Tiểu luận Lịch sử Nhật Bản: Vai trò của trận đánh Trân Châu Cảng đối với Chiến tranh Thế giới thứ 2 Đây là một sự kiện làm tốn giấy mực, là chủ đề bàn luận và gây tranh cãi cho đến tận bây giờ. Bài tiểu luận mang đề tài “ Vai trò của trận đánh Trân Châu Cảng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2” muốn mang lại một cái nhìn tổng quát về trận Trân Châu Cảng và Chiến tranh thế giới thứ 2 ( chủ yếu ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương ) , đồng thời nêu ra sự liên hệ giữa 2 sự kiện quan trọng này với nhau.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NHẬT BẢN HỌC
TIỂU LUẬN LỊCH SỬ NHẬT BẢN
Trân Châu Cảng đối với Chiến tranh Thế giới thứ 2
Giảng viên: Huỳnh Phương
Anh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ An
Khương MSSV: 1456190037
Trang 2Thành phố Hồ Chí Minh, 2016
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài3
2 Lịch sử nghiên cứu 3
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Bố cục đề tài 6
CHƯƠNG 1: NHẬT BẢN TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ
HAI VÀ TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG
1 Sơ lược Chiến tranh thế giới thứ 2
Trang 41 Tình hình trước trận Trân Châu Cảng hay trước Chiến tranh thế giới 2 chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương 13
2 Nguyên nhân trận đánh Trân Châu Cảng 14
CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2
1 Mỹ tuyên bố tham chiến 15
2 Các nước lần lượt tuyên chiến với Nhật Đồng minh phe Trục vào cuộc 16
3 Hệ lụy Trân Châu Cảng đối với Nhật Bản 17
LIÊN HỆ VIỆT NAM
19
KẾT LUẬN 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
20
Trang 5MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chiến tranh thế giới thứ 2 là một giai đoạn lịch sử quan trọng đối với Nhật Bản Bước vào cuộc chiến với tham vọng mạnh mẽ nhưng Nhật Bản lại là nước thua cuộc sau thế chiến, mang lại nhiều hậu quả tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội và con người Mỹ là kẻ thù lớn của Nhật trong thế chiến, chính Mỹ đã thả 2 quả bom
nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 khiến Nhật đầu hàng vô điều kiện, đặt dấu chấm hết cho Chiến tranh thế giới 2
Trận Trân Châu Cảng được coi là trận đánh quan trọng trong lịch sử, sáng ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại cảng Trân Châu, Hawaii Điều này làm nên cú
Trang 6sốc lớn đối với Mỹ và dư luận thế giới Trận Trân Châu Cảng đã kéo
Mỹ vào tham chiến, thay đổi cục diện Thế chiến thứ 2
Đây là một sự kiện làm tốn giấy mực, là chủ đề bàn luận và gây tranh cãi cho đến tận bây giờ Bài tiểu luận mang đề tài “ Vai tròcủa trận đánh Trân Châu Cảng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2” muốn mang lại một cái nhìn tổng quát về trận Trân Châu Cảng vàChiến tranh thế giới thứ 2 ( chủ yếu ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương ) , đồng thời nêu ra sự liên hệ giữa 2 sự kiện quan trọng này với nhau
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Kể từ buổi sáng Chủ nhật lịch sử ngày 7/12/1941, trận đánh Trân Châu Cảng đã trở thành huyền thoại, là niềm cảm hứng, đề tài lịch sử mà nhiều nhà soạn giả, nhà sử học, giới phân tích quân sự đã phải dày công nghiên cứu Chính vì vậy, có rất nhiều công trình viết về nó đã ra đời, chủ yếu là những cuốn sách tài liệu về diễn biến và quy mô của trận đánh
Vấn đề “ Vai trò của trận đánh Trân Châu Cảng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2”, hay những nguyên nhân và hệ quả của trận đánh, tác động của nó đối với chủ thể tham chiến Nhật Bản cũng như tác động của nó đối với cục diện và sự cân bằng chiến lượccủa thế chiến thứ 2, là những nội dung thường được nhắc đến ở phần đầu hoặc kết của những công trình nghiên cứu về Trân Châu Cảng hoặc là một phần nhỏ về xung đột quân sự của các nghiên cứuChiến tranh thế giới thứ 2, giai đoạn Lịch sử Nhật Bản
“ Tora! Tora! Tora! Pearl Harbor 1941” của Mark E Stille là mộtcuốn sách viết về Trân Châu Cảng mà trong nghiên cứu mới này củacuộc tấn công, Mark Stille đã dựng lại bối cảnh chính trị của trận
Trang 7Trân Châu Cảng và các hoạt động tình báo của cả hai bên, đưa ra một phân tích chi tiết của tất cả các sự kiện lớn trong cuộc chiến Cuốn sách này là một nghiên cứu đầy đủ về cuộc tấn công của Nhật Bản làm thức giấc 'người khổng lồ đang ngủ " Trong tác phẩm, tác giả cho rằng: “ Với khẩu hiệu “ Remember Pearl Harbor” ( Hãy nhớ lấy Trân Châu Cảng) in sâu vào tâm trí mỗi người Mỹ, đó là một chút
hi vọng rằng Mỹ sẽ thỏa hiệp dựa vào hậu quả cuộc chiến tranh Ngày hôm sau cuộc tấn công, Quốc hội Mỹ tuyên chiến với Nhật và hai ngày sau đó tuyên bố chiến tranh với Đức Đức đã tuyên chiến với Hoa Kỳ, hỗ trợ đồng minh Nhật Bản Vì vậy, cuộc tấn công Trân Châu Cảng được xem như là sự điên rồ cuối cùng của một quốc gia kích động một cuộc chiến tranh chống lại một đối thủ mạnh hơn rất nhiều ”
Tác phẩm “ Pearl Harbor: The Story of The Secret War” của George Morgenstern (1947) là cuốn sách nhằm cung cấp các sự kiện
và nghiên cứu các ý nghĩa của trận Trân Châu Cảng George
Morgenstern còn tìm hiểu, dựng chứng cứ về việc Tổng thống
Roosevelt đã âm mưu để đưa Mỹ vào cuộc chiến và Trân Châu Cảng
là kết quả tất yếu của chính sách này Ở ngay lời tựa, tác giả có nhận định như sau: “ Trân Châu Cảng đã thực sự trở thành một
chương trong lịch sử Các nhà sử học của Thế chiến thứ 2 không thể thoát khỏi việc bỏ qua những tác động hàm ý của nó Pearl Harbor, như một nghiên cứu về nguồn gốc chiến tranh Những tham vọng quốc gia, âm mưu quốc tế, ngoại giao, tình báo, chính trị, những tínhcách và phản ứng cá nhân của những chính trị gia Cuối cùng, Trân Châu Cảng - một lý do được nghiên cứu là đã khiến Mỹ tham chiến.”.George cho rằng cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Chiến tranh thế giới thứ 2
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Trang 8Bài tiểu luận mang ý nghĩa như một tài liệu tổng hợp lại những thông tin về nguyên nhân và hệ quả của trận đánh Trân Châu Cảng, kèm theo sự tác động của nó đối với chủ thể tham chiến, đối với cục diện và sự cân bằng chiến lược của cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 Đây là tài liệu tham khảo để tìm hiểu thêm về những chiến lược chính trị, quân sự vv cũng như tình hình Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2 – mốc lịch sử quan trọng đối với quốc gia này nóichung, và về trận đánh nổi tiếng lịch sử Trân Châu Cảng nói riêng
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài tiểu luận dựa trên phương pháp nghiên cứu lịch sử
Phương pháp nghiên cứu lịch sử là phương pháp nghiên cứu
bằng cách tìm nguồn gốc phát sinh ( hoàn cảnh nảy sinh), quá trình phát triển và biến hóa (điều kiện, hoàn cảnh, không gian, thời
gian… có ảnh hưởng) để phát hiện bản chất và quy luật vận động của đối tượng Phương pháp nghiên cứu lịch sử trong nghiên cứu lý thuyết còn được sử dụng để phân tích các tài liệu lý thuyết đã có nhằm phát hiện xu hướng, các trường phái nghiên cứu… từ đó xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu còn gọi là lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử vấn đề là cơ sở để phát hiện những thành tựu lý thuyết đã có nhằm thừa kế, bổ sung và phát triển các lý
thuyết đó, hoặc phát hiện những thiếu sót, không hoàn chỉnh trong các tài liệu đã có… từ đó tìm thấy chỗ đứng của đề tài nghiên cứu của từng cá nhân 1
Bài tiểu luận dựa trên những tài liệu nghiên cứu lịch sử cósẵn về những sự kiện xung quanh đề tài
1 Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phuongphapnghiencuukhoahoc.com
Trang 92 Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2
2.1 Nhật Bản trong Phe Trục2.2 Diễn biến của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ 2
2.3 Tổn thất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ
2
3 Trận đánh Trân Châu Cảng
3.1 Vị trí chiến lược của Trân Châu Cảng3.2 Diễn biến và kết quả sơ lược của trận Trân Châu Cảng
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG XUẤT PHÁT TỪXUNG ĐỘT TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 2
1 Tình hình trước trận Trân Châu Cảng hay trước Chiến tranh thế giới 2 chiến trường Châu Á – Thái Bình Dương
2 Nguyên nhân trận đánh Trân Châu Cảng
CHƯƠNG 3: HỆ QUẢ TRẬN TRÂN CHÂU CẢNG ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2
1 Mỹ tuyên bố tham chiến
Trang 102 Các nước lần lượt tuyên chiến với Nhật Đồng minh phe
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh thế giới toàn diện và
vô cùng thảm khốc giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục ( thế
lực chính gồm Đức, Ý, Nhật ) theo chủ nghĩa phát xít Cho đến hiện
nay, nó được cho là cuộc chiến tranh rộng lớn và tai hại nhất
trong lịch sử nhân loại
1.1 Nguyên nhân
Về nguyên nhân của cuộc chiến, đã có nhiều ý kiến được nêu ra và
là một đề tài đang được tranh cãi Nhìn chung, lý do dẫn đến Chiến
tranh thế giới thứ hai khác nhau tại mỗi nơi giao chiến
Tại châu Âu, lý do nằm xung quanh hậu quả của Chiến tranh
thế giới thứ nhất: Đức muốn tránh phải tuân theo các điều kiện
Trang 11trong Hòa ước Versailles - được kí kết sau Chiến tranh thế giới lần
thứ nhất mang nhiều bất lợi cho Đức quốc xã khiến họ phẫn nộ, chủ
nghĩa phát xít ngày càng phổ biến và các lãnh tụ chủ nghĩa này có
tham vọng cao, trong khi tình hình không ổn định tại Trung
Âu và Đông Âu sau khi Đế quốc Áo-Hung tan rã làm chiến tranh dễ
xảy ra
Tại Thái Bình Dương, ý định biến thành cường quốc số một
của Nhật Bản và sự thắng thế của một số tướng lãnh quân phiệt đã
khiến Nhật Bản có ý đồ chiếm Trung Quốc và các thuộc địa lân cận
(của Anh, Pháp) để thoả mãn nhu cầu tài nguyên mà Nhật Bản
không thể tự đáp ứng được, cuối cùng đã cuốn đất nước này vào
cuộc chiến tranh
1.2 Diễn biến
Có ý kiến cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1
tháng 9 năm 1939, một số ý kiến khác cho rằng ngày Nhật Bản xâm lược Trung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, hay ngày Nhật xâm
lăng Mãn Châu vào năm 1931 Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây
Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình
Dương và phần lớn của Đông Á và Đông Nam Á
Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng
5, 1945 (theo giờ Berlin ) nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đếnkhi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945
Trang 12chế chính trị thông qua viện trợ kinh tế mang tên Kế hoạch
Marshall, trong khi các nước kia trở thành các nước chủ nghĩa cộng
sản phụ thuộc Liên Xô Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết
đồng minh theo Hiệp ước Warszawa Tại châu Á, sự chiếm đóng
của quân đội Hoa Kỳ tại Nhật Bản đã Tây hóa nước này, trong
khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan
2
2.1 Nhật Bản trong Phe Trục
Trong cuộc Thế chiến thứ II này, Đế quốc Nhật Bản là đồng minh thuộc phe Trục cùng Đức và Ý Phe Trục – trục phát xít Âu-Á được
chính thức thành lập vào ngày 27/9/1940 khi 3 nước ký Hiệp ước Ba
bên ở Berlin Liên minh quân sự này được hình thành để “ thiết lập
và giữ gìn trật tự mới”, tăng cường sức mạnh quân sự và sự hợp tác trong quan hệ quốc tế, quy định sự hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau nếu một
trong ba nước bị tấn công bởi bất kì quốc gia nào Đồng thời, Hiệp
ước Ba bên cũng công nhận hai vùng ảnh hưởng, phát xít Đức và Ý
bành trướng ở châu Âu và đế quốc Nhật bành trướng ở châu Á Theo
đó, Nhật Bản thừa nhận “sự lãnh đạo của Đức và Ý trong việc thiết
lập một trật tự mới ở châu Âu”, trong khi Nhật Bản được Đức và Ý
công nhận quyền cai trị trong khu vực “Đại Đông Á” (bao gồm Nhật
Bản, Mãn Châu quốc, Trung Quốc, và Đông Nam Á, trừ Thái Lan). 2
2 The Tripartite Pact is signed by Germany, Italy, and Japan, history.com
Trang 132.2 Diễn biến của Nhật Bản trong Chiến tranh thế
giới thứ 2
Trước Chiến tranh thế giới thứ 2, vào những năm cuối thập niên 1930, các khu vực của Trung Quốc bị Nhật Bản chiếm đóng ngày càng nhiều, chiến tranh Trung – Nhật (1937-1945) bùng nổ Với
ưu thế vượt trội của mình, Đế quốc Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm đóng các thành phố lớn, các khu công nghiệp hầu hết miền Đông Bắc Trung Quốc và sau đó sang cả những khu vực Đông Nam Thế nhưng, Trung Quốc không có hai tài nguyên quan trọng trong việc phát triển và bảo đảm an ninh của Nhật: đó là dầu mỏ và cao su Nhật Bản tiếp tục đưa ra hai phương án: một là đánh vào lãnh thổ Liên Xô, chiếm lấy một phần lớn của Siberi và hai là đánh xuống phía nam, vào các thuộc địa của Châu Âu tại Đông Nam Á Vậy là cuộc chiến tranh biên giới Xô – Nhật bùng nổ, nhưng Nhật Bản đã bị thất bại 2 lần liên tiếp Nhận ra rằng không thể đánh lên phía Bắc, Nhật Bản quay xuống có ý định đóng chiếm các khu vực phía Nam châu Á Khu vực Đông Nam Á đang là thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan Chiếm được vùng này, Nhật Bản sẽ có được hai tài nguyên quantrọng là dầu mỏ và cao su, cho phép họ đủ sức tranh đoạt vị trí bá chủ ở Thái Bình Dương với Anh và Mỹ Mỹ cũng là nước đang nắm giữ nhiều đảo ở Thái Bình Dương và Phillipine, nên đã bày tỏ sự lo ngại đối với các hoạt động của Nhật Các nước thực dân và đế quốc cai trị đã bắt đầu dùng các biện pháp trừng phạt như hạn chế giao thương với Nhật, nhất là cấm vận dầu mỏ - thứ hàng hóa cần thiết đối với Nhật
Ngày 7 tháng 12 năm 1941 thường được nhắc đến như là ngày bắt đầu của Nhật khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ 2, khi lực lượng quân sự Nhật Bản dưới sự chỉ huy của Đô đốc Yamamoto
Isoroku tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng, tiếp theo là
Trang 14Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương Sau khi tấn công Mỹ, Nhật hành động nhanh chóng để chiếm các đảo ở Thái Bình Dương và New Zealand để phòng thủ Mỹ, tiến sát biên giới Ấn Độ và đe dọa sang cảAustralia Tại Trung Quốc và Đông Nam Á, Nhật tiếp tục tấn công ào
ạt, bành trướng sang các khu vực này để khai thác tài nguyên để sử dụng Tháng 6/1942, các hạm đội Nhật và Mỹ đánh nhau một trận lớn giữa Thái Bình Dương trong Trận chiến Midway khi Nhật đang chuẩn bị đánh chiếm hòn đảo phía Tây Hawaii của Mỹ, hạm đội Nhật
bị tàn phá nặng nề khiến quân Nhật không đủ sức tổ chức thêm bất
kỳ cuộc tấn công nào trên biển Trận Midway là thất bại đầu tiên trong lịch sử hiện đại của hải quân Nhật, Mỹ thắng thế phản công ồ
ạt, Nhật tháo chạy hết đảo này đến đảo khác trên Thái Bình Dương Thất bại liên tiếp cộng thêm cái chết của Đô đốc vĩ đại Yamamoto Isoroku, Nhật thất thế hoàn toàn Bước sang năm 1944, những trận kịch chiến lớn đã xảy ra, Mỹ chiếm được đảo Mariana gần lãnh thổ Nhật Bản, là căn cứ phòng thủ chính của Nhật ở Thái Bình Dương Những “ pháo đài bay” được xây dựng với phi vụ đầu tiên ngày
24/11/1944, bắn phá Tokyo Tiếp theo, Mỹ đổ bộ lên Leite thuộc quần đảo Phillipines, vì đây là nơi qua lại của nhiều đường hàng hải quan trọng ở biển Nam Trung Hoa, Nhật Bản không thể bó tay đứng nhìn Một trận hải chiến lớn nhất lịch sử Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật ra một chiến thuật trong tình thế tuyệt vọng khiên cả thế giới kinh ngạc, đó là dùng các đội máy bay quyết tử “ Kamikaze”, nhưng đảo Mariana vẫn thất thủ, nội các Tojo từ chức Tình hình của Nhật ngày càng khó khăn, một số người nghĩ đến phương án thương lượnghòa bình Ngày 9/3/1945, 300 pháo đài bay của Mỹ tập trung đánh phá Tokyo với lời đe dọa bằng một trận mưa bom liên tục, sẽ đưa Nhật quay về “ thời kỳ đồ đá”
Trang 15Ở chiến trường Châu Âu, Đức quốc xã đầu hàng không điều
kiện, Phe Trục giờ đây còn lại đơn độc duy nhất Đế quốc Nhật Nhật
vẫn “cương quyết tiếp tục chiến tranh đến khi toàn thắng” Ngày 6/8
và 9/8, lần lượt 2 trái bom nguyên tử được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima và Nagazaki, hủy diệt hàng loạt Đó là thảm họa hạt nhân
lần đầu trong lịch sử nhân loại, mà người dân Nhật Bản là nạn nhân
đầu tiên Đêm ngày 9/8/1945, Thiên hoàng quyết định chấp nhận
Tuyên cáo Postdam để chấm dứt chiến tranh Ngày 2/9/1945, nước
Nhật ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chấm dứt giai đoạn lịch
sử bại trận đau đớn của nước này
2.3 Tổn thất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới
thứ 2
Ở cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản là nước thua cuộc Trong Tuyên cáo Postdam mà Nhật Bản đã ký có nội dung như sau:
xóa bỏ các lãnh thổ chiếm đóng của Nhật Bản, chủ quyền của Nhật
Bản chỉ được trong 14 hòn đảo truyền thống, quân đội Đồng Minh sẽ chiếm đóng Nhật Bản Như vậy, cuộc chiến của Nhật Bản đã thất
bại hoàn toàn không đem lại một món lời nào lại còn gây ra bao đau thương, mất mát đối với các dân tộc châu Á khác hay trên chính
nước Nhật, ước tính khoảng 2 triệu người Nhật thiệt mạng trong Thế chiến II Những cuộc không kích, ném bom, điển hình là 2 cuộc ném
bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, đã khiến Nhật Bản trở nên hoang tàn, đổ nát những tổn thất là vô cùng to lớn Tổng thiệt hại
về vật chất lên tới 64,3 tỷ yên, bằng 2 lần tổng thu nhập quốc dân
của Nhật Bản trong năm tài chính 1948-1949 Tình trạng thất
nghiệp, thiếu thốn lương thực, nguyên liệu diễn ra ở khắp nơi
Người dân trở nên mất tinh thần và cạn kiệt sức lực sau cuộc chiến