lực vô cùng lớn.Như chúng ta đã biết, trong hoạt động mua bán chứng khoán, nguyên tắc khớp lệnh làmột nguyên tắc được áp dụng phổ biến, theo nguyên tắc này hệ thống giao dịch sẽ thựchiện so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán theo nguyên tắc ưu tiên về giá vàthời gian Bởi thế, bên cạnh việc có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực các cán bộ,nhân viên tự doanh phải có tính năng động và tự chủ cao để bắt kịp cơ hội của thịtrường
Thứ hai, mọi hoạt động đầu tư và kinh doanh của công ty chứng khoán phải tuân theo một quy trình nghiệp vụ và những quy định đầu tư chặt chẽ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong hoạt động đầu tư 4 Điều này đã được pháp luật chứng khoán ghinhận tại khoản 1 Điều 45 Thông tư 210/2012/TT-BTC, đó là một trong những nguyêntắc hoạt động của CTCK Theo đó, hoạt động tự doanh phải được thực hiện theo cácbước nhất định và phải có phương án đầu tư cụ thể nhằm đảm bảo tính hiệu quả và antoàn trong hoạt động
3 Hà Thị Mai Linh (2007), Hoạt động tự doanh chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Ngoại thương, tr 16
4 Hà Thị Mai Linh, tlđd (2), tr 17
Trang 12Thứ ba, hoạt động tự doanh của CTCK có quy mô rất lớn và danh mục đầu tư rất
đa dạng 5 Bởi vì, hầu hết các CTCK đều có tiềm lực tài chính lớn mạnh thể hiện ở mứcvốn điều lệ theo quy định của pháp luật đối với hoạt động tự doanh chứng khoán tốithiểu là 100 tỷ đồng Ngoài ra, CTCK là những chủ thể hoạt động có tính chuyênnghiệp cao Chính vì vậy, các CTCK không tập trung đầu tư vào một công ty, mộtngành hay một thị trường nhất định mà họ đầu tư trên nhiều thị trường, kể cả thị trườngtập trung và phi tập trung trong và ngoài nước với nhiều ngành nghề, lĩnh vực đa dạng
Thứ tư, hoạt động đầu tư chứng khoán của các CTCK luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro 6 Bởi vậy, trong hoạt động tự doanh của mình, các CTCK đều sử dụng các công
cụ phòng vệ để phòng tránh rủi ro như option, future Tuy nhiên, việc sử dụng cáccông cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sựphát triển của thị trường đối với việc sử dụng rộng rãi các công cụ phòng vệ trong hoạtđộng đầu tư như hợp đồng tương lai, quyền chọn mua, quyền chọn bán; nhân lực; chiếnlược phát triển của công ty; chính sách quản lý danh mục đầu tư
Thứ năm, đây là hoạt động trực tiếp tìm kiếm lợi nhuận của CTCK thông qua mua bán chứng khoán, không phải là hoạt động cung ứng dịch vụ Có thể nói, tự doanh
chứng khoán là hoạt động kinh doanh duy nhất trong các hoạt động kinh doanh chứngkhoán của CTCK mà CTCK tự bỏ vốn của mình ra để thực hiện việc mua, bán chứngkhoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho mình Trong khi các hoạt động khác như môi giớichứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, CTCK chỉ sử dụng trình độ chuyên môn,nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,… của mình để có những khuyến nghị giúp khách hàngthực hiện việc đầu tư chứng khoán hoặc cung cấp dịch vụ và thu về phí dịch vụ
Cần có sự phân biệt giữa hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán và hoạt động mua bán chứng khoán của công ty đầu tư chứng khoán Theo đó, mặc dù cùng
kinh doanh chứng khoán, nhưng hoạt động tự doanh của CTCK và hoạt động mua, bánchứng khoán của công ty đầu tư chứng khoán có những điểm khác nhau sau:
Thứ nhất, CTCK có thể được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn
hoặc công ty cổ phần theo quy định tại khoản 1 điều 59 Luật Chứng khoán hiện hành
5 Hà Thị Mai Linh, tlđd (2), tr 17
6 Hà Thị Mai Linh, tlđd (2), tr 17
Trang 13Trong khi công ty đầu tư chứng khoán chỉ có thể được tổ chức dưới hình thức công ty
cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Chứng khoán hiện hành
Thứ hai, đối với hoạt động tự doanh của CTCK: CTCK nhân danh chính mình
thực hiện việc mua, bán chứng khoán cho chính mình trên cơ sở trực tiếp ký kết cáchợp đồng mua, bán chứng khoán với các nhà đầu tư khác Điều này được quy định rõtại khoản 2 Điều 53 Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc thành lập và hoạtđộng CTCK Trong khi đó, với hoạt động mua bán chứng khoán của công ty đầu tưchứng khoán: Theo quy định của Luật Chứng khoán và Nghị định 58/2012/NĐ-CPhướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán thì tùy theo loại hình mà công
ty đầu tư chứng khoán có sự lựa chọn Cụ thể, nếu là công ty đầu tư chứng khoán đạichúng thì phải ủy thác vốn cho một công ty quản lý quỹ quản lý, công ty quản lý quỹ sẽthực hiện việc đầu tư chứng khoán cho công ty đầu tư chứng khoán; nếu là công ty đầu
tư chứng khoán riêng lẻ thì được lựa chọn: hoặc là tự quản lý vốn đầu tư - tức là tựthực hiện việc mua, bán chứng khoán cho chính mình, hoặc là ủy thác vốn cho mộtcông ty quản lý quỹ để công ty quản lý quỹ thực hiện việc đầu tư chứng khoán chomình7
Thứ ba, khi thực hiện hoạt động tự doanh, CTCK sẽ mở tài khoản giao dịch chứng
khoán cho chính mình tại CTCK của mình chứ không phải mở tài khoản tại một CTCKkhác Còn công ty đầu tư chứng khoán, nếu muốn thực hiện hoạt động mua bán chứngkhoán thì phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại một CTCK
1.1.2 Mục đích của hoạt động tự doanh chứng khoán.
CTCK triển khai thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán là nhằm đạt được cácmục đích sau:
Tự doanh để thu chênh lệch giá cho chính mình.
CTCK là những tổ chức kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp Với những tiềmlực về tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cùng với vai trò và vị trí của mình,các CTCK có nhiều lợi thế về thông tin và khả năng phân tích, định giá chứng khoán,
Vì vậy, khi thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán, khả năng sinh lời từ hoạt độngnày của CTCK sẽ cao hơn các nhà đầu tư khác Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và
7 Khoản 2 Điều 77 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán
Trang 14tính minh bạch của thị trường, hầu hết pháp luật các nước điều quy định những điềukiện nhất định mà các CTCK phải đáp ứng được như: điều kiện về vốn, về nguồn nhânlực, cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động tự doanh,
Dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán và cung ứng.
Các CTCK là những tổ chức kinh doanh trên thị trường vốn, phạm vi và quy môkinh doanh phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn và mức dự trữ đảm bảo khả năng thanhtoán Hoạt động tự doanh làm cho CTCK nắm giữ số lượng chứng khoán rất lớn, màchứng khoán lại là một công cụ có khả năng thanh khoản cao và mang lại nguồn lợinhuận lớn Nhờ vào nguồn chứng khoán dự trữ lớn, khả năng thanh toán của cácCTCK được đảm bảo ổn định Cũng chính nhờ vào nguồn chứng khoán dự trữ, mà cácCTCK có thể vay vốn từ các trung tâm thanh toán và lưu ký chứng khoán, các ngânhàng hay các CTCK khác để mở rộng hoạt động kinh doanh
Điều tiết thị trường.
Khi giá chứng khoán biến động bất lợi cho hoạt động cung ứng của thị trườngchứng khoán, các CTCK sẽ thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán nhằm ổnđịnh thị trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước và tự bảo vệ mình hay bảo
vệ khách hàng của mình Tuy nhiên, chỉ một CTCK riêng lẻ thì khó có thể thực hiệnđược điều này, nên các CTCk thường liên kết với nhau trong quá trình họt động thôngqua các tổ chức liên kết như Hiệp hội chứng khoán,
1.1.3 Vai trò của hoạt động tự doanh chứng khoán.
Mang lại lợi nhuận cho CTCK
Đây là vai trò quan trọng nhất của hoạt động tự doanh đối với CTCK Thông quatài khoản của mình, các CTCK thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm thu lợinhuận cho chính mình Khoản lợi nhuận từ hoạt động này của CTCK chiếm một tỷtrọng đáng kể trong tổng lợi nhuận của CTCK Vì các hoạt động còn lại của CTCK,đều là các hoạt động cung ứng dịch vụ, khi thực hiện các dịch vụ này CTCK chỉ nhậnphí dịch vụ hoặc tiền hoa hồng từ khách hàng chứ không sử dụng vốn của mình để kinhdoanh, chỉ riêng có hoạt động tự doanh chứng khoán là CTCK sử dụng nguồn vốn củamình để đầu tư kinh doanh trên TTCK và tạo ra lợi nhuận TTCK là một thị trường đòihỏi các nhà đầu tư tham gia phải có trình độ cũng như những hiểu biết nhất định vềlĩnh vực chứng khoán Các CTCK là một trong những nhà đầu tư tổ chức có khả năng
Trang 15nhất trên thị trường, họ có sẵn khả năng chuyên môn, thông tin và đặt biệt là nguồn vốnlớn, nên hầu hết các CTCK đều triển khai thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán,tuy nghiệp vụ này không được ổn định như các nghiệp vụ kinh doanh khác của CTCK,đồng thời cũng là nghiệp vụ tiêu tốn nhiều nhân lực và tài chính nhất, bên cạnh đócũng chứa đựng rất nhiều rủi ro nhưng hoạt động tự doanh có thể mang lại cho CTCKnhững khoản lợi nhuận khổng lồ.
Hỗ trợ các hoạt động khác phát triển
Tự doanh chứng khoán là hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho nghiệp vụ bảo lãnh pháthành chứng khoán của CTCK Điển hình, theo quy định của Luật Chứng khoán ViệtNam hiện hành, cụ thể là khoản 2 Điều 60: “CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụbảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán”, bởi
vì hai nghiệp vụ này có mối quan hệ rất chặt chẽ Ngoài ra, đối với các nghiệp vụ khácnhư môi giới, tư vấn đầu tư, hoạt động tự doanh cũng có những hỗ trợ to lớn về thôngtin, nhận định, quan hệ khách hàng, Bởi mỗi CTCK đều có những thế mạnh khácnhau trên TTCK, có công ty mạnh về hoạt động môi giới chứng khoán, có công tymạnh về mảng tư vấn tài chính, Tuy nhiên, sẽ rất khó để một công ty có thể phát triểnmạnh dịch vụ tư vấn trong khi hoạt động tự doanh của chính công ty không đạt kết quảkhả thi Nhưng ngược lại, nếu các CTCK có hoạt động tự doanh phát triển, thì ngoàiviệc có thể thúc đẩy các hoạt động khác phát triển mạnh, nó còn thể hiện được tínhchuyên nghiệp và khả năng phân tích của công ty trên TTCK
Bên cạnh các vai trò trên, hoạt động tự doanh còn giúp CTCK phát triển kháchhàng, vì trong quá trình thực hiện hoạt động tự doanh, mối quan hệ giữa khách hàng vàCTCK sẽ được cũng cố, từ đó sẽ nảy sinh nhiều mối quan hệ tốt đẹp khác Ngoài ra,hoạt động tự doanh còn giúp các CTCK nắm bắt kịp thời tình hình của thị trường, việcnắm bắt kịp thời, sát sao sự biến động của thị trường phối hợp với sự phân tích, nhìnnhận, đánh giá của những cán bộ có trình độ chuyên môn cao của CTCK sẽ giúpCTCK đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn, thời kỳ hoạtđộng
1.1.3.2 Đối với thị trường chứng khoán.
Tăng quy mô đầu tư trên thị trường.
Hoạt động tự doanh của CTCK góp phần tăng quy mô đầu tư trên TTCK, bởi vìcác CTCK là những tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh Tuy nhiên, theo quy định của
Trang 16pháp luật chứng khoán, tùy theo quy mô và chiến lược đầu tư kinh doanh mà mỗiCTCK có một hạn mức đầu tư nhất định trên TTCK Nhưng dù các hạn mức này nhiềuhay ít thì lượng vốn mà các CTCK đổ vào TTCK là không hề nhỏ so với các nhà đầu tưkhác trên thị trường Chính vì vậy mà hoạt động tự doanh của CTCK sẽ góp phần tăngquy mô giao dịch trên TTCK.
Nâng cao chất lượng đầu tư trên thị trường.
CTCK là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên TTCK, họ đầu tư theo một quytrình rõ ràng và phân tích thị trường một cách bài bản từ những cán bộ có trình độchuyên môn cao trong lĩnh vực Do đó, nếu có càng nhiều CTCK thực hiện hoạt động
tự doanh chứng khoán thì phong cách đầu tư chuyên nghiệp của họ sẽ dần thay thếđược phong cách đầu tư theo số đông không hiệu quả đã và đang tồn tại trên TTCK Cónhư vậy, TTCK mới có thể phát triển ổn định và bền vững
Bình ổn giá chứng khoán trên thị trường.
Hoạt động tự doanh của CTCK góp phần bình ổn giá cả thị trường Vai trò này xuấtphát từ yêu cầu bắt buộc của pháp luật, hầu như pháp luật các nước đều quy định cácCTCK phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình cho hoạt động bình ổnthị trường Theo quy định này, các CTCK có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoántrên thị trường giảm và bán ra khi giá chứng khoán lên cao nhằm giữ giá chứng khoánđược ổn định từ đó góp phần ổn định TTCK…
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh chứng khoán của công ty
chứng khoán.
Chính sách phát triển của công ty.
Các CTCK khi thực hiện hoạt động tự doanh đều phải tuân thủ các chiến lược đầu
tư và chính sách phát triển chung của công ty Chính sách phát triển của công ty đưa racác mục tiêu cần đạt được trong từng thời kỳ, giai đoạn nhất định với những chiến lượcđầu tư khác nhau, đồng thời cũng đưa ra những thay đổi về tổng lượng vốn, nguồnnhân lực,… cho hoạt động đầu tư của công ty Bên cạnh đó, việc đưa ra các mục tiêukhác nhau sẽ quyết định đến loại hình đầu tư cũng như chính sách quản lý danh mụcđầu tư của CTCK Chính vì vậy, chính sách phát triển của công ty có ảnh hưởng rất lớn
và mang tính quyết định đối với tất cả các hoạt động của CTCK nói chung và hoạtđộng tự doanh chứng khoán nói riêng
Trang 17 Khả năng về nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng và to lớn trong mọi tổ chức.Điều này cũng không ngoại lệ đối với CTCK, với vị trí là một định chế tài chính hoạtđộng trên TTCK – một thị trường đòi hỏi người tham gia phải có khả năng chuyên môncao và những am hiểu nhất định mới có thể tồn tại và phát triển bền vững, thì yếu tốcon người càng đóng vai trò quan trong hơn, họ chính là tâm điểm của mọi hoạt động.Trong hoạt động tự doanh của CTCK, yếu tố nhân lực cần có bao gồm: trình độ chuyênmôn, khả năng phân tích, đánh giá của cán bộ nhân viên thực hiện hoạt động tự doanh;
cơ cấu tổ chức, phân bố công việc tại bộ phận tự doanh của CTCK
Khả năng của các cán bộ, nhân viên được giao thực hiện hoạt động tự doanh củaCTCK không chỉ dừng lại ở việc có kiến thức về lĩnh vực tài chính, có khả năng phântích, đánh giá và có kinh nghiệm trên thị trường, mà còn cần họ là những con người cókhả năng làm việc trong môi trường có áp lực cao bởi tính chất của thị trường, đồngthời họ phải là những người có đạo đức nghề nghiệp cao để đảm bảo tính minh bạch,công bằng của thị trường Những cán bộ, nhân viên thực hiện hoạt động tự doanh trongCTCK, phải có khả năng tìm kiếm các cơ hội đầu tư và quyết định thời điểm đầu tưhợp lý, nếu một cán bộ tự doanh không có khả năng tìm kiếm các cơ hội đầu tư của thịtrường và không quyết định được thời điểm đầu tư hợp lý thì họ không những khôngđem lại lợi nhuận cho công ty trái lai còn gây thua lỗ cho công ty Tuy nhiên, dù họ cókhả năng nhưng họ lại không chịu được áp lực của công việc thì sẽ rất khó khăn để họ
có thể hoàn thành tốt công việc của mình Hơn nữa, đạo đức nghề nghiệp là một vấn đềcần lưu ý vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của các bên và sự minh bạch của thị trường Nếumột cán bộ, nhân viên thực hiện hoạt động tự doanh của CTCK có trình độ cao, giỏi vềchuyên môn, nhạy cảm với thị trường, có khả năng phân tích tốt nhưng lại có động cơ
vụ lợi riêng cho bản thân mình chứ không vì lợi ích chung của công ty thì rất có khảnăng sẽ gây thiệt hại cho công ty
Tiềm lực tài chính
Bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào, đặt biệt là một định chế tài chính như CTCKthì tiềm lực tài chính luôn là một yếu tố hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tựdoanh của CTCK Theo đó, danh mục đầu tư, quy mô của danh mục cũng như chiếnlược tự doanh chứng khoán được quyết định phần lớn bởi quy mô nguồn vốn dành chohoạt động này nhiều hay ít, ngắn hay dài hạn Khi thực hiện hoạt động tự doanh, CTCKkhông phải chỉ đầu từ vào một hoặc hai loại chứng khoán có tiềm năng, triển vọng màphải xây dựng cho mình một danh mục đầu tư đa dang nhằm phân tán các rủi ro, bởi
Trang 18vậy, hầu hết danh mục đầu tư của các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bao gồm rấtnhiều loại chứng khoán thuộc rất nhiều ngành nghề khác nhau Mặc dù, quy mô vốnkhông tỷ lệ thuận với mức lợi nhuận đạt được nhưng với quy mô vốn lớn sẽ có thểmang lại mức lợi nhuận thỏa mãn Đặt biệt, nếu CTCK triển khai hoạt động tạo lập thịtrường thì CTCK phải có một số lượng chứng khoán đủ lớn cũng như một lượng tiềnmặt dồi dào để sẵn sàng mua bán chứng khoán nhằm điều tiết giá cả trên thị trườngchứng khoán, góp phần ổn định thị trường.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật chứng khoán Việt Nam hiện hành,CTCK nếu muốn thực hiện hoạt động tự doanh thì phải có số vốn điều lệ tối thiểu là
100 tỷ đồng, trong khi đó để tiến hành các nghiệp vụ khác như môi giới thì chỉ cần 25
tỷ đồng, tư vấn chỉ cần 10 tỷ đồng vốn pháp định Qua đây, ta có thể thấy yêu cầu vềtiềm lực tài chính đối với hoạt động tự doanh chứng khoán tương đối cao hơn nhiều sovới các nghiệp vụ khác, tồn tại sự chênh lệch đáng kể này về yêu cầu vốn pháp định là
do xuất phát từ đặc điểm và vai trò của hoạt động tự doanh đã phân tích ở các phầntrên, điều này cho thấy tầm quan trọng của tiềm lực tài chính đối hoạt động tự doanhchứng khoán
Ngoài ra, nếu một CTCK có một tiềm lực tài chính lớn thì đó sẽ là một lợi thế vôcùng lớn so với các đối thủ khác Có một quy mô vốn lớn sẽ giúp CTCK không nhữngtạo ra được một tác động đáng kể trên thị trường, có một vị thế lớn mạnh mà còn có thểgiúp CTCK đứng vững trên thị trường trước những biến động tiêu cực
Quy trình tự doanh chứng khoán
Tùy theo quy mô, tổ chức mà mỗi CTCK sẽ có một quy trình tự doanh chứngkhoán riêng Quy trình này sẽ phân bổ công việc, trách nhiệm, quyền hạn của từng cán
bộ, nhân viên thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán Nếu CTCK xây dựng đượcmột quy trình hoạt động chặt chẽ, khoa học thì các nhân viên tự doanh chứng khoánmới có thể nhận thức rõ được trách nhiệm của mình, từ đó làm cho hoạt động trở nênhiệu quả Ngược lại, nếu CTCK xây dựng một quy trình tự doanh không chặt chẽ,không logic, bị trùng lắp nhau thì không chỉ gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực, thờigian, tài chính mà còn làm cho hoạt động kém hiệu quả và có thể dẫn đến những rủi ro
Sự phát triển của các hoạt động khác
Một CTCK có thể thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các nghiệp vụ kinh doanhchứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán Các hoạt động này có mối quan hệtương hỗ lẫn nhau Nếu một CTCK có thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán bêncạnh hoạt động tự doanh chứng khoán, thì việc có được sự tín nhiệm của khách hàng từhoạt động môi giới sẽ giúp bộ phận tự doanh chứng khoán thu thập được những thông
Trang 19tin hữu ích, qua đó phân tích và đánh giá thị trường để phục vụ cho hoạt động tự doanhcủa chính công ty mình Hoặc trong hoạt động tư vấn cổ phần hóa cho các doanhnghiệp, thì CTCK sẽ là một trong những người đầu tiên đánh giá được tiềm năng pháttriển cũng như những thách thức mà doanh nghiệp đó có thể sẽ gặp phải, từ đó CTCK
sẽ tiến hành đầu tư vào những doanh nghiệp mà họ cho là có tiềm năng và triển vọng
Công nghệ
Với sự phát triển của kinh tế và xã hội hiện nay, công nghệ đã trở thành một yếu tốkhông thể thiếu trong tiến trình phát triển của nhân loại, bất lỳ một ngành nghề, lĩnhvực nào dù ít hay nhiều đều có sự hiên diện của công nghệ Trong lĩnh vực chứngkhoán hiện nay thì công nghệ lại càng đóng vai trò quan trọng Bởi, nếu muốn kinhdoanh thành công, các CTCK phải luôn chạy đua để nắm bắt thông tin của thị trườngmột cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác Để thực hiện hoạt động tự doanh, các cán
bộ nhân viên của bộ phận tự doanh phải tiến hành phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật
để hỗ trợ quá trình ra quyết định tự doanh, cũng như họ phải thống kê các số liệu và sửdụng các số liệu đó trong một thời gian khá dài để phân tích và dự đoán những biếnđộng giá sắp tới của một loại chứng khoán, những công việc này sẽ không phải là điềuđơn giản và thậm chí là rất phức tạp, khó khăn nếu không có sự trợ giúp của côngnghệ Chính vì vậy, công nghệ đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiệnhoạt động tự doanh của CTCK
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước
Thị trường chứng khoán là một trong những kênh huy động vốn quan trọng củanền kinh tế, cụ thể việc huy động vốn này sẽ được thực hiện tại thị trường sơ cấp – nơithực hiện việc mua bán các chứng khoán mới phát hành, thông qua thị trường nàynguồn vốn sẽ được chuyển từ các nhà đầu tư sang tổ chức phát hành để đưa vào pháttriển kinh tế Vì vậy, TTCK có vai trò quan trọng và tác động rất lớn đến toàn bộ nềnkinh tế Nhưng đây không phải là tác động một chiều mà là sự tác động hai chiều, bởi
sự phát triển của TTCK cũng chịu những ảnh hưởng rất lớn từ nền kinh tế không chỉtrong phạm vi quốc gia mình mà còn từ nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới.Theo đó, mọi sự biến động về tỷ giá ngoại tệ, lãi suất hay giá cả của một số loại hànghóa cơ bản như xăng, dầu,… cũng sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên TTCK, từ đóảnh hưởng đến giá trị danh mục đầu tư và những quyết định của CTCK
Tình hình chính trị - xã hội
Tình hình chính trị - xã hội của một quốc gia luôn có những tác động nhất định đếnhoạt động của TTCK nói chung và các CTCK nói riêng của quốc gia đó, thậm chí có
Trang 20thể ảnh hưởng đến TTCK của quốc gia khác, của cả một khu vực hoặc tác động đếntoàn thế giới Có thể kể đến những sự kiện lớn như chiến tranh, thay đổi thể chế chínhtrị hay những biến động trong hệ thống pháp luật,… đều có thể dẫn đến những thay đổinhất định trong môi trường kinh doanh Những thay đổi về chính trị sẽ ảnh hưởng rấtlớn đến TTCK, chính trị thay đổi sẽ làm cho những quy định và sự kiểm soát củaChính phủ nới lỏng ở một số ngành nghề này nhưng lại thắt chặt ở một số ngành nghềkhác, từ đó tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề khác nhau.
Các quy định của pháp luật.
Môi trường pháp lý cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đếnTTCK Tùy theo quy định pháp luật của mỗi quốc gia mà các CTCK có những chiếnlược kinh doanh, đầu tư phù hợp trong hoạt động tự doanh chứng khoán để đáp ứngđầy đủ những yêu cầu mà pháp luật đặt ra như: vốn pháp định, tỷ lệ vốn khả dụng, tỷ lệgiao dịch dành cho tạo lập thị trường, hạn chế vay, hạn chế cho vay,… Những quy địnhpháp lý này của một quốc gia có thể gây ra những tác động tích cực tới thị trườngnhưng cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực cho thị trường Có thể kể đến mộtquy định điển hình của Chính phủ đã gây hoang hoang cho các nhà đầu tư trên TTCKtrong thời gian qua là chỉ thị 03 quy định về định mức cho vay của các ngân hàngthương mại đối với cho vay chứng khoán không được vượt quá 3% tổng mức dư nợcho vay Điều này đã làm cho TTCK ảm đạm trong suốt một khoảng thời gian khá dài,nhiều nhà đầu tư phải lo chạy bán chứng khoán để trả nợ Hơn nữa, các quy định củapháp luật còn quyết định loại nghiệp vụ mà CTCK được thực hiện và quy mô củanhững nghiệp vụ đó Vì vậy, các quy định của pháp luật sẽ ảnh hưởng đến sự thành bạitrong hoạt động tự doanh của các CTCK Sự thiếu chặt chẽ, thiếu nhất quán trong cácquy định của pháp luật sẽ tạo ra những rủi ro làm cho hiệu quả hoạt động tự doanh củaCTCK bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính vì vậy mà hoạt động tự doanh của CTCKphụ thuộc phần lớn vào các quy định pháp lý của các cơ quan quản lý và giám sát thịtrường chứng khoán ban hành Nếu một môi trường đầu tư có khung pháp lý hoànchỉnh, chặt chẽ sẽ thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạođiều kiện cho thị trường ngày càng phát triển Có thể thấy, TTCK singapo là một ví dụđiển hình, với một môi trường pháp lý thông thoáng và hiệu quả, chỉ trong một thờigian ngắn Singapo đã trở thành điểm đến của rất nhiều các tổ chức tài chính tầm cỡtrong khu vực và trên thế giới Nhờ đó, doanh thu nói chung và doanh thu từ hoạt độngkinh doanh chứng khoán nói riêng của các CTCK singapo luôn được xếp vào vị tríhàng đầu tại châu Á
Trang 211.1.5 Quản trị rủi ro trong hoạt động tự doanh chứng khoán.
Hoạt động tự doanh của CTCK thực chất là hoạt động mua, bán chứng khoán đểtìm kiếm lợi nhuận như các nhà đầu tư khác Với một TTCK chứa đựng nhiều rủi ro,trong khi hoạt động mua, bán chứng khoán của CTCK lại tiếp tục chịu sự tác động củanhiều nhân tố từ chủ quan đến khách quan, mặc dù là một chủ thể được thị trường cũngnhư pháp luật Chứng khoán hiện hành xếp vào nhóm các nhà đầu tư chứng khoánchuyên nghiệp bởi các CTCK là những chủ thể được thành lập để kinh doanh tronglĩnh vực chứng khoán, họ có vốn lớn, trình độ chuyên môn cao, có khả năng phân tíchđánh giá thị trường và khả năng tiếp cận thông tin lớn Nhưng trong hoạt động mua,bán chứng khoán của họ vẫn tìm ẩn những rủi ro nhất định, có thể kể đến những rủi rođiển hình sau:
• Rủi ro do tính thanh khoản thấp: Rủi ro này xảy ra khi CTCK sở hữu loại chứng
khoán khó hoặc thậm chí là không thể bán được hoặc không được phép bán hay chuyểnnhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư Tình trạng này xảy ra khi CTCK mua phải chứngkhoán của một tổ chức phát hành có tình trạng tài chính thiếu lành mạnh, cũng nhưtriển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào cùng với khả năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệuquả vững chắc Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi về nhân sự cấp cao trong tổ chứcphát hành cũng có thể làm giá chứng khoán đó sụt giảm Và rủi ro của CTCK cũng nhưcác nhà đầu tư khác sẽ cao nhất khi tổ chức phát hành chứng khoán bị phá sản và biếnmất trên thương trường Rủi ro này xuất hiện hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào tổchức phát hành chứng khoán mà CTCK sở hữu Vì vậy trước khi quyết định mua loạichứng khoán nào các CTCK cần tìm hiểu rõ thông tin về tổ chức phát hành loại chứngkhoán đó, phân tích đánh giá xem công ty đó có triển vọng để đầu tư không,… Trongdạng rủi ro này, các CTCK cũng có thể chịu rủi ro do bỏ hết trứng trong cùng một rỗ,tức CTCK chỉ đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó với hi vọng loại chứng khoánnày sẽ mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho công ty, nhưng điều đó đã không xảy rakhi giá loại chứng khoán này tuộc dốc nghiêm trọng trên thị trường vì một lý do bấtngờ nào đó mà CTCK không thể lường trước được, và điều này sẽ làm cho CTCK lỗnặng Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu ưu đãi mà không được chuyểnnhượng trong một thời hạn nhất định (thường là ba năm) cũng có thể khiến các CTCKgặp rủi ro, nhất là khi cần tiền để trả nợ vay ngân hàng hoặc muốn rút vốn đầu tư vào
Trang 22nơi khác8 Vì vậy với dạng rủi ro này, ngay cả những chứng khoán tốt nhất cũng có thểkhông giữ vững được vị thế lâu dài trước sự biến động khôn lường của thị trường hiệnnay, nên ngay cả các CTCK chuyên nghiệp nhất cũng khó có thể loại trừ hoàn toàn cácrủi ro này.
• Rủi ro từ thông tin: hoạt động mua, bán chứng khoán của các nhà đầu tư chứng khoán
mà đặc biệt là các CTCK – những tổ chức đầu tư chứng khoán lớn trên thị trườngthông qua hoạt động tự doanh là một trong số ít những hoạt động mà sự thành bại của
nó đòi hỏi và gắn liền với yêu cầu về tính đa dạng, tính hệ thống, toàn diện, cập nhật vàchính xác của các thông tin Rủi ro từ thông tin trong kinh doanh chứng khoán bắtnguồn từ số lượng và chất lượng thông tin mà các CTCK làm cơ sở để ra các quyếtđịnh đầu tư Rủi ro luôn rình rập mọi nơi dù các CTCK là những chủ thể có khả năngtiếp cận thông tin cao nhất trên TTCK, bất kỳ lúc nào các CTCK cũng có thể phải chịunhững tổn thất nhất định khi không nắm được các thông tin chính xác nhất, đầy đủ vàkịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng chứng khoán và tình hình thịtrường,… Chính vì những rủi ro luôn tìm ẩn phía sau các nhà đầu tư này, pháp luậtChứng khoán Việt Nam đã buộc các tổ chức phát hành, các công ty đại chúng,… phải
có nghĩa vụ công bố thông tin Tuy nhiên, một báo cáo tài chính hoặc một bản cáo bạchchưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức độc lập, chuyên nghiệp, có uy tín vàtrình độ chuyên môn cao; một thông tin đến chậm hoặc bị cắt xén, không chính xác vềhoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu
tư khác trên thị trường;… đều có thể gây ra những thiệt hại khôn lường cho các nhàđầu tư chứng khoán nói chung và cho các CTCK nói riêng
Ngoài ra, rủi ro trong hoạt động tự doanh của các CTCK còn có thể xuất phát từ sựbấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảm GDP, biến động lãi suất,tốc độ lạm phát thay đổi,… Những sự sụt giảm đầu tiên trên thị trường sẽ làm các nhàđầu tư sợ hãi nên họ sẽ cố gắng rút vốn, phản ứng dây chuyên này dẫn đến tình trạngtăng số lượng bán, giá chứng khoán sẽ rơi xuống thấp Hoặc rủi ro xuất hiện từ sự biếnđộng của lãi suất, khi lãi suất thị trường tăng, các nhà đầu tư thường có xu hướng bánchứng khoán để lấy tiền gửi ngân hàng dẫn đến giá chứng khoán giảm và ngược lại…Trong những trường hợp này các CTCK sẽ phải chịu ảnh hưởng từ sự phản ứng củacác nhà đầu tư khác trên thị trường
Với những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động
8 Nguyễn Minh Phong, « Nhận diện rủi ro trong đầu tư chứng khoán », ro-trong-dau-tu-chung-khoan/55179026/91/ , truy cập ngày 15/06/2015
Trang 23http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhan-dien-rui-kinh doanh của mình, các CTCK cần có những biện pháp để quản lý và phòng ngừanhững rủi ro trên Thiết nghĩ việc đầu tiên và quan trọng nhất để quản trị rủi ro là cácCTCK phải xây dựng được quy trình quản lý rủi ro, thông thường quản lý rủi ro đượcchia thành năm bước sau9:
Bước 1: Nhận dạng rủi ro: Đây là bước đầu tiên tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi
ro Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây rarủi ro
Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:
- Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân có thể gây ra rủi ro
- Thứ hai: Tìm hiểu chiều hướng có thể gây ra rủi ro
- Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nàokhác hay không
Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro: Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của
công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định bằng cách dùng một phương pháp giảđịnh nếu có nân tố rủi ro thì công ty sẽ được gì và mất gì
Bước 3: Đánh giá tác động của rủi ro: Để đánh giá rủi ro, các công ty thường làm bài
toán chi phí và lợi tức Đôi khi việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công tynhư tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro có thực
sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không
Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro Để
quản lý rủi ro có hai chiến lược:
- Thứ nhất: Dựa vào một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thuê họ thiết kế một giải phápquản lý rủi ro cụ thể thích hợp với chiến lược của công ty
- Thứ hai: Tự công ty thực hiện phòng chống rủi ro bằng cách sử dụng các công cụchứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,… đồngthời xây dựng một đội ngũ nhân viên của công ty có khả năng lập và thực hiện hàngrào chống rủi ro Việc này đòi hỏi nhân viên công ty vừa phải thiết kế đúng lại vừa phảithực hiện tốt chương trình phòng chống rủi ro cần phải được theo dõi thường xuyên vàđiều chỉnh kịp thời với sự biến đổi của thời gian
9 « Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán »,
http://stock24h.vn/index.php/stock24h/kien-thuc-chung-khoan/2146-quan-tri-rui-ro-trong-dau-tu-chung-khoan , truy cập ngày 03/07/2015
Trang 24Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp: Đây là bước mấu chốt cuối
cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro Trong bước này nhà quản lý phảichọn một giải pháp cụ thể Hiện nay trên TTCK, các công cụ phòng ngừa rủi ro phổbiến là hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổirủi ro vỡ nợ và các chứng khoán tổng hợp Các công cụ này được sử dụng để phòngngừa rủi ro giá cả, trong đó hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai là phổ biếnnhất trên thị trường Vì thế, các CTCK có thể sử dụng hai loại hợp đồng này để phòngngừa rủi ro một cách hiệu quả Ngoài ra, các CTCK cần quản lý, theo sát sự biến độngcủa thị trường, sự thay đổi của những rủi ro để có những điều chỉnh thích hợp, kịp thờitrong biện pháp phòng ngừa rủi ro
1.1.6 Những yêu cầu cơ bản đối với công ty chứng khoán khi thực hiện hoạt động
tự doanh.
Tự doanh là một hoạt động quan trọng của CTCK và có những ảnh hưởng nhấtđịnh đến các hoạt động khác của CTCK, bên cạnh đó nó cũng gây ra một tác độngđáng kể trên TTCK Chính vì vậy, khi thực hiện hoạt động tự doanh CTCK cần phảituân thủ một số yêu điển hình cầu sau:
Tách biệt quản lý: Khi CTCK đồng thời thực hiện cả hai nghiệp vụ tự doanh và môi
giới chứng khoán thì CTCK phải tổ chức quản lý tách biệt hai hoạt động này để đảmbảo sự minh bạch, rõ ràng trong hoạt động của mình Yêu cầu này được pháp luậtChứng khoán Việt nam ghi nhận tại khoản 3 Điều 45 Thông tư 210/2012/TT-BTChướng dẫn về thành lập và hoạt động CTCK Theo đó, các CTCK phải đảm bảo táchbiệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp
vụ để đảm bảo tránh xung đột lợi ích giữa CTCK với khách hàng Ngoài ra, Dự thảosửa đổi, bổ sung thông tư 210 sắp tới cũng đã bổ sung thêm một nguyên tắc nhằm đảmbảo sự tách biệt quản lý về nhân sự trong quá trình tự doanh của CTCK đó là: nhânviên hành nghề tại bộ phận môi giới chứng khoán, bộ phận tư vấn đầu tư chứng khoánkhông được kiêm nhiệm thực hiện các công việc tại bộ phận tự doanh chứng khoán
Ưu tiên khách hàng: Yêu cầu này cũng được đặt ra khi CTCK đồng thời thực hiện hai
nghiệp vụ tự doanh và môi giới chứng khoán Pháp luật chứng khoán Việt Nam cũngnhư pháp luật chứng khoán của nhiều nước trên thế giới đều yêu cầu các CTCK đồngthời thực hiện hai nghiệp vụ này phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng, có nghĩa
là CTCK phải đảm bảo lệnh giao dịch của khách hàng phải được ưu tiên thực hiện
Trang 25trước lệnh giao dịch của CTCK10 Điều này sẽ đảm bảo tính công bằng trong giao dịchchứng khoán khi mà các CTCK luôn có nhiều lợi thế hơn khách hàng về tìm kiếmthông tin và phân tích thị trường.
Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng So với các khách hàng của mình, đặc biệt là các
khách hàng cá nhân, CTCK là chủ thể có ưu thế hơn hẳn về vốn, trình độ chuyên môn,khả năng phân tích đánh giá thị trường cũng như khả năng tiếp cận thông tin Chính vìvậy, để tránh trường hợp các CTCK vì lợi ích của bản thân mình, trong khi thực hiệnhoạt động môi giới chứng khoán đưa ra những khuyến nghị nhằm hướng khách hàngđến việc mua các loại chứng khoán CTCK đang cần bán hoặc bán các loại chứngkhoán CTCK đang cần mua có thể gây ra thiệt hại cho khách hàng Do đó, pháp luậtchứng khoán Việt Nam đã quy định yêu cầu này tại khoản 5 Điều 53 Thông tư210/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và hoạt động CTCK để buộc các CTCK phảithực hiện Yêu cầu này sẽ giúp các khách hàng của CTCK xem xét lại các khuyến nghịcủa CTCK, từ đó họ có các quyết định đầu tư, giao dịch công bằng, khách quan và hiệuquả với CTCK
1.1.7 Những mâu thuẫn lợi ích khi công ty chứng khoán thực hiện nhiều nghiệp
vụ kinh doanh chứng khoán.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ thì lợi ích của kháchhàng bao giờ cũng được gắn liền với lợi ích của chính doanh nghiệp Đối với hoạt độngcủa CTCK, bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng thì giữa CTCK
và khách hàng đôi khi xảy ra những mâu thuẫn về lợi ích, khi CTCK đồng thời thựchiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán và tư vấn đầu tưchứng khoán
Như chúng ta đã biết tự doanh chứng khoán là việc CTCK tự mua bán chứngkhoán cho chính mình, trong khi môi giới chứng khoán là việc CTCK làm trung gianthực hiện mua bán chứng khoán cho khách hàng Chính vì vậy, khi CTCK đồng thờithực hiện cả hai hoạt động này sẽ tồn tại sự mâu thuẫn về lợi ích giữa CTCK và kháchhàng của họ Khi thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán, CTCK sẽ làm thủ tục mởtài khoản giao dịch cho khách hàng và quản lý tài khoản đó của khách hàng, do đóCTCK hiểu rất rõ về tình hình tài khoản của từng khách hàng Bên cạnh đó, một trongnhững chức năng cơ bản của CTCK khi thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán là
10 Khoản 4 Điều 53 Thông tư số 210/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 30/11/2012 hướng dẫn về thành lập
và hoạt động công ty chứng khoán.
Trang 26cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng, với chức năng này CTCK sẽ thông quacác nhân viên của mình cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và nhữngkhuyến nghị đầu tư Vì thế, CTCK có thể lợi dụng việc này để làm lợi cho chính công
ty mình bằng việc khuyến nghị khách hàng mua loại chứng khoán mà CTCK cần bán
và bán loại chứng khoán mà CTCK cần mua Điều này có thể gây thiệt hại cho kháchhàng, vì đa phần các khách hàng của CTCK, đặc biệt là các khách hàng cá nhân, họkhông có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực chứng khoán cũng như khả năng tiếpcận thông tin và phân tích thị trường của họ rất hạn chế, nên hầu hết các quyết định đầu
tư của họ là dựa trên những thông tin, tư vấn và khuyến nghị do CTCK cung cấp Nếukhách hàng đặt niềm tin quá cao vào CTCK quản lý tài khoản của họ và CTCK chủtâm lợi dụng sự tin tưởng của họ thì họ sẽ dễ dàng thực hiện theo khuyến nghị củaCTCK để làm lợi cho CTCK nhưng có thể sẽ gây thiệt hại cho chính bản thân mình.Hoặc khi có thông tin tốt về một loại chứng khoán trên thị trường, mua hoặc bán loạichứng khoán đó sẽ có lợi nhuận cao, mặc dù khách hàng đã đặt lệnh yêu cầu CTCKmua hoặc bán loại chứng khoán đó cho họ, nhưng CTCK cũng muốn mua hoặc bánloại chứng khoán đó cho chính mình để thu vào lợi nhuận, vì thế CTCK đã ưu tiên thựchiện lệnh giao dịch của chính mình sau đó mới thực hiện lệnh giao dịch cho kháchhàng Hoặc CTCK không quản lý tách bạch tài khoản của khách hàng và tài khoản củachính mình, từ đó lạm dụng tài khoản của khách hàng để giao dịch chứng khoán chochính công ty mình Hoặc không quản lý tách bạch giữa bộ phận tự doanh và bộ phậnmôi giới, dẫn đến việc sử dụng thông tin từ hoạt động môi giới để phục vụ cho hoạtđộng tự doanh của công ty mình mà gây ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng…Những việc này là vô cùng bất lợi cho khách hàng, dẫn đến sự không công bằng vàthiếu minh bạch trên thị trường chứng khoán, có thể làm cho khách hàng mất niềm tinvào các CTCK và thậm chí là cả TTCK Chính vì vậy, khi thực hiện hoạt động tựdoanh chứng khoán, pháp luật buộc các CTCK phải đáp ứng được những yêu cầu nhấtđịnh, trong đó quản lý tách bạch và ưu tiên khách hàng đã phân tích ở phần trên là haiyêu cầu quan trọng Ngoài ra để đảm bảo lợi ích cho khách hàng và sự khách quan,minh bạch trên thị trường chứng khoán pháp luật Việt Nam còn yêu cầu khi thực hiệnhoạt động tự doanh chứng khoán, các CTCK phải: công bố cho khách hàng biết khimình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng; trong trường hợp lệnh mua,bán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, CTCKkhông được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộthông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó; khi khách hàng đặt lệnh giới hạn,
Trang 27CTCK không được mua hoặc bán cùng chiều, cùng loại chứng khoán đó cho mình ởmức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàngđược thực hiện
Bên cạnh đó, những mâu thuẫn phát sinh khi CTCK đồng thời thực hiện hoạt động
tự doanh và bảo lãnh phát hành chứng khoán cũng là những vấn đề đáng quan tâm.Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Chứng khoán hiện hành: “Bảo lãnh phát hànhchứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết với tổ chức phát hành thựchiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộchứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưađược phân phối hết của tổ chức phát hành hoặc hỗ trợ tổ chức phát hành trong việcphân phối chứng khoán ra công chúng” Theo đó, trước khi ký kết hợp đồng bảo lãnhvới các tổ chức phát hành, CTCK tiến hành phân tích khả năng phát hành chứng khoán,khả năng thành công, yếu tố thị trường, uy tín của tổ chức phát hành chứng khoán,…
để có những hiểu biết nhất định về tình hình hoạt động và tiềm năng của tổ chức pháthành đó Từ đó quyết định có nên hay không nên đứng ra làm tổ chức bảo lãnh pháthành cho công ty đó và bảo lãnh phát hành theo hình thức nào Từ những thông tin cóđược về tổ chức phát hành, với khả năng phân tích, đánh giá của mình CTCK có thểđánh giá được tiềm năng, triển vọng của chứng khoán do tổ chức đó phát hành, nênCTCK sẽ tìm cách ký hợp đồng với tổ chức phát hành theo hình thức bảo lãnh có lợi,tạo điều kiện cho hoạt động tự doanh của mình Giả sử, qua quá trình nghiên cứu, tìmhiểu, đánh giá thị trường CTCK dự đoán được chứng khoán của tổ chức phát hành nhờmình bảo lãnh có triển vọng rất lớn Vì vậy, CTCK sẽ tìm cách ký hợp đồng bảo lãnhvới tổ chức phát hành đó theo hình thức cam kết chắc chắn, cụ thể là CTCK cam kết sẽmua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán haykhông Sau đó, CTCK sẽ thực hiện hành vi bí mật đưa ra những thông tin xấu, sai sựthật về tổ chức phát hành, để các nhà đầu tư trên thị trường sợ sệt không dám đầu tưvào loại chứng khoán đó Kết quả là CTCK sẽ được mua toàn bộ số chứng khoánkhông bán được, dẫn đến khả năng CTCK nắm quyền kiểm soát tổ chức phát hành đó.Hoặc một thời gian sau, khi những thông tin sai sự thật về tổ chức phát hành đã đượccải chính, làm rõ và được thị trường chứng thực, giá của loại chứng khoán này sẽ tăngcao cùng với triển vọng của tổ chức phát hành, CTCK sẽ bán ra và thu về một khoảnlợi nhuận khổng lồ trong khi những nhà đầu tư khác phải tiết nuối vì trước đây đãkhông đầu tư vào loại chứng khoán này
Hoặc các CTCK cũng có thể nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ
Trang 28chức phát hành mặc dù biết loại chứng khoán này không có triển vọng Sau đó, CTCKtiến hành các hoạt động “thổi” giá thông qua việc công bố các thông tin tốt và giấu đinhững thông tin xấu về loại chứng khoán này, tạo ra cung cầu giả tạo, khi giá loạichứng khoán này lên đến đỉnh, CTCK bán ra toàn bộ để thu về mình một khoản lợinhuận lớn, trong khi những nhà đầu tư mua loại chứng khoán này sau đó có thể sẽ phảichịu những khoản thiệt hại lớn.
Với những vấn đề lý luận trên, chúng ta có thể thấy hoạt động tự doanh của các CTCK có thể mang lại cho CTCK những khoản lợi nhuận vô cùng lớn, nó giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt động chung của TTCK, góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK và cả nền kinh tế đất nước Tuy nhiên, tự doanh chứng khoán là một hoạt động kinh doanh vô cùng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro Chính vì vậy,
để đảm bảo cho hoạt động tự doanh chứng khoán của CTCK đạt hiệu quả, cũng như đảm bảo sự công bằng khách quan và vấn đề lợi ích giữa CTCK với khách hàng của họ, hơn thế là sự ổn định, phát triển của TTCK, thì sự điều chỉnh của pháp luật là hết sức cần thiết Những quy định cụ thể và rõ ràng của pháp luật sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động của công ty chứng khoán được thực hiện và phát triển theo một khuôn khổ, giới hạn nhất định theo đường lối, chủ trương của Đảng, tình hình, điều kiện thực tế của đất nước, tránh những hành vi xấu gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị trường, đồng thời làm cho thị trường ngày càng trở nên sôi động vì có một hàng rào pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi của
họ Hoạt động của thị trường chứng khoán được nhà nước kiểm soát và quản lý trong mức cần thiết sẽ đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển lâu dài Vì vậy, một lần nữa có thể khẳng định, với điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại của Việt Nam, một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tự doanh chứng khoán là hết sức cần thiết.
1.2 Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng
khoán.
Pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán của CTCK là một phần củapháp luật chứng khoán điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động tựdoanh chứng khoán của CTCK trên thị trường chứng khoán, hay có thể nói: Pháp luậtđiều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhànước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiệnhoạt động tự doanh chứng khoán của các CTCK Các quan hệ xã hội phát sinh trong
Trang 29hoạt động tự doanh chứng khoán được pháp luật điều chỉnh là quan hệ hợp đồng muabán chứng khoán giữa CTCK với các cá nhân tổ chức khác; quan hệ quản lý giữa cơquan nhà nước có thẩm quyền với CTCK trong quá trình thành lập, đăng ký, cấp, thuhồi giấy phép hoạt động,… của CTCK; quan hệ giữa CTCK với sở giao dịch chứngkhoán, trung tâm giao dịch chứng khoán,…
Hoạt động tự doanh của CTCK cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật, bởihoạt động này xoay quanh một loại hàng hóa đặc thù đó là chứng khoán Tính đặc thùcủa loại hàng hóa này được thể hiện ở ba khía cạnh: tính sinh lời, tính rủi ro và tínhthanh khoản cao Chính những đặc thù này của chứng khoán, một câu hỏi lớn được đặt
ra đối với các CTCK khi hoạt động tự doanh là làm sao để hạn chế rủi ro, tăng cườngquản trị rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động nhằm thu về những khoản lợi nhuậnmong muốn
Dù là một hoạt động chứa đựng khá nhiều rủi ro, nhưng hầu hết các CTCK đượcthành lập đều đăng ký thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán bên cạnh các hoạtđộng khác, vì đây là hoạt động đầu tư trực tiếp duy nhất có thể mang lại lợi nhuậnnhiều nhất cho CTCK Thế nên, pháp luật cần có những quy định cụ thể rõ ràng về điềukiện tham gia mua, bán chứng khoán, các hạn chế đầu tư trên thị trường của các chủthể, mà đặc biệt là các CTCK – những tổ chức có ưu thế về vốn và năng lực chuyênmôn nhất trên TTCK, về những nghĩa vụ đặc thù khi CTCK đồng thời thực hiện nhiềunghiệp vụ kinh doanh chứng khoán trong đó có nghiệp vụ tự doanh… nhằm quản lý vàhạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của các CTCK, có thể ảnh hưởng trựctiếp đến lợi ích của chính CTCK, các nhà đầu tư khác và thậm chí là sự ổn định của cảTTCK và nền kinh tế đất nước Vì thế, hiện tại pháp luật Chứng khoán Việt Nam đã cónhững quy định khá rõ ràng về điều kiện thành lập, đăng ký thực hiện hoạt động tựdoanh, các yêu cầu cụ thể, của CTCK, bất kỳ một CTCK nào khi muốn thực hiện hoạtđộng tự doanh chứng khoán thì buộc phải đáp ứng được những điều kiện đó Ngoài ratheo pháp luật Chứng khoán Việt Nam, cụ thể tại Thông tư 210/2012/TT-BTC hướngdẫn về thành lập và hoạt động CTCK cũng đã có những quy định khá cụ thể về các hạnchế nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động của CTCK, UBCKNN là chủ thể đượcgiao chịu trách nhiệm quản lý việc cấp, gia hạn thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liênquan đến hoạt động tự doanh của các CTCK Sự quản lý của nhà nước đối với TTCKnói chung và đối với hoạt động tự doanh của CTCK nói riêng thông qua cơ quan quản
lý nhà nước trực tiếp là UBCKNN và các quy định pháp luật cụ thể, nhằm tránh sựthao túng trên thị trường của các CTCK, bởi đây là những tổ chức giàu có của thị
Trang 30trường, đồng thời tránh những rủi ro, tạo nên sự ổn định, minh bạch của thị trường từ
đó tạo niềm tin cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ khác
1.2.1.2 Đặc điểm của pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán.
Bản chất của quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tự doanh của CTCK thựcchất là quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa (chứng khoán) giữa CTCK và các chủ thểkhác của thị trường như: tổ chức phát hành, các nhà đầu tư chứng khoán hoặc cácCTCK khác,… nên pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán là pháp luậtđiều chỉnh quan hệ hợp đồng Bên cạnh đó pháp luật Chứng khoán Việt Nam cũng cóquy định về những điều kiện cũng như những yêu cầu cơ bản để một CTCK được thamgia vào quan hệ hợp đồng này
Chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật tự doanh chứng khoán là công ty chứngkhoán và các nhà đầu tư chứng khoán khác trên thị trường Họ tham gia vào quan hệnày là nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động mua, bán các loại chứng khoán trên thịtrường
Pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán là một bộ phận của phápluật chứng khoán nên nó cũng bao gồm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật chứngkhoán Vì vậy, các quy phạm mang tính nguyên tắc của pháp luật chứng khoán là mộtchế định cơ bản của pháp luật tự doanh chứng khoán Các nguyên tắc này phải đượctuân thủ một cách nghiêm ngặc trong quan hệ tự doanh chứng khoán
Ngoài ra, trong hoạt động tự doanh chứng khoán:
- CTCK phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch chotài khoản của chính mình
- Nghiệp vụ tự doanh của CTCK phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, khôngđược mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặccho người khác sử dụng tài khoản tự doanh
- CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chínhmình
- CTCK phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuậnvới khách hàng
- Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tớigiá của loại chứng khoán đó, CTCK không được mua, bán trước cùng loại chứngkhoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoánđó
- Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, CTCK không được mua hoặc bán cùng chiều cùngloại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàngtrước khi lệnh của khách hàng được thực hiện
Trang 311.2.2 Cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán
Pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán có thể được phân chia dựatrên các căn cứ sau:
Căn cứ vào tính chất của quy phạm pháp luật điều chỉnh, ta có:
- Phần pháp luật quy định áp dụng chung cho tất cả các hoạt động của CTCK trong đó
có hoạt động tự doanh chứng khoán như: các nguyên tắc trong hoạt động của thị trườngchứng khoán; các quy định về tổ chức và hoạt động của CTCK; các quy định về cácthiết chế có liên quan, các quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
- Phần pháp luật điều chỉnh riêng đối với hoạt động tự doanh chứng khoán như: điềukiện, yêu cầu khi tiến hành hoạt động tự doanh
Căn cứ vào các quan hệ cụ thể trong hoạt động tự doanh chứng khoán, ta có:
- Quan hệ giữa CTCK với các nhà đầu tư chứng khoán khác
- Quan hệ giữa CTCK với nhân viên công ty được giao thực hiện hoạt động tự doanhchứng khoán
- Quan hệ giữa CTCK với các tổ chức có liên quan khác như sở giao dịch chứng khoánhoặc trung tâm giao dịch chứng khoán
- Quan hệ quản lý nhà nước đối với hoạt động tự doanh chứng khoán
Căn cứ vào nội dung các quy phạm, ta có:
- Các quy phạm quy định về chủ thể tham gia trong hoạt động tự doanh chứng khoán
- Các quy phạm quy định về quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể trong hoạt động tựdoanh chứng khoán
- Quy phạm về kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động tự doanhchứng khoán
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỰ DOANH CHỨNG KHOÁN
2.1 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động tự doanh chứng khoán ở Việt Nam hiện nay.
2.1.1 Pháp luật quy định về chủ thể thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán.
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 6 Luật Chứng khoán hiện hành: “Tự doanh chứngkhoán là việc CTCK mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình” Như vậy, theo quyđịnh này, các chủ thể khác mặc dù có hoạt động đầu tư chứng khoán chuyên nghiệpnhư công ty đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, cũng không đượcthực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán Mà chủ thể được thực hiện hoạt động tựdoanh chứng khoán chỉ có thể là các CTCK
Và theo quy định tại Điều 60 Luật Chứng khoán Việt Nam hiện hành, CTCK đượcthực hiện một, một số, hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán gồm: môi giớichứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tưchứng khoán; khoản 1 Điều 8 Luật Chứng khoán quy định UBCKNN là cơ quan cóthẩm quyền cấp, gia hạn thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt độngchứng khoán và TTCK Do đó, tự doanh chứng khoán là một trong những hoạt độngkinh doanh chứng khoán của CTCK Các CTCK nếu muốn thực hiện hoạt động tựdoanh chứng khoán thì phải được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động tự doanh chứngkhoán Tuy nhiên, để được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động tự doanh trước hết cácCTCK phải đáp ứng được những điều kiện nhất định Luật Chứng khoán Việt Namcũng như Luật Chứng khoán của hầu hết các nước trên thế giới đều có quy định nhữngtiêu chuẩn hay điều kiện để các tổ chức kinh doanh chứng khoán tham gia thị trường
Có thể kể đến một vài điều kiện cơ bản sau:
Về hình thức pháp lý: Hầu như trong pháp luật chứng khoán của bất kỳ một quốc gia
nào cũng quy định về hình thức pháp lý của CTCK Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế xã hội, chính trị, trình độ, của mỗi quốc gia mà các quy định về hình thứcpháp lý ở từng quốc gia là rất khác nhau Ví dụ như:
Luật chứng khoán Nhật Bản quy định: Không một người nào ngoài công ty cổ phần
đã được Bộ trưởng Tài chính cấp giấy phép có thể tiến hành việc kinh doanh chứngkhoán
Luật chứng khoán Hàn Quốc quy định: Bất kỳ người nào muốn tham gia vào hoạt
Trang 33động kinh doanh chứng khoán phải là một công ty cổ phần được Bộ Tài chính và Kinh
tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn Có thể nóiđây là một quy định khá hợp lý, xuất phát từ những đặc thù của TTCK và những yêucầu thực tế trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán Kinh doanh chứng khoán là mộtlĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, đòi hỏi tính linh hoạt cao, vì vậy với những ưu điểmnổi trội của công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, đặc biệt là công ty cổphần là những chủ thể có khả năng huy động được nguồn vốn lớn, là chủ thể tồn tạitiên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông, bên cạnh đó quyền sở hữu cũngđược chuyển đổi dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu,… chính những ưu điểmnày đã làm cho hình thức công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp hơn
so với những hình thức khác để hoạt động trên TTCK, tạo nên sự ổn định và phát triểncủa TTCK
Về vốn pháp định: Đây là một điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo trách nhiệm tài sản
của CTCK với các nghĩa vụ của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh Mứcvốn pháp định cho từng nghiệp vụ kinh doanh của CTCK cao hay thấp căn cứ vào mức
độ rủi ro có thể gặp phải của từng nghiệp vụ Những nghiệp vụ có mức độ rủi ro caopháp luật sẽ yêu cầu mức vốn pháp định cao và ngược lại Theo quy định của pháp luậtChứng khoán Việt Nam hiện nay: Hoạt động tự doanh chứng khoán có mức vốn phápđịnh là 100 tỷ đồng, trong khi để tiến hành các nghiệp vụ khác như môi giới chỉ cần 25
tỷ đồng, tư vấn chỉ cần 10 tỷ đồng vốn pháp định12
Về nhân sự: Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động tự doanh
11 Khoản 1 Điều 59 Luật Chứng khoán năm 2006.
12 Khoản 1 Điều 71 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/07/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.