tài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốttài liệu tốt
Trang 1CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
I Đặt vấn đề
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỉ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hoá, vừa đảm bảo nhu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Theo số liệu của Vinatex, những năm gần đây, hàng dệt may tiêu thụ nội địa tăng trung bình 10 – 15%/năm, hiện đạt trên 85000 tỷ đồng, chiếm gần 3.5% tổng bán
lẻ hàng hoá năm 2015
Tính bình quân, mỗi năm người Việt bỏ ra 42.9 USD để mua sắm quần áo Con
số này là quá ít so với số liệu tiêu thụ sản phẩm dệt may trên thế giới và một số nước trong khu vực Trung bình một người Thái Lan tiêu 108 USD cho sản phẩm dệt may, con số này tại Trung Quốc là 97 USD/người, Philippines là 90 USD/người Trong khi
đó, bình quân trên thế giới, mức tiêu thụ dệt may bình quân đầu người là 153 USD
(Theo số liệu của Vinatex)
Số liệu trên cho ta biết dư địa tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường nước ta còn một dải rất rộng, trước khi đạt mức bình quân trong khu vực hay ngưỡng bảo hoà Một nghiên cứu khác của VinaResearch cũng cho thấy điều tương tự
Hình 1.1: Tháp chi tiêu cá nhân của người Việt Nam
Trang 2Nhìn vào tháp chi tiêu cá nhân của người Việt Nam, mua sắm may mặc chỉ chiếm 13.9% đứng thứ 3 trong các khoản chi tiêu của người Việt Trong khi, một sơ
đồ hình tháp của Wazir Advisors (Công ty cố vấn tiêu dùng toàn cầu ) về các khoản
chi tiêu cá nhân bình quân của người dân trên thế giới cho thấy, mua sắm thời trang hiện đang đứng thứ 2 với 17.8% và sẽ vươn lên thứ nhất với 29.5% vào năm 2025
Hình 1.2: Đồ thị mật độ mua sắm quần áo của người dân trong nước
Theo số liệu thu thập được từ Công ty cổ phần giải pháp EZ, người tiêu dùng có thói quen mua sắm cao nhất vào khoảng 2-3 lần/tháng, sau đó là 1 lần/tháng Mật độ mua sắm của người tiêu dùng không chênh lệch quá nhiều
Trang 3Hình 1.3: Đồ thị số tiền mua sắm hàng tháng
Trung bình người tiêu dùng Việt sẽ chi tiêu trong khoảng 1 triệu đồng cho việc mua sắm quần áo trong 1 tháng Những sản phẩm giá thành thấp, trong khoảng 100 –
300 nghìn được lựa chọn nhiều nhất Theo sau đó đó là mức giá từ 300 – 500 nghìn Khách hàng có độ tuổi từ 30 – 39 là khách hàng mua nhiều nhất
Ngành dệt may Việt Nam đã và đang tận dụng được một số điểm mạnh
+ Trang thiết bị đã được đổi mới và hiện đại hoá đến 90% Các sản phẩm ngày một tốt hơn, do đó được nhiều thị trường khó tính nhua Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chấp nhận
+ Được nhiều nhà nhập khẩu đánh giá, tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới đánh giá
là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt
+ Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định về chính trị và an toàn về xã hội, có sức hấp dẫn đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế và thách thức
+ May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ làm hàng theo phương thức FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp + Hầu hết các doanh nghiệp dệt may là vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị
Trang 4+ Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật còn kém, đào tạo chưa bài bản, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông, chưa đa dạng
+ Tuy ngành dệt may có sự đầu tư lớn nhưng chưa đồng bộ Có những loại máy móc thiết bị đã quá lạc hậu nhưng còn tận dụng nên năng suất không cao
Như đã phân tích thì nhu cầu may mặc, khả năng, cơ hội và thách thức của ngành trong tương lai là rất có tiềm năng Nguồn cầu càng lúc càng tăng song do phương tiện và máy móc còn phụ thuộc vào sức người nên lượng cung vẫn không đủ cho lượng cầu Do đó giải pháp là cần đưa điều khiển tự động vào trong việc sản xuất
Công đoạn cắt vải là một trong những kỷ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và đây được xem là một khâu rất quan trọng để hoàn thiện một sản phẩm, bởi việc cắt đúng tỉ lệ thiết kế đã đưa ra và đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ tiết kiệm vải, giá thành sẽ giảm và sẽ nhanh chóng đáp ứng được lượng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội
Hình 1.4: Cắt vải thủ công
Cắt vải thủ công cần nhiều sức người và số lượng sản phẩm thấp trong một thời gian dài
Trang 5Hình 1.5: Cắt vải bán tự động
Cắt vải bán tự động tạo ra số lượng sản phẩm nhiều nhưng vẫn cần sức người
độ chính xác còn thấp và lượng vải dư thừa nhiều
Một số hình ảnh về máy cắt vải tự động và sản phẩm của nó
Hình 1.6: Máy cắt vải tự động Paragon Cutter của hãng Gerber
Trang 6Hình 1.7: Sản phẩm sau khi cắt
Từ những vấn đề nêu trên, em đã được Công ty Nhất Tinh hướng dẫn nghiên cứu và thiết kế máy cắt vải tự động để tối ưu lượng vải trong quá trình cắt