Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua.. Truyền thuyết
Trang 1Ức Trai - Lòng sáng tựa sao Khuê
Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo - Ngôi sao Khuê toả sáng
Cái chết
Ngày 27 tháng 7, 1442 (năm Nhâm Tuất), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi Ngày 4 tháng 8 vua
về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc huyện Gia Lương, Bắc Ninh) Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sắc đẹp, văn hay, luôn được vào hầu bên cạnh vua Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc
Truyền thuyết
Có truyền thuyết một thời cho rằng lúc Nguyễn Trãi (theo truyền thuyết thì cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh cho học trò phát cỏ ở ngò để làm chỗ dạy học cho học trò chứ không phải là Nguyễn Trãi) còn dạy học có dự định cho học trò phát hoang khu vườn, đến đêm nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông cho thư thả ít hôm mới dọn nhà vì con mọn, sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ, ông than thở, cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả thù ông Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "đại" ("đời" qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời Ngày sau con rắn hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông và biến thành rắn
bò đi khi bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm xuống sông
Nhiều người tin rằng truyền thuyết này nhằm đổ tội cho bà Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần Họ cho rằng đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân Ngày nay truyền thuyết này bị bác bỏ và không được xác chứng
Nguyên nhân
Đến nay, nhiều nhà sử học đã đi đến thống nhất về nguyên nhân đích thực của vụ thảm án này Chủ mưu vụ
án chính là Nguyễn Thị Anh, vợ thứ vua Lê Thái Tông
Ngoài suy đoán căn cứ vào sử sách, mới đây các nhà nghiên cứu tham khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công thần Đinh Liệt nhà Hậu Lê (công bố trong tác phẩm "Nhìn lại lịch sử" của Phan Duy Kha,
Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ) và phát hiện nhiều bài thơ của chính Đinh Liệt để lại Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này) Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ
Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập Bang Cơ Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại
lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao Bà này được vợ chồng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442 Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc
Trang 2con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi
Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải thụ án
Theo sử sách, vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con, ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói: "Ta hối không nghe lời Thắng, Phúc" Các nhà nghiên cứu cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này
Chính bởi ngôi vua của Lê Nhân Tông có phần "không chính" nên sau này, năm 1459, con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ con Nguyễn Thị Anh Trong bài chiếu lên ngôi, Nghi Dân nói rõ: "Diên Ninh (niên hiệu của vua Nhân Tông) vốn không phải là con của tiên đế (Thái Tông) "
Dù sao đi nữa, chuyện Bang Cơ có phải con vua Thái Tông thực hay không nhưng cũng như Tần Thủy Hoàng, ngôi chính của ông đã định, bởi thế những người phản lại như Lê Nghi Dân nhà Lê hay tướng Phàn
Ô Kỳ nước Tần vẫn bị coi là "nghịch", là trái lẽ
Được minh oan
Tuy nhiên, ngay đương thời đã có nhiều người biết việc oan khuất của Nguyễn Trãi Hơn 10 năm sau, mẹ con vua Nhân Tông bị người con cả Thái Tông là Nghi Dân giết chết để giành lại ngôi vua Nhưng rồi Nghi Dân nhanh chóng bị lật đổ Người con thứ của Thái Tông là Khắc Xương từ chối ngôi báu nên người con út
là Tư Thành được vợ chồng Nguyễn Trãi cứu thoát trước kia, nay được Nguyễn Xí rước lên ngôi, tức là Lê Thánh Tông
Năm 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi Con cháu ông được tìm lại và bổ dụng Người con út sinh ra sau khi ông qua đời là Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trãi tại xứ đồng Tai
Hà, làng Dự Quần, lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt; lấy ngày mất của Nguyễn Trãi - 16 tháng 8 là ngày giỗ họ[2]
Minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (tấm lòng
Ức Trai sáng như sao Khuê) Năm 1467, vua Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi
Dù vậy, các nhà nghiên cứu vẫn băn khoăn chưa rõ vì sao một vị vua được coi là anh minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông, đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần sáng lập vương triều Lê, người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan, mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn cả tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong khi ông còn sống Các công thần khác của nhà Hậu
Lê thường được các vua đời sau truy tặng tước cao hơn, như công và sau nữa lên vương
Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới