1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của nhà nước qua các học thuyết kinh tế và vận dụng ở việt nam

33 466 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 49,56 KB

Nội dung

Lời nói đầu 2 I. Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước trong các học thuyết kinh tế. 3 1. Vai trò kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa trọng thương 3 2. Vai trò kinh tế của nhà nước trong học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển (KTCTTSCĐ) Anh 4 3. Vai trò kinh tế của nhà nước trong các học thuyết kinh tế chính trị tư sản (KTCTTS) tầm thường 6 4. Vai trò của Nhà nước trong học thuyết của trường phái Tân cổ điển 7 5. Lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước 8 6. Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái tự do mới 11 7. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại 11 8. Vai trò kinh tế của nhà nước trong kinh tế chính trị tiểu tư sản 16 II. Lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng ở Việt Nam. 16 1. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 20072008 với các gói giải cứu và kích thích kinh tế theo Keynes 16 2. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam và các chính sách kinh tế của nhà nước theo lý thuyết của Keynes. 21 III. Kết luận 31

Trang 1

Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế

Trường: ĐH Thương mại

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC QUA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM

Hanoi-2016

Trang 2

Mục lục

Lời nói đầu 2

I Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước trong các học thuyết kinh tế 3

1 Vai trò kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa trọng thương 3

2 Vai trò kinh tế của nhà nước trong học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển (KTCTTSCĐ) Anh 4

3 Vai trò kinh tế của nhà nước trong các học thuyết kinh tế chính trị tư sản (KTCTTS) tầm thường 6

4 Vai trò của Nhà nước trong học thuyết của trường phái Tân cổ điển 7

5 Lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước 8

6 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái tự do mới 11

7 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp - Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại 11

8 Vai trò kinh tế của nhà nước trong kinh tế chính trị tiểu tư sản 16

II Lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng ở Việt Nam 16 1 Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu 2007-2008 với các gói giải cứu và kích thích kinh tế theo Keynes 16

2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam và các chính sách kinh tế của nhà nước theo lý thuyết của Keynes 21

III Kết luận 31

Trang 3

Lời nói đầu

Tất cả các Nhà nước đều có chức năng quản lý kinh tế; hoạt động của Nhà nướcluôn có những ảnh hưởng lớn tới toàn bộ nền kinh tế như một tổng thể, cũng như ảnhhưởng tới hoạt động của các tác nhân kinh tế khác trong nền kinh tế Tuy nhiên, mức

độ can thiệp và vai trò kinh tế của Nhà nước ở mỗi xã hội, mỗi chế độ kinh tế, mỗi thờiđiểm, cũng như mỗi quốc gia là không giống nhau Mức độ này phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất, lợi ích đòi hỏi của giai cấpthống trị,… Chính vì vậy việc xác định vai trò và mức độ can thiệp của Nhà nước vàonền kinh tế luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các học thuyết kinh tế

Việc nghiên cứu, phân tích lý luận về vai trò kinh tế của Nhà nước trong nềnkinh tế, do đó có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt học thuật mà cả về mặt thực tiễn.Nước ta đang trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủnghĩa, với một điểm xuất phát rất thấp về kinh tế Chính vì vậy, vai trò điều tiết, hướngdẫn của Nhà nước để nền kinh tế phát triển theo đúng quỹ đạo mong muốn là rất quantrọng và cần thiết Nghiên cứu lý luận về vai trò của Nhà nước trong các học thuyếtkinh tế cũng như sự vận dụng các lý luận này trong thực tiễn sẽ giúp ta xác lập cơ sởcho vai trò và sự can thiệp của Nhà nước đối với nền kinh tế của Việt Nam Nó cũngcung cấp cho ta một hệ thống các biện pháp, cơ chế chính sách, công cụ mà Nhà nước

sử dụng để can thiệp điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế và khả năng vận dụng ở ViệtNam

Trang 4

I Lý luận về vai trò kinh tế của nhà nước trong các học thuyết kinh tế.

1 Vai trò kinh tế của nhà nước trong chủ nghĩa trọng thương

Chủ nghĩa trọng thương là tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, ra đời

và tồn tại vào khoảng thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII Chủ nghĩa trọng thương ra đờitrong bối cảnh phương thức sản xuất phong kiến tan rã, phương thức sản xuất tư bảnmới ra đời, đang chuyển từ kinh tế giản đơn sang kinh tế thị trường Đây chính làthời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản, việc tích lũy tiền tệ có vai trò và

ý nghĩa quan trọng Trong khi đó sản xuất chưa phát triển, để có tiền mặt tích lũyphải thông qua thương mại, mua bán trao đổi Hơn nữa giai cấp tư sản lúc này mới

ra đời còn non yếu, chưa nắm được chính quyền và hoạt động chủ yếu trong lĩnhvực thương nghiệp Chính vì thế vai trò đỡ đầu cho chủ nghĩa tư bản ra đời của nhànước phong kiến là rất quan trọng và cần thiết

Ra đời trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa trọng thương đại diện và bảo vệ trực tiếpcho lợi ích của tư bản thương nghiệp lớn Các nhà trọng thương đề cao vai trò củatiền (tiền vàng), coi tiền là thước đo của sự giàu có, mà để tích lũy tiền thì phảithông qua thương mại, mà trước hết là ngoại thương Đặc biệt họ rất đề cao vai tròcủa nhà nước vào các hoạt động kinh tế để thúc đẩy quá trình tích lũy tiền vàng choquốc gia mà cụ thể là cho tư bản thương nghiệp

Theo các nhà trọng thương, muốn có nhiều tiền phải dựa vào ngoại thương vàtrong ngoại thương phải đảm bảo các nguyên tắc sau: xuất nhiều hơn nhập, tiền muahàng nước ngoài ít hơn tiền bán cho ngoại quốc Và để có xuất siêu thì nhà nướcphải sử dụng các công cụ để can thiệp vào nền kinh tế để khuyến khích xuất khẩu vàhạn chế thậm chí cấm nhập khẩu

Các biệp pháp can thiệp của nhà nước như:

- Thực hiện chế độ thuế quan bảo hộ nhằm hạn chế nhập khẩu, khuyếnkhích xuất khẩu và bảo vệ hàng sản xuất trong nước, bảo hộ sự phát triển của các xínghiệp công trường thủ công

- Sử dụng công cụ luật pháp để ngăn cấm dòng tiền vàng chảy ra nướcngoài, quy định khi tàu buôn đi bán hàng ở nước ngoài thì chỉ được mang tiền về

Trang 5

không được mang hàng về; tàu của nước ngoài tới bán hàng thì không được mangtiền về mà phải mua hàng để mang về

- Đưa ra những chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho tư bảnthương nghiệp hoạt động

Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh và quản

lý của nhà nước, khuyến khích sự độc quyền trong ngoại thương Vai trò của nhànước thông qua các chính sách kinh tế được chủ nghĩa trọng thương đề cao và chorằng: một nền kinh tế chỉ có thể phát triển hiệu quả nếu chịu sự chi phối, quản lý củanhà nước Thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thươngnhân

2 Vai trò kinh tế của nhà nước trong học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ

Lý luận về nhà nước và sự can thiệp vào kinh tế của KTCTCĐ thể hiện tậptrung trong lý luận về cơ chế thị trường và lợi ích cá nhân hay lý luận bàn về “bàntay vô hình” của A.Smith Cụ thể A.Smith đề cao vai trò tự điều tiết của thị trường

và hạ thấp vai trò điều tiết nền kinh tế của nhà nước Theo ông, con người ai cũngquan tâm đến lợi ích cá nhân của mình và ra sức chạy theo nó Xã hội là do các cánhân hợp thành vì thế lợi ích của xã hội là tổng hòa các lợi ích cá nhân, các cá nhâncàng chạy theo lợi ích cá nhân thì lợi ích xã hội càng lớn.Ông cho rằng nên để mỗi

cá nhân trong xã hội tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, không có bất cứ sự can

Trang 6

thiệp hay hạn chế nào Ông đưa ra lý thuyết “tự do kinh tế” với nội dung cơ bản làcoi nền kinh tế TBCN là một hệ thống tự điều tiết nhờ hoạt động của các quy luậtthị trường (“bàn tay vô hình”) trong đó các chủ thể thị trường tự do hoạt động, kinhdoanh, tham gia thị trường dựa trên chế độ tư hữu.

Ông phê phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bứckinh tế Ông cho rằng chức năng của nhà nước là đấu tranh chống bọn tội phạm và

kẻ thù bên ngoài; Nhà nước có thể thực hiện chức năng kinh tế khi chức năng ấyvượt quá sức của các chủ xí nghiệp riêng lẻ.Tự do kinh tế sẽ làm cho nguyện vọng

và lợi ích riêng của con người tự nhiên, bắt buộc họ phải chia và phân bố tư bản củabất cứ một xã hội nào cho các công việc khác nhau trong xã hội đó sao cho phù hợpvới lợi ích của toàn xã hội Lợi ích xã hội sẽ được phát triển trong quá trình lợi ích

cá nhân được thỏa mãn

Từ sau khi ra đời , lý thuyết “tự do kinh tế” hay “bàn tay vô hình” của A.smith

đã được giai cấp tư sản đón chào nồng nhiệt và trở thành tư tưởng thống trị trongcác lý thuyết tư sản trước những năm 30 của thế kỷ XX Sở dĩ như thế vì lý thuyếtnày phù hợp và tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong giaiđoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản Lúc này, trình độ phát triển của sảnxuất vẫn ở trình độ đảm bảo nền kinh tế có thể tự điều chỉnh bởi các quy luật của thịtrường Mâu thuẫn giữa trình độ và tính chất xã hội hóa cao của lực lượng sản xuấtvới chế độ sở hữu tư nhân TBCN về các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội chưaphát triển đến mức gay gắt và vẫn có thể điều hòa được, căn bệnh khủng hoảng củanền kinh tế chưa được bộc lộ Tuy nhiên khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn,CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền, mâu thuẫn trở nên gay gắt, CNTB cảmthấy không thể tự điều hòa được các hoạt động của nền kinh tế, biểu hiện rõ nhấttrong các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa Lý thuyết “bàn tay vô hình” tỏ ra bất lực

và có lúc tưởng như bị lãng quên, tuy nhiên sau đó, nó đã được phục hồi và điềuchỉnh, với vai trò lớn hơn của nhà nước “Bàn tay vô hình” mặc dù không có đượcsức mạnh toàn năng và tuyệt đối như A.Smith và các nhà kinh tế học cổ điển quanniệm nhưng vẫn có một sức mạnh rất lớn trong điều tiết nền kinh tế Do đó, khi lựclượng sản xuất phát triển đến một trình độ cao hơn, cần thiết phải có sự điều chỉnh

Trang 7

trong quá trình can thiệp của nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với cácquy luật của thị trường.

3 Vai trò kinh tế của nhà nước trong các học thuyết kinh tế chính trị tư sản (KTCTTS) tầm thường

Đến những năm 30 của thế kỷ XIX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, mâu thuẫngiữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản và cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đã bộc lộmột cách gay gắt Giai cấp tư sản cần tới những học thuyết biện hộ cho chế độ đươngthời, xóa nhòa mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp Họ đưa ra những lý thuyết: lý thuyếtnhân khẩu, lý thuyết về người thứ ba của T.R.Malthus, lý thuyết về giá trị hữu dụng,

về ba nhân tố sản xuất; thuyết thực hiện của J.B.Say… nhằm biện hộ và che giấu bảnchất bóc lột của CNTB

Chính với mục đích đó, họ đã ra sức đề cao khả năng tự cân đối của nền kinh tếTBCN, phản đối sự can thiệp của Nhà nước, mà tiêu biểu là lý thuyết thực hiện củaJ.B.Say Theo đó ông cho rằng tổng giá trị sản xuất ngang bằng với tổng giá trị thunhập phân phối, và những thu nhập này lại tạo ra chi tiêu Trong nền kinh tế, người sảnxuất cũng là người tiêu dùng cho nên cung luôn bằng cầu Người sản xuất hoặc là tiêudùng sản phẩm của mình, hoặc là bán sản phẩm của mình để mua một sản phẩm khác.Tiền chỉ là vật trung gian nhờ đó mà trao đổi được thực hiện Một hàng hóa có thể sảnxuất thừa nhưng không thể sản xuất thừa với mọi loại hàng hóa Khủng hoảng thươngnghiệp hay khó khăn tiêu thụ chỉ là ngẫu nhiên, nhất thời, không liên quan gì đến nềnsản xuất TBCN

J.B.Say chủ trương trong một Nhà nước đảm bảo chức năng độc quyền (quânđội, cảnh sát) và tránh mọi can thiệp Ông không tán thành tạo lập các doanh nghiệpcông cộng, chủ trương tư nhân hóa các doanh nghiệp đã quốc hữu hóa, Nhà nước tạo

ra thuận lợi cho sự làm giàu, đặc biệt là xây dựng các cơ sở hạ tầng

Rõ ràng trong lý luận trên, ông đã đánh tráo đối tượng nghiên cứu, thay đổi quátrình sản xuất hàng hóa tư bản bằng quá trình sản xuất hàng hóa giản đơn, từ đó rút rakết luận cho sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, khủnghoảng chỉ là tiềm năng nhưng trong sản xuất TBCN khủng hoảng trở thành hiện thực

Trang 8

Sản xuất thừa ở đây không phải thừa so với nhu cầu mà thừa so với khả năng thanhtoán xã hội.

Tóm lại, lý luận về vai trò của Nhà nước và thị trường trong học thuyết KTCTTStầm thường không có gì mới so với lý luận của các nhà cổ điển Hơn thế nữa, nếu như

lý luận của các nhà cổ điển vẫn có cơ sở khoa học của nó, lý luận của phái tầm thườngmang tính phản động, hồ đồ và ngụy biện vì nó biện hộ cho chủ nghĩa tư bản, che giấunhững tồn tại của nền kinh tế tư bản như khủng hoảng sản xuất thừa, sự phân hóa giàunghèo …

4 Vai trò của Nhà nước trong học thuyết của trường phái Tân cổ điển

Trường phái tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX, thời kỳ chủ nghĩa tư bảnchuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền Những mâu thuẫn vốn có vànhững khó khăn về kinh tế của CNTB ngày càng trở lên trầm trọng Các cuộc khủnghoảng kinh tế xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn làm mâu thuẫn trước đó càng trởlên trầm trọng, đồng thời làm xuất hiện nhiều hiện tượng và mâu thuẫn kinh tế mới.Bên cạnh đó, sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác đã vạch rõ bản chất bóc lột và xu hướngvận động tất yếu của CNTB Trước tình hình đó, các học thuyết của trường phái cổđiển đã tỏ ra bất lực trong bảo vệ CNTB Vì vậy đòi hỏi phải có những lý thuyết mớinhằm biện hộ cho CNTB và khắc phục những khó khăn về kinh tế

Đặc điểm: Họ muốn biến kinh tế chính trị học thành trường phái kinh tế họcthuần túy Trong phân tích họ sử dụng phương pháp phân tích vi mô, tích cực áp dụngtoán học vào phân tích kinh tế, đồng thời dựa rất nhiều vào các tâm lý chủ quan để giảithích cho các hiện tượng và cho các quá trình kinh tế xã hội

Giống như trường phái cổ điển, các nhà kinh tế của trường phái tân cổ điển ủng

hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tin tưởng vữngchắc vào cơ chế thị trường tự phát sẽ đảm bảo thăng bằng cung cầu, bảo đảm cho nềnkinh tế phát triển

Họ đưa ra lý thuyết cân bằng tổng quát, cho rằng hoạt động tự do của các doanhnhân theo sự biến động tự phát của quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường là điềukiện cơ bản cho sự phát triển và cân đối tình hình trên thị trường

Trang 9

Cụ thể, nền kinh tế thị trường có ba loại thị trường: sản phẩm (hàng hóa), vốn (tưbản) và lao động (nhân công) Ba thị trường này tách rời nhau nhưng chúng có quan hệmật thiết với nhau nhờ các doanh nhân Trên thị trường tư bản và lao động doanh nhân

là sức cầu

Theo tân cổ điển, vay tư bản phải trả lợi tức, thuê lao động phải trả công; lợi tức

và tiền công bằng chi phí Khi thu nhập lớn hơn chi phí thì doanh nhân tiếp tục sảnxuất, cung về hàng hóa lớn, giá cả giảm và doanh thu của chủ doanh nghiệp giảm,đồng thời cầu về tư bản và lao động tăng làm tăng lợi tức và tiền công, chi phí tăng.Khi doanh thu bằng chi phí thì doanh nhân ngừng mở rộng sản xuất Nếu kinh tếđạt cân bằng tổng quát thì giá – lương và lãi suất ổn định

Đồng thời với lý luận cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế phái Tân cổ điển cũngnhư phái cổ điển đều thấy một thực tế là theo đà phát triển của kinh tế, chức năng củaNhà nước ngày càng mở rông do vậy vai trò của Nhà nước tăng lên Đặc biệt trướcnhững đòi hỏi thực tế trong lĩnh vực ngoại thương, sự xuất hiện của các tổ chức độcquyền hay tái sản xuất sức lao động, Nhà nước tư sản ngày càng phải tăng cường canthiệp vào nền kinh tế

Tuy nhiên họ vẫn cho rằng tự do kinh tế là sức mạnh của nền kinh tế thị trường.Quy luật kinh tế là vô địch mặc dù chính sách kinh tế của Nhà nước có thể thúc đẩyhay kiềm chế hoạt động của các quy luật kinh tế Họ có niềm tin vững chắc vào cơ chếthị trường và sự điều tiết hoạt động cung cầu và giá cả Theo sự điều tiết của “bàn tay

vô hình” mà quá trình tái sản xuất đảm bảo được những tỷ lệ cân đối và duy trì được

sự phát triển bình thường

5 Lý thuyết của Keynes về vai trò kinh tế của nhà nước

5.1 Đối với chính sách đầu tư

Keynes cho rằng: để thoát khỏi khủng hoảng và giải quyết việc làm thì trước hếtnhà nước phải có một chương trình đầu tư lớn với 2 nội dung chính như sau:

- Nhà nước phải trực tiếp đầu tư vào các công trình công cộng bằng ngânsách nhà nước để thu hút việc làm

Trang 10

- Nhà nước phải thông qua các chính sách và công cụ để khuyến khích tưnhân đầu tư thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống thu mua của nhà nước,trợ cấp của nhà nước về tài chính tín dụng…

Mục đích của các chương trình đầu tư lớn này là để nhằm sử dụng số tư bản nhànrỗi và lao động thất nghiệp Số người được tuyển vào làm việc mới khi nhận được thunhập sẽ lại tham gia vào thị trường tiêu dùng hàng hóa Do đó cầu hàng hóa tăng, làmcho giá cả hàng hóa tăng, dẫn đến hiệu quả của tư bản đầu tư cũng tăng theo Điều này

sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, từ đó tạo ra nhiều việc làm hơn giải quyếtvấn đề thất nghiệp cũng như làm tăng trưởng kinh tế và đẩy lùi khủng hoảng kinh tế

5.2 Đối với chính sách tài chính tín dụng, tiền tệ và thuế khóa

Theo Keynes vai trò của hệ thống tài chính tín dụng và tiền tệ, thuế là hết sứcquan trọng Đây là những công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô hết sức hiệu quả

Theo ông để đạt được mục tiêu sử dụng hệ thống tài chính tín dụng tiền tệ nhằmkích thích doanh nhân đầu tư thì phải tăng thêm tiền mặt vào lưu thông, thực hiện “lạmphát có điều tiết” một mặt tăng khối lượng tiền trong lưu thông để giảm lãi suất chovay, khuyến khích doanh nhân đầu tư, mở rộng sản xuất Mặt khác khi có lạm phát thìgiá cả hàng hóa sẽ tăng do đó lợi nhuận của nhà tư bản sẽ tăng nếu chi phí chưa thayđổi

Ông chủ trương in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách nhà nước, đây lànguồn bổ sung ngân sách cho những hoạt động đầu tư của nhà nước

Keynes chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết nền kinh tế Ông chủ trươngtăng thuế đối với người lao động để tăng ngân sách nhà nước từ đó tăng đầu tư Còngiảm thuế đối với các doanh nhân để khuyến khích họ đầu tư mở rộng sản xuất

5.3 Đối với chính sách tạo việc làm

Đối với Keynes cân bằng tiết kiệm và đầu tư không phải là vấn đề đơn giản vớinền kinh tế mà được kết hợp bằng nhiều yếu tố phức tạp ngoài lãi suất ra và không cóđảm bảo rằng hai yếu tố nhất thiết bằng nhau ở mức hoạt động kinh tế tạo ra việc làmvừa đủ

Trang 11

Keynes lập luận thất nghiệp chỉ có thể giải quyết hiệu quả bằng việc vận dụngtổng cầu, công nhân sẵn sàng chấp nhận việc tăng giá gây ra từ tăng cầu, dựa vào mứclương danh nghĩa ổn định Tăng như thế sẽ làm giảm tiền lương danh nghĩa, qua đókích thích việc làm Keynes xoay quanh đề xuất của phái cổ điển là việc làm khôngtăng bằng cách giảm tiền lương thực tế nhưng tiền lương thực tế giảm vì việc làm tăng

do tăng tổng cầu

Keynes không xem cơ cấu kinh tế của bộ phận tư nhân như một dự phòng đảmbảo an toàn chống lại nạn thất nghiệp kéo dài Sự cân bằng có thể tồn tại ở việc làm đủ

có ít hơn Sự tồn tại của tiền lương và giá cả thay đổi đi xuống sẽ không đảm bảo có

đủ việc làm Vì những hạn chế khác nghĩa là những nhu cầu hình thức đầu cơ tiền mặt

và hàm đầu tư chính sách tiền tệ không hữu ích như dự án Keynes lập luận trên cơ sở

lý thuyết của ông và cho rằng chính phủ nên sử dụng quyền hạn để đánh thuế và chitiêu để ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh, chi tiêu chính phủ là khoản bơm thêm vàodòng chảy thu nhập, chi tiêu của chính phủ có thể được lấy từ đánh thuế, bằng việc bántrái phiếu cho quỹ dự trữ liên bang hay các biện pháp khác ảnh hưởng sinh ra từ việclàm và thu nhập của tất cả những biện pháp thay thế như này phải đánh giá, và sau đóphải có hành động để đạt được sự ổn định kinh tế

Keynes không nghĩ khoản tiền đầu tư bơm vào đơn giản hay “kích thích kinh tế

là đủ” điều cần phải có là chương trình quy mô rộng và có kế hoạch trong chính sáchtài chính Tóm lại chính phủ phải sẵn sàng cung cấp điều kiện để có đủ việc làm.Thông điệp kinh tế cơ bản của Keynes đã rõ

5.4 Đối với khuyến khích tiêu dùng cá nhân

Keynes không bất đồng việc người ta nắm tiền vì mục đích giao dịch hay nhu cầugiao dịch liên quan đến thu nhập thế nhưng ông lập luận rằng cá nhân nắm tiền ít nhất

vì lý do quan trọng khác là đầu cơ vào thị trường trái phiếu, nói cách khác Keynes lậpluận họ nắm tiền để đầu tư vào thị trường trái phiếu

Ông cho rằng lãi suất sẽ giảm thấp đến mức làm cho mọi người tin rằng tráiphiếu là đầu tư không phù hợp (khi giá trái phiếu quá cao, tóm lại tất cả đều muốn nắmgiữ nhiều tài sản bằng tiền mặt hơn, xã hội xem việc nắm giữ trái phiếu là không antoàn và nắm giữ số dư tiền mặt thay vì mục đích đầu cơ

Trang 12

Keynes cho rằng mặc dù lãi suất được quyết định bằng sự kết hợp các yếu tố thực

và tiền tệ trong hệ thống kinh tế, sự tồn tại của nhu cầu đầu cơ tiền có nghĩa là cơ cấuqua đó tiền ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm trong hệ thống kinh tế không giản đơn

và có thể dự đoán như các nhà kinh tế học cổ điển thường nghĩ Một trong những tácđộng của tiền tệ và chi tiêu thu nhập việc làm là thông qua ảnh hưởng của nó đối vớilãi suất Lãi suất thấp khiến cho tiêu dùng hiện tại trở nên hấp dẫn hơn so với chi tiêudùng kỳ hạn, nghĩa là tiết kiệm, điển hình chích sách tiền tệ làm giảm lãi suất và bằngcách này làm tăng chi tiêu

6 Vai trò kinh tế của nhà nước trong trường phái tự do mới

Tư tưởng cơ bản là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường nhưng có sự điềutiết của nhà nước ở một mức độ nhất định tức là nhà nước không được hạn chế sự pháttriển của thị trường mà phải tạo điều kiện cho thị trường hoạt động một cách bìnhthường

Ở Đức: Thì vai trò của chính phủ là chỉ can thiệp vào nơi cạnh tranh không có

hiệu quả và những nơi có chức năng bảo vệ cạnh tranh nhằm kích thích các nguyên tắc

cơ bản của kinh tế thị trường xã hội mà không thể trao vào tay tư nhân Phải tuân theo

2 nguyên tắc hỗ trợ và nguyên tắc tương hợp với thị trường:

+ Nguyên tắc hỗ trợ thì phải bảo vệ và khuyến khích các nhân tố cơ bản của kinh

tế thị trường xã hội như cạnh tranh có hiệu quả ổn định tiền tệ bảo vệ sở hữu tư nhânbảo đảm an ninh công bằng xã hội

+ Nguyên tắc tương hợp tức là nhà nước phải hoạch định các chính sách kinh tếphù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường đồng thời đảm bảo các mục tiêukinh tế như: nhân lực, tăng trưởng, chống chu kỳ, thương mại

Ở Mỹ: Đối với trường phái trọng tiền, nhà nước chỉ điều chỉnh khi nền kinh tế

vận động sai lệch thông qua các chính sách tiền tệ chủ yếu là điều chỉnh khối lượngtiền tệ cần thiết cho lưu thông

Đối với trường phái trọng cung thì nhà nước sử dụng công cụ thuế và các khoảnchi tiêu công cộng để kiểm soát chặt chẽ hạn chế các hậu quả xấu

Trang 13

Đối với trường phái REM khuyến khích quay trở về với cá nhân và sự vận hành

tự nhiên của các thị trường bởi vì họ cho rằng các chính sách của nhà nước khôngmang lại hiệu quả

7 Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hỗn hợp - Lý thuyết kinh tế của trường phái chính hiện đại

Trường phái chính hiện đại ra đời và phát triển từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX

ở các nước tư bản phát triển, có ảnh hưởng sâu rộng tới chính sách kinh tế của các nướccũng như hoạt động của các chủ doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trường pháichính hiện đại ra đời trong bối cảnh cả “bàn tay hữu hình” của Keynes và sự đề cao lạisức mạnh tự điều tiết của cơ chế thị trường – “bàn tay vô hình” của phái Tự do mới đềuthất bại trong việc khắc phục những vấn đề nảy sinh của nền kinh tế

Trường phái chính hiện đại là trào lưu tư tưởng muốn kết hợp các lý thuyết củatrường phái Keynes và trường phái Tự do mới làm cơ sở lý thuyết cho hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp và chính sách kinh tế của nhà nước tư sản

Đặc điểm cơ bản về phương pháp luận trong lý thuyết của trường phái chính hiệnđại là sự kết hợp giữa các phương pháp luận của Keynes và Tự do mới Tư tưởng cơ bản

là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, được thể hiện tập trung và rõ ràng trong

lý thuyết kinh tế của P.A.Samuelson

Nếu các nhà kinh tế học Cổ điển và Tân cổ điển say sưa với “bàn tay vô hình”, tuyệtđối hoá vai trò tự điều tiết của thị trường thì các nhà kinh tế theo Keynes say sưa với “bàntay hữu hình”, tức cơ chế điều tiết kinh tế của nhà nước, thì P.A.Samuelson chủ trươngphát triển nền kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay”, tức là cơ chế thị trường và nhà nước.Ông cho rằng, “cả thị trường và chính phủ đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hànhlành mạnh”

Theo P.A.Samuelson, cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cánhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định

ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sảnxuất cho ai? Kinh tế thị trường không phải là sự hỗn độn mà là trật tự kinh tế Đó là “một

cơ chế tinh vi để phối hợp mọi người, mọi hoạt động và mọi doanh nghiệp thông quá hệthống giá cả và thị trường Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành

Trang 14

động của hàng triệu cá nhân khác nhau Không có một bộ não hay một hệ thống tính toántrung tâm, nhưng nó vẫn giải quyết được những vấn đề sản xuất và phân phối bao gồmhàng triệu ẩn số và mối tương quan mà không ai biết, những vấn đề ấy dù cho những siêumáy tính nhanh nhất ngày nay cũng không thể làm nổi Chẳng có ai thiết kế ra thị trường,nhưng nó vẫn vận hành rất tốt.”

Nhưng mặt khác, các nhà kinh tế thuộc trường phái chính hiện đại cũng cho rằng,

“bàn tay vô hình” cũng đưa nền kinh tế tới những thất bại Đó chính là những khuyết tậtcủa hệ thống thị trường Những thất bại này gây ra những tác động bên ngoài như: ônhiễm không khí, nguồn nước mà doanh nghiệp không phải trả giá cho những ô nhiễmnày; hoặc tình trạng độc quyền phá hoại cạnh tranh; hoặc các tệ nạn như khủng hoảng,thất nghiệp và sự phân phối bất bình đẳng

Để đối phó với các khuyết tật của kinh tế thị trường, các nền kinh tế hiện đại đãphối hợp giữa “bàn tay vô hình” của thị trường và “bàn tay hữu hình” của chính phủ.Chính phủ có 4 chức năng chính trong nền kinh tế thị trường

- Một là, thiết lập khuôn khổ pháp luật Chức năng này thực tế vượt ra ngoài khuônkhổ của kinh tế học Nó bao gồm các quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng vàhoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động, ban quản lý

và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế

- Hai là, sửa chữa những thất bạn của thị trường để thị trường có thể hoạt động hiệuquả

 Trước hết, cần có sự can thiệp của chính phủ để hạn chế độc quyền, đảm bảotính hiệu quả của cạnh tranh Cạnh tranh hoàn hảo là tình trạng thị trường có đủ một sốlượng doanh nghiệp hoặc mức độ cạnh tranh tới mức mà không một doanh nghiệp nào cóthể ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá đó Chỉ có cạnh tranh hoàn hảo mới đảm bảo tính hiệuquả của nền kinh tế Song trong nền kinh tế thị trường còn xuất hiện cạnh tranh khônghoàn hảo, độc quyền, tình trạng mà một số người bán có khả năng tác động tới giá cả thịtrường Vấn đề này dẫn đến sự bóp méo giá cả và làm biến dạng cầu và sản xuất, dẫn đến

sự không hiệu quả Hơn nữa lợi nhuận độc quyền có thể được đem sử dụng vào nhữngmục đích không tốt

Trang 15

 Ngăn ngừa và khắc phục các tác động tiêu cực từ bên ngoài Tác động bên ngoàixẩy ra khi doanh nghiệp hoặc con người tạo ra chi phí, lợi ích cho doanh nghiệp khác màdoanh nghiệp hoặc con người đó không được nhận đúng những lợi ích mà họ cần đượcnhận hoặc không phải trả đúng những chi phí mà họ phải trả Những tác động bên ngoài

đó làm cho thị trường hoạt động không hiệu quả Vì vậy chính phủ phải dùng luật lệ đểđiều hành nền kinh tế nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực từ bên ngoài như ô nhiễmnước và không khí, khai thác đến cạn kiệt khoáng sản, chất thải gây nguy hiểm, thức ăn

đồ uống thiếu an toàn vì nhiễm phóng xạ…

 Chính phủ phải đảm nhận việc sản xuất các hàng hoá công cộng Theo trườngphái này, hàng hoá tư nhân là một loại hàng hoá mà nếu một người đã dùng thì ngườikhác không thể dùng được nữa; còn hàng hoá công cộng là loại hàng hoá mà một người

đã dùng thì người khác vẫn có thể dùng được, ví dụ không khí trong sạch, an ninh quốcphòng… Hàng hoá công cộng có đặc điểm:

+ Về kỹ thuật, một người tiêu dùng mà không làm giảm số lượng sẵn có đối vớingười khác

+ Không loại trừ bất cứ ai khỏi việc tiêu dùng này, trừ chi phí phải trả giá quácao

Ích lợi giới hạn của hàng hoá công cộng đối với xã hội và tư nhân là khác nhau.Nhìn chung ích lợi giới hạn mà tư nhân thu được từ hàng hoá công cộng là rất nhỏ, bởivậy tư nhân thường không muốn sản xuất các mặt hàng này Mặt khác, có những hànghoá công cộng có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia như quốc phòng, luật pháp, trật tựtrong nước… không thể giao cho tư nhân được, nên chính phủ phải trực tiếp sản xuất

 Thuế: Trên thực tế, phần lớn chi phí của chính phủ được trả bằng thuế thu được.Tất cả mọi người đều phải chịu theo luật thuế Sự thực là mỗi công dân lại tự gánh nặngthuế lên vai mình và mỗi công dân cũng được hưởng phần hàng hoá công cộng do chínhphủ cung cấp

Như vậy, chính phủ phải can thiệp vào thị trường để nâng cao hiệu quả của thịtrường Chính phủ đề ra luật lệ đi đường và cung cấp hàng hoá công cộng như đưòng xá,

do đó tạo điều kiện dễ dàng cho tư nhân hoạt động trôi chảy, ngăn cản sự lạm dụng của

Trang 16

các doanh nghiệp, khi họ trở thành những kẻ tham lam, độc quyền chiếm đường và kiềmchế hoạt động của các doanh nghiệp khác.

- Ba là bảo đảm sự công bằng Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể gây

ra sự bất bình đẳng lớn Do vậy, chính phủ phải thông các chính sách để phân phối lại thunhập Các công cụ mà chính phủ thường sử dụng là:

+ Thuế luỹ tiến: đánh vào người giàu với tỷ lệ cao hơn người nghèo

+ Thiết lập hệ thống hỗ trợ thu nhập giúp đỡ cho người già, người mù, người tàntật, người phải nuôi con, bảo hiểm thất nghiệp

+ Trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm có thu nhập thấp thông qua phát các phiếuthực phẩm, trợ cấp y tế và cho thuê nhà rẻ

- Bốn là ổn định kinh tế vĩ mô Sự phát triển theo chu kỳ là một căn bệnh trầm kháccủa CNTB Lý thuết kinh tế của Keynes và những người sau ông như trọng tiền, trọngcung đã đưa ra rất nhiều biện pháp, chính sách để điều tiết kinh tế vĩ mô Tựu trung lại,chúng ta có thể hiểu rằng, sử dụng một cách thận trọng quyền lực về tiền tệ và tài chínhcủa chính phủ thì có thể tác động tới sản lượng, việc làm và lạm phát Quyền lực về tàichính của chính phủ là quyền về đánh thuế và chi tiêu Quyền lực về tiền tệ bao hàm việcđiều tiết tiền tệ và hệ thống ngân hàng để xác định mức lãi suất và điều kiện tín dụng Vàphần nào chính nhờ hai công cụ này, các nền kinh tế thị trường thế giới đã chứng kiếnmột thời kỳ mở mang chưa từng có từ sau thế chiến II đến đầu những năm 70

Tuy nhiên, cho đến những năm 70, nền kinh tế nhiều nước lại rơi vào tình trạng khókhăn, lạm phát tăng vọt, thất nghiệp lên tới mức chưa từng có từ sau Đại khủng hoảng.Ngày nay những người đề ra chính sách nhận thấy rằng, nền kinh tế hiện đại đứng trướcmột vấn đề nan giải của kinh tế vĩ mô, đó là: không một nước nào trong một thời gian dài

có thể được kinh doanh tự do, lạm phát thấp và đầy đủ công ăn việc làm

Chính phủ thực hiện các chức năng trên thông qua các công cụ: thuế, chi tiêu, lãisuất, thanh toán chuyển nhượng, khối lượng tiền tệ và những quy định hay kiểm soát.Thông qua thuế, chính phủ điều tiết tiêu dùng và đầu tư của tư nhân, khuyến khích hoặchạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nhân Các khoản chi tiêu của chính phủ sẽ thúc

Ngày đăng: 02/11/2017, 21:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w